1. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày sụ khác nhau về mùa và cảnh quan thiên nhiên của Tây Nguyên và Duyên Hải Nam Trung Bộ? Phân tích nguyên nhân sự khác biệt đó?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a) Giống nhau
- Hình dạng lãnh thổ đều hẹp ngang, đều có đường biên giới với Lào.
- Phía đông là vùng Biển Đông rộng lớn, tất cả các tỉnh đều giáp với biển với đường bờ biển dài.
- Địa hình:
+ Có sự phân hóa từ tây sang đông: núi, gò đồi, đồng bằng, biển và hải đảo.
+ Đồng bằng nhỏ hẹp ven biển bị chia cắt bởi các dãy núi ăn lan ra sát biển.
- Tài nguyên thiên nhiên đa dạng: đất đai, rừng, biển, khoáng sản,...
+ Đất đai: đất feralit ở vùng đồi núi phía tây, đất phù sa ở các đồng bằng ven biển nơi có các lưu vực sông chảy qua, đất cát ven biển.
+ Nguồn nước: có nhiều sông nhưng phần lớn là các sông ngắn và dốc, cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp (thuỷ điện, hoá chất, dệt, chế biến thực phẩm,...) và sinh họat. Nguồn nước ngầm khá phong phú, chất lượng tốt, một số nơi còn có nguồn nước khoáng.
+ Có diện tích rừng ở vùng đồi núi phía tây, trong rừng có nhiều loại gỗ quý, nhiều lâm sản, chim, thú có giá trị. Cả hai vùng đều có các vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển thế giới.
+ Cả hai vùng đều có nguồn tài nguyên khoáng sản.
+ Khí hậu: trên nền chung của khí hậu nước ta là nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa mưa và mùa khô rõ rệt, mưa vào thu đông; chịu ảnh hưởng của gió phơn Tây Nam.
+ Tài nguyên biển: cả hai vùng đều có nguồn hải sản phong phú, có các bãi tôm, bãi cá; vùng đất ven biển thuận lợi cho nuôi trồng thuỷ sản; có nhiều địa điểm để xây dựng cảng nước sâu; có nhiều bãi biển nổi tiếng, phong cảnh đẹp.
+ Có nhiều thiên tai thường xảy ra: bão, lũ lụt, hạn hán, sạt lở bờ biển,...
b) Khác nhau
- Bắc Trung Bộ có đường biên giới giáp với Lào dài hơn vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.
- Địa hình:
+ Vùng Bắc Trung Bộ có ít nhánh núi ăn lan ra sát biển và bờ biển ít khúc khuỷu hơn vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. Cũng chính vì vậy mà vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều vũng, vịnh hơn,...
+ Bắc Trung Bộ có nhiều đồng bằng lớn hơn vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.
- Khoáng sản: Bắc Trung Bộ có nguồn tài nguyên khoáng sản giàu có hơn vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.
+ Bắc Trung Bộ: có một số tài nguyên khoáng sản có giá trị như crômit Cổ Định (Thanh Hóa), thiếc Quỳ Hợp (Nghệ An), sắt Thạch Khê (Hà Tĩnh), đá vôi (Thanh Hóa), sét, cao lanh (Quảng Bình), đá quý Quỳ Châu (Nghệ An).
+ Duyên hải Nam Trung Bộ: trong vùng có một số khoáng sản như titan (Bình Định, Nha Trang,...), vàng (Quảng Nam, Bình Định), sắt (Quảng Ngãi), cát thuỷ tinh trên bán đảo Hòn Gốm, Nha Trang (Khánh Hòa), nước khoáng (Bình Thuận), các loại khoáng sản vật liệu xây dựng (cát, đá vôi) ở một số tỉnh, ở thềm lục địa Duyên hải Nam Trung Bộ có các mỏ dầu khí ở phía đông quần đảo Phú Quý (Bình Thuận). Dọc bờ biển có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nghề làm muối.
- Tài nguyên rừng: Bắc Trung Bộ có tài nguyên rừng lớn hơn Duyên hải Nam Trung Bộ.
