K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 1 2021

Bốn cảnh: những đêm vàng, những ngày mưa, những bình minh, những chiều lênh láng máu sau rừng, cảnh nào cũng tráng lệ, lần lượt hiện lên trong nỗi nhớ tiếc khôn nguôi của con hổ sa cơ.Đó là cảnh huyền ảo, thơ mộng của những đêm vàng bên bờ suối, chúa sơn lâm say mồi đứng uống ánh trăng tan. Là những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn, chúa sơn lâm lặng ngắm giang sơn... đổi mới. Là cảnh bình minh cây xanh nắng gội chan hòa, rộn rã tiếng chim ca. Cuối cùng là cảnh những chiều lênh láng máu sau rừng thật dữ dội, bi tráng. Vị chúa tể đại ngàn đang ung dung đợi chết mảnh mặt trời gay gắt, để chiếm lấy riêng ta phần bí mật trong vũ trụ bao la. Đại từ ta lặp lại nhiều lần trong bài thơ tạo nên nhạc điệu rắn rỏi, hùng tráng của câu thơ, thể hiện khẩu khí đẩy tự tôn, tự hào của vị chúa tể muôn loài.

22 tháng 1 2021

lưu ý những trích thơ đặt trong ngoặc kép b nhé:)

30 tháng 3 2020

Thế Lữ là người bằng sáng tác của mình đã đưa đến thắng lợi quyết định cho Thơ mới buổi chào đời. Mà nói đến Thế Lữ, người ta nghĩ đến bài Nhớ rừng. Vậy thì, cũng có thể nói rằng, chính Nhớ rừng là tác phẩm quan trọng nhất đã dẹp được những lời bè dỉu xuất phát từ phái “thơ cũ” về cái gọi là “dốt nát”, “ngẩn ngơ”, của “bọn” làm Thơ mới. Và sự ngạo mạn của vị chúa sơn lâm trong Nhớ rừng phải chăng đã dẹp đi những lời dè bỉu kia? Hay nói cách khác, hình tượng con hỗ trong bài thơ chính là hình ảnh tiêu biểu của tác giả và những tâm sự đau đáu một nỗi niềm tiếc nuối.

 Tại sao Nhớ rừng có thể làm được điều đó? Dĩ nhiên là vì nó hay, hoàn hảo về hình thức và điều đặc biệt quan trọng đối với nhiều người thuộc phái “thơ cũ” là nó có “nghĩa lí”. Nhớ rừng không viết về đề tài tình yêu. Bài thơ tràn ngập một không khí bi tráng, có thể gợi nhiều suy nghĩ về thời thế, về hiện thực cuộc sống lúc bấy giờ. Không phải không có lí khi một số người nghiên cứu đã nhấn mạnh tâm sự yêu nước ở bài thơ (Sự nhấn mạnh ấy hẳn chứa đựng nhiều ý nghĩa vào thời điểm Thơ mới lâm cơn “bĩ cực”). Ra đời trong một bối cảnh lịch sử – xã hội và văn hóa đặc biệt của đất nước, hệ từ vựng gồm những căm hờn, uất hận, cũi sắt, nhục nhằn, tù hãm, sa cơ, tình thương, nỗi nhớ, ngày xưa, ngày thâu, ngàn xưa, giang san, nước non… không phải, không thể được sử dụng một cách vô ý. Nó dễ đụng đến chỗ nhạy cảm của tâm hồn Việt, làm thức dậy những kí ức, là khuấy động những nỗi niềm… Từ bài thơ, ta nghe đồng vọng tiếng thở dài u uất của bao anh hùng thất thế từng “gậm một khối căm hờn”…

