Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đoạn văn tham khảo:
Một trong những con đường tiếp thu tri thức khoa học nhân loại- con đường ngắn nhất là đọc sách. Sách là kiến thức của con người đã được tích luỹ, chọn lọc, tổng hợp, là kho tàng vô tận chứa biết bao nhiêu điều bổ ích. Muốn đọc sách có hiệu quả phải chọn những cuốn sách quan trọng mà đọc kỹ. Không chỉ đọc sách chuyên sâu mà còn đọc mở rộng những liên quan để hỗ trợ cho việc nghiên cứu chuyên sâu. Khi đọc, không đọc lấy số lượng. Không nên đọc lướt qua, đọc để trang trí bề mặt mà phải vừa đọc vừa suy ngẫm: “trầm ngâm - tích luỹ - tưởng tượng”. Đọc có kế hoạch, có hệ thống, không đọc tràn lan theo kiểu hứng thú cá nhân. Đọc từ khái quát tới chi tiết, đọc và nghiền ngẫm những điều trong sách để áp dụng vào cuộc sống. Nhà văn M.Gorki từng nói: “Sách mở rộng ra trước mắt tôi những chân trời mới”, vì vậy nếu không có sách lịch sử im lặng, văn chương câm điếc.
Tham khảo nha em:
Chúng ta đang sống trong thời đại 4.0 nên nhiều người đã quên đi những thú vui thường nhật mà trước vẫn thường làm. Thay vào đó chính là việc sử dụng smartphone, máy tính bảng,... để lên mạng đọc tin tức, đọc sách báo, giải trí, mua sắm. Bây giờ chỉ cần một nút chạm thôi là cả thế giới thay đổi liền. Đặc biệt là những bạn trẻ ngày nay, hình như các ban đã quên hẳn đi việc đọc sách. Đọc sách đem đến cho chúng ta một nguồn tri thức dồi dào. Học và đọc nhiều không bao giờ là thừa hết. Chúng ta càng hiểu biết nhiều, có kiến thức càng rộng thì con đường tương lai càng rộng mở và có thể thực hiện được tâm nguyện của Bác Hồ đưa đất nước " sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không?". Việc đọc sách ít, hay không đọc sách khiến cho giới trẻ có năng lực đọc kém, viết sai chính tả, nói năng không đúng mực. Có thể cho rằng vốn từ của các bạn ngày càng hạn hẹp hơn so với những người có thói quen đọc sách. Một thực tế nữa là giới trẻ ngày nay thường yêu thích những thứ có tính thuần giải trí như game, mạng xã hội, thần tượng, …Việc tiếp cận và say mê nguồn thông tin này khiến giới trẻ trở nên lười biếng, mất dần các thói quen bổ ích. Chẳng hạn như là việc đọc sách hằng ngày. Nhà chính trị Mahatma Gandhi (Ấn Độ) đã nói để nhấn mạnh giá trị của việc đọc sách, đặc biệt là với các bạn trẻ “Không cần phải đốt sách để phá hủy một nền văn hóa. Chỉ cần buộc người ta ngừng đọc mà thôi”. Trong thời đại công nghệ hiện nay, chúng ta cần dành chút thời gian cho việc đọc sách
Tham khảo: Tác giả Chu Quang Tiềm đã thông qua " Bàn về đọc sách" để mong muốn gửi đến bạn đọc vai trò quan trọng của việc đọc sách. Đọc sách không phải cốt số lượng, đọc ít mà chú tâm còn hơn đọc nhiều mà không hiệu quả. Chúng ta phải chọn lọc sách để đọc cho tốt. Sách vở có chất lượng khác nhau, do đó cần lựa chọn những sách hay mà đọc, không được lãng phí thời gian vào đọc những loại sách vô thưởng vô phạt. Đọc sách cần có kĩ năng, hiểu sâu, đọc sách tăng vốn hiểu biết của bản thân để có thể vận dụng nhiều vào thực tiễn và cuộc sống.