+ Bắc Trung Bộ:
· Rừng có diện tích tương đối lớn, độ che phủ rừng là 47,8% (năm 2006) chỉ đứng sau Tây Nguyên.
· Có các vườn quốc gia: Bến Én (Thanh Hóa), Pù Mát (Nghệ An), Vũ Quang (Hà Tĩnh), Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình), Bạch Mã (Thừa Thiên - Huế); khu dự trữ sinh quyển thế giới: Tây Nghệ An (Nghệ An).
+ Duyên hải Nam Trung Bộ:
· Diện tích rừng hơn 1,77 triệu ha, độ che phủ rừng là 38,9%, trong đó hơn 97% là rừng gỗ.
· Có các vườn quốc gia: Bình Phước, Núi Chúa (Ninh Thuận) và khu dự trữ sinh quyển thế giới: Cù Lao Chàm (Quảng Nam).
- Khí hậu:
+ Bắc Trung Bộ có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh vừa; có gió phơn Tây Nam hoạt động mạnh vào mùa hạ.
+ Duyên hải Nam Trung Bộ có khí hậu nóng quanh năm; về mùa hạ có gió phơn Tây Nam hoạt động yếu hơn; phía nam Duyên hải Nam Trung Bộ thương ít mưa, khô hạn kéo dài, đặc biệt ở Ninh Thuận và Bình Thuận.
- Duyên hải Nam Trung Bộ có tiềm năng kinh tế biển lớn hơn, có hai quẩn đảo lớn là Hoàng Sa và Trường Sa có ý nghĩa lớn về kinh tế và quốc phòng.
HƯỚNG DẪN
a) Khác nhau về nhiệt độ
- Căn cứ vào các bản đồ nhiệt độ, biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa ở các địa điểm thuộc vùng khí hậu Tây Nguyên và vùng khí hậu Nam Trung Bộ để tìm các dẫn chứng về sự khác nhau của hai vùng khí hậu về nhiệt độ trung bình năm; nhiệt độ trung bình tháng cao nhất, thấp nhất; biên độ nhiệt độ trung bình năm; biên trình nhiệt năm (có một cực đại hay hai cực đại, các tháng có nhiệt độ thấp/ cao bất thường...).
- Căn cứ vào các nhân tố tác động đến chế độ nhiệt để giải thích (vị trí địa lí và lãnh thổ, hoàn lưu khí quyển, địa hình với tác động trực tiếp và gián tiếp thông qua sự phối hợp với gió mùa); trong đó cần chú trọng hệ quả gây ra do phối hợp của gió mùa với hướng địa hình (gây phơn khô nóng ở sườn khuất gió); gió mùa đông và độ cao địa hình ở hai khu vực.
b) Khác nhau về mưa
- Căn cứ vào các bản đồ lượng mưa, biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa ở các địa điểm thuộc vùng khí hậu Tây Nguyên và vùng khí hậu Nam Trung Bộ để tìm các dẫn chứng về sự khác nhau của hai vùng khí hậu về lượng mưa trung bình năm (tổng lượng mưa năm), tháng mưa cực đại, sự phân mùa mưa, khô.
- Căn cứ vào các nhân tố tác động đến chế độ mưa để giải thích (vị trí địa lí và lãnh thổ, hoàn lưu khí quyển, địa hình với tác động trực tiếp và gián tiếp thông qua sự phối hợp với gió mùa); trong đó cần chú trọng hệ quả gây ra do phối hợp của gió mùa với hướng địa hình (gây phơn khô nóng ở sườn khuất gió, gây mưa lớn ở sườn đón gió); một số vị trí ít mưa ở Nam Trung Bộ do ở vị trí địa lí khuất gió/song song với hướng gió...