 Tuy nhiên, quá cường điệu hay bác bỏ ý nghĩa này của Nhớ rừng đều là việc làm không thỏa đáng. Nếu quá cường điệu, ta buộc phải xem Nhỡ rừng như một hiện tượng đi lạc hệ thống (“hệ thống” những sáng tác của Thế Lữ và của đại đa số các nhà Thơ mới khác) mà điều này thì rất khó được chấp nhận. Nếu bác bỏ, cho rằng bài thơ chỉ thể hiện khát vọng đòi giải phóng cái tôi cá nhân thôi, thì phải lí giải làm sao về cái giọng rất ưa dùng thủ pháp khoa trương, phóng đại, thích tuyệt đối hóa vấn đề, thích dựng lên những tương quan đối lập? Vả chăng, nếu nỗi ám ảnh về thân phận một người dân mất nước vốn tồn tại thực trạng tâm não của hầu hết người Việt Nam, thì vẫn có thể khẳng định: Những quan hệ xã hội mang tính chất tư bản chủ nghĩa mới được du nhập vào Việt Nam (dù là quái dị do tương tác với các điều kiện thuộc địa), vẫn chưa thể bộc lộ hết tất cả mặt phi nhân của nó như sau này để khiến cái tôi mới chào đời phải thất vọng não nề, phải chán nản cùng cực, phải kêu lên phẫn uất như con hổ trong bài thơ của Thế Lữ. Ngay trong trường hợp nhà thơ Việt Nam có được trải nghiệm nỗi hoài nghi sâu sắc đối với xã hội tư sản, một cách gián tiếp, thông qua văn học lãng mạn Pháp (vốn không phát triển đồng pha với văn học lãng mạn Việt Nam) thì vấn đề không khác. Như vậy, sự lựa chọn chỉ một trong hai ý nghĩa nói trên vô tinh đã làm mờ bản sẳc của bài thơ, khiến ta không thấy hết đóng góp độc đáo của Thế Lữ. Nhớ rừng, như mọi bài thơ khác, vốn đa tầng, đa nghĩa, có thể gợi nhiều chiều hướng cảm thụ khác nhau. Bài thơ giống như sự kết tinh của hàng loạt mối quan hệ phong phú, phức tạp tồn tại trong xã hội Việt Nam một thuở. Và khi đạt tới giá trị kết tinh ấy, nó dành quyền tồn tại như một thông điệp gửi tới muôn đời, mời gọi một sự “thông diễn” không hạn chế.

 Cái tứ của Nhớ rừng không phải là của riêng Thế Lữ. Ta đã thấy nó hiển hiện ở bài Sư tử trong chuồng của Jean Aicard, thấp thoáng ở bài Chim hải âu của Charles Baudelaire. Nói rộng ra nữa, tứ “nhớ rừng” nằm trong một cái tứ phô quát của thơ lãng mạn; đối lập hiện thực với ước mơ, đối lập cái nhân tạo với cái tự nhiên; thân sống trong hiện thực, hiện tại, trong cái tầm thường, cái nhân tạo thô kệch mà hồn thì bay tới cõi ước mơ, hướng về quá khứ vàng son, khao khát được sống cao thượng, trong sạch giữa thiên nhiên khoáng dã.. Qua cái tứ phô quát đó, ta thấy lộ diện một cái tôi bất hòa với xã hội, bất mãn với chính mình (đúng hơn là với tình trạng phải cảm chịu sống trong cảnh tủ hãm của mình), bất an triền miên với chính nội tâm quá ứ đầy, quá phong phú mà mình trót mang theo như một định mệnh. Xét từ góc độ này, có thể nói Nhớ rừng đúng là một bài thơ lãng mạn, đã cho ta thấy rõ những đặc điểm thi pháp riêng của loại hình thơ này. Tất nhiên, một tứ thơ của thời đại lãng mạn vẫn có thể hợp nhất vào nó những cái tứ đã từng xuất hiện trong lịch sử thi ca. Giữa Nhớ rừng của Thế Lữ và Chim trong lồng của Nguyễn Hữu cầu không phải không có mối liên hệ nào đó.

