kể về kế hoạch học tập của e
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo
Bước 1: Xác định điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân
Bước 2: Xác định các môn học em sẽ tập chung phát huy, cải thiện..
Bước 3: Xác định mục tiêu học tập hướng nghiệp
Bước 4: Đề xuất biện pháp
Ví dụ:
-Việc quan trọng làm trước,việc không cần thiết làm sau
-Tuân thủ theo thời gian biểu đã lập về giờ giấc học tập
-Tham khảo sách,tư liêu quan trọng về học tập có hiệu quả
.......................................
tham khảo
* Lập kế hoạch cải thiện những điểm hạn chế của bản thân trong học tập và trong cuộc sống.
Lời giải chi tiết:
Các điểm hạn chế | Cách khắc phục | Dự kiến việc sẽ làm | Kết quả mong đợi |
Môn Toán học lý thuyết chưa chắc | Học ít nhất 1,5 tiếng mỗi ngày | - Học lại lý thuyết môn toán - Chủ động hỏi lại thầy cô, bạn bè những phần mình chưa hiểu - Giải các dạng bài tập khác nhau, vận dụng nhiều công thức | Đạt được 8 điểm môn toán trong kì thi cuối kì |
Khả năng giao tiếp tiếng Anh chưa lưu loát | Tích cực luyện nói với thầy cô, bạn bè và tự nói ở nhà | - Học ít nhất 5 từ mới mỗi ngày - Đọc báo, nghe tin tức song ngữ | Khả năng nói và giao tiếp tiếng Anh lưu loát hơn, tự tin hơn |
Hoạt động 2 - Tham khảo:
KẾ HOẠCH HỌC TẬP, RÈN LUYỆN
THEO NGHỀ/NHÓM NGHỀ LỰA CHỌN
1. Họ và tên: Bùi Hải Nam Giới tính: Nam
2. Ngày, tháng, năm sinh:31/03/2007
3. Nơi ở hiện tại: Nam Định
4. Đang học lớp: 10A1 Trường: THPT Mỹ Tho
5. Những nghề em dự định chọn: Hướng dẫn viên du lịch.
6. Yêu cầu về phẩm chất, năng lực của những nghề em định chọn: phẩm chất tốt, giao tiếp tốt, yêu nghề, mến khách.
7. Đặc điểm của em. Ghi rõ những điểm mạnh, điểm hạn chế về năng lực, phẩm chất, sở thích, khả năng (học lực, khả năng nổi trội, thể chất, sức khỏe, vận động,....) của bản thân.
+ Điểm mạnh: Vui vẻ, hòa đồng.
+ Học lực: Khá
+ Sức khỏe: Tốt
+ Hạn chế: Bị say xe
8. Yêu cầu của các trường đào tạo nghề em định chọn.
9. Kế hoạch học tập rèn luyện cụ thể:
Nhiệm vụ | Biện pháp thực hiện |
Nâng cao kết quả học tập môn Ngữ văn | - Đọc sách văn học mỗi ngày. - Nhờ thầy, cô giáo dạy văn hướng dẫn cách học. - Viết nhật kí hằng ngày. |
Rèn luyện tính chăm chỉ | - Chủ động học bài, làm bài tập. - Nỗ lực hoàn thành tốt các nhiệm vụ học tập. - Tích cực, chủ động tham gia các công việc ở nhà, trường, lớp. |
Rèn luyện khả năng giao tiếp | - Học cách lắng nghe tích cực. - Chủ động làm quen người khác. - Mạnh dạn nói ra suy nghĩ của bản thân. - Quan tâm đến cảm xúc của người khác. - Học cách động viên, khích lệ người khác. |
Viết thư cho bạn của mình nói về tình hình học tập học kì 1 hoặc học kì 2 và kế hoạch cho kì nghỉ hè
Thảo Linh nhớ nhiều!
Vậy là chúng mình xa nhau hơn một học kì rồi đấy phải không? Cả mình và Linh đều lười viết thư cho nhau. Không một lý do nào có thể “biện hộ” cho sự lười biếng ấy của chúng ta. Hôm gặp Kim Ngân ở cửa hàng bách hóa tổng hợp thị trấn, Kim Ngân chuyển lời thăm sức khỏe của Thảo Linh đến mình. Thú thực mình vừa vui lại vừa buồn. Vì vậy mà mình phải viết thư ngày cho cậu.
