K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 11 2021

Vai trò: Như vậy tim là động lực chính của hệ tuần hoàn, tim hút và đẩy máu vào trong động mạch. Động mạch và tĩnh mạch dẫn máu đến các tổ chức và từ tổ chức về tim. Hệ thống mao mạch chính là nơi diễn ra quá trình trao đổi chất giữa máu và các mô.

Lời giải đáp cho câu hỏi tại sao tim hoạt động ngày đêm mà không mệt mỏi chính là nằm ở trong cách thức hoạt động của tim:

  • Cơ tim có sự dẻo dai giúp tim hoạt động bền bỉ hơn
  • Tim hoạt động được do điều khiển bởi hệ thần kinh thực vật
  • Lượng máu nuôi tim rất nhiều (chiếm 10% lượng máu trong cơ thể)
  • Chu kì co dãn cơ tim đồng đều: Chu kì tim hoạt động đều có thời gian cao, nghỉ xen kẽ nhau. Nhờ đó mà tim hoạt động đồng đều và liên tục.

+ Chu kì co dãn của tim là khoảng 0.8s + Pha co tâm nhĩ: 0,1s (thời gian nghỉ là 0,7s) + Tâm thất co: 0,3s (thời gian nghỉ là 0,5s) + Pha dãn chung: 0,4s (thời gian nghỉ là 0,4s) + Nhịp tim bình thường bằng 75 chu kì trong thời gian 1 phút. Nhờ có chu kì co dãn, hoạt động của tim và thời gian nghỉ ngơi đều đặn. Hơn nữa cấu tạo của tim khá đặc biệt và bền bỉ của cơ tim nên lượng máu cung cấp để nuôi tim luôn dồi dào. Có thể thấy khoảng thời gian nghỉ ngơi và hoạt động của tim gần như bằng nhau.

Chính vậy mà ta có thể khẳng định: tim hoạt động suốt đời mà không mệt mỏi do thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý. Những chia sẻ trên đây là thông tin giải đáp tại sao tim hoạt động suốt đời mà không mệt mỏi? Hi vọng với kiến thức bổ ích này giúp bạn hiểu sâu hơn về cấu tạo và hoạt động của tim. Cần có chế độ ăn uống nghỉ ngơi hợp lý để tim hoạt động ổn định và tốt nhất. Cho dù bộ phận tim là một chiếc máy hoạt động ngày đêm không mệt mỏi, bền bỉ với thời gian nhưng khi sức khỏe suy yếu, tuổi tác càng cao thì máy móc cũng hoạt động kém hơn, sẽ dần chạm tới ngưỡng của nó. Bởi vậy mà do lao lực quá sức hoặc sinh hoạt động không điều độ mà ở lứa tuổi trung niên và về già càng mắc phải bệnh tim.

Chu kì con tim gồm có 3 pha: 0,8 giây

1. Pha co tâm nhĩ (0,1s) máu từ tâm nhĩ xuống tâm thất 

2. Pha co tâm thất (0,3s) máu từ tâm thất vào động mạch chủ

3. Pha dãn chung (0,4s) máu từ các tĩnh mạch đổ về tim,một lượng máu từ tâm nhĩ được đổ nhanh xuống tâm thất

Tim hoạt động suốt đời mà không mệt mỏi vì:

- Thời gian hoạt động bằng thời gian nghỉ ngơi 

 

 

7 tháng 1 2023

Tham Khảo Nha Bạn:

- Tim co giãn theo chu kỳ, mỗi chu kỳ co giãn gồm 3 pha:

+ Pha dãn chung mất 0,4s: Máu từ tĩnh mạch đổ về tâm nhĩ, một lượng máu xuống tâm thất lúc đầu van nhĩ thất mở sau đó đóng lại.

+ Pha nhĩ có mất 0,1s: áp lực máu tâm nhĩ tăng làm van nhĩ thất mở và tống nốt máu xuống tâm thất.

+ Pha thất co mất 0,3 s: áp lực trong tâm thất tăng, đóng van nhĩ thất, máu được tống vào động mạch.

→ Vậy: Chu kỳ co dãn của tim là 0,8s. Nhịp tim trung bình ở người là 75 lần/phút.

