Viết bài mô tả rừng hiện nay ở địa phương em
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Viết bài mô tả về đặc điểm và vai trò của rừng tại địa phương em
Đây là các ý thoi nha bạn, mình sắp đi học rồi, hiện tại chưa nghĩ ra văn.
*Đặc điểm của rừng:
Xanh tốt quanh năm.
Có nhiều loài sinh vật.
Nước ta có diện tích rừng ngập mặn đứng thứ hai thế giới sau Bazil.
có rừng tán cao và rừng tán thấp.
Rừng cung cấp gỗ, bảo vệ nguồn gen, chống hạn hán, xói mòn, sạc lỡ...
Có nhiều loại rừng dựa vào cách phân loại:
Dựa vào chức năng sử dụng : rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất.
Dựa vào trữ lượng: rừng giàu, rừng trung bình, rừng nghèo, rừng kiệt.
Dựa vào tác động của con người: rừng tự nhiên, rừng nhân tạo.
Dựa vào nguồn gốc: rừng chồi, rừng hạt.
Dựa vào tuổi: rừng non, rừng sào, rừng trung niên, rừng già.
Dựa vào quan điểm sinh học: rừng kín rụng lá hơi ẩm nhiệt đới, rừng kín lá cứng hơi khô nhiệt đới, rừng thưa cây lá rộng hơi khô nhiệt đới, rừng thưa cây lá kim hơi khô nhiệt đới, rừng thưa cây lá kim hơi khô á đới núi thấp,...... ( 12 loại rừng).
*Vai trò của rừng:
+ Rừng cung cấp ô xi, điều hòa khí hậu.
+ Là môi trường sống của tất cả các loài sinh vật trên Trái Đất.
+ Là nguồn nguyên vật liệu cung cấp cho sản xuất và xuất khẩu.
+ Rừng chống xói mòn đất, cản sức gió và ngăn cản tốc độ chảy của dòng nước.
+ Rừng còn là nơi vui chơi, giải trí, khu vực sinh thái.
+ Là nơi các nhà khoa học tìm hiểu và thám hiểm.
Chuk bạn học tốt
Rừng giữ không khí trong lành: Do chức năng quang hợp của cây xanh, rừng là một nhà máy sinh học tự nhiên thường xuyên thu nhận CO2 và cung cấp O2.. Đặc biệt ngày nay khi hiện tượng nóng dần lên của trái đất do hiệu ứng nhà kính, vai trò của rừng trong việc giảm lượng khí CO2 là rất quan trọng.
Rừng điều tiết nước, phòng chống lũ lụt, xói mòn: Rừng có vai trò điều hòa nguồn nước giảm dòng chảy bề mặt chuyển nó vào lượng nước ngấm xuống đất và vào tầng nước ngầm. Khắc phục được xói mòn đất, hạn chế lắng đọng lòng sông, lòng hồ, điều hòa được dòng chảy của các con sông, con suối (tăng lượng nước sông, nước suối vào mùa khô, giảm lượng nước sông suối vào mùa mưa).
Rừng bảo vệ độ phì nhiêu và bồi dưỡng tiềm năng của đất: ở vùng có đủ rừng thì dòng chảy bị chế ngự, ngăn chặn được nạn bào mòn, nhất là trên đồi núi dốc tác dụng ấy có hiệu quả lớn, nên lớp đất mặt không bị mỏng, mọi đặc tính lý hóa và vi sinh vật học của đất không bị phá hủy, độ phì nhiêu được duy trì. Rừng lại liên tục tạo chất hữu cơ. Điều này thể hiện ở qui luật phổ biến: rừng tốt tạo ra đất tốt, và đất tốt nuôi lại rừng tốt.
Nếu rừng bị phá hủy, đất bị xói, quá trình đất mất mùn và thoái hóa dễ xảy ra rất nhanh chóng và mãnh liệt. Ước tính ở nơi rừng bị phá hoang trơ đất trống mỗi năm bị rửa trôi mất khoảng 10 tấn mùn/ ha. Đồng thời các quá trình feralitic, tích tụ sắt, nhôm, hình thành kết von, hóa đá ong, lại tăng cường lên, làm cho đất mất tính chất hóa lý, mất vi sinh vật, không giữ được nước, dễ bị khô hạn, thiếu chất dinh dưỡng, trở nên rất chua, kết cứng lại, đi đến cằn cỗi, trơ sỏi đá. Thể hiện một qui luật cũng khá phổ biến, đối lập hẳn hoi với qui luật trên, tức là rừng mất thì đất kiệt, và đất kiệt thì rừng cũng bị suy vong, chúng ta có thể tóm tắt như sau
Điều đó đã giải thích vì sao trong việc phá rừng khai hoang trước đây ở miền đồi núi, dù đất đang rất tốt cũng chỉ được một thời gian ngắn là hư hỏng.
