K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 2 2021

            Trong những ngày Tết đến xuân về náo nức trên mọi nẻo đường, người yêu thơ lại khẽ lắng mình trong một nhịp thơ giản dị đầy nhân văn của nhà thơ Vũ Đình Liên: bài thơ "Ông đồ". Bài thơ ra đời khi ông đồ đã trở thành cái di tích của một thời tàn. Nho học đã bị thất sủNgười xưa đã từng nói: “ Thi trung hữu hoạ”. Đọc Ông đồ của Vũ Đình Liên thấy quả không sai. Ngày Tết, trong các gia đình thường treo tranh tứ bình. Riêng Vũ Đình Liên lại trang trí cho phòng của mình bằng những bức tranh thật là độc đáo. Buổi sớm xuân, nhà thơ ra phố. Khắp nơi rực rỡ hoa đào.Về nhà ông lập tức cầm lấy cọ. Đương nhiên không thể thiếu một sắc hoa đào.Nhưng trong các bức tranh của Vũ Đình Liên, hoa đào không phải là biểu tượng mà chỉ là nền phong cảnh để ông đồ xuất hiện: “ Mỗi năm hoa đào nở Lại thấy ông đồ già Bày mực tàu giấy đỏ Bên phố đông người qua... "

6 tháng 2 2021

Câu nghi vấn đâu bạn ? Copy mà sao không xem xét gì hết vậy

10 tháng 2 2022

refer

Thế Lữ được coi Ɩà cây bút tiêu biểu nhất c̠ủa̠ phong trào thơ mới.Ông đã để lại cho nền văn học hiện đại Việt Nam vô số tác phẩm ý nghĩa nổi bật nhất chính Ɩà bài thơ ”Nhớ Rừng ” đây Ɩà một trong những bài thơ tiêu biểu góp phần mở đường cho sự thắng lợi c̠ủa̠ thơ mới .Bằng việc sử dụng các từ ngữ độc đáo Thế Lứ đã phác họa thành công bức tranh đầy tâm tư c̠ủa̠ con hổ khi bị giam cầm trong chiếc lồng sắt .Mở đầu bài thơ con hổ đã bộc lộ rõ nét tâm trạng uất hận căm ghét khi bị nhốt trong cũi sắt trở thành thứ đồ chơi tầm thường.Có thể thấy được tâm trạng uất hận căm thù tạo thành khối c̠ủa̠ chúa sơn lầm bộc lộ rõ nét nhất ở đoạn đầu tiên .Tác giả đã sử dụng đại từ ta” ta nằm dài” đầy kiêu hãnh c̠ủa̠ vị chúa tể .Sự ngao ngán cảnh tượng cứ chầm chậm trôi mà đành buông xuôi bất lực.Ôi ! Thấy nhớ cảnh sơn lầm núi rừng ấy biết bao.

11 tháng 3 2022

(Mình có tham khảo một chút trên mạng nhưng không nhiều, với cả mình cũng quên không cho câu nghi vấn vào bạn đọc và không ưng chỗ nào có thể bỏ nhé)

"Ngắm trăng" là thú vui tao nhã của những thi ca phương Đông, từ lâu trăng đã là trở thành người bạn thơ, nguồn cảm hứng dồi dào cho tâm hồn nhiều xúc cảm. Còn gì tuyệt hơn khi nhâm nhi một ly rượu, ngắm trăng, thưởng hoa và ngâm thơ, nhưng khi rơi vào nghịch cảnh hiếm có ai vẫn ung dung, dành tình cảm cho cảnh đẹp tự nhiên ấy vậy mà Bác vẫn dành tình cảm mãnh liệt ấy cho trăng. Trong những ngày tháng bị giam cầm, khốn đốn, mất tự do ở tỉnh Quang Tây - Trung Quốc Bác đã sáng tác 133 bài thơ bằng chữ hán, trong đó có bài thơ "Ngắm trăng" thể hiện tinh thần lạc quan, ung dung, hướng đến cái đẹp tự nhiên thể hiện tình cảm giữa người và thiên nhiên giữa hoàn cảnh khổ sai. Mở đầu bài thơ Bác đã sử dụng hai câu thơ:" Ngục trung vô tửu diệc vô hoa," câu thơ nói lên hiện thực trần trụi, điệp từ "vô" nhấn mạnh sự thiếu thốn của người tù, thiếu đi thú vui tao nhã uống rượu, ngắm trăng, hưởng hoa, ngâm thơ và khẳng định rằng đây không phải hoàn cảnh lý tưởng để ngắm trang thưởng thức cái đẹp. Nên câu thơ thứ hai đã hỏi:" Đối thử lương tiêu nại nhược hà?" đây là câu hỏi tu từ với lòng rằng:" Vậy đối với cảnh đẹp đêm nay ta biết làm thế nào khi không rượu cũng không hoa?" thể hiện tâm trạng bối rối, rung cảm trước cảnh đẹp thiên nhiên và diễn tả tâm hồn thi ca thơ mộng của tác giả. Một tâm hồn mơ mộng nhưng cũng không quá viển vông, thiết thực nhưng không mất đi đôi cánh tuyệt đẹp của trí tưởng tượng, chính đôi cánh ấy đã giúp Bác thoát khỏi song sắt lạnh lẽo, thoát khỏi cái đen tối của nhà tù và hướng đến một vầng trăng sáng như hướng đến một tương lại tốt đẹp hơn.