- Vì tim hoạt động theo chu kì và mỗi chu kì chia thành từng pha giữa các pha tim đều có thời gian nghỉ. Thời gian nghỉ của tim và thời gian tim hoạt động gần như bằng nhau nên tim hoạt động suốt đời không mệt mỏi.

18 tháng 11 2021

TK:

1.Nhờ có chu kì co dãn, hoạt động của tim và thời gian nghỉ ngơi đều đặn. Hơn nữa cấu tạo của tim khá đặc biệt và bền bỉ của cơ tim nên lượng máu cung cấp để nuôi tim luôn dồi dào. ... Chính vậy  ta có thể khẳng định: tim hoạt động suốt đời mà không mệt mỏi do thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý.

 

18 tháng 11 2021

TK:

Tim là một khối cơ rỗng, được chia thành 4 buồng: 2 tâm nhĩ và 2 tâm thất. Nhĩ phải và nhĩ trái, thành mỏng, nhận máu tĩnh mạch, đưa xuống thất; thất phải và thất trái, thành dày, bơm máu vào động mạch với áp lực cao. Hai tâm nhĩ ngăn cách nhau bởi vách liên nhĩ, hai tâm thất ngăn cách nhau bởi vách lên thất.

9 tháng 12 2021

1 ) Nguyên nhân xơ vữa động mạch
Nhiều nghiên cứu khoa học đã tìm ra và chứng minh được rằng bệnh xơ vữa động mạch có mối liên hệ mật thiết đối với tỷ lệ cholesterol trong máu (mỡ máu). Ngoài ra xơ vữa động mạch còn phụ thuộc vào một số yếu tố về “gen” di truyền.
– Khi người bệnh bị mỡ máu cao nếu không điều trị sớm sẽ khiến các chất mỡ trong máu tích tụ dần theo thời gian tại lớp bên trong thành động mạch khiến thành động mạch dày hơn, gây ra các mảng xơ vữa làm động mạch bị hẹp lại khiến quá trình lưu thông máu bị cản trở, tắc nghẽn.
Cũng chính vì mỡ máu cao là nguyên nhân chính gây ra bệnh xơ vữa động mạch mà mỡ máu cao lại do các nguyên nhân như: chế độ ăn uống, sinh hoạt thiếu hợp lý nên nguyên nhân gián tiếp gây ra bệnh xơ vữa động mạch đó là các nguyên nhân gây ra bệnh mỡ máu như:
– Ăn nhiều thức ăn dầu mỡ (đồ chiên, xào, nấu), nội tạng, da, mỡ động vật,…
– Hút thuốc lá, uống rượu bia nhiều.
– Lười vận động, không thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, công việc phải ngồi một chỗ nhiều.
– Do thừa cân, béo phì.
– Một số trường hợp do yếu tố di truyền, tuổi tác (ví dụ như: nam trên 45 tuổi hay phụ nữ đã mãn kinh có nguy cơ xơ vữa động mạch cao hơn).
 Phòng ngừa xơ vữa động mạch
Cách tốt nhất giúp bạn phòng ngừa chứng xơ vữa động mạch cũng như loại bỏ bất cứ yếu tố nào có thể gây bệnh là có lối sống lành mạnh. Bạn có thể thực hiện điều này bằng cách:
Thay đổi chế độ ăn uống: Ăn nhiều chất xơ như rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, đạm thực vật hoặc đạm từ cá, gia cầm, ăn ít chất béo bão hòa và ít cholesterol. Không nên ăn các loại thịt chế biến sẵn, các loại tinh bột tiêu hóa nhanh như bánh mỳ trắng, gạo trắng, khoai tây… thịt đỏ, soda và các loại nước ngọt.
Tập thể dục thường xuyên: Điều này giúp bạn cải thiện sức khỏe và điều hòa huyết áp. Ngoài ra, các hoạt động luyện tập như đi bộ, chạy xe đạp, bơi lội cũng giúp bạn giảm cân;
Từ bỏ hút thuốc: Hút thuốc là một trong những nguyên nhân chính gây nên chứng xơ vữa động mạch cũng như làm tăng huyết áp của bạn. Nếu đang nghiện thuốc lá, bạn nên từ bỏ thói quen này càng sớm càng tốt để bảo vệ sức khỏe tim mạch;
- Hạn chế bia, rượu: Nếu bạn uống rượu, hãy hạn chế uống một đến hai ly mỗi ngày cho nam giới, không quá một ly mỗi ngày cho phụ nữ. Đối với rượu vang: 1 ly 60 ml, rượu mạnh 1 ly 30 ml.
Bệnh xơ vữa động mạch là một căn bệnh nguy hiểm nếu chúng ta không kịp thời phát hiện và chữa trị. Vì vậy, luôn giữ thói quen kiểm tra sức khỏe thường xuyên và duy trì lối sống lành mạnh để có được một cơ thể khỏe mạnh.

