Lấy ví dụ về cơ chế điều hòa cân bằng nội mô và phân tích rõ cơ quan tham gia vào đó
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Lấy ví dụ về nông- lâm- ngư nghiệp hay dịch vụ gì cũng được á bạn, bạn giúp mình với
- Sau bữa ăn, nồng độ glucôzơ trong máu tăng cao → tuyến tụy tiết ra insulin → gan chuyển glucose thành glicogen dự trữ, đồng thời kích thích tế bào nhận và sử dụng glucose → nồng độ glucose trong máu giảm và duy trì ổn định.
- Khi đói, do các tế bào sử dụng nhiều glucose → nồng độ glucose trong máu giảm → tuyết tụy tiết ra glucagon → gan chuyển glicogen thành glucose đưa vào máu → nồng độ glucose trong máu tăng lên và duy trì ổn định
- Gan điều hòa nồng độ nhiều chất trong huyết tương như: protein, các chất tan và glucose trong máu.
a) Cơ chế điều hòa hàm lượng nước khi cơ thể bị mất nước: Khi hàm lượng nước trong cơ thể giảm, áp suất thẩm thấu của máu tăng sẽ kích thích trung khu điều hòa trao đổi nước ở vùng đồi dưới dẫn đến kích thích thùy sau tuyến yên tăng tiết hormone ADH và gây cảm giác khát nước. Hormone ADH kích thích thận tăng tái hấp thu nước ở ống lượn xa và ống góp, làm giảm lượng nước tiểu và tăng lượng nước trong máu; đồng thời cảm giác khát nước kích thích cơ thể bổ sung nước. Từ đó, làm tăng hàm lượng nước trong cơ thể, áp suất thẩm thấu của máu cân bằng.
b) Trong trường hợp hàm lượng nước trong cơ thể tăng thì cơ chế điều hòa sẽ diễn ra như sau: Khi hàm lượng nước trong cơ thể tăng, áp suất thẩm thấu của máu giảm sẽ kích thích trung khu điều hòa trao đổi nước ở vùng đồi dưới dẫn đến kích thích thùy sau tuyến yên giảm tiết hormone ADH. Hormone ADH giảm kích thích thận giảm tái hấp thu nước ở ống lượn xa và ống góp, làm tăng lượng nước tiểu. Từ đó, làm giảm hàm lượng nước trong cơ thể, áp suất thẩm thấu của máu cân bằng.
c) Vai trò của thận trong điều hòa cân bằng nội môi: Thận tham gia vào điều hòa thể tích máu, huyết áp, pH, áp suất thẩm thấu của máu thông qua điều hòa hàm nước nước và muối trong cơ thể, qua đó giúp duy trì cân bằng nội môi của cơ thể.
Ví dụ về vai trò của hệ thần kinh trong sự điều hòa hoạt động của các hệ cơ quan trong cơ thể như sau:
Khi chạy, hệ vận động làm việc với cường độ lớn. Cùng lúc đó các hệ cơ quan khác cũng tăng cường hoạt động: nhịp tim tăng, mạch máu giãn, thở nhanh và sâu, mồ hôi tiết nhiều… Điều đó chứng tỏ các hệ cơ quan trong cơ thể có sự phối hợp hoạt động dưới sự điều khiển của hệ thần kinh.
TK
Khái niệm mô: Mô là cấu tạo các tế bào có cấu tạo giống nhau và cùng thực hiện một chức năng (mô liên kết, mô biểu bì, ...)
Khái niệm cơ quan: Các mô cùng thực hiện hoạt động sống nhất định tạo thành cơ quan (não, tim, dạ dày, ...)
Khái niệm hệ cơ quan: Nhiều cơ quan cùng phối hợp hoạt động sống để thực hiện một quá trình sống nào đó của cơ thể gọi là hệ cơ quan (hệ tiệu hóa, hệ thần kinh, hệ hô hấp, ...)
Tế bào - mô- cơ quan - hệ cơ quan - cơ thể
VD : Khi ăn, ta đưa cơm và thức ăn vào miệng. Khi đó não sẽ điều khiển cơ hàm co duỗi liên tục -> Hàm nhai, răng nghiền, nhai TĂ cơm cho nát vụn ra. Cơ lưỡi hoạt động phối hợp vs răng đảo thức ăn liên tục qua lại ở hai hàm , cùng lúc đó tuyến nước bọt hoạt động tiết ra nước bọt làm ướt thức ăn để dễ nhai, phân hủy đường trong TĂ và nuốt cho dễ hơn.
