Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bạn cần giúp bài nào ạ? Nếu bạn cần giúp hết, bạn tách các câu ra từng CH riêng nhé, không ai làm hết được tất cả trong 1 CH đâu bạn, mà có làm thì chất lượng cũng chưa được cao.
Tuổi thơ là những ngày tháng rong chơi không lo nghĩ, là những nụ cười trong trẻo ngày nắng, những âm thanh vui vẻ lắng đọng ngày mưa. Tuổi thơ của tôi gói gọn trong một kỉ vật đến giờ vẫn được cất giữ trên vị trí đẹp nhất của tủ kính nơi phòng khách: con gấu bông.
Con gấu bông này tôi được mẹ tặng vào dịp sinh nhật 6 tuổi, khi mà ngày khai trường vào lớp 1 đã cận kề. Tôi vẫn còn nhớ cảm giác hạnh phúc đến vỡ òa khi bóc từng lớp giấy bọc quà, nhìn thấy chiếc tai gấu lấp ló phía trong bộp bìa carton. Cảm giác nghẹn ngào, xúc động đến mức tôi nhảy cẫng lên hò reo khiến cả nhà nhìn tôi thích thú trêu chọc. Tôi đã thích gấu bông từ rất lâu rồi, khi sang nhà chị họ chơi và thấy chị có một chú gấu Teddy để trên bàn học, tuy nhiên tôi biết gia đình mình không quá khá giả, mẹ và bố phải làm việc vất vả để kiếm tiền trang trải học phí và những lần ốm đau của tôi. Do đó, tôi không hề năn nỉ hay xin bố mẹ mua bất cứ món quà nào cả. Tuy nhiên, có lẽ vì nhìn thấy sự thích thú của tôi với chú gấu bông kia và muốn động viên tôi học tốt nên mẹ đã mua tặng tôi vào ngày sinh nhật món quà tuyệt vời đến vậy.
Tôi rất thích chú gấu mẹ tặng và đặt tên nó là Nhỏ, vì em cũng nhỏ xinh thôi, không quá to, vừa đủ để tôi ôm đi ngủ. Từ khi có chú gấu Nhỏ, tôi luôn mang theo em khi sang nhà hàng xóm chơi trò gia đình, em sẽ là em bé, tôi chăm em, cho em ăn, dỗ dành em khi ngủ... Tôi may áo cho em mặc, làm mọi thứ từ những tờ giấy lịch hay bất kể thứ gì tôi nghĩ ra để em có "một cuộc sống sung túc nhất".
Nhỏ toàn thân có màu nâu xám, đôi mắt đen láy như hai hạt nhãn và chiếc mũi xinh xinh hình tam giác. Tôi luôn cố gắng giữ gìn em, tuy nhiên có một ngày tôi ôm em sang nhà hàng xóm chơi như thường lệ, thì tôi làm em rách bục chỉ ở tay vì bị mắc vào đinh ở trên tường. Tôi lúc đó rất sợ, sợ vì mẹ sẽ trách mắng, lại buồn, buồn vì đây là món quà mẹ tặng, tôi không muốn em bị hỏng chút nào.
Tôi và một chị hàng xóm đã lấy kim chỉ và khâu lại nhưng vẫn bị lòi bông ra ngoài. Tôi càng trở nên lo lắng. Khi mẹ biết chuyện, mẹ đã khâu lại giúp tôi, cười và nói: mẹ rất tự hào khi tôi biết tự khâu lại vì lúc đó tôi còn nhỏ, nhưng cũng lưu ý tôi không nên quá lo lắng về những chuyện vô tình xảy ra, cứ thoải mái đón nhận và chuyện gì cũng có cách giải quyết. Khi ấy, tôi vẫn chưa hiểu rõ lời mẹ nói, nhưng giờ đây nhớ lại, tôi đã có thể hiểu phần nào. Tôi đã không còn luống cuống khi gặp phải tình huống bất ngờ nữa. Thay vào đó, tôi bình tĩnh hơn và suy nghĩ tìm cách giải quyết, nếu việc nào khó quá, tôi sẽ đi tìm người nào đó có thể giúp mình.
Đó là bài học đầu tiên mẹ dạy tôi - một đứa trẻ nhỏ luôn lo lắng, luôn sợ hãi. Giờ đây, khi tôi đã lớn hơn, em gấu Nhỏ được mẹ cất trên ngăn tủ ở phòng khách, thỉnh thoảng được mẹ mang đi giặt cho đỡ bụi bặm. Mỗi khi nhìn thấy em gấu, tôi luôn tự nhủ với bản thân phải cố gắng, không được làm mẹ phiền lòng, phải mạnh mẽ và luôn bình tĩnh, lạc quan.
A I K D E B C
a, Trước hết ta thấy \(\widehat{IAC}=\widehat{BAK}=140^0\)
\(\Delta IAC=\Delta BAK(c.g.c)\Rightarrow IC=BK\)
b, Gọi D là giao điểm của AB và IC,gọi E là giao điểm của IC và BK . Xét \(\Delta AID\)và \(\Delta EBD\), ta có : \(\widehat{AID}=\widehat{EBD}\)do \(\Delta IAC=\Delta BAK\)
\(\widehat{ADI}=\widehat{EDB}\)đối đỉnh nên \(\widehat{IAD}=\widehat{BED}\)
Do \(\widehat{ADI}=90^0\)nên \(\widehat{IAD}=90^0\). Vậy \(IC\perp BK\).