2) Để lao động có năng suất cao cần làm việc nhịp nhàng, vừa sức đảm bảo khối lượng và nhịp co cơ thích hợp. Ngoài ra, cũng cần có tinh thần thoải mái vui vẻ.Việc rèn luyện thân thể thường xuyên thông qua lao động, thể dục thể thao sẽ làm tăng dần khả năng co cơ và sức chịu đựng của cơ, đây cũng là biện pháp nâng cao năng suất lao động.Khi mỏi cơ cần được nghỉ ngơi, thở sâu kết hợp với xoa bóp cho máu lưu thông nhanh. Sau hoạt động chạy (khi tham gia thể thao) nên đi bộ từ từ đến khi hô hấp trở lại bình thường mới nghỉ ngơi và xoa bóp.

9 tháng 12 2021

Tk:

1)Nhiều nghiên cứu khoa học đã tìm ra và chứng minh được rằng bệnh xơ vữa động mạch có mối liên hệ mật thiết đối với tỷ lệ cholesterol trong máu (mỡ máu). Ngoài ra xơ vữa động mạch còn phụ thuộc vào một số yếu tố về “gen” di truyền.
– Khi người bệnh bị mỡ máu cao nếu không điều trị sớm sẽ khiến các chất mỡ trong máu tích tụ dần theo thời gian tại lớp bên trong thành động mạch khiến thành động mạch dày hơn, gây ra các mảng xơ vữa làm động mạch bị hẹp lại khiến quá trình lưu thông máu bị cản trở, tắc nghẽn.
Cũng chính vì mỡ máu cao là nguyên nhân chính gây ra bệnh xơ vữa động mạch mà mỡ máu cao lại do các nguyên nhân như: chế độ ăn uống, sinh hoạt thiếu hợp lý nên nguyên nhân gián tiếp gây ra bệnh xơ vữa động mạch đó là các nguyên nhân gây ra bệnh mỡ máu như:
– Ăn nhiều thức ăn dầu mỡ (đồ chiên, xào, nấu), nội tạng, da, mỡ động vật,…
– Hút thuốc lá, uống rượu bia nhiều.
– Lười vận động, không thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, công việc phải ngồi một chỗ nhiều.
– Do thừa cân, béo phì.
– Một số trường hợp do yếu tố di truyền, tuổi tác (ví dụ như: nam trên 45 tuổi hay phụ nữ đã mãn kinh có nguy cơ xơ vữa động mạch cao hơn).
 Phòng ngừa xơ vữa động mạch
Cách tốt nhất giúp bạn phòng ngừa chứng xơ vữa động mạch cũng như loại bỏ bất cứ yếu tố nào có thể gây bệnh là có lối sống lành mạnh. Bạn có thể thực hiện điều này bằng cách:
Thay đổi chế độ ăn uống: Ăn nhiều chất xơ như rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, đạm thực vật hoặc đạm từ cá, gia cầm, ăn ít chất béo bão hòa và ít cholesterol. Không nên ăn các loại thịt chế biến sẵn, các loại tinh bột tiêu hóa nhanh như bánh mỳ trắng, gạo trắng, khoai tây… thịt đỏ, soda và các loại nước ngọt.
Tập thể dục thường xuyên: Điều này giúp bạn cải thiện sức khỏe và điều hòa huyết áp. Ngoài ra, các hoạt động luyện tập như đi bộ, chạy xe đạp, bơi lội cũng giúp bạn giảm cân;
Từ bỏ hút thuốc: Hút thuốc là một trong những nguyên nhân chính gây nên chứng xơ vữa động mạch cũng như làm tăng huyết áp của bạn. Nếu đang nghiện thuốc lá, bạn nên từ bỏ thói quen này càng sớm càng tốt để bảo vệ sức khỏe tim mạch;
- Hạn chế bia, rượu: Nếu bạn uống rượu, hãy hạn chế uống một đến hai ly mỗi ngày cho nam giới, không quá một ly mỗi ngày cho phụ nữ. Đối với rượu vang: 1 ly 60 ml, rượu mạnh 1 ly 30 ml.
Bệnh xơ vữa động mạch là một căn bệnh nguy hiểm nếu chúng ta không kịp thời phát hiện và chữa trị. Vì vậy, luôn giữ thói quen kiểm tra sức khỏe thường xuyên và duy trì lối sống lành mạnh để có được một cơ thể khỏe mạnh.

