Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao dao thông là; đi dàn hàng ngang ra đường , đi trái đường,
Tại nạn giao thông có thể xảy ra bất ngờ. Tuy nhiên nó cũng có thể xảy ra, nếu chúng ta không tuân thủ các quy định cụ thể khi tham gia giao thông. Nhất là ý thức khi tham gia giao thông là một trong những nguyên nhân chính gây ra tai nạn giao thông.
Dưới đây là một số nguyên nhân trực tiếp gây ra tai nạn giao thông:
- Sự phân bố không hợp lý của hệ thống biển báo giao thông. Cũng như sự xuống cấp trầm trọng của các tuyến đường nói riêng và hệ thống cơ sở hạ tầng nói chung.
- Ý thức chấp hành luật giao thông của người dân còn thấp, phải kể đến cả văn hóa giao thông.
- Sử dụng phương tiện không đảm bảo an toàn, không đúng quy định khi tham gia giao thông.
- Thiếu kiến thức cũng như kỹ năng khi tham gia giao thông, xử lý tình huống bất ngờ.
- Thiên tai lũ lụt cũng là một trong những nguyên nhân gây tai nạn giao thông.
chúng ta đã biết, tai nạn giao thông là vấn đề nhức nhối đang được xã hội quan tâm và trở thành hiểm họa với bất kì ai khi tham gia giao thông.Trên thực tế, tai nạn giao thông đang diễn ra từng ngày, từng giờ và có thể cướp đi mạng sống của con người bất kì lúc nào. Đáng buồn hơn, không ít nạn nhân của tai nạn giao thông là học sinh, sinh viên chúng ta. Vậy chúng ta có thể hiểu được những hậu quả của tai nạn giao thông không? Trên thế giới hiện nay, tai nạn giao thông là một trong những nguyên nhân gây tử vong nhiều nhất cho mọi người. Vậy tai nạn giao thông được hiểu trên những phương diện như thế nào cho đúng? Tai nạn giao thông đã có từ rất lâu trong lịch sử dươi nhiều hình thức khác nhau. Tuy nhiên, hiện tại vẫn chưa có một định nghĩa thật chính xác có thể lột tả hết đặc tính của nó và cũng không có một từ ngữ nào để diễn tả hết hậu quả mà tai nạn giao thông gây ra. Tai nạn giao thông không loại trừ một ai, từ người già đến trẻ, từ những người trụ cột trong gia đình đến những cô cậu học sinh sinh viên-những người con thân yêu của cha mẹ, những chủ nhân tương lai của đất nước.Chúng ta đã chứng kiến những người vợ xót xa khi mất đi người chồng thân yêu. Những đứa con nghẹn ngào vì từ đây chúng sẽ không còn được ở trong vòng tay âu yếm vỗ về của cha, không còn được cha dạy dỗ, bảo ban trên đường đời.Các bậc cha mẹ phải quặn lòng tiễn con đi trong nước mắt. Họ mang đến sự thương tâm cho toàn xã hội. Bên cạnh đó, xã hội còn mất đi những bàn tay lao động, những người đang từng ngày ra sức xây dựng Tổ quốc và thật xót xa khi mất đi những người công dân ưu tú, những nhân tài và cả những mầm non tương lai của đất nước. Hậu quả của tai nạn giao thông thật khủng khiếp làm sao. Phải chăng giới trẻ bây giờ quá hờ hững, quá vô tâm với tai nạn giao thông? Thống kê từ các bệnh viện lớn hằng đêm có hàng trăm lần cấp cứu cho các trường hợp tai nạn giao thông lớn bé, làm mất và bị thương hàng trăm, hàng nghìn sinh mạng, để lại hậu quả nặng nề cho xã hội, gia đình và người thân. Tất cả mọi người ai mà không có bạn bè, gia đình, người thân…Vậy mà chỉ do một lúc sơ ý, một phút nông nỗi mà phải nhận lấy sự đáng tiếc từ các tai nạn thì thật xót xa đối với mọi người. Biết bao gia đình phải đau đớn vì mất những người thân thương. Không có nỗi đau nào bằng