HƯỚNG DẪN
− Trung du và miền núi Bắc Bộ: chuyên môn hóa sản xuất các cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới (chè, trấu, sở, hồi…); đậu tương, lạc, thuốc lá…
+ Đất: phần lớn diện tích là đất feralit trên đá phiến, đá vôi và các loại đá mẹ khác, ngoài ra còn có đất phù sa (ở trung du), đất phù sa ở dọc các thung lũng sông và cánh đồng ở miền núi như Than Uyên, Nghĩa Lộ, Điện Biên, Trùng Khánh…
+ Khí hậu: nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh, lại chịu ảnh hưởng sâu sắc của địa hình vùng núi nên có thế mạnh đặc biệt để phát triển các cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới.
− Khả năng mở rộng diện tích và nâng cao năng suất cây công nghiệp còn rất lớn, nhưng gặp khó khăn là hiện tương rét đậm, rét hại, sương muối và tình trạng thiếu nước vào mùa đông.
− Tây Nguyên: Chuyên môn hóa sản xuất cà phê, cao su, chè, dâu tằm, hồ tiêu.
+ Đất: Đất badan có tầng phong hóa sâu, giàu chất dinh dưỡng, lại phân bố tập trung với những mặt bằng rộng lớn thuận lợi cho việc thành lập các nông trường và các vùng chuyên canh quy mô lớn.
+ Khí hậu: Có tính chất cận Xích đạo với một mùa mưa và mùa khô kéo dài (có khi 4 – 5 tháng), mùa khô kéo dài là điều kiện thuận lợi để phơi sấy, bảo quản sản phẩm. Ở các cao nguyên cao 400 – 500m khí hậu khá nóng, có thể trồng cây công ngiệp nhiệt đới (cà phê, cao su, hồ tiêu); trên các cao nguyên trên 1000m có khí hậu rất mát mẻ có thể trồng các cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt (chè…) khá thuận lợi.
+ Về mùa khô, mực nước ngầm hạ thấp, vì thế việc làm thủy lợi gặp khó khăn, tốn kém, là trở ngại lớn nhất cho sản xuất.
HƯỚNG DẪN
a) Giống nhau: Cả hai vùng đều có những thế mạnh về tự nhiên để phát triển công nghiệp; sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp; du lịch…
b) Khác nhau:
− Bắc Trung Bộ
+ Có một số tài nguyên khoáng sản có giá trị: crôm, thiếc, sắt, đá vôi và sét làm xi măng, đá quý.
+ Rừng có diện tích tương đối lớn, độ che phủ lớn; trong rừng có niều loại gỗ quý (táu, lim, sến, kiền kiền, săng lẻ, lát hoa…).
+ Các hệ thống sông có tiềm năng thủy điện ở mức trung bình và nhỏ, đặc biệt là sông Mã, sông Cả.
+ Diện tích vùng gò đồi tương đối lớn tạo khả năng phát triển kinh tế vườn rừng, chăn nuôi gia súc lớn.
+ Dọc ven biển có nhiều khả năng phát triển đánh bắt và nuôi trồng he hủy sản (gần ngư trường vịnh Bắc Bộ, nhiều đàm phá ven biển, diện tích cát rộng để nuôi tôm trên cát…).
+ Tài nguyên du lịch tự nhiên đa dạng: Di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha – Kẻ Bàng với nhiều hang động đẹp loại hàng đầu thế giới; các bãi biển đẹp (Sầm Sơn, Cửa Lò, Nhật Lệ, Lăng Cô…), suối khoáng nóng (Bang, Thiên Tân…), vườn quốc gia (Bến En, Pù Mát, Vũ Quang, Phong Nha – Kẻ Bàng, Bạch Mã…) và nhiều khu dự trữ sinh quyển (Tây Nghệ An)…
− Duyên hải Nam Trung Bộ
+ Khoáng sản không nhiều, chủ yếu là các loại vật liệu xây dựng, đặc biệt các mỏ cát làm thủy tinh ở Khánh Hòa, vàng ở Bồng Miêu (Quảng Nam); ngoài ra còn có các mỏ dầu khí ở thềm lục địa cực Nam Trung Bộ…
+ Độ che phủ rừng nhỏ hơn Bắc Trung Bộ, có nhiều loại gỗ, chim và thú quý.