2)Khi mỏi cơ cần được nghỉ ngơi, thở sâu kết hợp với xoa bóp cho máu lưu thông nhanh. Sau hoạt động chạy (khi tham gia thể thao) nên đi bộ từ từ đến khi hô hấp trở lại bình thường mới nghỉ ngơi và xoa bóp.

3)Mỗi chu kì co dãn của tim kéo dài trung bình khoảng 0,8 giây.

Gồm 3 pha

Đó là những pha:

+, Pha nhĩ co (0,1s)

+, Pha thất co (0,3s)

+, Pha giãn chung (0,4s)

4)

Bọc hai đầu xương là lớp sụn.
...
2. Chức năng của xương dài.Các phần của xươngCấu tạoChức năng
Thân xương- Màng xương - Mô xương cứng - Khoang xương

- Giúp xương phát triển to bề ngang - Chịu lực, đảm bảo vững chắc - Chứa tủy đỏ  trẻ em, tủy vàng  người lớn.

 

 

 

5)

Hình 3.1. Sơ đồ mối quan hệ giữa chức năng của tế bào với cơ thể và môi trường

Chức năng của tế bào là thực hiện trao đổi chất và năng lượng, cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động của cơ thể sống.

Tế bào diễn ra sự phân chia, hoạt động này giúp cho cơ thể lớn lên, tới giai đoạn trưởng thành có thể tham gia vào các hoạt động sinh sản.

Như vậy, mọi hoạt động sống của cơ thể là tổng hợp các hoạt động sống của tế bào.

6)

+ Tĩnh mạch nằm ở bên ngoài dễ tìm, còn động mạch nằm ở sâu bên trong khó tìm.

+Thành tĩnh mạch mỏng hơn nên dễ lấy ven khi tiếp máu còn thành đông mạch dày hơn khó lấy ven khi tiếp máu

+Áp lực ở động mạch lớn, huyết áp cao còn áp lực ở tĩnh mạch nhỏ huyết áp thấp nên khi truyền máu và rút kim ra dễ dàng

 

a,Một chu ki hoạt động của tim gồm 3 pha ~ 0,8sPha co 2 tâm nhĩ = 0,1s; pha co 2 tâm thất = 0,3s; giãn chung = 0,4s.- Tâm nhĩ co 0,1s nghỉ 0,7s ; tâm thất co 0,3s nghỉ 0,5s- thời gian nghỉ ngơi nhiều, đủ đẻ phục hồi hoạt động.- lượng máu nuôi tim nhiều: chiếm 1/10 lượng máu của toàn bộ cơ thể----->Tim hoạt động suốt đời mà ko biết mệt mởi vì tim làm việc và nghỉ nghơi 1 cách hợp lí, nhịp nhàng. Tim làm việc 0,4s và nghỉ nghơi 0,4s xen kẽ nhau do đó tim làm việc suốt đời mà ko mệt mỏi.

b,

Cấu tạo

a, Cấu tạo ngoài

Là khối cơ hình chóp có đáy ở trên đỉnh ở dưới, nằm trong lòng ngực giữa hai lá phổi, hơi lệch về bên trái. tim được bao bọc bởi xoang bao tim bảo vệ tránh tác động đến tim. động mạch tim có hệ mạch vành tim đẫn máu đi nuôi tim

b, cấu tạo trong

-tim cấu tạo bởi cơ tim: cơ tim có cấu tạo bởi mô liên kết có khả năng đàn hồi lớn

