viết đoạn văn giới thiệu tác giả đoàn giỏi
viết đoạn văn giới thiệu đoạn trích
mình cần gấp nhé
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trong văn đàn Việt Nam, nhà văn Nguyên Hồng được đồng nghiệp và bạn đọc ưu ái gọi bằng một "danh hiệu": Nhà văn của phụ nữ và trẻ em.
Nhà văn Nguyên Hồng sinh năm 1918 mất năm 1982. Tên khai sinh của ông là Nguyễn Nguyên Hồng, quê ở thành phố Nam Định. Nguyên Hồng sống chủ yếu ở thành phố cảng Hải Phòng. Nguyên Hồng từng có một tuổi thơ bất hạnh. Hồi kí Những ngày thơ ấu được coi là những dòng hồi ức sinh động, chân thực đầy cay đắng về tuổi thơ không êm đềm của nhà văn.
Ông viết nhiều thể loại truyện ngắn, tiểu thuyết, kí, thơ. Các tác phẩm chính của Nguyên Hồng: Bỉ vỏ (tiểu thuyết, 1938); Những ngày thơ ấu (hồi kí, 1938); Trời xanh (tập thơ, 1960); Cửa biển (bộ tiểu thuyết 4 tập: 1961, 1967, 1973, 1976); Núi rừng Yên Thế (bộ tiểu thuyết lịch sử nhiều tập chưa viết xong); Bước đường viết văn (hồi kí, 1970).
Trong những tác phẩm của Nguyên Hồng, hình ảnh người phụ nữ và trẻ em trong xã hội cũ được nhà văn dành nhiều niềm yêu thương, đồng cảm. Với những đóng góp của Nguyên Hồng dành cho nền văn học dân tộc, ông được nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996.
Văn bản Trong lòng mẹ được trích từ tập hồi kí Những ngày thơ ấu. Hồi kí là một thể thuộc loại kí, nhằm ghi những sự việc thuộc quá khứ, qua sự nhớ lại. Hồi kí đòi hỏi phải hết sức tôn trọng tính chân thực của câu chuyện; sự việc, số liệu, thời gian phải chính xác. Bởi thế, tác phẩm được coi là thiên truyện kể về tuổi thơ cay đắng của chính tác giả. Đó là cả một quãng đời cơ cực mồ côi cha, không được sống với mẹ mà phải sống với người cô độc ác được tái hiện lại sinh động. Chính tình mẫu tử thiêng liêng, tình yêu tha thiết đối với mẹ đã giúp chú bé vượt qua giọng lưỡi xúc xiểm độc ác của người cô cùng với những dư luận không mấy tốt đẹp về người mẹ tội nghiệp. Đặc biệt, đoạn truyện tả cảnh đoàn tụ giữa hai mẹ con là một đoạn văn thấm đẫm tình cảm và thể hiện sâu sắc tinh thần nhân đạo. Nó góp phần lí giải tại sao Nguyên Hồng được trân trọng gọi là "nhà văn của phụ nữ và trẻ em".
Ngô Tất Tố, người huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội – VPT), đã từng dùng những bút danh Thôn Dân, Phó Chi, Tuệ Căn, v.v… sinh ra trong một gia đình nho học thanh bần.
Năm 1914 ông bắt đầu hoạt động sáng tác, dịch sách, viết bài cho báo chí, đã công bố nhiều tác phẩm văn chương có tính tư tưởng khá mạnh trên rất nhiều báo tạp chí tiến bộ, vì thế bị mật thám của chính quyền thống trị thực dân Pháp bí mật giám thị, theo dõi.
Năm 1946, nhà văn Ngô Tất Tố tham gia Hội Văn hoá cứu quốc. Trong cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp, ông lên chiến khu Việt Bắc tham gia hoạt động văn nghệ cách mạng, tiến hành sáng tác văn học với nhiều loại đề tài.