+ Tiềm năng thủy điện không lớn nhưng có thể xây dựng các nhà máy thủy điện công suất trung bình và nhỏ hải sản khác với các ngư trường lớn ở cực Nam Trung Bộ và ngư tường Hoàng Sa – Trường Sa; có nhiều đặc sản (chim yến…). Bờ biển có nhiều vụng, đầm phá thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản…
+ Tài nguyên du lịch đa dạng, phong phú với hàng loạt bãi bán đảo, các vũng vịnh (Mỹ Khê, Cam Ranh…) và nhiều bãi tắm đẹp (Mỹ Khê, Non Nước, Sa Huỳnh, Nha Trang, Mũi Né…), các vườn quốc gia (Núi Chúa) và hàng loạt khu dự trữ sinh quyển (Cù Lao Chàm), suối nước nóng (Hội Vân, Vĩnh Hảo)…
HƯỚNG DẪN
a) Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ
- Giới hạn: Phía tây - tây nam dọc theo hữu ngạn sông Hồng và rìa phía tây, tây nam đồng bằng Bắc Bộ.
- Các đặc điểm cơ bản
+ Địa hình:
• Đồi núi thấp chiếm ưu thế; hướng vòng cung của các dãy núi; các thung lũng sông với đồng bằng mở rộng.
• Địa hình bờ biển đa dạng: nơi thấp phẳng, nơi nhiều vịnh, đảo, quần đảo. Vùng biển cố đáy nông, tuy nhiên vần có vịnh nước sâu thuận lợi cho phát triển kinh tế biển.
+ Khí hậu, thực vật, cảnh quan: gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh tạo nên một mùa đông lạnh làm hạ thấp đai cao cận nhiệt đới với nhiều loài thực vật phương Bắc và sự thay đổi cảnh quan thiên nhiên theo mùa.
+ Tài nguyên khoáng sản: giàu than đá, đá vôi, thiếc, chì, kẽm... Vùng thềm vịnh Bắc Bộ có bể dầu khí Sông Hồng.
+ Trở ngại của tự nhiên: nhịp điệu mùa của khí hậu và của dòng chảy thất thường, thời tiết không ổn định.
b) Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ
- Giới hạn: Từ dãy núi Bạch Mã trở vào Nam.
- Các đặc điểm cơ bản
+ Địa hình:
• Cấu, trúc địa chất - địa hình khá phức tạp, gồm các khối núi cổ, các sơn nguyên bóc mòn và các cao nguyên badan, đồng bằng châu thổ sông lớn ở Nam Bộ và đồng bàng nhỏ hẹp ven biển Nam Trung Bộ.
• Bờ biển khúc khuỷu, có nhiều vịnh biển sâu được che chắn bởi các đảo ven bờ.
+ Sự tương phản về địa hình, khí hậu, thuỷ văn giữa hai sườn Đông - Tây của Trường Sơn Nam biểu hiện rõ rệt.
+ Khí hậu: cận Xích đạo gió mùa, được thể hiện ở nền nhiệt độ cao, biên độ nhiệt độ năm nhỏ và sự phân chia hai mùa mưa, khô rõ rệt.
+ Sinh vật: thực vật họ dầu; động vật có các loài thú lớn: voi, hổ, bò rừng, trâu rừng... Ven biển, rừng ngập mặn phát triển, trong rừng có các loài trăn, rắn, cá sấu đầm lầy, các loài chim tiêu biểu của vùng ven biển nhiệt đới, Xích đạo ẩm; dưới nước nhiều cá, tôm.
+ Tài nguyên: vùng thềm lục địa tập trung các mỏ dầu khí có trữ lượng lớn; Tây Nguyên có nhiều bôxit.
+ Trở ngại của tự nhiên: xói mòn, rửa trôi đất ở vùng đồi núi, ngập lụt trên diện rộng ở đồng bằng Nam Bộ và ở cả hạ lưu các sông lớn trong mùa mưa, thiếu nước nghiêm trọng vào mùa khô.
