K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 2 2016

địa lý lớp 6 hả bạn

10 tháng 4 2020

Câu 1: Thời tiết là sự biểu hiện của các hiện tượng khí tượng xảy ra trong một thời gian ngắn ở một địa phương.

Khí hậu là sự lặp đi lặp lại của tình hình thời tiết ở một địa phương trong nhiều năm.

Câu 2: Có sự khác nhau giữa khí hậu đại dương và khí hậu lục địa là do: Đặc tính hấp thu nhiệt của đất và nước khác nhau. Điều này dẫn đến sự khác nhau về nhiệt độ giữa đất và nước, làm cho không khí ở bề mặt lục địa và bề mặt đại dương khác nhau.

Câu 3: Mặt đất nóng nhất vào lúc 13 giờ mà không phải lúc 12 giờ là vì: Các tia bức xạ mặt trời khi đi qua khí quyển chúng chưa trực tiếp làm cho không khí nóng lên mà phải đợi mặt đất hấp thụ lượng nhiệt của măt trời  rồi bức xạ vào không khí. Lúc đó, không khí mới nóng lên. Điều đó giải thích tại sao không khí trên mặt đất không nóng nhất vào lúc 12 giờ trưa mà lại nóng nhất vào lúc 13 giờ.

Câu 4: Nhiệt độ trung bình tháng = trung bình cộng nhiệt độ tất cả các ngày trong tháng.

- Nhiệt độ trung bình năm = trung bình cộng nhiệt độ 12 tháng của năm.

10 tháng 4 2020

Câu 1: Thời tiết khác khí hậu ở điểm nào ?

  • Thời tiết là hiện tượng khí tượng (nắng, mưa, gió,...) ở một số địa phương trong một thời gian ngắn
  • Khí hậu là sự lặp đi, lặp lại của tình hình thời tiết ở một địa phương trong thời gian đầu và trở thành quy luật​

Câu 2: Tại sao lại có sự khác nhau giữa khí hậu đại dương và khí hậu lục địa ?

     Sự tăng, giảm nhiệt độ của mặt đất và mặt nước rất khác nhau.

Các loại đất, đá mau nóng, nhưng cũng mau nguội; còn nước thì nóng chậm hơn nhưng cũng lâu nguội hơn.

Do đặc tính hấp thụ nhiệt của đất và nước khác nhau, dẫn đến sự khác biệt về nhiệt độ giữa đất và nước, làm cho nhiệt độ không khí ở những miền nằm gần biển và những miền nằm sâu trong lục địa cũng khác nhau.

=> Chính sự khác biệt này đã sinh ra 2 loại khí hậu: lục địa và đại dương

Câu 3: Tại sao không khí trên mặt đất không nóng nhất lúc 12H trưa (lúc bức xạ mặt trời mạnh nhất) mà lai nóng nhất vào lúc 13H ?

      Mặt đất nóng nhất vào lúc 13 giờ mà không phải lúc 12 giờ là vì: Các tia bức xạ mặt trời khi đi qua khí quyển chúng chưa trực tiếp làm cho không khí nóng lên mà phải đợi mặt đất hấp thụ lượng nhiệt của măt trời  rồi bức xạ vào không khí. Lúc đó, không khí mới nóng lên. Điều đó giải thích tại sao không khí trên mặt đất không nóng nhất vào lúc 12 giờ trưa mà lại nóng nhất vào lúc 13 giờ.

Câu 4: Người ta đã tính nhiệt trung bình tháng và trung bình năm như thế nào ?

       

  • Nhiệt độ TB tháng = Tổng nhiệt độ TB của các ngày trong tháng/số ngày
  • Nhiệt độ TB năm= Tổng nhiệt độ trung bình 12 tháng/12

 Hok tốt

# mui #

23 tháng 3 2021

Vì lúc 12h trưa, bức xạ mặt trời chưa trực tiếp làm ko khí nóng lên, phải mất 1h sau mặt đất mới bức xạ lại thì ko khí mới nóng lên

14 tháng 5 2016

Lúc 12 giờ mặt trời chiếu trực diện vào trái đất tạo ra nhiệt lớn nhất của sự truyền nhiệt. Tuy nhiên, vào lúc 13 giờ sự truyền nhiệt của Mặt Trời có phần giảm thì Trái Đất tỏa nhiệt theo nguyên lí "khi các tia bức xạ của Mặt Trời chiếu vào Trái Đất, chúng chưa trực tiếp làm cho không khí nóng lên. Mặt đất hấp thụ lượng nhiệt của Mặt Trời, rồi bức xạ vào không khí". Do đó không khí mới nóng lên. Vì vậy, khi xem biểu đồ chúng ta thường thấy nhiệt độ nóng nhất trong ngày vào lúc 13 giờ.

14 tháng 5 2016

vì vào lúc 12h trái đất hấp thụ năng lượng mặt trời(đó là giữa trưa nên mặt trời phả nóng nhiều nhất) vận tốc ánh sáng của mặt trời tới trái đất để cho ánh sáng mạnh là khoảng 8 phút 19 giây và sau 1 tiếng đồng hồ thì lượng ánh sấng càng nhiều sinh ra nóng nhất vòa lúc đó.

