Nêu và phân tích tác dụng của bptt trong câu thơ:
"Sông đc lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã".
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Mùa thu bước vào thơ ca thật tự nhiên, gần gũi – trở thành một thi đề quen thuộc. Các bài thơ viết về đề tài này đều để lại trong lòng người đọc những ấn tượng khó phai. Nói đến mùa thu, ta không thể không nhắc tới chùm thơ ba bài “Thu điếu”, “Thu vịnh”,”Thu ẩm” của cụ Tam Nguyên Yên Đổ - Nguyễn Khuyến; không thể không xao xuyến với “Tiếng thu” của Lưu Trọng Lư, “Đây mùa xuân tới” của Xuân Diệu,… Là nhà thơ viết hay, viết nhiều về mùa thu với những cảm xúc bâng khuâng, vương vấn trước đất trời trong trẻo đang chuyển biến nhẹ nhàng, Hữu Thỉnh cũng góp vào thơ thu đất nước một “Sang thu” tinh tế mà sâu sắc. Để lại nhiều ấn tượng nhất trong lòng người đọc về bài thơ là bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp rất thực, rất riêng được vẽ bằng tâm hồn nhạy cảm một tình yêu thiên, yêu cuộc sống:
Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu
Nằm trong mạch cảm xúc của toàn bài, với ngôn ngữ giản dị, giàu hình ảnh, đoạn thơ đã gợi trước mắt chúng ta bức tranh thiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa từ hạ sang thu mơ màng, huyền ảo. Bức tranh đẹp, dung dị, mà duyên dáng. Và cũng hiểu thêm một hồn thơ, một tầm hồn chứa chan niềm tin yêu cuộc sống.
Dòng sông “được lúc dềnh dàng”, êm ả sau mùa bão lũ. Đối lập là hình ảnh “chim bắt đầu vội vã”. Bức tranh không gian cao rộng, trong sáng.
Hình ảnh đám mây: được gọi “mây mùa hạ” chuyển động mềm mại, lưu luyến “vắt nửa mình sang thu”. Hình ảnh mang nét đặc trưng lúc giao mùa, hạ chưa qua hết mà thu cũng chưa đến hẳn.
- Biện pháp tu từ: sông dềnh dàng, chim vội vã
- Tác dụng: Thể hiện sinh động nhịp thở của đất trời khi sang thu.
Biện pháp nhân hóa:
+ Sương chùng chình: nghệ thuật nhân hóa, kết hợp với từ láy gợi hình, diễn tả hình ảnh dòng sông êm đềm lững lờ trôi như lắng lại phù sa, khác với hình ảnh dòng sông mùa hạ giông bão.
+ Chim vội vã - nghệ thuật nhân hóa gợi lên hình ảnh những đàn chim dường như cũng vội vã hơn bởi chúng cũng đã cảm nhận được hơi se lạnh của mùa thu.
+ “Có đám mây mùa hạ/ Vắt nửa mình sang thu”: nghệ thuật nhân hóa độc đáo và thi vị nhất trong bài sang thu, đám mây như dải lụa mềm mại, uyển chuyển trên bầu trời, chiếc cầu nối mỏng manh giữa hai mùa.
- Nghệ thuật đối: Sương chùng chình >< Chim vội vã - Vận động tương phản, tự nhiên muôn hình vạn trạng.
→ Nghệ thuật nhân hóa, đối khiến cho hình ảnh tự nhiên trở nên gần gũi, thân thuộc với con người, có sức truyền cảm tới người đọc cũng như gợi lên nhưng liên tưởng thú vị.
Danh từ trong đoạn thơ trên: hương ổi, gió se, sương, ngõ, thu, sông, chim, đám mây mùa hạ, thu.
# Biện pháp tu từ có trong câu thơ: nhân hóa, biện pháp đối
# Tác dụng của biện pháp tu từ:
- Biện pháp nhân hóa:
+ "Sương chùng chình" : tăng sức gợi hình gợi cảm cho câu thơ đồng thời diễn tả được hình ảnh dòng sông êm đềm trôi, khác với hình ảnh dòng sông mùa hạ giông bão.
+ "Chim vội vã" : tăng sức gợi hình gợi cảm cho câu thơ đồng thời gợi lên hình ảnh những đàn chim dường như cũng vội vã hơn hết.
+ “Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu”
Tác dụng: tăng sức gợi hình gợi cảm cho câu thơ đồng thời cho thấy đám mây mềm mại, uyển chuyển trên bầu trời.
- Biện pháp đối: giữa "Sương chùng chình" và "Chim vội vã"
Tác dụng: cho thấy được sự vận động tương phản, tự nhiên muôn hình vạn trạng.
--> Từ gợi tả, hình ảnh đối lập
--> Hai hình ảnh với trạnh thái tương phản nhau nhưng lại vô cùng thống nhất để thể hiện một chủ đề: mùa hạ sắp qua - mùa thu đang đến