Tác phẩm chủ yếu có: Tiểu thuyết “Tắt đèn”, “Lểu chõng”; Phóng sự “Việc làng"; Tác phẩm nghiên cứu “Văn học Việt Nam”, “Lão Tử”, “Mặc Tử”; Tác phẩm dịch “Thơ Đường”, v.v…
Ngô Tất Tố là một nhà văn hiện thực phê phán xuất sắc, có sở trường về sáng tác đề tài nông thôn. Tác phẩm của ông đã bóc trần không thương tiếc bộ mặt xấu xa, hung bạo tàn ác của bọn địa chủ cường hào phong kiến, đồng tình vô hạn đối với nông dân nghèo khổ. Tác giả khéo léo vận dụng ngôn ngữ đại chúng hoá, bình dân dễ hiểu.
Nam cao là con người duy nhất trong gia đình khá đông con - được ăn học tử tế. Học xong bậc thành chung, nam cao vào sài gòn giúp việc cho một hiệu may. Thời kì này, ông bắt đầu sáng tác và mơ ước được đi xa để mở mang kiến thức, trau dồi tài năng, xây dựng một sự nghiệp văn học có ích. Nhưng rồi vì ốm yếu, nam cao lại trở về quê, và thất nghiệp. Sau ông lên hà nội, dạy học ở một trường tiểu học tư thục, vùng bưởi, ngoại ô. Nhưng cuộc đời "giáo khổ trường tư" đó cũng không yên: quân nhật vào đông dương, trường của ông phải đóng cửa để làm chuồng ngựa cho lính nhật. Nhà văn lại thất nghiệp, sống lay lắt bằng nghề viết văn và làm gia sư, trong khi gia đình ở quê đang ngày càng khốn khó. Năm 1943, nam cao tham gia hội văn hóa cứu quốc do đảng cộng sản tổ chức và lãnh đạo. Bị khủng bố gắt gao, ông về hẳn làng quê rồi tham gia cướp chính quyền ở địa phương và được bầu làm chủ tịch đầu tiên ở xã. Nhưng ngay sau đó ông được điều động lên công tác ở hội văn hóa cứu quốc tại hà nội. Ông đã đi cùng đoàn quân nam tiến vào vùng nam trung bộ đang kháng chiến năm 1946. Kháng chiến toàn quốc bùng nổ (12 - 1946), nam cao về làm công tác tuyên truyền ỏ' tỉnh hà nam; từ 1947, ông công tác ở ngành tuyên truyền, văn nghệ việt bắc, chủ yếu viết báo cáo cứu quốc, văn nghệ. Năm 1950, nam cao đã tham gia chiến dịch biên giới. Truyện ngắn đôi mắt (1948), nhật kí ở rừng (1948), tập kí sự chuyện biên giới (1950) của nam cao đều là những sáng tác đặc sắc, tiêu biểu của truyện, kí kháng chiến lúc bấy giờ. Tháng 11 - 1951, trên đường vào công tác vùng sau lưng địch thuộc liên khu iii, nam cao đã bị địch phục kích bắt được và bắn chết gần hoàng đan (thuộc tỉnh ninh bình khi đó). Nhà văn ngã xuống giữa lúc ông đang bước vào thời kì "chín" về tư tưởng và tài năng, hứa hẹn những sáng tác có tầm vóc về thời đại mới.
Trước cách mạng, nam cao thường mang nặng tâm sự u uất, bất đắc chí. Đó không chỉ là tâm sự người nghệ sĩ "tài cao, phận thấp, chí khí uất" (thơ tản đà), mà còn là nỗi bi phẫn sâu xa của người trí thức giàu tâm huyết trước cái xã hội bóp nghẹt sự sống con người khi đó. Song nam cao không vì bất mãn cá nhân mà trở nên khinh bạc, trái lại ông có một tấm lòng thật đôn hậu, chan chứa yêu thương. Đặc biệt, sự gắn bó ân tình sâu nặng với bà con nông dân nghèo khổ ruột thịt ở quê hương là nét nổi bật ở nam cao. Chính tình cảm yêu thương gắn bó đó là một sức mạnh bên trong của nhà văn, giúp ông vượt qua những cám dỗ của lối sống thoát li hưởng lạc, tự nguyện tìm đến và trung thành với con đường nghệ thuật hiện thực "vị nhân sinh".