14 tháng 3 2021

Trong sắc phai bẽ bàng của giấy, sự kết đọng lạnh lòng của mực tự thân nó đã dâng lên một nỗi buồn tủi. Là ngoại cảnh nhưng cũng là tâm cảnh, một nỗi buồn thắm thía, khiến cho những vật vô tri vô giác cũng nhuốm sầu như chủ nhân của chúng “một mình mình biết, một mình mình buồn”, “trĩu nặng những ưu tư, xót xa trước thời thế đổi thay”. Và càng đáng buồn hơn, đến khổ thơ thứ tư thì còn lại cái hình ảnh của ông đồ lặng lẽ, cô đơn giữa quang cảnh lạnh lẽo:

Ông đồ vẫn ngồi đấy

Qua đường không ai hay

Lá vàng rơi trên giấy

Ngoài trời mưa bụi bay.

Bằng hi vọng mong manh còn lại, chút gắng gỏi vì miếng cơm manh áo,ông đồ vẫn kiên nhẫn ngồi đợi. Nhưng đáp lại sự đợi chờ vô vọng đó là những dáng tấp nập qua lại của mọi người, hờ hững, quên đi sự hiện diện của ông. Giữa cái ồn ào, náo động xung quanh là bóng dáng cô độc của ông đồ. Sự đối lập giữa ông đồ và cuộc sống tất bật khiến nhà thơ ngậm ngùi thương cảm. Giữa không gian đông người ấy, ông đồ vẫn ngồi, bóng dáng trầm tư có khác chăng Nguyễn Khuyến trước kia “tựa gối ôm cần lâu chẳng được”. Từng đợt lá vàng rơi xuống đường, rơi trên giấy cùng ánh mắt thẫn thờ như ngơ ngác trông ra màn mưa bụi mịt mờ thật ám ảnh, khiến cho con người dâng lên bao nỗi xót xa, đánh động vào lương tri của mỗi người. Không gian hoang vắng đến thê lương. Bất chợt tôi lại nghĩ đến câu thơ của Yến Lan trong Bến My Lăng: “Trăng thì đầy rơi vàng trên mặt sách”. “Lá vàng rơi trên giấy” cũng gợi ra cái không gian thấm đẫm nỗi buồn

Tham khảo:

Bài Ngắm trăng viết trong nhà tù của chế độ Tưởng Giới Thạch ở Quảng Tây, giới thiệu một tư thế ngắm trăng độc đáo, biểu lộ một phong thái sống ung dung, chủ động ngay trong những cảnh ngộ ngặt nghèo. Bài thơ kết tinh cao độ phong thái sống của Hồ Chí Minh. Ở đây, sự vượt ngục đã hoàn thành một cách thần kì, sự phấn đấu đã trở nên hài hòa, thư thái.