 Chỉ ra tính phổ quát của tứ thơ ở bài Nhớ rừng không hề làm giảm nét độc đáo trong cách hiện thực hóa tứ thơ của Thế Lữ. Nếu ở bài Sư tử trong chuồng, Jean Aicarrd luôn tạo sự gián cách giữa nhân vật trữ tình và con sư tử, tả con thú không may này như một đối tượng khách quan – đối tượng đưa lại cho anh ta nhiều suy ngẫm về số phận bi đát của của kẻ mất tự do, thì ở bài Nhớ rừng, Thế Lữ (hay đúng hơn là nhân vật trữ tình) đã thực sự hóa thân vào con hổ. Đọc bài thơ, đến lượt độc giả cũng thấy mình bị đồng nhất với hồ, nhập cảm hoàn toàn tâm trạng hỗ đế có thể kêu lên những lời trầm thống, bi thiết. Hẳn nhiên, tiếng kêu đòi tự do, đòi thoát khỏi kiếp sống tầm thường, tù hãm của kẻ đang trải nghiệm thấm thìa nỗi đau bị giam cầm hẳn phải lay động hơn, phải “bật máu” hơn tiếng kêu hộ của một kẻ đồng cảm đứng ngoài. Chính Thế Lữ tự ý thức được hoàn toàn về đặc điểm này của bài thơ, bởi vậy, với tư duy lí tiếp nhận được từ phương Tây, ông phải cẩn thận chú thích dưới nhan đề Nhớ rừng một dòng chữ: Lời con hổ ở vườn Bách thú, ý chừng muốn lưu ý độc giả đừng vì nhập hồn vào bài thơ mả cứ mãi tưởng mình là hổ! Nghịch lí thay, càng làm cái việc phân định rách ròi, Thế Lữ càng cho thấy mức độ đồng nhất cao giữa đối tượng miêu tả và cái tôi trữ tinh! Nếu nói cho chi li, ngoại trừ lời chú thích đã nêu vốn thuộc về phần nhan đề, trong phần “ruột” của bài thơ cũng có một câu – chỉ một câu thôi – là thể hiện cái nhìn gián cách. Đó là câu Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua. Thoạt đọc, ta vẫn thấy đó là câu “tự tình” của chính con hổ, nhưng đọc kĩ, ta lại nhận ra một ánh nhìn, một quan sát đến từ phía bên ngoài. Còn các câu khác như Ta bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng/ Lượn tấm thân như sóng cuộc nhịp nhàng và Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan bên ngoài xem chừng giống như nét vẽ của nhân vật trữ tình đứng gián cách, kì thực lại là những câu biểu hiện của nhân vật trữ tình vào con hỗ là khá triệt để, và điều đó đã đem lại những hiệu quả tác động lớn không ngờ. Đây hiển nhiên Ịà một nét đặc sắc của bài thơ. Chính nó đã đưa vào bức họa lổng thể về chân dung cái tôi của Thơ mới một nét rắn rỏi, giúp người đọc hiểu rằng cái tôi này không phải chỉ là có dáng dấp ẻo lả, yếu đuối và không phải bao giờ cũng chỉ biết quay lưng lại vấn đề xã hội. Phải mạnh mẽ, tự tin, và nữa phải có “hồn thơ rộng mở” (Các chữ Hoài Thanh) đến độ nào thì mới có thể thống nhất mình với chúa sơn lâm được chứ!