Bình sinh, nam cao thường day dứt, hối hận vì những sai lầm - có khi chỉ trong ý nghĩ - của mình. Người trí thức "trung thực vô ngần" (lời tô hoài) ấy luôn nghiêm khắc tự đấu tranh bản thân để vượt mình, cố thoát khỏi lối sống tầm thường, nhỏ nhen, khao khát hướng tới "tâm hồn trong sạch và mơ tới những cảnh sống, những con người thật đẹp" (nhật kí nam cao, ghi ngày 31 - 8 - 1950). Có thể nói, giá trị to lớn của sự nghiệp văn học của nam cao gắn liền với cuộc đấu tranh bản thân trung thực, dũng cảm trong suốt cuộc đời cầm bút của nhà văn.
Cuộc đời lao động nghệ thuật vì lí tưởng nhân đạo, lí tưởng cách mạng và sự hi sinh anh dũng của nam cao mãi mãi là tấm gương cao đẹp của một nhà văn - chiến sĩ.
a) Vì lời trích dẫn trong đoạn văn giới thiệu tác giả Hô-me-rơ là lời trích dẫn gián tiếp và có ghi nguồn gốc xuất xứ.
b) Nội dung của câu văn trích dẫn ngoặc kép: là lời của nhà nghiên cứu viết về nội dung tương phản được khắc họa trong đoạn trích.
c) Phần đánh dấu ngoặc vuông là phần trong lời trích dẫn nhưng được lược bỏ do nội dung ít quan trọng hơn hoặc không cần thiết trong đoạn đó.
tham khảo
Trong văn học Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945, Nguyên Hồng nổi lên như một hiện tượng đặc biệt với ngòi bút nhân đạo cao cả, được mệnh danh là nhà văn của phụ nữ, trẻ em và những người cùng khổ. Một trong những tác phẩm nổi tiếng đã đưa ông lên đỉnh cao của sự nghiệp văn học là tiểu thuyết Những ngày thơ ấu. Đoạn trích Trong lòng mẹ được xem là đoạn trích tiêu biểu của tác phẩm ấy viết về những năm tháng tuổi thơ đầy khổ cực, đắng cay của chính tác giả.
Nhà văn Nguyên Hồng sinh năm 1918 tại Nam Định. Ông có tuổi thơ thiếu thốn tình cảm và vật chất, sinh ra trong gia đình có hoàn cảnh bất hạnh. Ông mồ côi cha từ nhỏ, phải sống với những người cô ruột cay nghiệt. Ngay từ khi còn bé, Nguyên Hồng đã phải lưu lạc, bôn ba cùng mẹ đi khắp nơi để bán hàng kiếm sống. Ông bắt đầu sự nghiệp viết văn của mình vào năm 1936 với tác phẩm "Linh hồn". Năm 1937, ông được nhiều người biết đến với tác phẩm được xem như đỉnh cao sự nghiệp là "Bỉ vỏ". Từ năm 1936 đến năm 1939, Nguyên Hồng tham gia kháng chiến và gặp rất nhiều những biến động trong cuộc sống. Cuốn tiểu thuyết cuối cùng mà ông viết là "Núi rừng Yên Thế". Nguyên Hồng mất năm 1982, đến năm 1996, ông vinh dự được nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
Nhiều độc giả đã từng nhận định Nguyên Hồng như một nhà văn của những người cùng khổ và hầu hết những tác phẩm ông viết đều thấm đượm tinh thần nhân văn, chất nhân đạo chan chứa trên đầu bút. Thế giới nhân vật trong những tác phẩm của Nguyên Hồng là những con người nghèo khổ, bất hạnh, cùng cực, vấp phải nhiều những biến cố trong cuộc sống. Thế nhưng, đằng sau những hoàn cảnh ấy lại là những con người với tâm hồn cao đẹp, phẩm chất cao đẹp và sống một cuộc đời cao đẹp. Nguyên Hồng khai thác chất liệu từ hiện thực xã hội và đem nó vào những trang văn của mình một cách hết sức dung dị, đời thường. Cách viết của ông cũng vô cùng chân thực, bình dị và rất đời. Những trang văn của tác giả cứ thế đi sâu vào lòng người đọc với những cảm xúc rất đỗi tự nhiên.