Trong tù không có rượu, cũng chẳng có hoa là sự bình thường, việc cố nhiên. Nhưng thấy cảnh đẹp mà bối rối (nại nhược hà) thì không phải là việc bình thường, dễ thấy. Tại sao lại bối rối? Trăng đẹp thì ngắm trăng. Thường người đời chỉ ngắm trăng khi lòng thư thái, thanh nhàn, dư dật về kinh tế, có rượu, có hoa. Khi ấy Bác đang ở trong tù, dư dật, nhàn nhã gì mà ngắm trăng? Chúng ta sống ngoài đời tự do mà cũng ít khi để ý đến vầng trăng tròn, khuyết trên đầu. Trong truyện ngắn Trăng sảng của Nam Cao, bà vợ nông dân của văn sĩ - nhà giáo khổ Điền đã gắt lên với chồng khi ông này gọi bà để khoe trăng sáng quá: Trăng sáng thì tắt đèn cho đỡ tốn hai xu dầu, chứ có gì mà phải gọi!

Đêm tù ấy, Bác chẳng có phương tiện vật chất gì để thưởng nguyệt. Nhưng chẳng lẽ để vẻ đẹp ấy trôi qua vô ích? Nên Bác mới bối rối. Dịch nại nhược hà (làm thế nào bây giờ) thành khó hững hờ cũng gọn nhưng chưa cho thấy hết cái lúng túng của một tâm hồn nghệ sĩ bất ngờ gặp cảnh đẹp của thiên nhiên. Câu thơ mở đầu trần trụi như một bản kiểm kê, tả cảnh sống người tù. Câu thơ thứ hai đã tả tâm hồn của một thi nhân với thi hứng dạt dào, tinh tế, thơ mộng. Cái thơ mộng này đối chiếu với cái thực tế ở câu trên tạo nên một thi vị hóm hỉnh của Hồ Chí Minh. Bác yêu vầng trăng trên đầu, nhưng Bác không quên cái cùm sắt cụ thể dưới chân. Thơ mộng nhưng không viển vông. Thiết thực nhưng không chặt đi đôi cánh của trí tưởng tượng. Chính đôi cánh ấy đã giúp Bác bay ra ngoài song sắt lúc nào không hay.

 

15 tháng 7 2023

Bài Ngắm trăng viết trong nhà tù của chế độ Tưởng Giới Thạch ở Quảng Tây, giới thiệu một tư thế ngắm trăng độc đáo, biểu lộ một phong thái sống ung dung, chủ động ngay trong những cảnh ngộ ngặt nghèo. Bài thơ kết tinh cao độ phong thái sống của Hồ Chí Minh. Ở đây, sự vượt ngục đã hoàn thành một cách thần kì, sự phấn đấu đã trở nên hài hòa, thư thái.

Trong tù không có rượu, cũng chẳng có hoa là sự bình thường, việc cố nhiên. Nhưng thấy cảnh đẹp mà bối rối (nại nhược hà) thì không phải là việc bình thường, dễ thấy. Tại sao lại bối rối? Trăng đẹp thì ngắm trăng. Thường người đời chỉ ngắm trăng khi lòng thư thái, thanh nhàn, dư dật về kinh tế, có rượu, có hoa. Khi ấy Bác đang ở trong tù, dư dật, nhàn nhã gì mà ngắm trăng? Chúng ta sống ngoài đời tự do mà cũng ít khi để ý đến vầng trăng tròn, khuyết trên đầu. Trong truyện ngắn Trăng sảng của Nam Cao, bà vợ nông dân của văn sĩ - nhà giáo khổ Điền đã gắt lên với chồng khi ông này gọi bà để khoe trăng sáng quá: Trăng sáng thì tắt đèn cho đỡ tốn hai xu dầu, chứ có gì mà phải gọi!

Đêm tù ấy, Bác chẳng có phương tiện vật chất gì để thưởng nguyệt. Nhưng chẳng lẽ để vẻ đẹp ấy trôi qua vô ích? Nên Bác mới bối rối. Dịch nại nhược hà (làm thế nào bây giờ) thành khó hững hờ cũng gọn nhưng chưa cho thấy hết cái lúng túng của một tâm hồn nghệ sĩ bất ngờ gặp cảnh đẹp của thiên nhiên. Câu thơ mở đầu trần trụi như một bản kiểm kê, tả cảnh sống người tù. Câu thơ thứ hai đã tả tâm hồn của một thi nhân với thi hứng dạt dào, tinh tế, thơ mộng. Cái thơ mộng này đối chiếu với cái thực tế ở câu trên tạo nên một thi vị hóm hỉnh của Hồ Chí Minh. Bác yêu vầng trăng trên đầu, nhưng Bác không quên cái cùm sắt cụ thể dưới chân. Thơ mộng nhưng không viển vông. Thiết thực nhưng không chặt đi đôi cánh của trí tưởng tượng. Chính đôi cánh ấy đã giúp Bác bay ra ngoài song sắt lúc nào không hay.