sự ra đi mãi mãi của những người mà chúng ta yêu thương nhất. Con mất cha mất mẹ, mẹ xa con mình, anh xa em, em xa chị,… Những người cha người mẹ đi làm lại bị tai nạn giao thông, những đứa trẻ bé xíu ngây thơ phải nằm trên giường bệnh ngày đêm la khóc. Học sinh chúng ta làm con thì phải trả hiếu cho cha mẹ là chuyện đương nhiên nhưng chúng ta chưa trả hiếu cho bố mẹ thì đã bắt những người sinh thành người thương mình nhất phải rơi những giọt nước mắt vì thương con. Thật đau khổ khi cha mẹ khóc thương con, tre già khóc măng non, “ lá vàng ngồi khóc lá xanh lìa cành” Tai nạn giao thông không chỉ gây chết người mà còn thiệt hại về cả của cải vật chất như: Chi phí điều trị con người bị thương, mai táng cho những người phải ra đi… Vậy mà học sinh chúng ta lại chưa hiểu hết được những điều đó. Khi tan trường, học sinh tụm năm tụm ba trước cổng trường gây ách tắt giao thông, đi xe đạp hàng năm hàng sáu hay đi đi xe máy thậm chí kẹp ba kẹp bốn, lạng lách, đánh võng, đua xe trái phép,… sẽ không thể nào kể và diến tả hết những vi phạm an toàn giao thông mà người tham gia giao thông, trong đó học sinh là lực lượng khá lớn gây ra .Theo thống kê, ở Việt Nam năm 2009 cả nước có 12492 vụ Tai nạn giao thông, chết 11616 người, bị thương 7914 người. Trung bình mỗi ngày có 31 người chết do tai nạn giao thông . Thế mà đến năm 2010 con số này tăng lên đáng kể: 14442 vụ tai nạn giao thông, 11449 người chết, bị thương 10633 người. Tất cả những nguyên nhân gây tai nạn giao thông hầu như đều bắt nguồn từ ý thức của người tham gia giao thông. Nếu như chúng ta biết quý trọng bản thân mình, biết tuân thủ luật lệ giao thông thì sẽ hạn chế rất nhiều những điều thương tâm và đáng tiếc. Hồi chuông cảnh báo luôn rung lên, nhắc nhở mọi người hãy biết chấp hành luật an toàn giao thông. Để hưởng ứng năm an toàn giao giao thông, tất cả học sinh trường chúng ta cần thay đôi nhận thức hơn khi tham gia giao thông, chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ giao thông, bởi vì đó là thể hiện sự văn minh của một Quốc gia, là hạnh phúc của mọi nhà.
1. Thực trạng:
- An toàn giao thông là vấn đề nhức nhối, được cả xã hội quan tâm.
- Tình trạng vi phạm an toàn giao thông diễn ra ngày càng phổ biến: đua xe, lạng lách, đánh võng, vượt đèn đỏ, không đội mũ bảo hiểm, đèo ba, bốn người,...
- Ngày ngày, trên cả nước xảy ra rất nhiều vụ tai nạn giao thông, nhất là giao thông đường bộ, nhiều vụ có hậu quả nghiêm trọng như chết người.
2. Nguyên nhân vi phạm và gây tai nạn giao thông:
- Nhận thức và thái độ tự giác chấp hành luật an toàn giao thông của người dân còn kém, nhất là ở độ tuổi vị thành niên.
- Chất lượng cầu đường không đảm bảo an toàn.
- Sự thiếu trách nhiệm của các cơ quan chức năng, sự lỏng lẻo trong quản lí và xử lí vi phạm.
3. Hậu quả:
- Thiệt hại về người và tài sản.
- Ảnh hưởng trực tiếp đối với sự phát triển kinh tế, nhất là du lịch.
4. Giải pháp:
- Tăng cường việc giáo dục, tuyên truyền luật an toàn giao thông cho người dân, nâng cao trình độ hiểu biết và ý thức tự giác chấp hành luật.
- Có hình thức xử phạt thích đáng đối với những trường hợp vi phạm luật.
- Làm trong sạch lực lượng cảnh sát giao thông, nghiêm trị những kẻ cậy chức, cậy quyền làm trái quy định của Nhà nước.
