K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

TẬP LÀM VĂN : Luyện tập tả người (Dựng đoạn kết bài)12. Đoạn văn sau là kết bài của bài văn tả ai ? Đây là loại kết bài nào ?    Rồi cứ mỗi đọ đông về, bác thợ khóa lại trở về ngõ nhỏ. Vẫn cái dáng gù gù nhẫn nhại, cái miệng cười đôn hậu như ngày nào. Tôi chợt có ý nghĩ : Quanh ta còn có biết bao nhiêu con người thật bình dị nhưng cũng thật đáng khâm phục như bác thợ...
Đọc tiếp

TẬP LÀM VĂN : Luyện tập tả người (Dựng đoạn kết bài)

12. Đoạn văn sau là kết bài của bài văn tả ai ? Đây là loại kết bài nào ?

    Rồi cứ mỗi đọ đông về, bác thợ khóa lại trở về ngõ nhỏ. Vẫn cái dáng gù gù nhẫn nhại, cái miệng cười đôn hậu như ngày nào. Tôi chợt có ý nghĩ : Quanh ta còn có biết bao nhiêu con người thật bình dị nhưng cũng thật đáng khâm phục như bác thợ khóa.

................................................................................................................................................................................

     A. Mở rộng                                                                    B. Không mở rộng

13. Viết kết bài mở rộng cho bài văn tả ông của em.

..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

1
7 tháng 2 2021

 12. Đoạn văn dưới là kết bài của bài văn tả ông.  Đây là loại kết bài mở rộng.

 13.  Ông là người luôn sưởi ấm tâm hồn em. Cả gia đình em xem ông như một “ngọn đuốc soi đường”, luôn làm theo lời dạy bảo của ông. Có ông, ngôi nhà em ấm áp hẳn lên. Em vẫn thường tha thẩn bên ông, lúc quét nhà, nhặt rau, nấu cơm, múc nước giúp ông và em thầm mong sao cho ông đừng già thêm nữa.

8 tháng 5 2019

- Tình yêu của bà đối với em bao la như biển, như trời. Yêu bà, quý bà, em cố gắng học thật giỏi, luôn vâng lời bố mẹ để bà vui lòng, sống lâu trăm tuổi với em.

- Mỗi lần ăn sầu riêng em lại nhớ đến bà. Ngày xưa, mùa này mỗi lần đi đâu xa về em hay quây quần bên bà, vừa ăn sầu riêng, vừa nghe bà kể chuyện. Ôi! Thời gian đã cướp đi những kỉ niệm thân yêu của đời người. Năm nay mùa sàu riêng lại trở về, bà em đã ra người thiên cổ. Dù bà không còn nữa, vâng lời bà dạy, em nguyện sẽ cố gắng học tập và luôn chăm sóc khu vườn cây nhà em xanh tốt.

11 tháng 1 2018

•     Mở bài trực tiếp:

Nghệ sĩ hài nổi tiếng có nhiều người nhưng em thích nhất là nghệ sĩ Hoài Linh.

•     Mở bài gián tiếp:

Đời sống con người là một chuỗi những vui buồn, rủi ro, may mắn nốitiếp nhau. Tương tự như vậy, sân khấu nghệ thuật thể hiện sắc thái đời thường bằng các vở kịch, bộ phim vui và buồn. Một trong những nghệ sĩ hài mà em yêu thích là nghệ sĩ Hoài Linh.

11 tháng 1 2018

Cách 1 :

     Xuân Bắc là một nghệ sĩ hài nổi tiếng. Sự xuất hiện của ông trên sân khấu luôn đem lại những tràng cười sảng khoái cho mọi người.

Cách 2 :

    Tiếng cười rất có ích đối với sức khỏe con người. Nó làm cho tâm hồn con người trỏ nên thư thái mà quên đi những mệt nhọc, lo âu. Vì thế mà các nghệ sĩ hài luôn được công chúng mến mộ. Xuân Bắc là danh hài mà em thích nhất , mong chú luôn được thành công trong sự nghiệp diễn hài của mình


 

6 tháng 5 2017

a) Bài văn gồm 4 đoạn văn ?

b) Đoạn nào tả hình dáng bên ngoài cây bút máy ? : Đoạn 2 tả hình dáng bên ngoài cây bút.