3 tháng 2 2021

Hưng ơi mày học lớp 8EG trường Lê Qúy Đôn đúng ko(Nếu nhầm thì sorry)(from steve)

16 tháng 2 2021

Trong tiềm thức của con người Việt Nam, tiếng tu hú là tiếng gọi mùa: 'Tu hú kêu, tu hú kêu, hoa phượng nở, hoa gạo đỏ đầy ước mơ hi vọng...". Đó là mùa hạ chói chang ánh nắng và đi cùng với đó là những sắc màu rực rỡ của thiên nhiên. Tiếng tu hú thân quen bất chợt vang vọng gợi lên trong tâm hồn người thanh niên trẻ tuổi đang sục sôi ước mơ, khát vọng nhưng bị mất tự do ấy bao suy tưởng về một mùa hè ngập tràn màu sắc và niềm vui. Mới hồi tưởng thôi đã đủ cồn cào khao khát lao ra trời cao mà nhảy nhót hát ca. Tác giả đã vẽ lên bức tranh mùa hè sông động và tươi tắn bằng những từ ngữ giản dị, nhưng đầy sức gợi hình, gợi cảm. Nếu không có niềm gắn bó tha thiết với cuộc đời, không có niềm khao khát tự do mãnh liệt, không có một tâm hồn tinh tế nhạy cảm và một trí tưởng tượng vô cùng phong phú thì nhà thơ không thế viết được những câu thơ tuyệt vời đến thế... Một tiếng chim thôi cũng gợi trong tâm tưởng nhà thơ cả một trời thương nhớ về những mùa hè nồng nàn của quê hương. Những âm thanh rạo rực và hình ảnh tươi đẹp, tràn đầy sức sống của mùa hè nối nhau hiện lên trong tâm trí của tác giả. Phải yêu thương quê hương đến độ nào tác giả mới có thể đưa ra được những cảm nhận như vậy . Đó chỉ là một chút cảm xúc có trong nhất thời hay là tình cảm đúc kết từ quãng thời gian gắn bó đầy sâu nặng? Đó là cảm xúc đã chín muồi của con người  tha thiết yêu cuộc sống, gắn bó máu thịt với quê hương thì mới có nỗi nhức nhối không nguôi đến như thế!

  
4 tháng 2 2023

Gợi ý cho em đoạn văn của chị:

Vũ Đình Liên là một trong những nhà thơ xuất sắc của phong trào thơ mới trong đó bài thơ ''Ông đồ'' đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Khổ 1 và 2 của bài thơ đã làm nổi bật nét đẹp truyền thống ngày Tết và tài năng của ông đồ. Cụm từ ''mỗi năm'', ''hoa đào nở'', ''ông đồ già'' cho thấy vòng lặp của thời gian mỗi năm với những dấu hiệu quen thuộc của người dân là hoa đào và ông đồ. Hình ảnh ''mực tàu'', ''giấy đỏ'' là hình ảnh quen thuộc mỗi khi ông đồ xuất hiện để lưu dấu ấn của những nét họa của người nghệ sĩ tài năng. ''Phố đông người'' cho thấy sự nhộn nhịp của con phố ngày xuân. Và (Phép nối) hơn cả, tác giả sử dụng các cụm từ ''bao nhiêu người'', ''thuê'', ''tấm tắc'', ''ngợi khen'', ''tài'', ''hoa tay'', ''thảo'' cho thây tài năng của ông đồ được rất nhiều người đón nhận. Nhà thơ Vũ Đình Liên còn sử dụng thành ngữ ''phượng múa rồng bay'' để làm nổi bật tài năng của ông đồ và ông đồ là người nghệ sĩ tạo ra những nét bút đẹp như tranh (Câu ghép). Qua khổ thơ cho thấy sự yêu mến tài năng cũng như sự nể trọng của nhà thơ với ông đồ

_mingnguyet.hoc24_