- Nâng cao chất lượng đường xá cầu cống…
Ở Việt Nam, mỗi ngày có gần 30 người bị tai nạn giao thông cướp đi mạng sống cùng với hàng trăm người bị thương tật suốt đời. Điều đó đồng nghĩa với mỗi ngày có hàng trăm gia đình Việt Nam gánh chịu sự mất mát khủng khiếp. Đây là điều không thể chấp nhận được với một đất nước đang sống trong hòa bình. Thiệt hại to lớn về nhân mạng là không gì bù đắp được. Những đau thương, mất mát mà gia đình nạn nhân phải gánh chịu là rất lớn. Những di chứng mà mỗi tai nạn giao thông để lại luôn kéo dài và không thể lường hết được, khiến xã hội cũng bị tổn thương nghiêm trọng. Thêm vào đó, gia đình nạn nhân và ngân sách quốc gia phải chịu thêm gánh nặng hàng ngàn tỷ đồng để khắc phục hậu quả của tai nạn giao thông hàng năm. Điều đó đe dọa nghiêm trọng đến những thành quả của tăng trường kinh tế, đồng thời làm tổn thương đến hình ảnh một đất nước an toàn trong mắt bạn bè, đối tác. Đã đến lúc mỗi người Việt Nam cần phải nhận thức sâu sắc về tác hại khôn lường của tai họa này đến toàn bộ tiến trình vươn lên của dân tộc, đến sự phát triển lành mạnh của giống nòi. Đã đến lúc cần phải dũng cảm và chân thành nhìn thẳng vào sự thật là trong mỗi tai nạn giao thông, có cả lỗi và trách nhiệm của từng cá nhân, của cả cộng đồng và Nhà nước. Bằng nhiều hành động mạnh mẽ, thông qua các chính sách quốc gia và những cam kết xã hội, chúng ta đang làm mọi cách để giảm thiểu số vụ tai nạn giao thông - kèm theo đó là giảm thiểu số người chết và bị thương. Nhưng chúng ta vẫn có thể và cần phải làm nhiều hơn nữa. Nhà nước, các tổ chức xã hội, các đoàn thể cho đến từng cá nhân, đều phải chung tay hành động và hành động một cách quyết liệt. Hoạt động tưởng niệm các nạn nhân mà chúng ta cùng thế giới tổ chức là một sự kiện đặc biệt, là dịp để mọi người bày tỏ niềm thương xót với những người xấu số khi tham gia giao thông; bày tỏ sự chia sẻ mất mát, chia sẻ gánh nặng với người thân của họ. Lễ tưởng niệm cũng là một cơ hội nhắc nhở chính mình, người thân, bạn bè, các thành viên trong cộng đồng ... về tầm quan trọng của việc phải chủ động góp phần tạo ra một môi trường giao thông an toàn cho mình và cho cộng đồng. Mỗi người hãy nghiêm chỉnh chấp hành luật giao thông, tự giác nhường nhịn, giúp đỡ nhau khi tham gia giao thông. Mỗi gia đình, nhà trường cần phải giáo dục con em của chúng ta từ khi còn bé về ý thức trách nhiệm với bản thân và cộng đồng khi tham gia giao thông. Hãy vi niềm thương xót những người đã mất mà hành động cho sự an toàn của những người đang sống! Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia kêu gọi mỗi người dân Việt Nam, vì sự phát triển của đất nước, vì sự an toàn của bản thân, vì tương lai của con cháu mình, hãy làm tất cả những gì có thể để giao thông ở đất nước chúng ta ngày càng phát triển theo hướng văn minh, an toàn hơn. :))
- Học để hiểu về luật an toàn giao thông và các biển báo trên đường
- Không dàn hàng ngang khi đi xe trên đường
- Không đi bộ dưới lòng đường
- Đi bộ đúng phần đường quy đinh (đi trên vỉa hè hoặc lề đường bên phải)
- Đi xe đạp phải đi sát lề đường hoặc đi đúng phần đường quy định
- Đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe gắn máy
- Tuyên truyền, vận động mọi người cùng chấp hành luật giao thông
Tham khảo:
Tai nạn giao thông được xem là một trong những thảm họa lớn nhất đe dọa đến sinh mạng và sức khỏe của con người. Hậu quả của nó rất nặng nề, không chỉ ảnh hưởng về mặt tinh thần mà còn dễ dẫn đến nghèo đói, lạc hậu, bệnh tật bởi có tới 70% số vụ, số người tử vong là đối tượng thanh niên, trụ cột trong gia đình.
