Viết 1 đoạn văn ngắn 10-12 câu chủ đề tri ân thầy cô có sử dụng 1 lời dẫn trực tiếp
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Cha mẹ là người sinh ra và nâng đỡ cho ta bước vào xã hội. Bạn bè là người giúp đỡ ta vượt qua khó khăn trong cuộc sống. Nhưng thầy cô giáo là người giúp đỡ chúng ta có nhiều kiến thức để tự tin khi bước vào cuộc sống. Tất cả thầy cô đều có một khát vọng giống nhau : " Truyền cho ta tri thức". Hình ảnh của các thầy cô giáo đi suốt cuộc đời học sinh mỗi chúng ta và trong số những thầy cô giáo đã dìu dắt tôi trong suốt nhũng năm học vừa qua thì người tôi yêu quý nhất là cô Bùi Thị Kim Oanh.
Dáng cô hơi gầy, cao dong dỏng, mái tóc đen óng, xõa ngang vai. Cô có khuôn mặt trái xoan rất đẹp. Nhưng tôi nhớ nhất là ánh mắt dịu dàng chứa đầy tình thương yêu của cô. Tính cô thẳng thắn và nghiêm nghị lắm. Cô đã dạy tôi suốt 2 năm nhưng kỷ niệm làm tôi nhớ nhất là lúc mới bước vào lớp 1, tôi là một cô bé rụt rè, nhút nhát, không dám vào lớp chủ đứng bên người mẹ. Cô giáo bước đến chỗ tôi và mẹ, với nụ cười hiền hậu vô cùng. Cô mặc bộ quần áo giản dị nhưng vẫn đẹp, rất hợp với dáng vẻ thon thả của cô. Cô giới thiệu cô là chủ nhiệm lớp tôi. Cô và mẹ nói chuyện hồi lâu rồi quay sang với tôi: " Nào, em hãy theo cô vào lớp chơi cùng các bạn nhé!". Cô dắt tay tôi đi, mẹ quay về. Tôi vào lớp cùng các bạn. Cô sắp xếp chỗ ngồi cho các bạn và cả tôi nữa. Tôi ngồi bàn thứ 2. Rồi đến lúc ra chơi tôi chỉ ngồi trong lớp, không ra chơi với các bạn, cũng chẳng nói chuyện với ai. Rồi cô đến bên tôi, với giọng nói nhẹ nhàng và truyền cảm. Cô an ủi và động viên tôi rồi làm quen với các bạn. Và sau đó tiếng trống vang lên, buổi học đầu tiên kết thúc. Cả lớp đứng dậy chào cô rồi cùng ùa ra ngoài. Hàng ngày, bố thường đứng ở gốc cây phượng đợi tôi. Nhưng hôm nay, tôi đưa mắt nhìn chỗ quen thuộc ấy mà chẳng thấy bố đâu. Tôi ngồi ở cổng trường đợi bố. Càng chờ càng vô vọng. Các bạn đã ra gần hết, sân trường vắng teo. Sợ quá, tôi bắt đầu rưng nước mắt và khóc. Tôi nghe thấy tiếng nói dịu dàng của cô giáo chủ nhiệm lớp tôi:
- Sao em lại khóc? Có phải bố vẫn chưa đến đón em phải không?
Cô lấy khăn lau nước mắ cho tôi, rồi cô dừng xe lại ngồi với tôi. Tôi bây giờ không sợ nữa. Cô hỏi chuyện tôi, tôi vui vẻ kể cho cô nghe nhà ở đâu, bố mẹ làm gì. Hai cô trò ngồi nói chuyện hồi lâu quên cả thời gain. Rồi cô bảo tôi lên xe ngồi cô chở về. Đi được chưa bao xa tôi thấy bố gương mặt nhễ nhại mồ hôi, đạp thật nhanh để đến chỗ tôi. Bố bảo về bận nên đến trễ. Bố cảm ơn cô và đón tôi về. Ngày hôm đó, dù tôi về nhà muộn nhưng tôi không bao giờ quên được tình cảm ấm áp mà cô dành cho tôi. Dường như qua chuyện đó cô và tôi trở nên thân thiết hơn. Những lúc tôi có chuyện buồn cô lại đến bên an ủi tôi, những lúc tôi có chuyện vui cô cũng vui. Có những lúc tôi mắc lỗi cô cũng không mắng mỏ, cô chỉ nhẹ nhàng nhắc nhở và bảo tôi phải sửa lỗi sai. Cô sống với con gái 5 tuổi ở nhà. Chồng cô là bộ đội, đi công tác xa nhà tết mới về được, chỉ có mẹ con cô ở nhà nên nhiều lúc cũng buồn. Có những hôm cô về muộn phải gửi con cho ông bà, nhờ ông bà trông giúp. Mặc dù vậy nhưng cô vẫn luôn vui vẻ, tươi cười. Thỉnh thoảng cô kể chuyện bé Mai Linh cho chúng tôi nghe. Cô luôn quan tâm đến tất cả chúng tôi, có việc gì khó khăn, vất vả cô đêu giúp đỡ cho lớp. Nếu không có sự giúp đỡ của cô trong lao động và cả học tập thì lớp tôi năm đó sẽ không đạt được thành tích cao - đạt lớp tiên tiến xuất sắc. Cô luôn lo lắng, chăm chút cho chúng tôi. Cô như một người mẹ thứ hai cho tất cả chúng tôi, dạy dỗ chúng tôi bao điều hay lẽ phải. Chính tấm lòng bao dung nhân hậu của cô đã giúp tôi và các bạn nhận ra lỗi sai của mình. Cô đã chỉ cho chúng tôi con đường phải đi. Rồi còn biết bao ky niệm đẹp mà cô đã dành cho tôi. Tất nhiên trong lớp không phải cô chỉ dnàh tình thương cho riêng tôi mà cho tất cả học sinh, cô coi chúng tôi như con của mình. Cô rèn chúng tôi những thói quen tốit và sửa cho chúng tôi những thói quen xấu. Chưa bao giờ cô gắt gỏng, quát mắng chúng tôi một lời nào, bao giờ cô cũng dịu dàng chỉ bảo dạy dỗ chúng tôi.
