Từ câu chuyện hai biển hồ .Hãy viết một bài văn nghị luận nêu suy nghĩ của em về lối sống sẻ chia
“Người ta ảo ở Paletxtin có hai biển hồ. Biển hồ thứ nhất gọi là biển Chết. Đúng như tên gọi, không có sự sống nào bên trong cũng như xung quanh biển hồ này. Nước trong hồ không có một loài cá nào có thể sống nổi mà người uống vào cũng bị bệnh. Ai ai cũng không muốn sống gần đỏ. Biển hồ thứ hai là Galile. Đây là biển hồ thu hút nhiều khách du lịch nhất. Nước ở biển hồ lúc nào cũng trong xanh mát rượi, con người có thể uống được mà cá cũng sống được. Nhà cửa được xây rất nhiều ở nơi đây. Vườn cây xung quanh tươi tốt nhờ nguồn nước này. Nhưng điều kì lạ là hai biển hồ đều được đón nhận nguồn nước từ sống Jordan. Nước sông Jordan chảy vào biển chết. Biển Chết đón nhận và giữ lại cho riêng mình mà không chia sẻ nên nước trong biển Chết trở nên mặn chát. Biển hồ Galile cũng đón nhận nguồn nước từ sông Jordan rồi từ đó tràn qua các hồ nhỏ và sông rạch. Nhờ vậy nước trong biển hồ này luôn sạch và mang lại sự sống cho cây cối, muông thú và con người. Một định lí trọng cuộc sống mà ai cũng đồng tinh: một ánh lửa chia sẻ là ánh lửa lan tỏa. Một đồng tiền kinh doanh là một đồng tiền sinh lợi. Đôi môi hé mở mới thu nhận được nụ cười. Bàn tay có mở rộng trao ban, tâm hồn mới tràn ngập vui sướng. Thật bất hạnh cho ai cả cuộc đời chi biết giữ riêng cho mình. “Sự sống” trong họ rồi cũng sẽ chết dần chết mòn như nước trong biển chmk cần gấp, mk sẽ vote cho 5 bạn đầu tiên ^_^
Tham khảo:
Thiên nhiên là bà mẹ lớn của vạn vật, đặc biệt là của con người. Thiên nhiên không chỉ cung cấp cho ta của cải vật chất như đất đai, cây cối, nguồn nước, thức ăn... mà còn dạy cho ta những bài học quý báu của cuộc sống. Tôi mới học được một bài học tuyệt vời từ một hiện tượng đặc biệt của tự nhiên trong câu chuyện"Hai biển hồ". Bài học đã được học nhiều trong sách vở nhưng đến tận bây giờ tôi mới thực sự hiểu. Bạn có muốn biết không?
Chuyện kể rằng, ở Palestine có hai biển hồ lớn cùng bắt nguồn từ sông Jordan, đó là biển Chết và biển Ga-li-lê. Biển Chết đúng như tên gọi của nó không có sự sống nào. Nước trong hồ không có một loài cá nào có thể sống nào người uống vào cũng sẽ bị bệnh. Trái lại, nước trong biển Ga-li-lê lúc nào cũng trong mát, ngọt lành, là môi trường sống thuận lợi cho cây cỏ và tôm cá ai cũng thích biển Ga-li-lê vì sự sống nơi đây luôn luôn nhộn nhịp. Sở dĩ như thế vì biển Chết tham lam chỉ muôn giữ nước lại cho riêng mình, không san sẻ cho ai khác nên dòng nước trong lòng nó mặn đến nỗi sự sống không thể sinh sôi, ngược lại, biển Ga-li-lê sau khi có được nguồn nước trong lành, nó lại mở lòng mình, tràn qua các sông lạch khác. Biển Ga-li-lê cho nước đi vào nơi khác và cũng nhận nước từ các nơi khác về. Vì vậy, nước trong biển hồ này luôn sạch, mang lại sự sống cho cây cối, muông thú và con người. Từ câu chuyện trên chúng ta cần rút ra bài học: trong đời sống, con người luôn luôn cần phải có sự sẻ chia, yêu thương lẫn nhau.
Quả thật vậy, câu chuyện trên không chỉ là một bài học thú vị về địa lí mà còn là bài học sâu sắc về cách mà con người cần phải sống với nhau. Trong đời sống, con người luôn luôn cần phải có sự sẻ chia, yêu thương lẫn nhau. Phải chăng đó là cách sống, cách hành xử quan trọng nhất mà mỗi người cần có? Trong cuộc sống, chia sẻ không đơn thuần chỉ là cho và nhận. Trong gia đó là sự quan tâm, lo lắng, săn sóc, lắng nghe của cha mẹ với con cái, của vợ với chồng, của người lớn với trẻ nhỏ, của anh chị với các em; với hàng xóm giềng đó là sự cảm thông, san sẻ mỗi khi "tối lửa tắt đèn", là sự giúp đỡ mỗi khi gặp hoạn nạn. Còn trong xã hội, sự chia sẻ mang tính chất rộng lớn lao hơn, đó là sự sẻ chia bát cơm manh áo với đông bào gặp nạn, là sự nương tựa, che chở, đồng cảm với những số phận kém may mắn... Sự sẻ chia không phân biệt chủng tộc, giai cấp, lãnh thổ, tổ quốc ta. Từ em nhỏ đến cụ già đều cần sẵn sàng chia sẻ yêu thương. Bạn có thể dễ dàng bắt gặp trên phố những em nhỏ tươi cười chia sẻ với nhau từng mẩu bánh, viên kẹo hay một thanh niên nhường chỗ cho cụ già trên xe buýt hoặc hình ảnh những ông, bà lão cùng khoác tay nhau qua đường... Những người sẻ chia và nhận chia sẻ đều hạnh phúc. Sự chia sẻ không chỉ là việc cho đi hay nhận lại những của cải vật chất còn là sự trao gửi những giá trị tinh thần, những niềm tin yêu. Đôi khi sẻ chia là sự im lặng, lắng nghe. Mà cũng có khi, nó chỉ là ánh nhìn động viên hay nụ cười hé nở trên môi. Sự sẻ chia đôi khi thật nhỏ bé nhưng nó lại có sức mạnh rất lớn. Một nụ cười cũng đủ làm người khác ấm lòng, một ánh mắt cũng giúp người ta có thêm nghị lực, sự lắng nghe cũng giúp người khác nhẹ đi nỗi lòng. Sự sẻ chia thực sự làm cho con người thấy nhẹ nhõm, thoải mái. Sự sẻ chia là sợi dây vô hình, có sức mạnh kì diệu. Nó gắn kết người với người. Nó làm cho mọi người gần nhau hơn, hiểu nhau hơn, cảm thông và yêu thương nhau hơn. Con người sống với nhau rất cần sự yêu thương, san sẻ yêu thương, san sẻ chính là hạt giống của tâm hồn mỗi người. Những người san sẻ, yêu thương sẽ luôn cảm thấy tâm hồn mình giàu có như nước ở lòng biển Ga-li-lê.