16 tháng 3 2021

1

- Đặc điểm của ba đới khí hậu: nhiệt đới, ôn đới, hàn đới:

+ Nhiệt đới: nhiệt độ quanh năm cao (trung bình trên 20"C) và trong năm có một thời kì khô hạn (từ 3 đến 9 tháng). Càng gần chí tuyến, thời kì khô hạn càng kéo dài, biên độ nhiệt càng lớn; lượng mưa trung bình năm từ 500mm đến 1500mm, chủ yếu tập trung vào mùa mưa.

+ Ôn đới: mang tính chất trung gian giữa đới nóng và đới lạnh, nên thời tiết thay đổi thất thường; lượng nhiệt trung bình; các mùa thể hiện rất rõ trong năm; gió thường xuyên thổi trong khu vực này là gió tây ôn đới; lượng mưa trong năm dao động từ 500 mm đến 1000 mm.

+ Hàn đới: có khí hậu vô cùng khắc nghiệt. Mùa đông rất dài, hiếm khi thấy mặt trời và thường có bão tuyết dữ dội kèm theo cái lạnh cắt da. Nhiệt độ trung bình luôn dưới -10"c, thậm chí xuống đến -50°C; mùa hạ thật sự chỉ kéo dài 2-3 tháng, nhiệt độ có tăng lên nhưng cũng ít vượt quá 10nc. Lượng mưa trung bình năm rất thấp (dưới 500mm) và chủ yếu dưới dạng tuyết rơi (trừ mùa hạ).

2 Không khí trên trái đất lúc 13h mà không nóng lúc 12h vì:

Lúc 12 giờ mặt trời chiếu trực diện vào trái đất tạo ra nhiệt lớn nhất của sự truyền nhiệt. Tuy nhiên, vào lúc 13 giờ sự truyền nhiệt của Mặt Trời có phần giảm thì Trái Đất tỏa nhiệt theo nguyên lí "khi các tia bức xạ của Mặt Trời chiếu vào Trái Đất, chúng chưa trực tiếp làm cho không khí nóng lên.

3 Có sự khác nhau giữa khí hậu đại dương và khí hậu lục địa là do: Đặc tính hấp thu nhiệt của đất và nước khác nhau. Điều này dẫn đến sự khác nhau về nhiệt độ giữa đất và nước, làm cho không khí ở bề mặt lục địa và bề mặt đại dương khác nhau.

Câu 4 so sánh của nơi nào

 

16 tháng 3 2021

ucche lợi dụng thời cơ chiếm GP của em

16 tháng 5 2016
  1. Khí áp là sức nén của không khí xuống bề mặt TĐ. 
    Tùy theo tình trạng của ko khí (co lại hay nở ra) sẽ có tỉ trọng khác nhau, do đó khí áp cũng khác nhau và từ đó hình thành nên các đai áp cao và áp thấp. 
    Các đai khí áp phân bố xen kẽ nhau và đối xứng qua đai áp thấp xích đạo. Cụ thể là: ở cực là đai áp cao; xuống đến vĩ tuyến 60 độ Bắc và Nam là áp thấp; tiếp tục xuống đến vĩ tuyến 30độ B & N là áp cao; và cuối cùng xuống đến xích đạo là áp thấp. (bạn nên vẽ hình tròn đại diện cho TĐ và vẽ các đai khí áp vào theo đúng thứ tự sẽ dễ nhớ hơn) 
    Gió Tín phong hay còn gọi là gió Mậu dịch là loại gió thổi từ khu áp cao cận nhiệt (vĩ tuyến 30 độ) về áp thấp xích đạo. Gió này có hướng Đông Bắc ở bán cầu Bắc và hướng Đông Nam ở bán cầu Nam. Gió thổi quanh năm khá đều đặn theo hướng cố định, là loại gió khô. 
  2. Khí hậu rộng hơn thời tiết
    - Khí hậu là sự biểu hiện lặp đi lặp lại của các hiện tượng khí tượng: gió, mưa, .v.v.. 
    - Còn thời tiết chỉ là sự biểu hiện của các hiện tượng khí tượng tại một thời điểm nào đó 
    Ví dụ, bạn có thể nói: Thời tiết hôm nay nóng quá..nhưng không thể nói: Khí hậu hôm nay nóng quá.. 
  3. Do đặc tính hấp thụ nhiệt của đất và nước khác nhau, dẫn đến sự khác biệt về nhiệt độ giữa đất và nước, làm cho nhiệt độ không khí ở những miền nằm gần biển và những miền nằm sâu trong lục địa cũng khác nhau.
  4. - Lớp vỏ khí được chia làm 3 tầng, đó là: tầng đối lưu, tầng bình lưu và các tầng cao của khí quyển.- Đặc điểm tầng đối lưu:     + Nằm ở vị trí thấp nhất trong 3 tầng.    + Cứ lên cao 100m nhiệt độ giảm 0.6 độ C.    + Không khí tập trung khoảng 90% ở tầng này.    + Nơi sinh ra các hiện tượng mây, mưa,...    + Không khí được chuyển động theo chiều thẳng đúng.
17 tháng 5 2016

1. Khí  áp là sức ép của khí quyển lên bề mặt Trái Đất.

   Không khí tuy nhẹ nhưng vẫn có trọng lượng. Vì khí quyển rất dày nêntrọng ượng của nó cũng tạo ra một sức ép rất lớn lên bề mặt Trái Đất. Sức ép đó gọi là khí áp.