Văn bản Trong lòng mẹ được trích trong tập hồi kí Những ngày thơ ấu, viết về tuổi thơ nhiều cực khổ, bất hạnh của chính Nguyên Hồng. Qua dòng tâm sự của chú bé Hồng, ta thấy hiện lên một xã hội với nhiều cạm bẫy, những sự thờ ơ, vô cảm đến lạnh lùng mà người đọc cảm nhận được. Ở xã hội đó, tình máu mủ ruột thịt cũng không còn có giá trị. Đó là câu chuyện cảm động về chú bé Hồng, một chú bé yêu thương mẹ đến vô cùng. Mặc dù phải xa mẹ trong khoảng thời gian rất dài nhưng chú bé luôn giữ trong tâm trí của mình hình ảnh người mẹ kính mến và vô cùng yêu thương cậu. Cậu bảo vệ mẹ đến cùng trước sự vô cảm của người thân, sự dè bỉu của mọi người xung quanh. Để rồi cuối văn bản là sự hạnh phúc vỡ òa vui sướng khi cậu bé được gặp người mẹ của mình. Đoạn trích thể hiện rõ đặc sắc nghệ thuật trong cách viết của nhà văn Nguyên Hồng, đó là ngòi bút giàu chất trữ tình với những cảm xúc rất đỗi dung dị, ngọt ngào, tha thiết trong dòng cảm xúc của một cậu bé.
Em tham khảo nhé:
Trong đoạn trích "Chị Em Thúy Kiều" của Nguyễn Du, Kiều hiện lên là một người con gái tài sắc vẹn toàn. Vẻ đẹp của Kiều được tác giả sử dụng những hình tượng nghệ thuật ước lệ "thu thủy", "xuân sơn", "hoa", "liễu" để miêu tả mộ tuyệt thế giai nhân. Vẻ đẹp ấy được đặc tả qua đôi mắt, bởi đôi mắt là sự thể hiện phần tinh anh của tâm hồn và trí tuệ. Đó là một đôi mắt biết nói và có sức rung cảm lòng người. Hình ảnh ước lệ "làn thu thủy" là làn nước mùa thu gợi lên thật sống động vẻ đẹp của đôi mắt trong sáng, long lanh và linh hoạt. Còn "nét xuân sơn" có nghĩa là nét núi mùa xuân, tôn lên đôi lông mày thanh tú trên khuôn mặt trẻ trung. Vẻ đẹp của Kiều không chỉ dừng lại ở đó, câu thơ "hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh" cũng là hình ảnh làm nổi bật vẻ đẹp mĩ lệ của Kiều, vẻ đẹp hoàn mĩ và sắc sảo ấy có sức quyến rũ lạ lùng, khiến cho thiên nhiên không thể dễ dàng chịu thua, chịu nhường mà phải nảy sinh lòng ghen ghét, đố kị. Đồng thời, qua chi tiết này, Nguyễn Du cũng ngầm báo hiệu số phận của Kiều sẽ gặp nhiều sóng gió, trắc trở. Như vậy, chỉ bằng mấy câu thơ trong đoạn trích, Nguyễn Du đã không chỉ miêu tả được vẻ đẹp hoàn mĩ mà còn dự báo trước được tương lai của nhân vật.