RK :
Thông qua tác phẩm “Bàn về đọc sách”, tác giả Chu Quang Tiềm mong muốn bạn đọc sẽ nắm chắc và hiểu rõ hơn về vai trò quan trọng của việc đọc sách. Đọc sách không phải cốt số lượng quyển sách mà bạn đã đọc, đọc ít mà chú tâm còn hơn đọc nhiều mà không hiệu quả. Nhưng đồng thời, chúng ta phải biết cách chọn lọc sách để đọc sao cho tốt, không lãng phí sức vào việc đọc những sách vô thưởng vô phạt. Sách vở viết về cùng một chủ đề tuy nhiên chúng sẽ có chất lượng khác nhau, bởi tùy nội dung mà cuốn sách đó muốn truyền tải, nó có thực sự cần thiết tới bạn hay không. Do đó, việc đầu tiên khi đọc sách chính là cần lựa chọn những cuốn sách hay mà đọc, không được lãng phí thời gian vào đọc những loại sách chẳng phù hợp với mình. Đọc sách cần có kỹ năng, mục đích của việc đọc sách là tăng vốn hiểu biết của bản thân để có thể vận dụng nhiều vào thực tiễn và cuộc sống.
Một số ý chính cho bạn.
- Giới thiệu vấn đề nghị luận:
+ Nếu muốn đi trên một con đường tối mà không ngã, bạn cần đèn cầm tay và nếu muốn có tri thức, bạn cần đọc sách. Một số người hiện nay đã ý thức được điều đó thế nhưng một số người lại mua sách không để đọc mà để trưng bày.
- Bàn luận:
+ Vì sao sách là để đọc, không phải là để trưng bày?
-> Bởi ý nghĩa và vai trò của sách là cung cấp kiến thức còn thiếu sót của chúng ta, cho ta đến với những điều mới mẻ kì diệu của cuộc đời.
-> Sách là một người bạn trí thức, dù đẹp đẽ nhưng không phải những món đồ tầm thường.
-> Bản thân ta cần đưa những kiến thức hay vào đầu mình chứ không phải để cho người khác đến nhà và thấy chồng sách đó rồi bảo khen mình.
-> ...
+ Chúng ta cần làm gì với sách?
-> Tất nhiên, không phải là để trưng bày.
-> Nâng niu, giữ gìn sách cẩn thận.
-> ...
+ Lợi ích của việc đọc sách:
-> Với học sinh: phổ cập được nhiều kiến thức hơn ngoài bài học trên lớp, hiểu biết sâu rộng hơn về xã hội và cuộc sống; tôi luyện được nhân cách tốt cho bản thân.
-> Với người lớn: hiểu được cách giáo dục trẻ, biết được điều mình cần làm và không nên làm. Từ đó tránh được những tệ nạn xã hội và giúp cho đất nước phát triển, văn minh hơn.
-> Tổng quát: sách bồi ta trở nên tốt đẹp hơn, soi sáng con đường đi đến ước mơ hoài bão và sự thành công của mỗi con người; đồng thời giúp ta bớt đi những khuyết điểm và thói quen không nên có.
+ Phê phán những người trưng bày sách.
+ Liên hệ bản thân.
- Tổng kết lại vấn đề: khép lại, sách là để đọc, học và nghiên cứu. Việc trưng bày sách là điều mà ai cũng không nên làm.
☕T.Lam
Ngày nay với sự bùng nổ mạnh mẽ của công nghệ thông tin đã tác động không nhỏ tới giới trẻ. Tích cực cũng nhiều mà tiêu cực cũng không ít. Một trong những vấn đề đó nổi lên là văn hóa đọc sách của giới trẻ hiện nay – Vấn đề đáng để chúng ta cùng suy nghĩ. Bạn hiểu gì về văn hóa đọc? Văn hóa đọc ở đây chính là thái độ, là cách ứng xử của chúng ta với tri thức sách vở. Phải biết đọc sách sao cho hợp lý và bổ ích. Đọc sao cho hợp với quy luật tiếp cận tri thức. Chúng ta đều biết trước khi có các phương tiện nghe nhìn, sách là con đường lớn nhất để con người tiếp cận thông tin, văn hóa, tri thức. Đọc sách là một trong những cách thức giúp con người thư giãn, tích lũy kiến thức, tăng cường khả năng tư duy. Thế nhưng giới trẻ ngày nay có vẻ thờ ơ, lãnh cảm với văn hóa đọc sách. Phải chăng họ nghĩ với những thông tin hiện đại họ không cần tới sách nữa? Nhà văn hóa Hữu Ngọc đã có một lần nêu câu hỏi: “Thế kỷ XXI liệu có cần đến thơ nữa không? Đến văn hóa đọc nữa