Ai tìm giúp mình: "Video hướng dẫn cách vẽ cấu tạo ngoài của mực" với
Mình cảm ơn trước.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Quy ước làm tròn số
1. Nếu chữ số đầu tiên bỏ đi nhỏ hơn 5 thì ta giữ nguyên bộ phận còn lại.
Ví dụ: Làm tròn số 12, 348 đến chữ số thập phân thứ nhất, được kết quả 12,3.
2. Nếu chữ số đầu tiên bỏ đi lớn hơn hoặc bằng 5 thì ta cộng thêm 1 vào chữ số cuối cùng của bộ phận còn lại.
Ví dụ: Làm tròn số 0,26541 đến chữ số thập phân thứ hai, được kết quả 0,27.
1. Đặt vấn đề
Một câu tiếng Việt hiện nay có thể được phân tích theo nhiều phương pháp. Phổ biến nhất là bốn phương pháp sau: (1) theo cấu trúc chủ - vị (ngữ pháp truyền thống), (2) theo cấu trúc vị từ - tham thể (ngữ pháp ngữ nghĩa), (3) theo cấu trúc đề - thuyết(ngữ pháp chức năng), và (4) theo cấu trúc cái cho sẵn - cái mới (lý thuyết phân đoạn thực tại).
Các phương pháp này được xây dựng dựa trên ba bình diện nghiên cứu câu: kết học, nghĩa học và dụng học. Trong đó, phân tích câu theo cấu trúc chủ - vị thuộc bình diện kết học của câu, cấu trúc vị từ - tham thể thuộc bình diện nghĩa học, cấu trúc cái cho sẵn - cái mới thuộc bình diện dụng học. Riêng phương pháp phân tích câu theo cấu trúc đề - thuyết thì lại được quan niệm theo nhiều cách khác nhau. Cao Xuân Hạo không xếp đề - thuyết vào bình diện kết học, song ông cũng băn khoăn khi xếp đề - thuyết vào bình diện dụng học [4, tr. 11].
2. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ phân tích mẫu một số câu cụ thể theo từng phương pháp; nêu ưu thế, hạn chế của mỗi phương pháp và sự tương quan/ mối quan hệ của các phương pháp với nhau.
2.1. Phương pháp phân tích câu theo cấu trúc chủ - vị
Đây là phương pháp lâu đời nhất của ngữ pháp truyền thống, được xây dựng dựa trên ba quan hệ ngữ pháp cơ bản của câu: quan hệ đẳng lập, quan hệ chính phụ và quan hệ chủ vị. Muốn vẽ được mô hình câu theo phương pháp này, phải xác định được ba quan hệ trên. Qui ước vẽ như sau: với quan hệ đẳng lập, không vẽ mũi tên ở cả hai chiều; với quan hệ chính phụ, vẽ mũi tên hướng về thành tố chính; với quan hệ chủ vị, vẽ mũi tên ở cả hai chiều.
a. Một số ví dụ mẫu
Công ty chúng tôi // sẽ thi công một tòa nhà 24 tầng.
ĐN ĐN
ĐN ĐN
BN
C V
-> Đây là câu đơn.
Bỗng một bàn tay / đập (vào) vai // khiến hắn / giật mình.
TTN BN C V
C V BN
CN VN
-> Đây là câu phức thành phần chủ ngữ và thành phần bổ ngữ.
b. Ưu thế của phương pháp phân tích câu theo cấu trúc chủ - vị
Đối với người Việt, chủ ngữ và vị ngữ là những khái niệm hết sức quen thuộc. Đây lại là phương pháp ra đời sớm, được nghiên cứu nhiều, nên hệ thống lý thuyết tương đối sáng rõ. Các thành tố cấu tạo nên câu được phân tích hết sức tỉ mỉ và cạn kiệt. Không có bất kỳ một từ nào trong câu không được làm rõ, dù đó là thực từ hay hư từ. (Theo chúng tôi, trong số bốn phương pháp phân tích câu, đây là phương pháp phân tích chi tiết nhất). Quan hệ giữa các từ trong cụm từ, quan hệ giữa các cụm từ với nhau luôn được thể hiện rõ ràng. Chức năng của các thành phần câu được phản ánh một cách rất cụ thể. Nếu dạy cho học sinh phân tích câu theo cách này, người học dễ dàng xây dựng những câu đúng ngữ pháp, chuẩn mực.