a,Yêu trẻ em, gần gũi với thiên nhiên và thế giới loài vật, nhà văn Tô Hoài đã đem đến một món quà hết sức thú vị: Truyện đồng thoại Dế Mèn phiêu lưu kí. Truyện hấp dẫn bạn đọc, đặc biệt là trẻ em ngay từ khi mới ra đời. Cho đến nay sau gần 70 năm, truyện vẫn được trẻ em đón nhận, yêu thích. Trong đó Dế Mèn, nhân vật chính của tác phẩm đã đem đến những cảm nhận thú vị. Đoạn trích bài học đường đời đầu tiên là phần đầu của truyện, là những nét phác thảo khái quát về nhân vật chính là bài học đầu tiên mà cậu ta nhận được trên đường đời.
~Hok tốt~
@@Nemesis
Tô Hoài sinh ra tại quê nội ở thôn Cát Động, Thị trấn Kim Bài, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông cũ trong một gia đình thợ thủ công. Tuy nhiên, ông lớn lên ở quê ngoại là làng Nghĩa Đô, huyện Từ Liêm, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông (nay thuộc phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam[2]). Bút danh Tô Hoài gắn với hai địa danh: sông Tô Lịch và phủ Hoài Đức.
Bước vào tuổi thanh niên, ông đã phải làm nhiều công việc để kiếm sống như dạy trẻ, bán hàng, kế toán hiệu buôn,... nhưng có những lúc thất nghiệp. Khi đến với văn chương, ông nhanh chóng được người đọc chú ý, nhất là qua truyện Dế Mèn phiêu lưu ký. Năm 1943, Tô Hoài gia nhập Hội Văn hóa cứu quốc. Trong chiến tranh Đông Dương, ông chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực báo chí, nhưng vẫn có một số thành tựu quan trọng như Truyện Tây Bắc.
Đoàn Giỏi sinh ở quê tại xã Tân Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Mỹ Tho (ngày nay là thị trấn Tân Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang). Ông xuất thân trong một gia đình địa chủ lớn, có hàng trăm mẫu ruộng màu mỡ ven sông Tiền. Nhà ông xưa tòa ngang dãy dọc, nơi mà bây giờ trở thành trụ sở Ủy ban nhân dân huyện Châu Thành. Tất cả nhà và đất gia đình ông đã tự nguyện hiến cho kháng chiến ngay từ đầu. Ông từng theo học tại trường Mỹ thuật Gia Định trong những năm 1939-1940. Khi Cách mạng tháng Tám thành công và toàn quốc kháng chiến bùng nổ, gia đình ông đã tự nguyện hiến toàn bộ nhà cửa, ruộng đất cho chính quyền Việt Minh.
a. Mở đoạn: Giới thiệu khái quát về đoạn trích.
b. Thân đoạn:
- Giới thiệu tác giả: Phạm Đình Hổ sống vào thời buổi đất nước loạn lạc nên muốn ẩn cư. Đến thời Minh Mạng nhà Nguyễn, vua vời ông ra làm quan. Ông đã mấy lần từ chức rồi lại bị triệu ra.
- Nội dung chính: Tác phẩm viết khoảng đầu đời Nguyễn (đầu thế kỉ IX)
+ Ghi chép về cuộc sống ở phủ chúa thời Thịnh Vương Trịnh Sâm, lúc mới lên ngôi, Thịnh Vương (1742-1782) là con người “cứng rắn, thông minh, quyết đoán, sáng suốt, trí tuệ hơn người” nhưng sau khi đã dẹp yên được các phe phái chống đối, lập lại kỉ cương thì “dần dần sinh bụng kiêu căng, xa xỉ, phi tần, thị nữ kén vào rất nhiều, mặc ý vui chơi thoả thích, chúa say mê Đặng Thị Huệ, đắm chìm trong cuộc sống xa hoa, ăn chơi hưởng lạc...” gây nên nhiều biến động, các vương tử tranh giành quyền lực, đánh giết lẫn nhau. Đó chính là hiện thực đen tối của lịch sử nuớc ta thời đó.
c. Kết đoạn:
- Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích.