Đây là hai trong ba vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất nước ta.
1. Giống nhau
a) Về quy mô
-Cả hai vùng đều là các vùng chuyên canh cây công nghiệp thuộc loại lớn nhất nước ta
-Mức độ tập trung hóa đất đai tương đối cao. Có các khu vực trồng cà phê (Tây Nguyên), chè (Trung du và miền núi Bắc Bộ) tập trung trên một diện tích khá lớn. Điều đó thuận lợi cho việc tạo ra vùng sản xuất hàng hóa lớn, phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu
b) Về hướng chuyên môn hóa: cá hai vùng đều trồng cây công nghiệp lâu năm là chủ yếu và đạt hiệu quả kinh tế cao trên hướng chuyên môn hóa này
c) Về điều kiện phát triển
-Cả hai vùng đều có tiềm năng phong phú về tự nhiên để phát triển cây công nghiệp lâu năm, trong đó phải kể đến thế mạnh về đất đai và khí hậu
-Dân cư có truyền thống và kinh nghiệm về việc trồng và chế biến sản phẩm cây công nghiệp
-Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước thông qua các chủ trương chính sách về phát triển cây công nghiệp, về đầu tư, xây dựng các cơ sơ chế biến. …
2. Khác nhau
a) Về quy mô
-Tây Nguyên là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn thứ hai sau Đông Nam Bộ, với mức độ tập trung hóa cao của một số sản phẩm cây công nghiệp nổi tiếng trong và ngoài nước (cà phê)
-Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn thứ ba sau Đông Nam Bộ và Tây Nguyên với mức độ lập trung hóa thấp hơn (ngoài chè được trồng thành các vùng chuyên canh quy mô lớn, còn các cây công nghiệp khác trồng phân tán trên diện tích nhỏ chỉ mang tính chất địa phương)
b) Về hướng chuyên môn hóa
-Tây Nguyên: cà phê, cao su, chè
-Trung du và miền núi Bắc Bộ: chè
c) Về điều kiện phát triển
-Địa hình
+Tây Nguyên: các cao nguyên xếp tầng với độ cao trung bình 500 - 600m, bề mặt tương đối bằng phẳng
+Trung du và miền núi Bắc Bộ: núi và cao nguyên chiếm phần lớn diện tích, địa thế hiểm trở, độ chia cắt lớn
Sự khác nhau về địa hình (độ cao), trong một chừng mực nhất định có ảnh hương đến mức độ tập trung hóa và chuyên môn hóa cây công nghiệp
-Đất đai:
+Tây Nguyên: chủ yếu là đất feralit phát triển trên đá badan
+Trung du và miền núi Bắc Bộ: phần lớn là đất feralit trên đá phiến, đá vôi và các đá mẹ khác
-Khí hậu
+Tây Nguyên: có tính chất cận xích đạo với một mùa mưa và một mùa khô rõ rệt, lại có sự phân hóa theo độ cao. Mùa khô thiếu nước nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến việc phát triển cây công nghiệp
+Trung du và miền núi Bắc Bộ: khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh, lại chịu ảnh hưởng sâu sắc của điều kiện địa hình vùng núi. Vì thế, ở đây có điều kiện thuận lợi để phát triển cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt (chè). Vào nửa đầu mùa đông có mưa phùn ẩm ướt cũng là điều kiện thuận lợi để cây trồng phát triển. Tuy nhiên, vào những ngày có gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh thường xuất hiện các hiện tượng như sương muối, sương giá và tuyết rơi trên vùng núi cao, ảnh hưởng xấu đến việc phát triển cây công nghiệp
* Điều kiện kinh tế - xã hội
-Dân cư và nguồn lao động
+Tây Nguyên: có mật độ dân số trung bình 89 người/km2 (năm 2006). Đây là vùng thưa dân nhất nước ta