Tuy nhiên, trong cuộc sống xung quanh ta đâu đó còn những người chỉ biết khư khư giữ lấy những gì mình có, chỉ biết đến mình, thờ ơ, bàng quang trước nỗi đau của người khác... Vì thế sự sống trong họ sẽ dần héo khô, chết dần chết mòn như nước trong biển Chết vậy. Đó là những lối sống đáng bị lên án và phên phán.
Nói tóm lại: "Trí tuệ giàu lên vì những gì nó nhận được, trái tim giàu lên vì những gì nó cho đi". Con người sống với nhau cần có sự chia sẻ “Một ánh lửa chia sẻ là một ánh lửa lan toả. Đôi môi hé mở thu nhận được nụ cười. Bàn tay có mở rộng ban trao, tâm hồn mới tràn ngập vui sướng". Đó là bài học mà chúng ta nhận được từ thiên nhiên. Thiên nhiên đã gieo vào hôm nay những mầm ươm tươi tốt đã tặng ta những món quà nhiệm màu của sự sống. Chúng ta hãy tìm hiểu, cảm nhận và chia sẻ những món quà thú vị từ cuộc sống.
Tham khảo:
1. Mở bài:
- giới thiệu câu chuyện, dẫn dắt vấn đề: Câu chuyện Hai Biển Hồ trên đã cho chúng ta thấy một thái độ sống đang xâm chiếm mỗi con người trong xã hội hiện nay. Đó chính là lối sống ích kỷ, chỉ nghĩ cho bản thân mình mà không quan tâm đến người khác.
2. Thân bài
* Giới thiệu về câu chuyện:
- Biển Chết và biển hồ Galilê đều được đón nhận nguồn nước từ sông Jordan.
- Nhưng chúng lại có những điểm khác nhau mà điểm khác đó lại làm nên số phận của mỗi biển:
+ Biển chết do vị trí hồ không thuận lợi, xung quanh ko có kênh rạch, lối thoát, nồng độ muối quá cao, không sinh vật nào sống được. Bởi thế, Biển chết trở nên hoang vu, thiếu sự sống. Biển Chết đón nhận và giữ lại riêng cho mình mà không chia sẻ nên nước trong biển Chết trở nên mặn chát.
+ Biển hồ Galilê cũng đón nhận nguồn nước từ sông Jordan rồi từ đó tràn qua các hồ nhỏ và sông lạch, nhờ vậy nước trong biển hồ này luôn sạch và mang lại sự sống cho cây cối, muông thú và con người.
* Nghĩa biểu tượng qua câu chuyện: Trong cuộc sống hằng ngày, con người có những mối quan hệ với mọi người xung quanh. Xã hội sẽ tồn tại, cuộc sống mỗi người được duy trì chính nhờ quá trình giao tiếp này. Bạn muốn thành công và tồn tại thì phải biết giao tiếp, cho đi để nhận lại nhưung cái vĩ đại hơn.
- Câu chuyện đem lại bài học có ý nghĩa về Cho và nhận. Biển chết như một biểu tượng cho loại người ích kỉ, thiếu lòng vị tha, nhân hậu, chỉ biết sống cho riêng mình, biết nhận mà không có cho. Cuộc sống như thế chỉ là tồn tại vô nghĩa và sớm tàn lụi, không có vệt sáng. Biển Galile là biểu tượng cho những người sống vì người khác, mở rộng tấm lòng cho và nhận, nhờ thế luôn được sống cuộc sống có ý nghĩa, chan hòa và có ích với xung quanh.
- Con người không nên ích kỷ, chỉ vì bản thân mà đánh đổi mối quan hệ với người khác.
- Chính cách nhìn và thái độ sống đã chi phối hoàn cảnh sống, tác động đến các mối quan hệ với
- cuộc sống cần có sự đồng cảm chia sẻ, có cho và nhận. Đây không chỉ là một thái độ sống cần có để duy trì cuộc sống mà còn là một thái độ sống nhân văn, góp phần làm cho xã hội con người ngày càng phát triển
3. Kết bài:
- Tổng két lại vấn đề
- Liên hệ bản thân.