Tham khảo
Ví dụ: Khi chạy, hệ vận động làm việc với cường độ lớn. Lúc đó, các hệ cơ quan khác cũng tăng cường hoạt động, tim đập nhanh và mạnh hơn, mạch máu dãn ( hệ tuần hoàn ), thở nhanh và sâu, sự trao đổi khí diễn ra nhanh hơn với môi trường ( hệ hô hấp ), mồ hôi tiết nhiều qua da ( hệ bài tiết ), ... Điều đó chứng tỏ các hệ cơ quan trong cơ thể có sự phối hợp hoạt động. Các cơ quan trong cơ thể có một sự phối hợp hoạt động nhịp nhàng, đảm bảo tính thống nhất. Sự phối hợp nhịp nhàng đó được thực hiện nhờ sự điều khiển của hệ thần kinh và nhờ dòng máu chảy trong hệ tuần hoàn mang theo các hooc môn do các tuyến nội tiết tiết ra
Ví dụ: Phản xạ mỗi sáng thức dậy vào lúc 5 giờ 30 phút.
- Cơ chế hình thành: ban đầu việc ngủ dậy lúc đó là khó thì ta sẽ đặt báo thức mỗi khi nghe thấy tiếng chuông sẽ thức dậy. Sau 1 thời gian với sự lặp lại nhiều lần thì ta không càn dùng báo thức nữa mà vẫn tự động thức dậy vào thời điểm đó.
- Ức chế: sau khi có được phản xạ thi ta lại không tuân thủ mà thức dậy vẫn cố ngủ tiếp, chỉ mất 1 thời gian ngắn sau ta dần mất đi phản sạ đó.
Thận và gan tham gia cân bằng áp suất thẩm thấu
*Thận tham gia điều hoà cân bằng áp suất thẩm thấu nhờ khả năng tái hấp thụ hoặc thải bớt nước và các chất hoà tan trong máu.
- Khi áp suất thẩm thấu trong máu tăng do ăn mặn, đổ nhiều mồ hôi… →thận tăng cường tái hấp thu nước trả về máu, đồng thời động vật có cảm giác khát nước → uống nước vào → giúp cân bằng áp suất thẩm thấu.
- Khi áp suất thẩm thấu trong máu giảm → thận tăng thải nước → duy trì áp suất thẩm thấu.
*Gan tham gia điều hoà áp suất thẩm thấu nhờ khả năng điều hoà nồng độ của các chất hoà tan trong máu như glucôzơ…
- Sau bữa ăn, nồng độ glucôzơ trong máu tăng cao → tuyến tụy tiết ra insulin, làm cho gan chuyển glucôzơ thành glicôgen dự trữ, đồng thời kích thích tế bào nhận và sử dụng glucôzơ → nồng độ glucôzơ trong máu giảm và duy trì ổn định
- Khi đói, do các tế bào sử dụng nhiều glucôzơ → nồng độ glucôzơ trong máu giảm → tuyết tụy tiết ra glucagôn giúp gan chuyển glicôgen thành glucôzơ đưa vào máu → nồng độ glucôzơ trong máu tăng lên và duy trì ổn định
Nội môi là môi trường bên trong cơ thể, là môi trường mà tế bào thực hiện quá trình trao đổi chất .
Nếu hiểu theo nghĩa hẹp thì môi trường bên trong bao gồm máu bạch huyết và nước mô . Sự biến động của môi trường bên trong thường gắn liền với ba thành phần máu , bạch huyết , nước mô.
Cân bằng nội môi là sự duy trì sự ổn định các điều kiện lí hoá của môi trường trong cơ thể
Ý nghĩa của việc cân bằng nội môi :
Sự ổn định về các điều kiện lí hoá của môi trường trong đảm bảo cho các tế bào, cơ quan trong cơ thể hoạt động bình thường.→đảm bảo cho động vật tồn tại và phát triển.
Khi điều kiện lí hoá của môi trường bị biến động →không duy trì được sự ổn định →rối loạn hoạt động của các tế bào hoặc các cơ quan →bệnh lí hoặc tử vong .
Để duy trì được sự ổn định của cơ thể cần các cơ chế duy trì cân bằng nội môi
Bộ phận
Cơ quan
Chức năng
Bộ phận tiếp nhận kích thích
Thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm.
Tiếp nhận kích thích từ môi trường (trong, ngoài)
Hình thành xung thần kinh truyền về bộ phận điều khiển
Bộ phận điều khiển
Trung ương thần kinh hoặc tuyến nội tiết
Tiếp nhận xung thần kinh từ bộ phân kích thích truyền tới
Xử lí thông tin
Gửi đi các tín hiệu thần kinh hoặc hoocmôn đến cơ quan hoạt động và điều khiển hoạt động của bộ phận thực hiện
Bộ phân thực hiện
Thận, gan, phổi, tim, mạch máu
Nhận tín hiệu thần kinh từ cơ quan điều khiển →tăng hoặc giảm hoạt động →biến đổi các điều kiện lí hoá của môi trường → đưa môi trường trở về trạng thái cân bằng, ổn định.
Tác động ngược lại bộ phận tiếp nhận kích thích ( liên hệ ngược)