Phương pháp này có hạn chế sau đây. Khi nói một câu, cái quan trọng là ta truyền đi một thông tin. Phân tích câu theo cấu trúc chủ - vị chỉ quan tâm đến bình diện hình thức của câu mà không làm nổi rõ vấn đề trọng tâm thông báo của câu. Các thành phần câu được gọi tên thuần tuý theo kiểu ngữ pháp, không rõ chức năng ngữ nghĩa. Cách phân tích này quá tỉ mỉ, nên không phải lúc nào cũng có thể ứng dụng được cho mọi câu tiếng Việt, đặc biệt là những câu trong giao tiếp sinh hoạt hàng ngày, những câu có cấu trúc hơi khác thường.
2.2. Phương pháp phân tích câu theo cấu trúc vị từ - tham thể
Người khơi nguồn cho phương pháp phân tích câu theo cấu trúc vị từ - tham thể là L.Tesnière với lý thuyết diễn trị (vào khoảng những năm 30 của thế kỷ trước). Ông đã gợi ra một giải pháp nghĩa học độc lập cho việc phân tích câu. Sau ông, nhiều nhà ngôn ngữ học quan tâm đến vấn đề này. Đó là C.J. Fillmore, M.A.K. Halliday, W.Chafe, C. Hagège, S.C.Dik… Để phân tích được câu theo phương pháp này, trước hết phải xác định được vị từ trung tâm, sau đó xác định các tham thể bắt buộc xoay xung quanh vị từ đó, cuối cùng là xác định các tham thể mở rộng.
a. Một số ví dụ mẫu
Ngày 8-3, tôi tặng cho người yêu một bó hoa hồng.
TTMR TTBB VTTT TTBB TTBB
(thể thời gian) (hành thể) (tiếp thể) (đối thể)
Con mèo nhảy mạnh làm đổ lọ hoa.
TTBB (thể nguyên nhân) VTTT TTBB (đối thể)
Tôi lại tưởng anh ta không muốn đến.
TTBB (thể cảm nghĩ) VTTT TTBB (thể nội dung)
Phương pháp phân tích câu theo cấu trúc vị từ – tham thể có ưu thế sau: Các thành tố trong cấu trúc vị từ - tham thể phản ánh sự tương ứng về nghĩa của chúng với các sự vật trong thực tế khách quan. Toàn bộ nội dung câu phản ánh một sự tình của thế giới ấy. Thông qua cấu trúc này, ta hiểu hơn về sự gắn bó giữa ngôn ngữ học với cuộc sống con người.
Phương pháp phân tích câu theo cấu trúc vị từ - tham thể có hạn chế là không quan tâm đến các hư từ. Vì vậy, mối quan hệ giữa các từ trong câu nhiều khi không được làm rõ. Đặc biệt, cấu trúc này không phân tích được cạn kiệt các thành phần trong câu, chẳng hạn, không làm rõ được thành phần định ngữ có vai trò gì trong cấu trúc nghĩa sự vật. Ví dụ: Cô gái nhỏ nhắn ấy là bạn tôi. Toàn bộ cụm danh từ cô gái nhỏ nhắn ấy là một tham thể; bạn tôi là một tham thể. Còn nhỏ nhắn và tôi có vai trò gì thì không quan tâm đến.
Nhiều trường hợp rất khó phân tích câu theo cấu trúc này, nhất là đối với những câu có nhiều tầng bậc. Ngoài ra, rất khó xác định vai nghĩa mà các tham thể đảm nhiệm do không có dấu hiệu hình thức rõ ràng. Có một thực tế là người ta vẫn dựa vào sự tương ứng giữa các thành tố của cấu trúc vị từ - tham thể với các thành phần câu trong cấu trúc chủ - vị để từ cấu trúc chủ - vị, suy ra cách phân tích câu theo cấu trúc vị từ - tham thể. Như vậy rõ ràng là muốn phân tích câu (dù theo cách nào), vẫn phải học cấu trúc chủ - vị trước.
Mối quan hệ giữa cấu trúc vị từ – tham thể với cấu trúc chủ – vị:
CẤU TRÚC CHỦ – VỊ | CẤU TRÚC VỊ TỪ - THAM THỂ |
Chủ ngữ | Tương ứng với tham thể bắt buộc (là tham thể quan trọng nhất) |
Trung tâm của vị ngữ | Tương ứng với vị từ trung tâm (toàn bộ vị ngữ có thể tương đương với cả vị từ trung tâm + tham thể bắt buộc / không bắt buộc). |
Bổ ngữ: 2 loại: + Bổ ngữ bắt buộc (của động từ trao nhận, sai khiến…) + Bổ ngữ không bắt buộc (Bổ ngữ thời gian, địa điểm, mục đích….) |
+ Tương ứng với tham thể bắt buộc.