Task
His class is on the first floor of the school, his class is decorated with lovely pictures and slogans on the wall.
My classroom has four rows of tables, neatly arranged, with a blackboard on the top, and a teacher's desk on the left. Next to the teacher's desk is a study cabinet for us. We it whenever we open the closet to get the learning tools to illustrate our lesson. Because the lesson is vividly illustrated with pictures, sometimes the story is made of pictures shown on the board.
I love my class, love my teacher, love my friends because we have been together for 4 years. I love the teacher because she often makes learning tools so beautiful that she is always easy to remember when studying.
k nha thanks
(1917-1951) là một nhà văn hiện thực lớn (trước Cách mạng), một nhà báo kháng chiến (sau Cách mạng), một trong những nhà văn tiêu biểu nhất thế kỷ 20 của Việt Nam. Ông có nhiều đóng góp quan trọng đối với việc hoàn thiện phong cách truyện ngắn và tiểu thuyết Việt Nam ở nửa đầu thế kỷ 20.
Tác phẩm Lão Hạc :Ai đã đọc qua 'Lão Hạc", một truyện ngắn xuất sắc người nông dân trước cách mạng tháng tám của nhà văn Nam Cao, hẳn là không thể nào quên được hình ảnh lão nông đân gầy guộc, râu tóc bơ phờ, cập mắt nhìn xuống đầy u uẩn, khuôn mặt hằn sâu bao nhiêu là nếp nhăn của suy tính, muộn phiền về nhiều nỗi cơ cực ở đời.
Đây là một lão nông dân chân lấm tay bùn không tuổi, không tên trong các làng quê tiêu điều, hẻo lánh thời ấy.. Lão Hạc nghèo khổ, bất hạnh nhưng có tấm lòng yêu thương sâu sắc, tự trong, đặc biệt là có tấm lòng cao thượng hơn con người.
Trang sách đã đóng lại nhưng hình ảnh lão Hạc vẫn lồ lộ hiện ra trông thật tội nghiệp. Đó là một nông dân nghèo khổ cùng quẫn. Vợ mất sớm, lão sống một thân một mình trong những ngày tháng xế bóng cô đơn và vất vả.Đứa con trai duy nhất của lão chỉ vì quá nghèo ma` người con gái anh yêu lại trở thành vợ người khác.Người ấy hơn anh chỉ vì có nhiều tiền. Quá phấn chí, anh ra đi nuôi mộng:" Cố chí làm ăn bao giờ có bạc trăm mới về"." Không có tiền sống khổ. sống sở ở cái làng này nhục lắm". Nhưng nơi anh đến lại là đồn điền cao su ở tận Nam kì. một địa ngục trần gian:"Cao su đi dễ khó về". Lão Hạc chỉ còn cách thui thủi với " cậu Vàng" làm bạn cho khuây khỏa nỗi nhớ mong. Ngày lại ngày lão lo làm thuê kiếm sống. Nhưng rồi bị một trận ốm nặng phải tiêu sạch hết tiền dành dụm từ hoa lợi mảnh vườn mà lão có ý định để dành tiền cho con trai khi nó trở về. Sau trận ốm, sức khỏe lão sút hẳn đi, không làm thuê nổi nữa thì lại gặp bão, hoa màu bị phá sạch, giá gạo lại lên cao nghe chừng còn đói dai dẳng... vì thế mà lão phải làm một việc làm trái lòng là phải bán "cậu Vàng", người bạn thân thiết trong những ngày tàn bóng xế.Hơn thế nữa, đó còn là con vật gợi nhớ về đứa con trai đã đi xa... Thế mà lão phải rứt ruột bán"cậu Vàng" đi bởi vì không thể mỗi ngày có đủ một ngày ba bữa gạo cho mình và con chó. Lúc này, lão không còn có thể làm ra tiền nên tiêu một xu cũng là tiêu vào tiền của cháu nó. Tình cảnh của lảo thật là khốn quẩn.