- tim có vách ngăn làm hai nữa riêng biệt

+ Nữa trái chứa máu đỏ tươi

+Nữa phải chứa máu đỏ thẩm

Mỗi nữa có tâm nhỉ ở trên, tâm thất ở dưới

-Giữa tâm nhĩ thông với tâm thất giữa các van nhĩ thất. Từ tâm thất thông với các mạch chủ và động mạch phổi bằng các van bán nguyệt . Các van tim này đều là một van chiều từ tâm nhĩ xuống tam thất vào động mạch chủ chứ không chạy ngược lại

- Thành cơ tim có độ dày mỏng khác nhau ở cơ tim. Thành tâm thất giày hơn tâm nhĩ

- Cơ tim có các hạch thần kinh điều khiển các hoạt động nhịp nhàng

2. Hoạt động của tim

- mỗi chu kì tim kéo dài 0,8s mà chia làm 3 pha

+ pha co tâm nhĩ: 0,1s

+pha co tâm thất: 0,3s

+pha dãn chung: 0,4s

24 tháng 12 2020

a,Một chu ki hoạt động của tim gồm 3 pha ~ 0,8sPha co 2 tâm nhĩ = 0,1s; pha co 2 tâm thất = 0,3s; giãn chung = 0,4s.- Tâm nhĩ co 0,1s nghỉ 0,7s ; tâm thất co 0,3s nghỉ 0,5s- thời gian nghỉ ngơi nhiều, đủ đẻ phục hồi hoạt động.- lượng máu nuôi tim nhiều: chiếm 1/10 lượng máu của toàn bộ cơ thể----->Tim hoạt động suốt đời mà ko biết mệt mởi vì tim làm việc và nghỉ nghơi 1 cách hợp lí, nhịp nhàng. Tim làm việc 0,4s và nghỉ nghơi 0,4s xen kẽ nhau do đó tim làm việc suốt đời mà ko mệt mỏi.

b,Cấu tạo Tim: tĩnh mạch chủ trên, tâm nhĩ phải, động mjahc vành phải, tâm thất phải, tĩnh mạch chủ dưới, cung động mạch chủ, động mạch phổi, tĩnh mạch phổi, tâm nhĩ trái, động mạch vành trái và tâm thất trái. Hay ta nói ngắn gọn hơn: Tim được cấu tạo bởi cơ tim và mô liên kết tạo thành các ngăn tim (tâm nhĩ phải, tâm nhĩ trái, tâm thất phải và tâm thất trái) và các van tim (van nhĩ- thất và van động mạch).

Chức năng tim: Nhờ có tim mà quá trình vận chuyển máu dễ dàng hơn, lượng máu độc trong cơ thể đc lưu giữ, lượng máu tươi đi nuôi cơ thể

30 tháng 12 2020

- Cấu tạo ngoài

+ Màng tim: bao bọc bên ngoài tim bằng mô liên kết

+ Động mạch vành: làm nhiệm vụ dẫn máu nuôi tim

- Cấu tạo trong

 + Tim có 4 ngăn:

30 tháng 12 2020

-Tim hoạt động suôt đời mà không mệt mỏi đó là vì xen giữa các chu kì đập của tim có một khoảng thời gian nhất định cho tim nghỉ ngơi.

2 tháng 11 2016

- Khi đào hang và di chuyển, giun đất đã làm cho đất tơi, xốp hơn, không khí hòa tan trong đất nhiều hơn, giúp rễ cây nhận được nhiều ôxi hơn để hô hấp.

- Phân giun đất có tác dụng làm tăng tính chịu nước, tăng lượng mùn, các muối canxi và kali dề tiêu cho đất. Chúng góp phần chuyển từ mồi trường chất chua hoặc kiềm về môi trường trung tính thích hợp cho cây. Chúng đấy mạnh hoạt động của vi sinh vật có ích cho đất.
Các hoạt động trên của vi sinh vật góp phần làm tăng năng suất cây trồng.

2 tháng 11 2016

Vai trò của giun đất trong trồng trọt là rất quan trọng vì Nhờ hoạt động đào xới của chúng giúp đất được tơi xốp và thoáng khí, giúp rễ cây có thể hô hấp được làm tăng khả năng hấp thụ hước của cây. Giun đất ăn đất, khi chúng thải phần đất thừa ra ngoài, phần đất này làm nguồn mùn và dinh dưỡng cho đất giúp tăng độ màu mỡ của đất, có lợi cho trồng trọt.