Ngoài ra Rừng có vai trò rất lớn trong việc: chống cát di động ven biển, che chở cho vùng đất bên trong nội địa, rừng bảo vệ đê biển, cải hóa vùng chua phèn, cung cấp gỗ, lâm sản, Rừng nơi cư trú của rất nhiều các loài động vật:. Động vật rừng nguồn cung cấp thực phẩm, dược liệu, nguồn gen quý, da lông, sừng thú là những mặt hàng xuất khẩu có giá trị.
- Rừng rậm nhiệt đới: những nơi có lượng mưa nhiều rừng rậm nhiệt đới phát triển. Trong rừng cây cối phát triển xanh tốt thành nhiều tầng, nhiều tán.
- Rừng khộp: Nơi mùa khô kéo dài rừng khộp phát triển. Rừng rụng là vào mùa khô, cảnh rừng khộp vào mùa khô trông xơ xác vì lá rụng gần hết.
Tham khảo:
Hội Gióng là lễ hội truyền thống tưởng nhớ và ca ngợi chiến công của người anh hùng Thánh Gióng, một trong tứ bất tử của tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Lễ hội mô phỏng một cách sinh động diễn biến các trận đấu của Thánh Gióng và nhân dân Văn Lang trong cuộc chiến chống giặc Ân, thông qua đó nâng cao nhận thức cộng đồng về các hình thức chiến tranh bộ lạc thời cổ xưa, đồng thời giáo dục lòng yêu nước, truyền thống thượng võ, ý chí quật cường và khát vọng độc lập, tự do của dân tộc. Hội Gióng được tổ chức ở nhiều nơi thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ nhưng tiêu biểu nhất là Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc (Hà Nội). Hội Gióng ở đền Sóc (xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội) được tổ chức từ ngày 6 – 8 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Theo truyền thuyết, sau khi đánh thắng giặc Ân, Phù Linh là nơi dừng chân cuối cùng của Thánh Gióng trước khi bay về trời. Để tưởng nhớ công lao của Đức Thánh, tại đây, nhân dân đã xây dựng Khu di tích đền Sóc bao gồm 6 công trình: đền Hạ (hay còn gọi đền Trình), chùa Đại Bi, đền Mẫu, đền Thượng (hay còn gọi đền Sóc), tượng đài Thánh Gióng và nhà bia. Trong đó, đền Thượng là nơi thờ Thánh Gióng và tổ chức lễ hội với đầy đủ các nghi lễ truyền thống như: lễ Mộc Dục; lễ rước; lễ dâng hương; lễ hóa voi và ngựa…
Tả cảnh sông nước
Nơi em đang sống có biết bao cảnh đẹp mà chác hẳn mỗi người khi xa quê ai cũng luôn nhớ. Nhưng có lẽ in đậm trong em nhất đó là hình ảnh con sông quê hương. Em không biết dòng sông bắt nguồn từ đâu, khi chảy qua làng em nó uốn khúc quanh co giữa làng rồi chạy dài bất tận về phía chân trời xa. Lòng sông sâu và khá rộng, chỗ rộng nhất của con sông khi chảy qua làng em khoảng 300-400m. Dọc 2 bên bờ sông là những hàng tre xanh cao vút soi bóng xuống làn nước trong xanh.