+Trung du và miền núi Bắc Bộ: có mật độ dân số trung bình là 119 người/km2 (năm 2006)
-Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất - kĩ thuật
+Trung du và miền núi Bắc Bộ: có một số tuyến đường bộ: quốc lộ 1A, 2, 3, 5, 6,... và có 5 tuyến đường sắt nối với Đồng bằng sông Hồng và các vùng khác. Các cơ sơ chế biến chè tập trung ở Mộc Châu (Sơn La), Yên Bái, Thái Nguyên
+Tây Nguyên: cơ sơ vật chất - kĩ thuật và cơ sở hạ tầng còn nhiều hạn chế
2. Giải thích
Nguyên nhân của sự khác biệt về hướng chuyên môn hóa cây công nghiệp ở hai vùng là do
-Có sự khác nhau về điều kiện tự nhiên
+Trung du và miền núi Bắc Bộ có mùa đông lạnh, đất feralit có độ phì không cao, địa hình núi bị cắt xẻ, ít mặt bằng rộng lớn nên thường thích hợp trồng chè theo quy mô lớn. Các cây khác có quy mô nhỏ trong cơ cấu cây công nghiệp của vùng
+Tây Nguyên có khí hậu nóng quanh năm, các cao nguyên có độ cao không lớn, tương đối bằng phẳng, lại được phủ đất badan màu mỡ thích hợp với việc trồng cây cà phê, cao su, hồ tiêu, dâu tằm,... trên quy mô lớn và tập trung
-Có sự khác biệt về đặc điểm dân cư - xã hội, nhất là lịch sử khai thác lãnh thổ, tập quán sản xuất, sinh họat của nhân dân ở hai vùng này
+Trung du và miền núi Bắc Bộ: dân cư có kinh nghiệm trong việc trồng và chế biến chè từ lâu đời
+Tây Nguyên: dân cư có kinh nghiệm trồng cà phê, cao su nhằm tạo ra sản phẩm hàng hoá
a) Nguồn tài nguyên để phát triển công nghiệp vùng Duyên hải Nam Trung Bộ
- Khoáng sản: trong vùng có một số khoáng sản như ti tan (Bình Định, Nha Trang,...), vàng (Quảng Nam, Bình Định), sắt (Quảng Ngãi), cát thuỷ tinh trên bán đảo Hòn Gốm, Nha Trang (Khánh Hòa), nước khoáng (Bình Thuận), các loại khoáng sản vật liệu xây dựng (cát, đá vôi) ở một số tỉnh, ở thềm lục địa Duyên hải Nam Trung Bộ có các mỏ dầu khí ở phía đông quần đảo Phú Quý (Bình Thuận). Dọc bờ biển có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nghề làm muối.
- Nguồn nguyên liệu nông, lâm, thuỷ sản để phát triển các ngành công nghiệp chế biến.
- Một số hệ thống sông có trữ năng thuỷ điện, cho phép xây dựng các nhà máy thuỷ điện quy mô vừa và nhỏ như Sông Hinh, Vĩnh Sơn, A Vương,...
b) Hiện trạng phát triển và phân bố công nghiệp của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ
- Giá trị sản xuất công nghiệp của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ liên tục tăng trong giai đoạn 1995 - 2002 (dẫn chứng). So với cả nước, Duyên hải Nam Trung Bộ có tốc độ tăng trưởng công nghiệp nhanh hơn (2,6 lần so với 2,5 lần).
- Cơ cấu công nghiệp bước đầu được hình thành và khá đa dạng gồm cơ khí, chế biến thực phẩm, chế biến lâm sản, sản xuất hàng tiêu dùng (dệt, may), khai thác khoáng sản (cát, titan,...), điện.
- Hình thành một chuỗi các trung tâm công nghiệp: lớn nhất là Đà Nẵng, tiếp đến là Nha Trang, Quảng Ngãi, Quy Nhơn, Phan Thiết. Các thành phố Đà Nẵng, Quy Nhơn là trung tâm cơ khí sửa chữa, cơ khí lắp ráp.
- Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đang dược chú trọng đầu tư, công nghiệp của vùng Duyên hải miền Trung sẽ có bước phát triển rõ nét trong các thập kỉ tới.