+ Tương ứng với tham thể không bắt buộc. |
Định ngữ | Không tương ứng với một tham thể. Nó cùng với danh từ trung tâm làm thành một tham thể. |
Đề ngữ | Tương ứng với tham thể bắt buộc do nó có quan hệ về nghĩa với nòng cốt câu hoặc các thành tố trong câu. |
Trạng ngữ | Tương ứng với tham thể mở rộng, có thể lược bỏ (chu tố). |
Các thành phần biệt lập (phụ chú ngữ, liên ngữ, hô ngữ, tình thái ngữ) | Không tương ứng với bất kỳ thành tố nào trong cấu trúc vị từ - tham thể vì các thành tố này không tham gia vào việc biểu hiện nghĩa sự vật. |
Vị ngữ phụ | Tương ứng với tham thể mở rộng, có thể lược bỏ (chu tố). |
2.3. Phương pháp phân tích câu theo cấu trúc đề – thuyết
Theo quan điểm của ngữ pháp chức năng, một câu được chia ra hai phần: phần đề và phần thuyết. Để phân tích được câu theo cấu trúc này, có thể dựa vào nhiều tiêu chí, tuy nhiên, đơn giản nhất là dựa vào tiêu chí về phương tiện. Ba chỉ tố đánh dấu sự phân chia đề - thuyết là thì, là, mà.
a. Một số ví dụ mẫu
C
KĐ Đ T
MXN
Buổi chiều, mệt mỏi vì chờ đợi, nó lăn ra ngủ.
-> Đây là câu đơn một bậc đề - thuyết.
C
Đ Ta Tb
đ t đ t
Con bé ấy mắt thì giống mẹ, nước da lại giống bố.
-> Đây là câu đơn hai bậc đề - thuyết.
V1 V2
Đ T Đ T
Tay anh bưng ngọn đèn, em che ngọn gió.
-> Đây là câu ghép.
Phương pháp phân tích câu theo cấu trúc đề – thuyết có ư thế là: Cấu trúc đề - thuyết phản ánh được vấn đề thông tin của câu, trong đó, phần thuyết là phần chứa đựng nội dung thông tin mới. Căn cứ xác định đề - thuyết là dựa vào các tác tử thì, là, mà: chỗ nào chen được các tác tử này thì chỗ đó là ranh giới phân chia đề - thuyết. Thao tác này tương đối đơn giản. Do vậy, việc phân tích câu theo cấu trúc đề - thuyết nhìn chung là dễ thực hiện.
So với phương pháp phân tích câu theo cấu trúc chủ - vị thì khi áp dụng phương pháp phân tích câu theo cấu trúc đề - thuyết, các thành phần chỉ được phân tích sơ bộ chứ không được phân tích thật chi tiết.
Nhìn chung, cấu trúc đề - thuyết dễ ứng dụng đối với những câu được sử dụng trong hội thoại hàng ngày. Quả thực trong hội thoại, các phát ngôn chứa rất nhiều các tác tử thì, là, mà…, do vậy, việc phân tích khá đơn giản. Còn trong các văn bản văn học, nhất là các văn bản khoa học thì các từ “râu ria” này sẽ ít hoặc không xuất hiện. Về mặt lý thuyết, chúng ta có thể thêm các từ này vào để làm ranh giới phân chia đề - thuyết, song việc làm này mang tính chất cảm tính. Việc xác định phần đề, phần thuyết lệ thuộc rất nhiều vào ngữ cảnh. Thêm vào đó, trong những câu có chứa cả thì và là, ranh giới xác định đề - thuyết không nhất quán, có lúc dựa vào thì, có lúc dựa vào là.
Dù sao, phân tích câu theo cấu trúc đề - thuyết vẫn là một phương pháp mới, không quen thuộc với người học, do vậy, thông thường người học hay suy từ cấu trúc chủ - vị sang cấu trúc đề - thuyết. Như vậy, cách phân tích này dường như bị lệ thuộc vào lối phân tích chủ - vị.