2. Thời tiế là sự biểu hiện của các hiện tượng khí tượng trong một thời gian ngắn còn khí hậu là sự lặp đi lặp lại của tình hình thời tiết trong nhiều năm.

3. Độ muối của đại dương và của biển không giống nhau tùy thuộc vào nguồn gốc nước sông đổ vào nhiều hay ít và độ bốc hơi lớn hay nhỏ.

4. Lớp vỏ khí được chia làm 3 loại:

   +Tầng đối lưu.

   +Tầng bình lưu.

   +Các tầng cao của khí quyển.

   - Tầng đối lưu:+ Nằm sát mặt đất, từ 0-16 km, tầng này tập trung đến 90% không khí.

                           + Không khí chuyển động theo chiều thẳng đứng.

                           + Nhiệt độ giảm dần khi lên cao.

                           + Là nơi sinh ra tất cả các hiện tượng khí tượng.

22 tháng 3 2018

Mặt đất hấp thụ lượng nhiệt của Mặt Trời, rồi bức xạ lại vào không khí, tạo ra nhiệt độ không khí. Vì vậy, khi mặt đất có nhiệt độ cao nhất vào lúc 12 giờ trưa (lúc bức xạ mặt trời mạnh nhất) thì không khí chưa nóng nhất. Khoảng một thời gian sau (lúc 1 giờ chiều), không khí trên mặt đất mới có nhiệt độ nóng nhất trong ngày.

14 tháng 4 2016

Lúc 12h mặt trời chiếu trực diện vào trái đất tạo ra nhiệt lớn nhất của sự truyền nhiệt. Tuy nhiên vào lúc 13h sự truyền nhiệt của mặt trời có phần giảm thì trái đất tỏa nhiệt theo nguyên lí"khi các tia bức xạ của mặt trời chiếu vào trái đất,chúng chưa trực tiếp làm cho không khí nóng lên. Mặt đấy hấp thụ lượng nhiệt của mặt trời,rồi bức xạ vào không khí.do đó không khí mới nóng lên vào lúc 13h vui

 

14 tháng 4 2016

Lúc 12 giờ mặt trời chiếu trực diện vào trái đất tạo ra nhiệt lớn nhất của sự truyền nhiệt. Tuy nhiên, vào lúc 13 giờ sự truyền nhiệt của Mặt Trời có phần giảm thì Trái Đất tỏa nhiệt theo nguyên lí "khi các tia bức xạ của Mặt Trời chiếu vào Trái Đất, chúng chưa trực tiếp làm cho không khí nóng lên. Mặt đất hấp thụ lượng nhiệt của Mặt Trời, rồi bức xạ vào không khí". Do đó không khí mới nóng lên. Vì vậy, khi xem biểu đồ chúng ta thường thấy nhiệt độ nóng nhất trong ngày vào lúc 13 giờ.

Chúc bạn học tốt!hihi

26 tháng 4 2019

Do đặc tính hấp thụ nhiệt của đất và nước khác nhau, dẫn đến sự khác nhau về nhiệt độ giữa đất và nước, làm cho nhiệt độ không khí ở những miền gần biển và những miền nằm sâu trong lục địa khác nhau. Từ đó, dẫn đến sự khác nhau giữa khí hậu lục địa và khí hậu đại dương.

30 tháng 3 2017

- Mặt Trời là nguồn cung cấp ánh sáng và nhiệt cho Trái Đất. Khi các tia bức xạ của mặt trời đi qua khí quyển, chúng chưa trực tiếp làm cho không khí nóng lên. Mặt đất hấp thụ lượng nhiệt của mặt trời, rồi bức xạ lại vào không khí. Lúc đó, không khí mới nóng lên. Điều đó giải thích tại sao Tại sao không khí trên mặt đất không nóng nhất vào lúc 12 giờ trưa (lúc bức xạ mặt trời mạnh nhất) mà lại nóng nhất vào lúc 13 giờ.

30 tháng 3 2017

Vào lúc 12 giờ, mặt trời chiếu gay gắt nhất (do hướng chiếu thẳng đứng với mặt đất) nhưng không khí vẫn chưa thể nóng lên. Không khí chỉ nóng nhất khi đã hấp thụ đc bức xạ của mặt đất Mà mặt đất chỉ bức xạ khi đã hấp thụ năng lượng nhiệt của Mặt trời. Như vậy nhiệt đó của không khí cao nhất vào lúc 13h,