Tập viết đoạn văn nghị luận làm rõ luận điểm sau: Tục ngữ là kinh nghiệm của ông cha về quan hệ ứng xử xã hội.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tục ngữ là kho tàng kinh nghiệm sâu sắc của ông cha ta về còn người,xã hội.Trong kho tàng văn học dân gian, ông cha ta đã đúc rút từ quy luật của tự nhiên, xã hội thành những kinh nghiệm, kiến thức hết sức quý giá được thể hiện bằng những câu ca dao, tục ngữ; trong đó có ca dao, tục ngữ nói về giáo dục. Trải qua thời gian, những kinh nghiệm, kiến thức đó ngày càng được bồi đắp, gìn giữ và được ông cha ta truyền lại cho các thế hệ sau học tập và noi theo. Tìm trong vốn cổ đó, chúng ta càng thấy việc học hành đã được bao đời nay tôn vinh. Nhân trước thềm năm học mới, xin giới thiệu cùng bạn đọc một số câu ca dao, tục ngữ hay nói về giáo dục.Qua tục ngữ ông cha ta đã khuyên bảo con cháu rằng, trước khi học chữ, học kiến thức thì người học phải học phép tắc, lễ nghĩa, nhân cách làm người, bởi nếu không, việc học sẽ trở nên vô dụng. Vì thế tục ngữ đã trở thành loại hình văn hóa truyền miệng, như một nguồn nhựa sống để nuôi dưỡng tâm hồn các thế hệ con cháu hôm nay và mai sau.
Tục ngữ không chỉ cho ta những kinh nghiệm của cuộc sống, cho ta những bài học quý báu mà nó còn tôn vinh đề cao giá trị của con người. Điển hình hơn là câu tục ngữ ” Một mặt người bằng mười mặt của”. với phép so sánh, hình ảnh hoán dụ sinh động, câu tục ngữ tuy ngắn gọn nhưng đã nêu lên một ý nghĩa vô cùng to lớn. Đó là giá trị con người là thứ vô cùng quý giá, vượt qua mọi vật chất thông thường, câu tục ngữ còn khéo léo phê phán những kẻ coi trọng vật chất mà quên đi giá trị sâu sắc của con người.
Trong xã hội hiện đại ngày nay, không ít người vì bị mờ mắt trước ma lực của đồng tiền mà đánh mất đi phẩm chất quý báu của mình. Đó là điều vô cùng đáng thất vọng. Câu tục ngữ mỗi lần vang lên đều như hồi chuông cảnh tỉnh nhắc nhở ta phải bảo vệ, yêu quý và trân trọng con người, không để bảo bối quý giá ấy bị đánh mất.
Không chỉ đề cao giá trị con người một cách trực tiếp qua những câu tục ngữ điển hình, tục ngữ vẫn luôn được tôn vinh giá trị con người từ những điều nhỏ nhất, câu tục ngữ ” thương người như thể thương thân” là một minh chứng cụ thể có ý kiến trên. Ngoài việc khuyên chúng ta về cách đối nhân xử thế: phải biết quan tâm, giúp đỡ những người gặp khó khăn, hoạn nạn, nó còn đề cao một phẩm chất và truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta: luôn yêu thương, đùm bọc đồng loại.
Đạo lý tốt đẹp ấy vẫn tồn tại trong từng mạch máu của mỗi người dân Việt Nam, mỗi khi đồng bào miền Trung bị thiệt hại do lũ lụt, toàn thể nhân dân từ Bắc chí Nam đều một lòng giúp đỡ, gửi những món quà kể cả về vật chất và tinh thân cho đồng bào mình. Đó là đức tính, là phẩm chất rất đáng trân trọng và tự hào của người dân Việt Nam.
Ngoài ra còn có rất nhiều câu tục ngữ khác như ” ăn quả nhớ kẻ trồng cây” đề cao truyền thống nhớ ơn những thế hệ trước và báo đáp một cách chân thành. Câu ” tốt gỗ hơn tốt nước sơn” tôn vinh giá trị tâm hồn con người, khiến chúng ta như tỉnh ngộ vì suốt bao lâu đã quá quan tâm tới hình thức mà lãng quên phẩm giá của mình.
Tóm lại, dù thuộc chủ đề nào, ý nghĩa sâu sắc đến đâu thì tục ngữ vẫn là tấm gương mẫu mực cho mọi người, là ngọn soi sáng giúp ta không đánh mất bản thân. Cuối cùng, ta vẫn phải trân trọng những câu tục ngữ sâu sắc ấy vì chúng là sợi dây chắc chắn nối ta với tâm hồn.
tham khảo
Trong xã hội hiện tại, ứng xử được coi như một tiêu chuẩn để đánh giá sự khéo léo trong giao tiếp và kiến thức của mỗi người. “Văn hóa ứng xử” như thế nào cho đúng được không ít người đặt câu hỏi, làm thế nào để trở thành người ứng xử giỏi, thể hiện hành động và lời nói phù hợp giữa con người với con người trong xã hội hiện nay.