 Như vậy, màu sắc tự biểu hiện của cái tôi trữ tình ở bài thơ là rất đậm. Nhưng không vì thế mà chất tạo hình của Nhớ rừng lại không nỗi bật. Hai đặc điểm này không phải trái mà tương hợp với nhau. Lại vẫn là một nét trội trong thi pháp của loại hình thơ lãng mạn mà ở đó cái tôi trữ tình ưa đối tượng hóa lòng mình được tự ngắm, tự ve vuốt! Trong bốn đoạn của bài thơ Nhớ rừng, đoạn hai là đoạn thể hiện khả năng tạo hình của ngòi bút Thế Lữ rõ nét hơn cả. Câu chữ nỗi gồ lên, khiến hình tượng đập mạnh vào thị giác, thính giác. Những gào, những hét, những thét vừa trùng lặp vừa biến hóa, kích mãi lên một cảm giác mãnh liệt. Cũng thế, những sơn lâm, bóng cả, cây già, lá gai, cỏ sắc, những dõng dạc, đường hoàng, nhịp nhàng, những quắc, tan, chuyển, gội, lênh láng…trông giống như những vạch màu ngắn, liên tiếp, trùng trùng trong tranh Vincent Van Gogh, đưa đến ấn tượng về trạng thái mê man lên đồng của kẻ đang bị vây riết bởi những kí ức hào hùng và của sự sáng tạo. Từ kí ức của con hỗ, tất cả vẻ đẹp man dại, phóng khoáng của chốn nước non hùng vĩ hiện ra mồn một, động cựa, biến đổi không ngừng. Rất ít hoặc hầu như không có những hòa sắc xám nhạt, tan loãng, mơ hồ mà chủ yếu là những màu nguyên đậm đà, tươi tắn, kích thích. Chi tiết ken dày trong đoạn thơ và nói chung là trong cả bài thơ, cho thấy một nhãn thức tạo hình rất khác với nhận thức tạo hình của thơ cỗ điển, của loại hình văn nhân họa vốn thích cái vô ngôn, thích chừa khoảng trống cho sự lắng mình chiêm nghiệm, sự thả hồn phiêu diêu theo những ý niệm huyền hồ. Rõ ràng những điều đó là biểu hiện của một cái tôi muốn chiếm đoạt và chế ngự, muốn choàng cái bóng của minh lên tất cả, muốn toàn quyền áp đặt và phân phối cảm xúc của mình lên thế giới chung quanh, gom thế giới vào ta và biến ta thành tất cả thế giới. Nhưng với Nhớ rừng, Thế Lữ không chỉ tiếp thu thuần thục kiểu tạo hình mới tràn đầy nhiệt hứng của loại hình lãng mạn mà còn rút tỉa được cả những kinh nghiệm nghệ thuật quý báu của phái Thi Sơn (La Parnasse) vốn thích những đường nét mô tả đầy tính điêu khắc với thế giới hữu hình. Đọc bài thơ, ta cảm nhận được rất rõ cái trương lực được tạo nên bởi cuộc tranh chấp giữa việc buông thả mình theo những cảm xúc say sưa và việc tiết chế chính những cảm xúc đó, không để chúng làm tan loãng khối hình thực có của các đối tượng không được nhắc đến. Xét từ góc độ này, có thể gọi Thế Lữ không phải là một nhà thơ lãng mạn thuần thành theo kiểu Alphonese de Lamartine, Alfred de Musset… Dấu vết ảnh hưởng Leconíe de Lisle không thể nói là không đậm, từ niềm thích thú quan sát những tập tính của động vật đến cách làm nổi bật dáng vẻ uy nghi, bí ẩn của thiên nhiên trong các bài thơ. Nói cụ thể, có lẽ câu thơ Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng đã được Thế Lữ viết ra trong sự ám ảnh của các câu thơ của Leconte de Lisle: Đôi khi một con trăn ngủ, nóng quá, uốn lưng như sóng cuộn, vẩy da lấp lánh dưới ánh mặt trời/ Con voi đầu đàn, đầu như một khối đá, xương sống hình cung, mỗi khi voi bước, lại uốn cong lên một cách mãnh liệt… (Bài Đàn voi)… Báo đen, kể chuyện săn bò và ngựa/ Hung hiểm muộn phiền, nó bước đều đặn quay về/Theo chiều dài những thân cây già da rêu đã chết/ Nó đến, cọ tấm lưng vạm vỡ oằn lên… (bài Giấc mơ của báo đen)…

 Từng có ý kiến cho rằng để tô đậm cái phi thường của hình tượng trung tâm (con hổ), nhà thơ đã tạo nên sự tương phản gay gắt giữa tầm vóc oai dũng của hồ với cái tầm thường không chỉ của hoàn cảnh sống nơi vườn Bách thú mà còn của “cả bao tạo vật, cảnh trí lớn lao trong vũ trụ”. Các dữ kiện có trong bài thơ cho phép ta nhìn nhận vân đề theo một cách khác. Có một sự phân biệt đối lập rất rõ ai cũng thấy giữa cảnh hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng với cảnh sơn lâm, cây già, nghĩa là giữa cảnh/ cái nhân tạo với cảnh/cái tự nhiên. Con hổ chỉ ghét và khinh miệt hoàn cảnh sống tầm thường, giả dối, tù hãm mà nó không may lâm vào chứ không hề chối bỏ, coi rẻ môi trường tồn tại đích thực, nguyên thủy của mình. Nêu hổ thấy tất cả đều như nhau, đều không ra gì, chả hóa ra sự phân biệt – đối lập ở trên là vô nghĩa? Con hổ nhớ rừng, gọi rừng là chốn ngàn năm cao cả, âm u, là cảnh nước non hùng vĩ, oai linh, ghê gớm… cơ mà! Bao nhiêu trìu mén tụ về trong câu Ta lặng ngắm giang sơn ta đội mới, và cũng có bao nhiêu nỗi khát khao được chia sẻ với rừng dồn chứa ở tiếng gọi cuối bài – Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi! Hỗ không có rừng thì còn gi là hỗ! Rừng là cuộc sống của hổ, là nơi nuôi dưỡng, giữ gìn, khơi dậy và nhân lên sức mạnh huyền bí của hỗ, cho hỗ có được cái ý thức mình là chúa tể cả muôn loài, có thể ngự trị, vùng vẫy để làm nên cả một thời oanh liệt…

 (Lưu ý thêm: Rừng trong sáng tác của các nhà thơ lãng mạn, đặc biệt trong thơ Thế Lữ, luôn là một biểu tượng của sức mạnh nguyên thủy, của cái tự nhiên mà con người đã đánh mất. Vì vậy, nó thường được đặt ra như một tấm gương giúp người ta thấy được chân diện của cảnh sống, tình trạng sống như hiện tại, và từ đó khơi dậy nỗi nhớ nhung hoặc niềm khắc khoải tìm về.