Buổi sáng khi những tia nắng ban mai đan trên những ngọn tre rồi chiếu xuống mặt sông, mặt sông lại cuộn lên những lớp sóng nhỏ lăn tăn xô mãi vào bờ khiến cho buổi sớm mai tĩnh lặng lao xao những âm thanh chào ngày mới. Lúc này cũng là lúc mọi người làng em ra sông gánh nước, tiếng cười đùa, tiếng gọi nhau râm ran cả 1 vùng. Trên màu xanh biếc của nước sông nổi lên vài chiếc thuyền con thả lưới tất cả đều hối hả, khẩn trương với mong muốn được nặng mẻ lưới. Em thấy dòng sông mới hiền hoà và ấm áp làm sao. Chiều chiều khi ánh hoàng hôn vừa tắt, vài tia nắng cuối ngày còn lại rọi trên mặt sông tạo thành một bức tranh tuyệt đẹp. Buổi tối, khi ông trăng tròn vành vạnh vắt qua ngọn tre làng, soi bóng xuống dòng sông lấp lánh thì mặt nước gợn sóng lung linh, dòng sông như được dát 1 lớp bạc óng ánh. Lúc này chúng em ra sông ngồi hóng mát và vui chơi thật là thú vị. Trong cái yên lặng của không gian em như nghe được tiếng thì thầm nói chuyện của hàng tre, tiếng vỗ nhẹ của từng đợt sóng xô bờ. Em cảm thấy tâm hồn mình trở nên thanh thản, thoải mái hơn sau những giờ học tập căng thẳng. Làm sao em quên được những trưa hè nóng bức, em cùng các ban túm năm tụm ba lại tắm sông. Dòng nước mát lạnh, trong xanh xua đi hết sự mệt mỏi, nóng bức. Tiếng đùa giỡn, tiếng đập nước vang dội cả 1 khúc sông. Và có lẽ vì thế mà dòng sông gắn bó với em chăng? Mỗi khi vui, khi buồn em đều tâm sự cùng sông, dòng sông như là một người bạn thân của em vậy. Con sông hiền hoà, thân thiết là vậy mà gặp những ngày nước lũ thì nó trở nên dữ dội vô cùng. Nó mang một dòng nước đỏ màu phù sa và ngầu đỏ, từng con sóng cuồn cuộn như muôn nhấn chìm tất cả. Trên bờ những ngọn tre oằn cả thân mình như muốn giục dòng nước chảy nhanh hơn để khỏi ngập lụt làng xóm.
Sau mỗi đợt như vây ruộng đồng lại được bồi đắp phù sa, lúa sớm trổ đòng, cây cối thêm xanh hơn. Dòng sông đã gắn bó với bao vui buồn tuổi thơ của em cũng như bao thăng trầm của làng quê em. Chính vì vậy mỗi khi xa quê thì dường như dòng sông ấy đã hằn sâu vào kí ức của em.
Lập dàn ý tả cảnh đẹp ở địa phương em
1. Mở bài: Giới thiệu cảnh đẹp ở quê mà em định tả (Cảnh gì? - sông nước, biển, hồ, núi non, vịnh hay phố xá...).
2. Thân bài:
a. Tả bao quát:
- Nêu đặc điểm nổi bật của cảnh (có thể là màu sắc của núi, mây, nước, đất, đường....).
b. Tả chi tiết:
- Cảnh bao gồm địa hình gì? Trông xa như thế nào? Đến gần ra sao? (Sáng sớm mờ sương, mây trắng bao quanh núi, không gian tĩnh lặng).
- Nắng lên: Mặt trời làm hồng bầu trời, rót nắng chan hoà mặt đất. Chim hót líu lo. Màu mây, màu núi sậm hơn: núi xanh thẫm, mây ửng nắng hồng, vòm trời cao, xanh, rộng mênh mông. Sương tan, giọt sương đọng lại trên cỏ, sáng lấp lánh.
- Trưa: Bóng cây tròn nắng, nước biếc hơn, lá thẫm màu hơn, mây trắng bồng bềnh trôi.
- Chiều tà: Ông mặt trời gác núi để lại chút ánh sáng trên ngọn cây như những cây nến khổng lồ.
- Hoàng hôn đến với vài ánh đom đóm lập loè.
3. Kết luận:
Cảm xúc của em trước cảnh đẹp đã tả.
• Lưu ý quan trọng: Các em có thể tả cảnh đẹp quen thuộc với các em như: cảnh con đường làng, cánh đồng lúa chín, con sông, dòng suối... không cần phải là danh lam thắng cảnh. Học sinh sống ở thành phố có thế tả cảnh phố xá, công viên.
Tham khảo
(*) Lựa chọn: Thực hiện nhiệm vụ 1
(*) Trình bày: Mô tả đặc điểm chủ yếu của địa hình thành phố Hà Nội
- Vị trí địa lí:
+ Nằm chếch về phía tây bắc của trung tâm vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, Hà Nội có vị trí từ 20°53' đến 21°23' vĩ độ Bắc và 105°44' đến 106°02' kinh độ Đông.
+ Hà Nội tiếp giáp với các tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc ở phía Bắc, Hà Nam, Hòa Bình phía Nam, Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên phía Đông, Hòa Bình cùng Phú Thọ phía Tây.
- Diện tích: Sau đợt mở rộng địa giới hành chính vào tháng 8 năm 2008, thành phố có diện tích 3.324,92 km², nằm ở cả hai bên bờ sông Hồng, nhưng tập trung chủ yếu bên hữu ngạn.