Mối quan hệ giữa cấu trúc đề - thuyết với cấu trúc chủ – vị:
| CẤU TRÚC CHỦ - VỊ | CẤU TRÚC ĐỀ - THUYẾT |
Phạm vi ngữ nghĩa | Chủ ngữ hẹp hơn phần đề và vị ngữ hẹp hơn phần thuyết. | Phần đề rộng hơn chủ ngữ. Phần thuyết rộng hơn vị ngữ. |
Mối quan hệ giữa hai thành phần chính trong câu | Quan hệ giữa chủ ngữ với vị ngữ tương đối chặt. | Quan hệ giữa đề với thuyết tương đối lỏng. |
Sự tương ứng của một số thành phần câu | - Khởi ngữ - Trạng ngữ - Vị ngữ phụ - Vế phụ của câu ghép chính phụ - Tình thái ngữ
- Liên ngữ - Hô ngữ - Phụ chú ngữ | - Tương ứng với phần đề - Tương ứng với chu ngữ - Tương ứng với minh xác ngữ - Tương ứng với phần đề
- Đề tình thái (siêu đề) hoặc thuyết tình thái (thuyết giả) - Đề tình thái (siêu đề) - Vế câu than gọi - Vế câu phụ chú |
Sự tương ứng của các kiểu câu | - Câu đơn
- Câu phức
- Câu ghép đẳng lập
- Câu ghép chính phụ | - Tương ứng với câu đơn 1 bậc Đề-Thuyết. - Tương ứng với câu đơn 2 bậc Đề-Thuyết trở lên. - Tương ứng với câu đơn 2 bậc Đề-Thuyết trở lên. - Tương ứng với câu ghép. |
Ưu thế và hạn chế chính | - Dễ đối với quy trình phân tích câu (phân tích văn bản) nhưng khó đối với quy trình xây dựng câu (tạo lập văn bản). - Có thể phân tích đến cạn kiệt tất cả các thành phần. - Không quan tâm tới vấn đề thông tin của câu. | - Dễ đối với quy trình xây dựng câu (tạo lập văn bản) nhưng khó đối với quy trình phân tích câu (phân tích văn bản). - Không thể phân tích cạn kiệt tất cả các thành phần. - Quan tâm tới vấn đề thông tin của câu(Thông tin mới nằm ở phần thuyết). |
Mối quan hệ với ngữ cảnh | - Ít phụ thuộc vào ngữ cảnh. -> Cấu trúc C-V luôn được phân tích giống nhau ở mọi ngữ cảnh. | - Phụ thuộc khá chặt vào ngữ cảnh -> Trong các ngữ cảnh khác nhau, một phát ngôn có thể có phần Đ và T khác nhau. |
2.4. Phương pháp phân tích câu theo cấu trúc “cái cho sẵn – cái mới”
Người đầu tiên đề xuất lý thuyết phân đoạn thực tại là nhà ngôn ngữ học người Sec V.Mathesius. Theo ông, một phát ngôn gồm hai phần: cái cho sẵn - cái mới (Nguyễn Minh Thuyết, Trần Ngọc Thêm sử dụng cặp thuật ngữ nêu - báo). Trong đó, phần nêu (cái cho sẵn) là xuất phát điểm của thông báo, là đối tượng của cuộc nói chuyện, tức là thông tin đã biết hoặc dễ nhận biết mà từ đó người nói bắt đầu thông báo của mình; còn phần báo (cái mới) là trọng tâm của thông báo, là hạt nhân của cuộc thoại. V.Mathesius cũng cho rằng cái cho sẵn tương ứng với phần đề của câu, còn cái mới tương ứng với phần thuyết. Sau này, M.A.K Halliday phát hiện cái cho sẵn - cái mới không tương ứng một đối một với cấu trúc đề - thuyết của câu.
Để có thể sử dụng phương pháp phân tích câu này, cần đặt câu trong một ngữ cảnh cụ thể. Sau đó xác định thông tin cũ, mới dựa vào các hư từ, dựa vào khả năng lược bỏ và dựa vào một số phép liên kết câu.
Một số ví dụ:
(Lan im lặng). Lan như nghe thấy tiếng đập của con tim mình.
CC CM
Bỗng từ dưới nước nhô lên một cánh tay.
CM
Chính nó ăn hai bát cháo (chứ không phải tôi).
CM CC
Phương pháp phân tích câu theo cấu trúc “cái cho sẵn – cái mới” có ưu thế sau:
Như chúng ta biết, nói một câu là truyền đi một thông tin. Tất nhiên, cái mà người ta quan tâm là thông tin mới. Cấu trúc cái cho sẵn – cái mới có ưu thế nổi bật mà không cấu trúc nào có được - đó là nó phản ánh thông tin cũ - mới của câu một cách hết sức rạch ròi. Về điểm này, nó còn vượt xa cả cấu trúc đề - thuyết vì thỉnh thoảng, trong phần thuyết vẫn chứa một vài từ ngữ mang thông tin cũ. Do vậy, nó còn được gọi là cấu trúc thông tin hay, vắn tắt hơn, là cấu trúc tin.