M: Cây bút dài...bóng loáng.

 

c) Đoạn nào tả cái ngòi bút ? : Đoạn 3 tả cái ngòi bút.

d) Câu nào mở đầu đoạn 3 ? : Câu : Mở nắp ra, em thấy ngòi bút sáng loáng, hình lá tre, có mấy chữ rất nhỏ, nhìn không rõ.

e) Câu nào kết thúc đoạn 3 ? : Câu: Rồi em tra nắp bút cho ngòi khỏi bị tòe trước khi cất vào cặp

27 tháng 7 2018

a) Bài văn tả cái cối.

b) Tìm các phần mở bài, kết bài. Mỗi phần ấy nói điểu gì ? Cách mở bài, kết bài giống với những cách mở bài, kết bài nào đã học ?

Phần Từ...đến... Nói điều gì? Giống cách mở bài, kết bài nào đã học
Mở bài từ Cái cối xinh xinh đến nhà trống. Nói lên sự xuất hiện của cái cối. Giống cách mở bài trực tiếp.
Kết bài từ Cái cối xay cũng như đến từng bước anh đi.... Nói lên tình cảm thân thiết giữa các đồ vật trong nhà. Giống như cách kết bài mở rộng

c) Phần thân bài tả cái cối theo trình tự như thế nào ?

- Tả hình dáng:

     + Vành cối, áo cối

     + Hai tai cối

     + Hàm răng cối

     + dăm cối, cần cối

     + cái chốt

     + cái dây thừng

⇒ Tả hình dáng theo trình tự từ ngoài vào trong, từ bộ phận lớn đến bộ phận nhỏ, từ phần chính đến phần phụ.

- Tả công dụng:

     + Đổ thóc vào cối

     + xung quanh cối.

     + vành cối

     + tiếng cối phát ra khi xay

⇒ Tả công dụng là dùng để xay lúa, sau đó là nói lên niềm vui của tiếng xay lúa.

20 tháng 12 2017

Từ ngày có Mimi trong nhà, lũ chuột dường như biến mất. Con mèo như một vị chúa tể bước đi đầy uy quyền trong lãnh địa của mình. Cả nhà ai cũng yêu quý chú. Dường như chú cũng biết mọi người yêu quý mình nên chú dụi đầu vào chân người này sang chân người khác. Trông chú rất đáng yêu.

18 tháng 4 2023

Em rất iu con mèo nhà em

19 tháng 10 2018

 Từ ngày có Mimi trong nhà, lũ chuột dường như biến mất. Con mèo như một vị chúa tể bước đi đầy quyền uy trong lãnh địa của mình. Cả nhà em ai cũng yêu chú. Mẹ em còn gọi đùa chú là “Con hổ nhỏ”. Dường như chú cũng biết mọi người yêu quý mình nên chú dụi đầu hết vào chân người này lại sang chân người khác. Trông chú đáng yêu và đáng quý.

18 tháng 4 2023

Yfyfyf

 

26 tháng 7 2019

Từ ngày có Mimi trong nhà, lũ chuột dường như biến mất. Con mèo như một vị chúa tể bước đi đầy uy quyền trong lãnh địa của mình. Cả nhà ai cũng yêu quý chú. Dường như chú cũng biết mọi người yêu quý mình nên chú dụi đầu vào chân người này sang chân người khác. Trông chú rất đáng yêu.

21 tháng 4 2022

Bài này em chỉ được kham khảo thôi nha (ko chép vào nhá)

Hai tháng trước, bố em có mua về nhà một con chó để nó trông nhà. Em rất thích con chó đó và coi nó như một người bạn của mình.