 Dù được đặt trên cùng một “mặt phẳng” của trang thơ, câu Khinh lũ người kia ngạo mạn ngần ngơ và câu ta biết ta chúa tể cả muôn loài chính thuộc về hai cấp độ tứ khác nhau (tứ bao quát toàn bài và tứ bộ phận của đoạn), hướng tới những tiêu điểm nghệ thuật không giống nhau. Câu thơ sau và một số câu khác của đoạn hai như Trong hang tối, mắt thần khi đã quắc/ Là khiến cho mọi vật đều im hơi; Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt Để ta chiếm lấy phần riêng phần bí mật không toát lên giọng điệu khinh miệt đối với “cả thế giới”, mà toát lên ý thức khẳng định uy quyền của một kẻ hiểu sức mạnh của mình và đang có được sức mạnh đó, muốn thi thố sức mạnh đó (theo giấc mộng ngàn thoát ra từ vườn Bách thú). Nhận định “Hình ảnh “mảnh mặt trời” gợi ra được cái nhìn tàn bạo của con Hỗ muốn dẫm nát vũ trụ” (Nam Chi) nếu được chấp nhận thì cũng chỉ nên xem nó như một cách diễn đạt đầy ấn tượng về sự tự tin vào bản thân và khát vọng chiếm hữu toàn bộ thế giới của con hổ (cũng là của cái tôi cá nhân) mà thôi. Không thể diễn dịch nó ra thành cái ý nói về sự đối chọi mang tính chất “khùng điên” của con hổ đối với tất cả. Ngay trong khát vọng muốn chiếm hữu thế giới đã bao hàm thái độ khẳng định cái “đáng kể” của thế giới rồi! Con hổ có ý thức được giới hạn sức mạnh của mình hay không? Chính tiếng kêu Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu? đã nói lên tất cả! Đó là chỗ “đáng quý”, “đáng yêu” và “đáng thương” của hổ. Đó cũng là chỗ giá trị nhân bản, nhân loại của hình tượng con hổ được thể hiện rõ.

 Từ khát vọng và bi kịch của con hổ, ta đọc thấy khát vọng và bi kịch không chỉ của cái tôi cá nhân một thời mà còn của chung con người trong mọi thời. Khả năng tích hợp ý nghĩa của hình tượng của hổ trong Nhớ rừng quả thực là lớn lao.

 Chúc bn hk tốt!!!

23 tháng 1 2019

a, Hình ảnh vầng trăng trong bài thơ có nhiều tầng ý nghĩa:

    + Vầng trăng của thiên nhiên, đất trời

    + Trăng là người tri kỉ gắn bó với con người lúc gian khó

    + Trăng là tình cảm trong sáng, tốt đẹp trong con người, soi rọi, chiếu sáng những góc khuất, thức tỉnh con người

b, Khổ thơ cuối thể hiện biểu tượng của vầng trăng, chứa đựng tính triết lý

    + Trăng thủy chung, son sắt tượng trưng cho quá khứ đẹp đẽ, vẹn nguyên không thể phai mờ

    + Trăng là nhân chứng nghĩa tình, nghiêm khắc, sự im lặng nhắc nhở nhà thơ và mọi người

    + Con người có thể vô tình lãng quên thiên nhiên tình nghĩa, quá khứ thì trong đầy, bất diệt, hồn hậu, rộng lượng