O x A B C D y
Xét hai tam giác \(\Delta OAD;\Delta OCB\)có OA = OC,OB = OD \((gt)\)và góc xOy chung,suy ra \(\Delta OAD=\Delta OCB(c.g.c)\)=> AD = BC
Bài 1. Lập bảng thống kê về quốc gia Cham-pa và Phù Nam theo nội dung sau:
- Trên cơ sỏ nền văn hóa Sa Huỳnh, vùng đồng bằng ven biển miền Trung và Nam Trung Bộ.
- Trên cuộc khởi nghĩa thắng lợi của nhân dân Tượng Lâm dưới sự lãnh đạo của Khu Liên nhân lúc Trung Quốc rối loạn vào cuối thế kỉ II. Khu Liên lên ngôi, đặt tên nước là Lâm Ấp. Các vua Lâm Ấp dùng lực lượng quân sự mạnh mở rộng bờ cõi về phía Bắc (đến Hoành Sơn, huyện Tây Quyển) và phía Nam (đến Phan Rang), đổi tên nước là Cham-pa, đóng đô ở Sin-ha-pu-ra (Trà Kiệu - Quảng Nam).
- Trên cơ sở nền văn hóa Óc Eo, địa bàn vùng châu thổ sông Cửu Long.
- Do các cư dân cổ Nam Á và Nam Đảo hình thành vào thế kỉ I và phát triển vào thế kỉ III - V.
- Nông nghiệp trồng trọt
- Khai thác lâm thổ sản
- Làm đồ gốm
- Đánh cá
- Ngoại thương
- Nông nghiệp trồng trọt, chăn nuôi
- Thủ công nghiệp (làm gốm, luyện kim, kim hoàn)
- Ngoại thương đường biển
- Từ thế kỉ IV đã có chữ viết riêng, bắt nguồn từ chữ Phạn của người Ấn Độ.
- Theo đạo Bà La Môn, đạo Phật.
- Có tục hỏa táng người chết, bỏ tro vào bình, vò rồi thả xuống sông, biển.
- Ở nhà sàn, ăn trầu.
- Nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc đặc sắc.
- Ở nhà sàn trên nền đất đắp cao.
- Ở trần hoặc mặc áo chui đầu, xăm mình, xõa tóc, đeo trang sức đồng (hoặc hợp kim đồng, thiếc, chì), đất nung.
- Có tục hỏa táng người chết.
- Sùng tín đạo Phật và đạo Hinđu.
- Nghệ thuật xây dựng, kiến trúc, ca, múa, nhạc phát triển
Bài 2. Em hãy nêu những chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nước ta từ năm 179 TCN - Thế kỉ X?
*Về văn hóa:
- Thực hiện chính sách đồng hóa (đưa người Hán sang ở chung với dân ta, bắt dân ta học ngôn ngữ, phong tục tập quán của người Hán) hòng biến nước ta thành một phần của nước chúng.
* Về chính trị:
- Chia nhỏ các đơn vị hành chính.
- Đưa người Hán sang cai trị đến tận cấp huyện.
* Về kinh tế:
- Đặt ra nhiều thứ thuế nặng nề.
- Bắt dân ta cống nạp các sản vật quý, sản phẩm thủ công.
- Bắt dân ta đi lao dịch nặng nề.
Bài 3: Những biến đổi về địa giới hành chính nước ta từ năm 179 TCN - Thế kỉ X?
- Năm 179 TCN, Triệu Đà sáp nhập Âu Lạc vào Nam Việt, chia Âu Lạc thành hai quận Giao Chỉ và Cửu Chân.
- Năm 111 TCN, nhà Hán chiếm Âu Lạc, chia thành ba quận Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam, gộp cùng sáu quận của Trung Quốc thành châu Giao. Năm 43, sáp nhập vùng đất của người Chăm cổ vào quận Nhật Nam, đặt ra huyện Tượng Lâm.
- Đầu thế kỉ III, nhà Ngô tách châu Giao thành Quảng Châu (thuộc Trung Quốc) và Giao Châu (nước Âu Lạc cũ).
- Đầu thế kỉ VI, nhà Lương chia lại nước ta thành sáu châu: Giao Châu (vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ), Ái Châu (Thanh Hóa), Đức Châu, Lợi Châu, Minh Châu (Nghệ An - Hà Tĩnh) và Hoàng Châu (Quảng Ninh).
- Năm 679, nhà Đường đổi Giao Châu thành An Nam Đô hộ phủ để cai quản 12 châu, trong đó đất Âu Lạc cũ bị chia thành 6 châu: Giao Châu, Phong Châu, Trường Châu (Bắc Bộ ngày nay), Ái Châu, Phúc Lộc Châu, Hoan Châu (Bắc Trung Bộ ngày nay).
100% đúng, mong bạn k chọn cho mình nha!
Chúc bạn học giỏi!
chọn tớ đi pls