Hạn chế của phương pháp này là: Cấu trúc chủ - vị là cấu trúc cú pháp ổn định, tách rời ngữ cảnh. Nói cụ thể hơn, trong bất cứ tình huống nào, chủ ngữ vẫn cứ là chủ ngữ, vị ngữ vẫn cứ là vị ngữ. Đây là cấu trúc ở dạng tĩnh. Trong khi cấu trúc tin phụ thuộc chặt chẽ vào ngữ cảnh (có thể nói là lệ thuộc vào ngữ cảnh). Vậy, nếu không có tình huống giao tiếp hay ngữ cảnh cụ thể thì ta không thể phân tích câu theo cấu trúc này.
Mối quan hệ giữa cấu trúc “cái cho sẵn - cái mới” với cấu trúc chủ – vị:
Cấu trúc tin có thể trùng với cấu trúc chủ - vị, có thể không.
Trường hợp cấu trúc tin trùng với cấu trúc chủ - vị là trường hợp chủ ngữ mang tin cũ và vị ngữ mang tin mới. Chẳng hạn:
(Lan mệt mỏi). Cô ấy đã thức suốt đêm qua.
Theo cấu trúc chủ - vị: C V
Theo cấu trúc nêu - báo: CC CM
Đặc biệt với cấu trúc có chứa từ “là”, thông thường cái cho sẵn trùng với chủ ngữ, cái mới trùng với vị ngữ.
Song, trên thực tế, có rất nhiều trường hợp ranh giới Cái cũ – Cái mới không trùng với chủ - vị. Bởi lẽ, về nguyên tắc, thông tin mới của câu có thể nằm ở bất kỳ thành phần nào trong câu (chủ ngữ, bổ ngữ, định ngữ, trạng ngữ…). Thậm chí, có những trường hợp, phần tin mới nằm ở các hư từ vốn không đảm nhiệm chức năng cú pháp gì trong câu. Ví dụ:
Tin mới trùng với chủ ngữ:
- Chính nó đã từ bỏ tình yêu của mình.
- Anh Bình mới là người đến trước.
- Cả anh ấy cũng vắng mặt.
Tin mới trùng với bổ ngữ:
- Cô ấy nghi ngờ cả tôi.
- Nó đọc cả báo.
Tin mới trùng với trạng ngữ:
- Mai anh đi à?
- Ngày kia tôi mới đi.
Tin mới trùng với các hư từ trong câu:
- Cậu ăn cơm chưa?
- Rồi.
Tin mới cũng có thể nằm ở các tình thái từ hoặc các quán ngữ tình thái bởi lẽ các từ ngữ này luôn là điểm nhấn quan trọng về mặt thông tin. Do vậy, xét về tính đúng sai, tính chân thực của phát ngôn, ta thấy có một điều khá thú vị. So sánh:
(a) Anh ấy không đến.
(b) Có lẽ anh ấy không đến.
Trong câu (b), có lẽ là thành phần tình thái ngữ. Nó không phải là thành phần quan trọng trong cấu trúc chủ - vị của câu, bỏ nó đi, câu vẫn không sai về ngữ pháp. Nhưng nếu thực tế là anh ấy đến, thì nhận định (a) sẽ là sai, còn (b) không bị coi là sai.
Xét về số lượng các thành phần trong câu thì cấu trúc tin luôn luôn chỉ có hai phần (cái cho sẵn - cái mới). Còn cấu trúc chủ - vị, ngoài hai thành phần chính (chủ ngữ, vị ngữ), trong câu còn rất nhiều các thành phần khác (trạng ngữ, đề ngữ, tình thái ngữ…)
Bây giờ, chúng tôi sẽ phân tích một câu theo cả bốn phương pháp. Câu được chọn là: Ngữ pháp tiếng Việt thì chúng tôi sẽ học chiều nay.
(1) Phương pháp phân tích theo cấu trúc chủ – vị:
Ngữ pháp tiếng Việt (thì) chúng tôi // sẽ học chiều nay.
ĐN BN
C V
K
-> Đây là câu đơn bình thường.
(2) Phương pháp phân tích theo cấu trúc vị từ - tham thể:
Ngữ pháp tiếng Việt thì chúng tôi sẽ học chiều nay.