Bạn tham khảo :Trăng cứ tròn vành vạnhKể chi người vô tìnhÁnh trăng im phăng phắcĐủ cho ta giật mình.Vầng trăng vẫn còn đó, trọn vẹn cao thượng đến lạ lùng mặc cho con người có thờ ơ lạnh nhạt, nó vẫn toả sáng với bao vẻ đẹp tự nhiên thanh bạch. Vầng trăng đó biểu tượng cho những ngày tháng gian khổ thiếu thôn mà nghĩa tình, cho tấm lòng của nhân dân yêu thương che chở đùm bọc cách mạng:Trăng cứ tròn vành vạnh. Những giá trị đích thực của quá khứ, những ân nghĩa thuỷ chung của một thời oanh liệt - dù đã lùi xa mờ vào dĩ vãng nhưng vẫn trường tồn cùng thời gian. Sự tròn đầy viên mãn của vầng trăng đặt cạnh sự vô tình của con người làm tác giả thêm day dứt, hối hận trước toà án lương tâm. Quả thật chẳng có toà án nào xét sự lãng quên của con người, chỉ có lương tri sâu thẳm mới đánh thức trong chúng ta trách nhiệm đối với quá khứ. Sự cao thượng vị tha của vầng trăng - bất chấp vô tình xa lạ - buộc con người phải suy nghĩ lại chính mình. Bài thơ được sáng tác năm 1978, chỉ ba năm sau ngày toàn thắng của dân tộc. Tại sao chỉ có ba năm với cuộc sông thị thành, với bộn bề lo toan thường nhật có thể làm cho người ta lãng quên hơn mười ngàn ngày trong lửa đạn thiếu thôn và sự ấm áp tình đồng đội, vòng tay che chở của nhân dân? Vẫn biết không có gì là mãi mãi trước sức mạnh xói mòn của dòng chảy thời gian nhưng điều đang xảy ra vẫn khiến nhà thơ phải ngỡ ngàng nhìn lại.
24 tháng 1 2021

 ui cảm ơn bạn nhiều nha yeu

22 tháng 1 2021

Chất nhạc:Thể hiện ở nhịp điệu linh hoạt (cách ngắt nhịp khi thì ngắn,tạo cảm giác gấp gáp,dồn dập,náo nức.Khi thì kéo dài,trải ra với những câu thơ vắt dòng diễn tả sự tuôn trào của hoài niệm...)T/d: Bộc lộ tâm trạng và dòng cảm xúc phong phú của nhân vật trữ tình bực bội chân chưởng trước thực tại,say sưa khi quay trở về thời quế khứ vắng son oanh liệt tuyệt vọng than thở khi biết tất cả chỉ là một giấc mơ xa...Dẫn chứng: Nên chọn đoạn 2,3Chất nhạc:T/d: tạo nhũng bức tranh ngôn ngữ rất có hồn,bức tranh về cảnh núi rừng hùng vĩ,bí hiểm hoang vu, bức tranh về cảnh thực tại tù túng,giả dối,tầm thường.Dẫn chứng: đoạn 2,3,4

18 tháng 11 2019

a, Đoạn 1 và 4: cảnh vườn bách thú nơi con hổ bị nhốt và tâm trạng ngao ngán, căm hờn của con hổ.

    + Uất hận khi rơi vào tù hãm.

    + Bị nhốt cùng bọn gấu dở hơi, cặp báo vô tư lự.

    + Khinh loài người nhỏ bé ngạo mạn.

    + Những cảnh sửa sang tầm thường, giả dối.

    + Nhớ về cảnh đại ngàn cao cả, âm u.

   → Căm hờn sự tù túng, khinh ghét kẻ tầm thường. Muốn vượt thoát tù hãm bằng nỗi nhớ thời đại ngàn.

  Đoạn 2 và 3 miêu tả vẻ đẹp của núi rừng làm bật lên vẻ oai phong, lẫm liệt của vị chúa tể.

    + Con hổ đầy quyền uy, sức mạnh, tham vọng trước đại ngàn.

    + Nỗi nhớ về thời oanh liệt, huy hoàng.

   → Sự tiếc nuối những ngày huy hoàng trong quá khứ của vị chúa tể.

  b, Đoạn 2 và 3: đặc sắc về hình ảnh, từ ngữ, giọng điệu.

  - Về từ ngữ:

    + Diễn tả vẻ đẹp, tầm vóc của đại ngàn bằng những từ: bóng cả, cây già, giang sơn.

    + Sử dụng những động từ mạnh thể hiện sự oai hùng của chúa tể: thét, quắc, hét, ghét.

    + Sử dụng từ cảm thán (than ôi), câu hỏi tu từ: gợi nhắc lại quá khứ oai hùng, sự tiếc nuối những ngày tự do.