Thảo Linh à, giờ thì mình sẽ kể vài nét tình hình lớp mình cho Linh biết. Phong trào học tập vẫn như hồi nào Linh ở đây: chăm ngoan, sôi nổi nhưng nghịch ngợm vào loại nhất nhì trường. Ngay từ đầu học kì I, tụi mình đã tự động tổ chức học thêm một tuần ba buổi, nhờ cô giao Hoàng Yến - cô chủ nhiệm lớp 4A của mình dạy tại nhà bạn Phượng đấy. Còn lại hai buổi trong tuần thì học theo nhóm. Chất lượng học kì I của lớp mình đều rất tốt. Dẫn đầu toàn trường về tỉ lệ học sinh xuất sắc và giỏi đấy.
Linh thấy có vui mừng không? Chắc Linh còn nhớ bạn Phi Hùng và Lệ Thủy chứ. Do hoàn cảnh gia đình rất khó khăn, cả hai đều phải một buổi đi bán vé số kiếm tiền phụ giúp gia đình. Phi Hùng thì bố mất sớm, sau Hùng còn hai em định bỏ học. Cô giáo chủ nhiệm và tụi mình đã đến tận nhà vừa động viên hai bạn, vừa giúp đỡ cả vật chất lẫn tinh thần. Hàng tháng chúng mình tiết kiệm tiền ba mẹ cho ăn sáng để mua quần áo, mua sách tặng cho hai bạn. Cả lớp chúng mình là một tập thể yêu thương gắn bó với nhau như anh em trong một nhà. Các thầy cô đều khen lớp 4A là một tập thể điển hình về tinh thần học tập, về ý thức tổ chức kỷ luật và nhất là tinh thần đoàn kết tương thân tương ái đấy Linh ạ.
Thôi, cho mình tạm dừng ở đây. Chúc Linh và những người bạn mới của Linh luôn được khỏe và học giỏi. Nhớ hôn hộ mình bé Phương Thảo nhiều nhiều nhé!
Bạn thân
Tham khảo:
Mỗi người cần phải có kể hoạch học tập rõ ràng thì mới đạt được những mục tiêu mà mình mong muốn cũng như thành công hơn trong cuộc sống, và em cũng vậy, cũng có những mục tiêu học tập. Trước hết, em sẽ cần phải xác định mục tiêu học tập hay nói cách khác, đó là đặt ra định hướng học tập. Nhờ nó mà em thấy được ý nghĩa công việc mình đang tiến hành, khi xác định mục tiêu học tập cần chú ý: tính vừa sức, tính rõ ràng và tính cụ thể của mục tiêu. Để đạt hiệu quả thì em đã đặt ra mục tiêu vừa phải, không quá sức với mình như: đối với việc học ngoại ngữ cần luyện nói 15 phút mỗi ngày,...Tiếp theo, tính rõ ràng em sẽ chia là: môn văn, sau mỗi buổi học dành 15 phút ôn tập; trước khi lên lớp học bài, soạn bài mới cẩn thận; mỗi ngày dành khoảng 30 phút để đọc tài liệu tham khảo; mỗi tuần tập viết một bài luận về đề tài tự chọn... cố gắng vượt lên hạng khá. Còn tính cụ thể của em là mỗi ngày học thuộc 10 từ mới, ôn tập 10 từ cũ; mỗi bài khóa đều học thuộc đến mức có thể viết lại toàn bộ mà không cần nhìn vào sách; khi học bài mới, dành 15 phút ôn lại bài cũ...Sau khi đề ra mục tiêu, em sẽ sắp xếp thời gian học tập một cách khoa học để đạt mục tiêu đó. Thế nào là sắp xếp thời gian một cách khoa học? Cơ bản phải đảm bảo các yếu tố sau:Toàn diện, hợp lý, nổi bật trọng điểm, thời gian trống. Ngoài ra còn cần có kế hoạch cho những bài kiểm tra (ôn tập, hệ thống hóa kiến thức... trước khi kiểm tra từ 1-2 tuần). Kế hoạch cho những ngày nghỉ, kế hoạch vui chơi, ngoại khóa! Đó chính là kế hoạch học tập của em và em đang cố gằng thực hiện để bản thân dần dần trở nên hoàn thiện và tốt hơn.
chữ tham khảo đối với môn văn là ph đc in đậm nha