Em vẫn còn nhớ ngày mới chuyển về gia đình em, con chó còn nhát và sợ lắm, chưa dám sủa lớn. Vậy mà bây giờ chú chó đã dạn hơn rất nhiều. Em đặt tên cho chú chó là Xù. Xù không lớn lắm nhưng ra dáng là một thanh niên cường tráng. Xù nặng khoảng 15 kg. Nó có bộ lông màu vàng nhạt xen lẫn màu đen tuyền. Lông nó dài, xù, và mềm như bông vậy. Đấy là lí do em đặt tên chú là Xù. Em thích ngồi vuốt ve bộ lông ấy, giống cảm giác như đang ôm gấu bông vậy. Cái đầu chú nhỏ, hình quả đu đủ với hai cái tai lúc nào cũng vểnh lên nghe ngóng. Đôi mắt Xù to, đen, sáng quắc lên trong đêm. Bộ ria mép dài, trắng lúc nào cũng động đậy. Cái mũi chú nhỏ, đen, lúc nào cũng ươn ướt như người bị cảm. Cái miệng chú lúc nhe răng có thể nhìn thấy rõ cặp nanh trắng rợn, là vũ khí lợi hại để Xù tiêu diệt con mồi và bảo vệ chính mình.

Xù về nhà em mới hai tháng nhưng làm thân với mọi người nhanh lắm. Chú không sợ sệt như hồi đầu nữa. Mỗi khi em đi học về đã thấy Xù đứng đợi ở cổng. Thấy em, nó vẫy đuôi mừng rối rít. Cái đuôi dài ngoe nguẩy như thích thú lắm. Mỗi khi em đang học bài, Xù lại tiến tới chân bàn học, dụi dụi đầu vào chân em như đòi nũng nịu. Những lúc ấy, em thường vuốt ve Xù và cưng nựng: "Xù ngoan, chị học xong rồi chị chơi với Xù nhé".

Xù có một cô bạn là Bông - chú chó cưng của em Hoa, hàng xóm nhà em. Xù và Bông thường chơi với nhau rất vui vẻ. Xù không kén ăn chút nào. Bởi vậy Xù dễ nuôi lắm. Xù cũng rất nghe lời chủ nữa. Mỗi khi có khách đến nhà, Xù thường sủa nhưng rồi im bặt khi nghe tiếng chủ quát. Xù cũng rất ngoan, không bao giờ đi chơi xa. Tối đến tự tìm đến chuồng của mình để vào trong đó.

Nghe người lớn nói: "Không có một loài vật nào trung thành với chủ như loài chó". Bây giờ, em mới cảm thấy đầy đủ điều đó. Đốì với em, con Vàng có một nét đẹp nữa, đó là sự ngoan hiền, tinh khôn. Em quý và yêu con Vàng ở tất cả những nét đẹp ấy. Thật là một con chó tuyệt vời.

20 tháng 6 2018

1. Từ đầu đến "Đẹp quá".

- Tác giả giới thiệu Hạng A Cháng bằng cách đưa ra lời khen của các cụ già trong làng về thân hình của A Cháng.

2. Ngực nở vòng cung, da đỏ như lim, bắp tay bắp chân rắn như trắc, gụ, vóc cao, vai rộng, người đứng thẳng như cái cột đá trời trồng, khi đeo cày, trông hùng dũng như một chàng hiệp sĩ cổ đeo cung ra trận.

3. Đoạn văn cho thấy A Cháng là người lao động khỏe, cần cù, say mê lao động...

4. - Câu văn cuối là phần kết bài.

- Nội dung: Ca ngợi sức lực tràn trề của A Cháng và khẳng định đó là niềm tự hào của dòng họ Hạng.

5. Bài văn tả người thường có ba phần:

- Mở bài: Giới thiệu người định tả.

- Thân bài:

+ Tả ngoại hình (đặc điểm nổi bật về tầm vóc, cách ăn mặc, khuôn mặt, mái tóc, cặp mắt, hàm răng,...)

+ Tả tính cách, hoạt động (lời nói, cử chỉ, thói quen, cách cơ xử với người khác,...)

- Kết bài: Nêu cảm nghĩ về người được tả.