- Địa hình Hà Nội:
+ Thấp dần theo hướng từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông với độ cao trung bình từ 5 đến 20 mét so với mực nước biển.
+ Nhờ phù sa bồi đắp, 3/4 diện tích tự nhiên của Hà Nội là đồng bằng, nằm ở hữu ngạn sông Đà, hai bên sông Hồng và chi lưu các con sông khác.
+ Phần diện tích đồi núi chiếm 1/4 diện tích thành phố,phần lớn thuộc các huyện: Sóc Sơn, Ba Vì, Quốc Oai, Mỹ Đức,… với các đỉnh như: Ba Vì cao 1.281 m, Gia Dê 707 m, Chân Chim 462 m, Thanh Lanh 427 m, Thiên Trù 378 m...
+ Khu vực nội thành Hà Nội có một số gò đồi thấp, như gò Đống Đa, núi Nùng,…
Mô tả một mô hình chăn nuôi có áp dụng công nghệ cao mà em biết là:
Mô hình gắn chip điện tử trong chăn nuôi bò sữa:
Mỗi con bò được gắn chíp điện tử (có nguồn gốc xuất xứ từ Hà Lan) gắn với máy tính và điện thoại. Qua đó, có thể theo dõi tình trạng ăn uống, nghỉ ngơi của con vật; theo dõi tình hình sức khỏe, bệnh tật; theo dõi phát hiện động dục và sản lượng sữa để kịp thời điều chỉnh chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý phù hợp; hệ thống massage tự động, nghe nhạc để kích thích tăng năng suất sữa.
Tham khảo:
Trở về sau chuyến đi dài ngày. Hà Nội vẫn ồn ào xe cộ, vẫn những dãy nhà cao tầng mọc san sát nhau, vẫn hàng quán, đèn điện sáng trang hoàng. Bỗng nhớ Tây Bắc đến thế! Tôi đã đi rất nhiều nơi của tổ quốc nhưng lại chưa bao giờ có một chuyến đi nhiều cảm xúc đến vậy.
Khởi đầu hành trình, ai ai cũng mang trong mình niềm háo hức tới mất ngủ. Có biết bao những tiếng cười, những lời dặn dò và những cái bắt tay của mọi người chào chúc chúng tôi lên đường tìm về với những vẻ đẹp tiềm ẩn của miền Tây Bắc tổ quốc như tiếp thêm cho chúng tôi thêm nghị lực để khởi hành.
Đường lên Tây Bắc đẹp đến lạ kỳ: rất quanh co, trắc trở nhưng cũng đầy vẻ mênh mông thơ mộng. Tôi còn ngây ngất tưởng như không có nơi nào trên đất nước này đẹp hơn thế khi lái xe trải nghiệm vẻ đẹp nơi đây. Còn nhớ một bài hát nào đó về Tây Bắc miêu tả nơi đây với “núi vút cao trùng mây”, “suối sâu, đèo cao”.
Điều dễ nhận thấy khi đặt chân đến mảnh đất nơi đây đó chính là nhịp điệu cuộc sống đã đổi thay rất nhiều so với nơi phố thị. Trái ngược hẳn với dòng người hối hả, vội vã và những dòng xe chạy ồn ào náo nhiệt ở thành phố phồn hoa thì nơi đây, con người và cảnh vật đều rất giản đơn, bình dị, không có những dãy nhà cao tầng mà chỉ có núi và núi.
Núi thẳng đứng, núi trùng trùng điệp điệp, núi cao nối tiếp núi cao. Không những khác về quang cảnh mà cách sinh hoạt của con người nơi đây cũng rất khác. Họ giản đơn hòa mình vào thiên nhiên. Con người mưu sinh trên từng vách đá mà vẫn tươi tắn, hồn nhiên, đầy sức sống, chân thật và rất thân thiện. Tôi khó có thể quên được nụ cười ngây thơ, hồn nhiên của các em bé thơ khi chúng tôi đưa những thanh kẹo nhỏ làm quà cho chúng.
Tôi đi qua những dãy núi xanh ngắt, vẻ đẹp khiến cho tôi không còn sợ độ cao nữa. Những ngày sống giữa đại ngàn, tôi say sưa với cảnh vật và con người. Với Tây Bắc, tôi có tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống và con người nơi đây một cách mãnh liệt. Trên hết, tôi hạnh phúc vì đã thực hiện được hy vọng, ước mơ ngày còn bé là được ngắm vẻ đẹp đất nước quê hương tôi.