Có một câu chuyện vui về cách ứng xử như sau: “Một chị đang than thở trong văn phòng: “Hôm nào cũng tăng ca, lương thì không tăng đồng nào…”, chợt nghe thấy tiếng bước chân giám đốc, bèn nói tiếp: “Giám đốc vất vả thật, dạo này nhìn gầy đi bao nhiêu, thấy mà thương.”
Dù chỉ là một câu chuyện vui nhưng qua đó ta có thể thấy được tầm quan trọng của văn hóa giao tiếp, ứng xử trong cuộc sống hàng ngày. Vậy trước hết, chúng ta cần phải hiểu “văn hóa ứng xử là gì”. Trước hết, đó là cách cư xử, giao tiếp, bày tỏ thái độ, thể hiện hành động thích hợp giữa con người với con người trong cuộc sống hàng ngày. Việc ứng xử có văn hóa không chỉ tạo nên ấn tượng đẹp đẽ về bản thân mà còn tạo ra bản sắc văn hóa cho cộng đồng, cho xã hội.
Qua câu chuyện thú vị về cô nhân viên trên, ta có thể nhận thấy những người đối đáp thông minh, không chỉ gây ra thiện cảm đối với những người đối diện mà còn tạo ra được môi trường làm việc thân thiện, cởi mở. Ngược lại, nếu là những người không biết cách ứng xử thì luôn rơi vào những tình huống khó xử, khó hòa nhập với mọi người. Trước hết, văn hóa ứng xử được thể hiện từ những lời ăn tiếng nói, từ cách nói chuyện đi đứng chẳng thế mà ông cha ta có câu “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” hay như “Lời chào cao hơn mâm cỗ”, điều đó cho thấy từ xa xưa ông cha ta đã rất chú trọng về cách ứng xử trong đời sống hàng ngày. Ngày nhỏ, được ông bà dạy “khi đi em hỏi, khi về em chào”, khi gặp người lớn phải biết cúi đầu thưa gửi, khi được tặng quà phải biết nói cảm ơn. Lớn thêm chút nữa, văn hóa ứng xử của mỗi người được thể hiện qua hành động, đi thưa về gửi, không làm những việc sai trái để bố mẹ muộn phiền. Văn hóa ứng xử còn được thể hiện qua hành động, đó là không văng tục chửi bậy, khi gặp người gia phải biết lễ phép, khi người khó khăn biết giúp đỡ. Dù hành động tuy nhỏ, nhưng cũng góp phần tạo nên một văn hóa ứng xử tốt đẹp. Khi bắt gặp người già cơ nhỡ, khó khăn, dù chỉ là mua hộ mớ rau hay nhường cho một manh áo ấm cũng thể hiện được tình yêu thương của mình, cách cư xử văn hóa.
Giới trẻ hiện tại được tiếp xúc với nền văn hóa mới, cởi mở hơn, hiện đại hơn nhưng đồng thời cũng cần có được một ứng xử phù hợp, đúng mực với mọi tầng lớp. Tuy nhiên, thật đáng buồn thay, chúng ta vẫn thấy có một vài phần tử thô lỗ, vô văn hóa, tạo nên sự thiếu thiện cảm trong mắt mọi người. Dù hành động nhỏ như đổ rác sai nơi quy định, lên xe buýt thấy người già, trẻ nhỏ mà không nhường ghế đến những lời nói kém văn hóa như nói xấu thầy cô, bố mẹ, xúc phạm tới người khác. Tất cả những điều đó đáng nên án và cần được loại bỏ. Chúng được bắt nguồn từ nhận thức của mỗi cá nhân, do sự tham lam ích kỷ từ bản thân mỗi người. Những biểu hiện không tốt, cách ứng xử kém văn hóa đó còn được bắt nguồn do ảnh hưởng của đám đông, văn hóa mạng. Và hơn hết cần có sự giáo dục từ gia đình, bố mẹ và thầy cô hướng những thế hệ tương lai của đất nước không chỉ có một kiến thức tốt, mà còn có những ứng xử phù hợp với xã hội ngày nay
Dù chỉ là một lời nói, một hành động nhỏ cũng đủ để nói lên tính cách, phẩm chất của mỗi người. Do đó, ngay từ hôm nay, chúng ta phải cố gắng rèn luyện để xây dựng bản thân hướng tới chân thiện mỹ
Ứng xử trở thành một vài trò thực sự quan trọng trong xã hội hiện đại. Mỗi người cần rút kinh nghiệm cho bản thân để hoàn thiện mình.