Tham khảo
+ Đối với bản thân người bị tai nạn giao thông cướp đi mạng sống của rất nhiều người, đối với những trường hợp may mắn còn sống sau tai nạn giao thông có thể bị ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe, phải nằm viện điều trị trong thời gian dài hoặc phải trải qua nhiều cuộc phẫu thuật đau đớn, có nhiều người chịu tàn phế, sống cuộc đời thực vật do tai nạn giao thông. Bên cạnh bị thiệt hại về sức khỏe mà tại nạn giao thông còn ảnh hưởng đến tâm lý của người bị tai nạn, khiến họ phải lo sợ mỗi khi ra đường…
+ Đối với gia đình, những gia đình có người thân bị tai nạn giao thông cướp đi mạng sống thì gia đình sẽ đau đớn rất nhiều về tinh thần, mất mát đối với họ rất lớn, hoặc nếu may mắn hơn nếu người bị tai nạn còn sống thì gia đình cũng mất thời gian, công sức chi phí để chăm sóc và điều trị cho họ.
+ Đối với xã hội, tai nạn giao thông dễ dẫn đến nghèo đói, lạc hậu, bệnh tật bởi có tới 70% số vụ, số người tử vong là đối tượng thanh niên, trụ cột trong gia đình.
hơi dài nha bạn
Ở Việt Nam, mỗi ngày có gần 30 người bị tai nạn giao thông cướp đi mạng sống cùng với hàng trăm người bị thương tật suốt đời. Điều đó đồng nghĩa với mỗi ngày có hàng trăm gia đình Việt Nam gánh chịu sự mất mát khủng khiếp. Đây là điều không thể chấp nhận được với một đất nước đang sống trong hòa bình. Thiệt hại to lớn về nhân mạng là không gì bù đắp được. Những đau thương, mất mát mà gia đình nạn nhân phải gánh chịu là rất lớn. Những di chứng mà mỗi tai nạn giao thông để lại luôn kéo dài và không thể lường hết được, khiến xã hội cũng bị tổn thương nghiêm trọng. Thêm vào đó, gia đình nạn nhân và ngân sách quốc gia phải chịu thêm gánh nặng hàng ngàn tỷ đồng để khắc phục hậu quả của tai nạn giao thông hàng năm. Điều đó đe dọa nghiêm trọng đến những thành quả của tăng trường kinh tế, đồng thời làm tổn thương đến hình ảnh một đất nước an toàn trong mắt bạn bè, đối tác. Đã đến lúc mỗi người Việt Nam cần phải nhận thức sâu sắc về tác hại khôn lường của tai họa này đến toàn bộ tiến trình vươn lên của dân tộc, đến sự phát triển lành mạnh của giống nòi. Đã đến lúc cần phải dũng cảm và chân thành nhìn thẳng vào sự thật là trong mỗi tai nạn giao thông, có cả lỗi và trách nhiệm của từng cá nhân, của cả cộng đồng và Nhà nước. Bằng nhiều hành động mạnh mẽ, thông qua các chính sách quốc gia và những cam kết xã hội, chúng ta đang làm mọi cách để giảm thiểu số vụ tai nạn giao thông - kèm theo đó là giảm thiểu số người chết và bị thương. Nhưng chúng ta vẫn có thể và cần phải làm nhiều hơn nữa. Nhà nước, các tổ chức xã hội, các đoàn thể cho đến từng cá nhân, đều phải chung tay hành động và hành động một cách quyết liệt. Hoạt động tưởng niệm các nạn nhân mà chúng ta cùng thế giới tổ chức là một sự kiện đặc biệt, là dịp để mọi người bày tỏ niềm thương xót với những người xấu số khi tham gia giao thông; bày tỏ sự chia sẻ mất mát, chia sẻ gánh nặng với người thân của họ. Lễ tưởng niệm cũng là một cơ hội nhắc nhở chính mình, người thân, bạn bè, các thành viên trong cộng đồng ... về tầm quan trọng của việc phải chủ động góp phần tạo ra một môi trường giao thông an toàn cho mình và cho cộng đồng. Mỗi người hãy nghiêm chỉnh chấp hành luật giao thông, tự giác nhường nhịn, giúp đỡ nhau khi tham gia giao thông. Mỗi gia đình, nhà trường cần phải giáo dục con em của chúng ta từ khi còn bé về ý thức trách nhiệm với bản thân và cộng đồng khi tham gia giao thông. Hãy vi niềm thương xót những người đã mất mà hành động cho sự an toàn của những người đang sống! Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia kêu gọi mỗi người dân Việt Nam, vì sự phát triển của đất nước, vì sự an toàn của bản thân, vì tương lai của con cháu mình, hãy làm tất cả những gì có thể để giao thông ở đất nước chúng ta ngày càng phát triển theo hướng văn minh, an toàn hơn.
Tham khảo:
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng tai nạn giao thông gồm:
+ Hệ thống đường bộ chưa đáp ứng được yêu cầu đi lại của nhân dân.