không?” Và ông tự trả lời rằng: “có, dù cho ca nhạc trữ tình có làm được ít phần việc của thơ ca thì thơ ca vẫn sẽ mãi mãi được người đời ưa chuộng”. Còn đối với văn hóa đọc thì ông khẳng định: “bản thân hình ảnh thì thoảng qua, từ ngữ mới đọng lại lâu bền”. Văn hóa đọc sách đang đứng trước một cơ hội và một nguy cơ. Cơ hội bởi mỗi người chúng ta đều được tiếp cận với một khối lượng tri thức khổng lồ. Nhưng nó lại tiềm ẩn một nguy cơ làm mai một thói quen đọc vốn có bởi sự lấn át của các phương tiện nghe nhìn quá nhiều, quá hấp dẫn. Vậy sẽ có tương lai nào cho văn hóa đọc sách trong thời đại bùng nổ thông tin? Khác với vài chục năm về trước, thị trường sách hiện nay vô cùng phong phú về nội dung cũng như hình thức. Giới trẻ ngay nay lười đọc hay họ không biết chọn sách? Có những bạn chạy theo phong trào để đọc sách. Có một thời gian những cuốn sách như “mãi mãi tuổi 20”, “Lê Vân yêu và sống” làm mưa gió trên thị trường. Rồi có khi họ đọc theo mốt: “Thế Giới Phẳng” là tên một cuốn sách rất thành công của nhà kinh tế- xã hội học Thomas Friedman. Cuốn sách trình bày những quan điểm mới lạ đối với bạn đọc trong nước về xu thế toàn cầu hóa, “Thế Giới Phẳng” không phải là một cuốn sách dễ đọc, phần lớn người đọc không hiểu hết tư tưởng của tác giả. Thế là dù không thích, không hiểu nhưng các bạn trẻ vẫn chạy đi mua những cuốn sách mà mọi ngừời vẫn đọc để mình không trở thành người lạc hậu. Đó là chưa kể tới việc hiện nay thị trường sách vô cùng phong phú về nội dung và hình thức, có nhiều sách được coi là “sách đen” vẫn được giới trẻ truyền tay nhau đọc hăng say. Thật đáng lo ngại! Rồi có những bạn trẻ lại cho rằng đọc sách là lạc hậu- Đây là thời đại CNTT thì phải lên mạng đọc vừa nhanh, vừa dễ, vừa đỡ tốn kém. Xin thưa đây là lối suy nghĩ sai lầm. Internet có khối lượng thông tin phong phú, nhanh và cập nhật nhưng liệu các bạn đọc xong còn đọng lại trong đầu được bao nhiêu? Bạn có thể “gậm nhấm”, “nhâm nhi” từng câu văn, từng linh hồn mà tác giả gửi gắm vào đó không? Với thực trạng như thế, mỗi chúng ta ai không phải suy nghĩ nhìn nhận lại chính bản thân mình? Văn hóa đọc đã xuống cấp tới mức báo động chưa? Có thể chưa đến “đèn đỏ” nhưng đèn vàng đã cảnh báo một nguy cơ có thể đến. Đó là việc thiếu nghiêm túc trong việc đọc, không thấy rõ được vai trò quan trọng của đọc sách. Thời đại thông tin dạy chúng ta phải biết tận dụng cơ hội và nắm bắt thời cơ. Vì vậy các bạn hãy tự tìm và trau dồi cho mình một thói quen đọc nhé.
Thực tế hiện nay đã cho chúng ta thấy, có rất nhiều người có cách đọc sách vô cùng hợp lí và đúng đắn. Ngược lại có những người chẳng biết đọc sách như thế nào sao cho đúng. Theo tôi, đọc sách rất quan trọng và mỗi người phải xác định cho mình một cách đọc sách hợp lí. Ví dụ như em bé ba tuổi thì không thế đọc sách bởi em đâu biết đọc và viết chữ, các bố mẹ chỉ có thể cho con xem hình ảnh qua những trang sách. Bên cạnh đó, tùy từng độ tuổi và trình độ nhận thức để có cách đọc sách hợp lí. Chẳng hạn bạn học sinh lớp 5 không thể đọc sách của học sinh lớp 11. Qua đó, tôi rút ra cách đọc sách như sau. Trước hết, phải lựa chọn nội dung sách phù hợp với bản thân của mình. Thứ hai, đọc sách phải có kế hoạch, không phải ngày nào cũng đọc, đọc sách phải kết hợp với nghỉ ngơi. Bên cạnh đó, đọc sách xong phải biết áp dụng nó vào thực tiễn cuộc sống chứ không phải đọc xong là "nước đổ lá khoai". Chính vì vậy, mỗi bạn hãy có cách đọc sách hợp lí, đúng đắn và phù hợp.