TTBB TTBB VTTT TTMR
Thể đối tượng Hành thể Thể thời gian
(3) Phương pháp phân tích theo cấu trúc đề – thuyết:
C
| |
|
Đ T
đ2 t2
Ngữ pháp tiếng Việt thì chúng tôi // sẽ học chiều nay.
-> Đây là câu đơn hai bậc đề - thuyết.
(4) Phương pháp phân tích theo cấu trúc “cái cho sẵn - cái mới”:
Giả sử ngữ cảnh xuất hiện của câu này là có một người nào đó hỏi: “Bao giờ thì các bạn học ngữ pháp tiếng Việt?”. Câu trả lời sẽ được phân tích như sau:
Ngữ pháp tiếng Việt thì chúng tôi sẽ học chiều nay.
CC CC CC CM
Rõ ràng là bốn kiểu cấu trúc trên không trùng nhau.
3. Kết luận
Một câu tiếng Việt hiện nay có thể được phân tích theo bốn phương pháp. Bốn phương pháp này có những điểm tương đồng với nhau, cũng có những điểm khác biệt. Chúng hỗ trợ, bù đắp cho nhau để cuối cùng, nếu chúng ta nắm được cả bốn phương pháp phân tích câu, chúng ta sẽ có được một cái nhìn toàn diện nhất về câu tiếng Việt.
Mỗi phương pháp phân tích câu có những thế mạnh riêng, phụ thuộc vào bình diện mà nó phản ánh.
Lẽ dĩ nhiên, mỗi phương pháp cũng có những hạn chế của nó. Song xét trên từng bình diện nghiên cứu câu một cách độc lập, mỗi phương pháp ấy đã hoàn thành tốt sứ mạng của mình.
Bạn tham khảo:
+ Lớp 1: chứa tối đa 2 electron.
+ Lớp 2: chứa tối đa 8 electron.
+ Lớp 3: chứa tối đa 8 electron.
+ Lớp 4: chứa tối đa 8 electron.
I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"
1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;
2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.
3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.
Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.
Câu 4: Sử dụng từ đúng sắc thái biểu cảm, hợp phong cách
Các từ in đậm trong những câu sau đây sai như thế nào? Hãy tìm những từ thích hợp để thay thế.
- Quân Thanh do Tôn Sĩ Nghị lãnh đạo sang xâm lược nước ta.
- Con hổ dùng những cái vuốt nhọn hoắt cấu vào người, vào mặt Viên […]. Nhưng Viên vẫn ráng sức quần nhau với chú hổ.
(Dẫn theo Nguyễn Đức Dân)
Bài giải:
Ngoài việc phải đúng về nghĩa gốc, nghĩa biểu thị sự vật, sự việc, khi dùng từ còn phải chú ý đảm bảo đúng về sắc thái biểu cảm, không sai phong cách. Thay các từ lãnh đạo, chú hổ bằng các từ đồng nghĩa, gần nghĩa phù hợp với sắc thái biểu cảm: cầm đầu, con hổ.
Tham khảo đoạn văn này nhé bạn
Today I’d like to talk to you about Harry Porter which is one of my favourite films. It was a fiction film written by British author J. K. Rowling, telling a story about people in the wizarding world. The central character was Harry Porter, who used to be an orphan in the normal world before discovering that he was a wizard. Afterwards, he went to a special school called Howard where taught him necessary skills to succeed in wizarding world. He also had to deal with challenges in terms of study, friendship, love and even the fight against dark power. I saw the first episode of this film when I was at high school, at about grade 11. As the film had 7 parts, and the last part was introduced just 2 years ago, I was always looking forward to catching the lastest episodes of it. Why I decided to see the film might be because at that time, Harry Porter was recommended as a masterpiece, making me feel curious about it. Moreover, I had read the original novel before, and I really can’t put it down, reading it from cover to cover. So I guess the film would be as attractive as the book. I think the most important reason why I enjoyed this film was that it made me feel adventurous. It was really a fantastic film.
nếu viết cho school magazine thì sẽ có cách giới thiệu khác, nếu bạn cần mình sẽ đổi cách giới thiệu cho bạn
Tham khảo:
https://youtu.be/13WQ0SbAcAw?t=1
Chú thích
1. Áo
2. Mang
3. Khuy cài áo
4. Tua dài
5. Miệng
6. Tua ngắn
7. Phễu phụt nước
8. Hậu môn
9. Tuyến sinh dục
Ý mình là cách vẽ chứ không phải là chú thích hình.