Bây giờ tôi đã là một cô học sinh lớp 8. tôi đã 14 tuổi nhưng tôi vẫn luôn nhớ như in những kỷ niệm trong sáng, đẹp đẽ, những công lao to lớn mà cô dành cho tôi. Tuy bây giờ tôi không còn học cô nữa nhưung tôi chưa bao giờ quên cô và sẽ không bao giờ quên cô. Cô luôn là cô tiên tốt bụng trong ký ức tuổi thơ của tôi. Bây giờ tôi mới hiểu sâu hơn câu tục ngữ mà mọi người thường nói:
" Muốn sang thì bắc cầu Kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy"
Các bạn hãy nhớ rằng, thầy cô giáo là người đưa ta bước vào kho tàng tri thức, bước vào thế kỷ mới - thế kỷ của tri thức.
Em tham khảo:
Tôn sư trọng đạo là phẩm chất và truyền thống quý báu tốt đẹp mà ông cha ta vẫn thường hay khuyên dạy con cháu của mình. Tôn sư trọng đạo là kính trọng thầy cô giáo, những người đã có công dạy dỗ và truyền đạt kiến thức cho mình. Ông cha ta từng dạy là:"Một chữ cũng thầy, mà nửa chữ cũng thầy"(Lời dẫn trực tiếp). Sự dạy dỗ của thầy cô chính là công ơn mà các học sinh, học trò phải khắc ghi sâu vào trong lòng mình. Chính nhờ những sự dạy dỗ ấy đã chắp cánh ước mơ cho bao thế hệ học trò khác nhau. Các em được xây dựng nền móng kiến thức, truyền cảm hứng, nghị lực và chắp cánh ước mơ để bay đến những phương trời mới lạ. Tôn trọng và biết ơn thầy cô giáo chính là 1 truyền thống tốt đẹp của dân tộc VN ta. Chính vì vậy truyền thống và tôn sư trọng đạo là phẩm chất quý báu và tốt đẹp của dân tộc ta vì nó giúp duy trì xã hội được tốt đẹp và văn minh hơn. Và nó cần trang bị ở mỗi học sinh để bất cứ học sinh nào cũng trở thành con ngoan trò giỏi.
Đây là đề bài môn Văn, bạn vui lòng đăng sang mục môn Ngữ văn nhé.
- Nội dung : đề tài học sinh tự chọn
- Hình thức: một đoạn văn có sử dụng lời dẫn trực tiếp.
Tham khảo!
Hôm nay, cũng như mọi ngày tôi đi học trên đường đi tôi gặp một bà lão, bà nói: "Cháu ơi giúp bà qua đường với". Tôi nhìn đồng hồ đã 7 giờ kém 5 phút tôi suy nghĩ một lúc và nói "Vâng cháu sẽ đưa bà qua đường". Sau khi đưa bà lão sang đường bà cám ơn tôi, lúc đó tôi đã cảm nhận được việc tốt mà tôi đã làm. Thế là tôi chạy thẳng đến lớp khi đến cổng trường đã đóng, tôi xin bác bảo vệ cho vào cửa, lúc ấy bác bảo vệ không chịu cho tôi vào, tôi đã kể lại việc bà lão nói "nhờ cháu giúp bà qua đường" và tôi đã giúp. Bác mới hiểu và cho tôi vào.
- Lời dẫn trực tiếp: "Cháu ơi... với"!
Vũ Nương là một người con dâu hiếu thảo. Điều ấy được thể hiện trên phương diện đối với mẹ chồng. Khi bà cụ do nhớ thương con trai quá mà sinh tâm bệnh, ốm nặng, nàng “hết sức thuốc thang, lễ bái thần phật và lấy lời ngọt ngào, khôn khéo khuyên lơn”. Nàng thấu hiểu nỗi lòng người mẹ nên luôn tận tâm chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần cho bà. Có thể thấy, sự săn sóc mà Vũ Nương dành cho mẹ chồng không chỉ đơn thuần là trách nhiệm mà còn xuất phát trực tiếp từ trái tim nhân hậu và yêu thương. Nàng chăm sóc cho mẹ chồng không khác gì đang hiếu thuận với mẹ ruột của mình. Lời trăng trối của mẹ chồng trước khi qua đời đã chứng giám cho phẩm chất ấy: “Sau này trời xét lòng lành, ban cho phúc đức, giống dòng tươi tốt, con cháu đông đàn, xanh kia quyết chẳng phụ con, cũng như con đã chẳng phụ mẹ”. Sự hòa thuận giữa Vũ Nương và mẹ chồng đã cho thấy tấm lòng hiếu thảo của nàng.