Nam Cao (29 tháng 10, 1917 - 30 tháng 11, 1951) là một nhà văn Việt Nam hiện thực lớn, một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn tiêu biểu nhất thế kỷ 20. Sáng tác của Ông đã vượt qua được những thử thách khắc nghiệt của thời gian, càng thử thách lại càng ngời sáng. Thời gian càng lùi xa, tác phẩm của Nam Cao càng bộc lộ ý nghĩa hiện thực sâu sắc, tư tưởng nhân đạo cao cả và vẻ đẹp nghệ thuật điêu luyện, độc đáo. Ông có nhiều đóng góp quan trọng đối với việc hoàn thiện truyện ngắn và tiểu thuyết Việt Nam ở nửa đầu thế kỷ 20.
Nam Cao tên thật Trần Hữu Tri [1], giấy khai sinh ghi ngày 29 tháng 10 năm 1917, nhưng theo người em ruột của ông là Trần Hữu Đạt thì ông sinh năm 1915[cần dẫn nguồn]. Quê ông tại làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, tỉnh Hà Nam - nay là xả Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, Hà Nam. Ông đã ghép hai chữ của tên tổng và huyện làm bút danh: Nam Cao.[1]
Xuất thân từ một gia đình bậc trung Công giáo, cha Nam Cao là ông Trần Hữu Huệ, thợ mộc, làm thuốc, mẹ là bà Trần Thị Minh làm vườn, làm ruộng và dệt vải. Nam Cao học sơ học ở trường làng. Đến cấp tiểu học và bậc trung học, gia đình gửi ông xuống Nam Định học ở trường Cửa Bắc rồi trường Thành Chung. Nhưng vì thể chất yếu, chưa kịp thi Thành Chung ông đã phải về nhà chữa bệnh, rồi cưới vợ năm 18 tuổi.
Nam Cao từng làm nhiều nghề, chật vật kiếm sống và đến với văn chương đầu tiên vì mục đích mưu sinh. Năm 18 tuổi vào Sài Gòn, ông nhận làm thư ký cho một hiệu may, bắt đầu viết các truyện ngắn Cảnh cuối cùng, Hai cái xác. Ông gửi in trên Tiểu thuyết thứ bảy, trên báo Ích Hữu các truyện ngắn Nghèo, Đui mù, Những cánh hoa tàn, Một bà hào hiệp với bút danh Thúy Rư. Có thể nói, các sáng tác "tìm đường" của Nam Cao thời kỳ đầu còn chịu ảnh hưởng của trào lưu văn học lãng mạn đương thời.
Nhà văn Đoàn Giỏi là một nhà văn nổi tiếng. Ông đã viết nên những tác phẩm có giá trị, đa số là viết về cuộc sống và thiên nhiên con người ở Nam Bộ. Một trong số các tác phẩm nổi tiếng của ông là tác phẩm Đất rừng Phương Nam, tác phẩm này của ông đã được chuyển thể thành bộ phim Đất Phương Nam. Những tác phẩm của Đoàn Giỏi thường để lại cảm xúc chân thật cho đọc giả với lối viết giản dị. Qua cách dùng từ điêu luyện và sự miêu tả chân thật trong từng chi tiết, cảm xúc, sự tâm huyết của tác giả Đoàn Giỏi, những tác phẩm của ông đã mang lại cho người đọc không chỉ là sự trù phú của thiên nhiên miền Nam mà còn nói lên cả cuộc sống của con người nơi đây.