  - Về hình ảnh:

    + Sức mạnh của con hổ được diễn tả bằng hình ảnh: mắt thần đã quắc, lượn tấm thân như sóng cuốn nhịp nhàng, uống ánh trăng tan, ngắm giang sơn, giấc ngủ tưng bừng.

    + Hình ảnh núi rừng từ đêm, mưa,nắng, hoàng hôn, bình minh đẹp lộng lẫy, bí hiểm.

    + Về giọng điệu: đanh thép, hào sảng tái hiện lại thời oanh liệt, tráng ca của chúa sơn lâm khi còn tự do.

  c, Sự đối lập sâu sắc cảnh tượng núi rừng với cảnh vườn bách thú.

    + Vườn bách thú tù đọng, chật hẹp, tầm thường, giả dối >< đại ngàn tự do, phóng khoáng, hoành tráng, bí hiểm.

    + Tâm trạng chán chường, căm phẫn, khinh ghét của con hổ ( ở vườn bách thú) >< tâm trạng vui vẻ, sự oai hùng, lẫm liệt của con hổ khi ở đại ngàn.

   → Tâm sự của con hổ ẩn dụ cho tâm trạng của người dân mất nước luôn cảm thấy căm hờn, tủi nhục, chán ngán với hiện tại, họ nhớ tiếc thời oanh liệt, vàng son của cha ông.

Bài tập: Viết những dẫn chứng và lời phân tích dẫn chứng cho các đề sau(Dẫn chứng phải phong phú, toàn diện, tiêu biểu như hướng dẫn trên – mỗiđề khoảng 5 dẫn chứng)a. Sách là người bạn lớn của con ngườib. Trong “Bài ca vỡ đất”, Hoàng Trung Thông có viết:“Bàn tay ta làm nên tất cảCó sức người sỏi đá cũng thành cơm”.Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu thơ trênc. Có chí...
Đọc tiếp

Bài tập: Viết những dẫn chứng và lời phân tích dẫn chứng cho các đề sau
(Dẫn chứng phải phong phú, toàn diện, tiêu biểu như hướng dẫn trên – mỗi
đề khoảng 5 dẫn chứng)
a. Sách là người bạn lớn của con người
b. Trong “Bài ca vỡ đất”, Hoàng Trung Thông có viết:
“Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”.
Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu thơ trên
c. Có chí thì nên
d. Chứng minh rằng nhân dân ta từ xưa đến nay luôn làm theo những truyền
thống đạo lí “Uống nước nhớ nguồn&#39;”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”
e. Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ :
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

3
f. Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng
g. Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Lịch sử chống ngoại xâm của dân
tộc ta đã chứng tỏ tinh thần ấy
h. Chứng minh rằng ca dao là tiếng nói tâm tình của người lao động.
i. Chứng minh rằng trong thời điểm hiện nay, tình trạng ô nhiễm môi trường
đang là thảm họa đối với con người
j. Chứng minh rằng: &quot;Lá lành đùm lá rách&quot; luôn là truyền thống đạo lí tốt
đẹp của con người Việt Nam.
k. Dân gian ta có câu tục ngữ: Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng. Nhưng có
bạn lại bảo: Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng. Em
hãy viết một bài văn chứng minh thuyết phục bạn ấy theo ý kiến của em.
l. Ai chiến thắng mà không hề chiến bại.
Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần?

0
4 tháng 2 2022

Em tham khảo:

Nguồn: Hoidap247

Sự đối lập sâu sắc cảnh tượng núi rừng với cảnh vườn bách thú.

+ Vườn bách thú tù đọng, chật hẹp, tầm thường, giả dối >< đại ngàn tự do, phóng khoáng, hoành tráng, bí hiểm.

+ Tâm trạng chán chường, căm phẫn, khinh ghét của con hổ ( ở vườn bách thú) >< tâm trạng vui vẻ, sự oai hùng, lẫm liệt của con hổ khi ở đại ngàn.

-> Tâm sự của con hổ ẩn dụ cho tâm trạng của người dân mất nước luôn cảm thấy căm hờn, tủi nhục, chán ngán với hiện tại, họ nhớ tiếc thời oanh liệt, vàng son của cha ông.

Việc xây dựng hai cảnh tượng đối lập nhau trong bài thơ: cảnh vườn bách thú tù túng và cảnh rừng xanh tự do nhằm mục đích làm nổi bật tình cảnh và tâm trạng của chúa sơn lâm.

4 tháng 2 2022

 mình cảm ơn