+ Phương tiện cơ giới và thô sơ trong mấy năm gần đây tăng nhanh và tập trung ở các thành phố lớn.
+ Thiết bị cầu đường xuống cấp, giao cắt mặt bằng với nhiều đường bộ, đường đô thị, dễ gây tai nạn.
-Tai nạn giao thông được xem là một trong những thảm họa lớn nhất đe dọa đến sinh mạng và sức khỏe của con người. Hậu quả của nó rất nặng nề, không chỉ ảnh hưởng về mặt tinh thần mà còn dễ dẫn đến nghèo đói, lạc hậu, bệnh tật bởi có tới 70% số vụ, số người tử vong là đối tượng thanh niên, trụ cột trong gia đình.
Tham khảo
1.Nguyên nhân phổ biến nhất là do ý thức của con người: coi thường pháp luật hoặc không hiểu biết về trật tự an toàn giao thông (đua xe trái phép, phóng nhanh, vượt ẩu, đi hàng ba, hàng tư, đi không đúng làn đường và chiều đường quy định, bám nhảy tàu xe…) ...
2.
Tai nạn giao thông không chỉ thiệt hại về người và của mà nó còn tác động khiến người dân phải lo sợ mỗi khi ra đường, điều này đã trở thành vấn đề bức xúc của toàn xã hội. Không chỉ là nổi đau về thể xác của người bị nạn mà nó còn ảnh hưởng đến người dân và người thân xung quanh cả về tinh thần, trí lực, gây tổn thất cho xã hội về vật chất.
Hậu quả của tai nạn giao thông là không kể hết khi nó tác động và gây tổn thương đến toàn xã hội và gia đình người bị nạn.
Em tham khảo dàn bài sau nhé:
I. Mở bài
- Đặt vấn đề.
- Nhận thức của người tham gia giao thông.
II. Thân bài
- Khái niệm tai nạn giao thông.
1. Thực trạng tai nạn giao thông ở Việt Nam hiện nay.
- Theo Ủy ban An tàon giao thông Quốc gia 6 tháng đầu năm 2020 (tính từ ngày 15/12/2019 đến 14/6/2020) toàn quốc xảy ra 6.790 vụ tai nạn giao thông, làm chết 3.242 người, bị thương 4939 người.
- Tai nạn giao thông ít nghiêm trọng trở lên:
+ Đường bộ: 3775 vụ, làm chết 3165 người, bị thương 1918 người.
+ Đường thủy: 38 vụ, làm chết 33 người, làm bị thương 4 người.
+ Đường sắt: 44 vụ, làm chết 37 người, làm bị thương 9 người.
=> Tai nạn giao thông đã cướp đi sinh mạng của biết bao con người cùng nhiều thiệt hại về tài sản. Không những vậy, những người ở lại mất đi người thân yêu của mình, nỗi đau ấy, không gì có thể đong đếm và bù đắp lại được.
2. Nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông
- Do người tham gia giao thông thiếu ý thức, trách nhiệm: lạng lách, đi xe không đúng tốc độ, làn đường theo quy định.
- Do người tham gia giao thông không tuân thủ đúng luật lệ giao thông.
- Do thiếu hiểu biết về luật giao thông.
- Nồng độ cồn vượt quá quy định, không làm chủ được tốc độ.
- Những người bán hàng rong làm che khuất tầm nhìn.
- Do phương tiện tham gia giao thông không đủ điều kiện để tiếp tục tham gia giao thông.
- Do cơ sở hạ tầng: ổ voi, ổ gà, đường quá hẹp,...
3. Hậu quả mà tai nạn giao thông để lại
- Nhiều người thiệt mạng.
- Mất mát về cả vật chất và tinh thần.
- Ùn tắc giao thông, gây mất trật tự xã hội.
- Để lại những thương tật vình viễn cho các cá nhân và hậu quả nặng nề cho toàn xã hội.
4. Biện pháp
- Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định khi tham gia giao thông: không lạng lách, đi đúng phần đường, không vượt đèn đỏ, dừng đỗ xe đúng quy định, không tổ chức và tham gia đua xe trái phép,...
- Tham gia học tập luật giao thông đường bộ.
- Chủ động trong việc tìm hiểu, nắm vững các luật lệ và quy định của luật an toàn giao thông.
- Tuyên truyền cho bạn bè và những người xung quanh.
III. Kết bài
- Bài học được rút ra và liên hệ bản thân em.