cảnh sông nước Cà Mau được miêu tả như thế nào?
các bạn làm ơn giúp mình với!!!!
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Là một nhà thơ xuất sắc, Xuân Quỳnh đã có những tác phẩm vô cùng ấn tượng tiêu biểu phải kể đến là Chuyện cổ tích về loài người. Ngay từ tiêu đề, tác giả đã như muốn gợi dẫn về việc đưa chúng ta theo dòng thời gian đi từ khi được sinh ra ở những vùng đất sơ khai, dần dần trưởng thành cho tới khi cuộc sống phát triển văn minh từng ngày. Ở khổ thơ đầu tiên, khi ấy sự sống mới chỉ bắt đầu, trái đất còn hoang sơ “trụi trần”, chưa có màu xanh, “không dáng cây ngọn cỏ”. Thế nhưng trải qua năm tháng ở những khổ thơ tiếp theo, cuộc sống ngày một thay đổi khi mặt trời chiếu rọi ánh sáng khắp trái đất, đem lại sự sống cho muôn loài. Con người ngày càng trở nên đông đúc, cha mẹ, ông bà yêu thương và nuôi dưỡng trẻ em để chúng lớn lên trong những lời ru ngọt ngào. Gia đình ngày càng hoàn thiện, trí tuệ, sự hiểu viết của loài người, của thế giới “trẻ em” đi lên một bước tiến mới. Nhờ “bố bảo”, “bố dạy” mà trẻ em “biết ngoan”, “biết nghĩ”. Vạn vật xung quanh càng ngày càng trở nên rõ ràng và tươi sáng bởi chính những điều ấy, khi dần dần phát triển tiếng nói, chữ viết, có nền giáo dục. Đi theo đó là những trường lớp đào tạo và dạy dỗ trẻ em, rồi bàn, ghế, cái bảng, cục phấn, chữ viết, thầy giáo,.. Cuộc sống thay đổi diệu kì biết bao, loài người trên trái đất từng bước đạt được nền văn minh hoàn chỉnh. Bên cạnh việc khéo léo kể về sự phát triển của loài người, lòng yêu trẻ của tác giả được thể hiện trong bài thơ “Chuyện cổ tích về loài người” hết sức đằm thắm, nồng hậu. Trẻ em được mẹ sinh ra trong “tình yêu và lời ru”, được “bế bồng chăm sóc”. Trẻ em được “bố bảo cho biết ngoan – bố dạy cho biết nghĩ”. Trẻ em được đến trường học tập, và mọi điều tốt đẹp nhất đều dành cho trẻ em. Bằng giọng thơ nhẹ nhàng, êm dịu chúng ta được dẫn dắt tìm hiểu về khởi nguồn của loài người với những hình ảnh vô cùng đát giá. Hóa ra, mọi vật xuất hiện trên trái đất đều là để làm cho cuộc sống của trẻ em, của con người trở nên tốt đẹp hơn. Bên cạnh đó là lời khéo léo nhắn nhủ: hãy chăm sóc, thương yêu, dạy dỗ trẻ em và dành cho thế giới tuổi thơ mọi điều tốt đẹp nhất
- Cảnh tượng Qua Đèo Ngang được tác giả miêu tả vào lúc trời đã về chiều “bóng xế tà”, đây là thời điểm cuối của một ngày.
- Thời điểm này, thường gợi lên trong lòng người một nỗi buồn man mác. Đặc biệt, với tác giả vừa là một thi sĩ vừa là người lữ khách đang trên đường đi qua đèo Ngang - một địa điểm khá hoang sơ.
=> Cách miêu tả đó dễ gợi buồn, gợi nhớ qua đó giúp cho tác giả dễ dàng bộc bạch những tâm sự sâu kín của người khách tha hương.
cảnh tượng đèo ngang được miêu tả vò buổi xế tà (buổi chiều)
Giúp tác giả dễ bộc lộ cảm xúc : buồn ,cô đơn
Tham khảo: Thời đồng thau, Thủy tổ nước VN có 15 bộ lạc, có bộ lạc sống chủ yếu ở trung du và đồng bằng Bắc Bộ hàng chục bộ lạc Âu Việt sống chủ yếu ở miền Bắc Việt Bắc, Do nhu cầu trị thủy và giao thương kinh tế, văn hóa nên có xu hướng hợp nhất lại, Trong các bộ lạc đó, Bộ lạc Văn Lang hùng mạnh hơn cả, thủ lĩnh bộ lạc này là người đứng ra thống nhất các Bộ lạc Lạc Việt lại, thành lập nên nhà nước Văn lang, xưng là Hùng Vương, các con cháu của ông sau này đều nối truyền danh hiệu đó. Thời gian tồn tại của Nhà nước Văn lang khoảng từ đầu thiên niên kỷ thứ I trước công nguyên đến thế kỷ thứ III trước công nguyên Sau này năm 211 trước công nguyên Tần Thủy Hoàng cho Quân đi xâm lược, thủ lĩnh lúc này của liên minh các bộ lạc là Thục Phán được cử đi đánh giặcn năm 208 TCN quân Tần rút lui, với uy thế của mình, Thcj Phán xưng Vương gọi là An Dương vương, liên kết các bộ lạc Lạc Việt và Âu Việt lại thành nước Âu Lạc (Tên ghép của Lạc Việt và Âu Việt). Sau này năm 179 sau CN Triệu Đà là vua của Nam Việt đánh Thục Phán, Âu lạc bị đô hộ suốt 7 thế kỷ sau đó, bị chia ra thành nhiều Châu, Quận nhưng cái tên Âu Lạc Vẫn còn mãi...
Bài làm
Câu 1 :
+ Nội dung : Bài văn miêu tả Dế mèn có vẻ đẹp cường tráng của tuổi trẻ nhưng tính nết kiểu căng, xốc nổi . Do bày trò trêu chọc chị Cốc nên đã gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt và rút ra bài học đường đời đầu tiên
+ Nghệ thuật : Nghệ thuật miêu tả loài vật của Tô Hoài rẩ sinh động , cách kể chuyện theo ngôi thứ nhất tự nhiên , hấp dẫn , ngôn ngữ chính xác , giàu tính tạo hình .
Câu 2 :
+Thông điệp :Qua đoạn trích "bài học đường đời đầu tiên " tác giả muốn gửi đến thông điệp : Ở đời sống mà cứ có thói hung hăng, không coi trời đất ra gì , sớm muộn cũng mang họa vào thân
+Bài học : Không được hung hăng , kiêu ngạo với mọi người xung quanh
Câu 3 :
+Thiên nhiên vùng Cà Mau : Cảnh sông nước Cà Mau có vẻ rộng lớn , hùng vĩ, đầy sức sống hoang dã . Chợ Năm Căn là hình ảnh cuộc sống tấp nập , trù phú, độc đáo ở vùng tận cùng phía nam của Tổ quốc.
+ Nét độc đáo của chợ Năm Căn :
*Giống các chợ bề bên vùng Nam Bộ , lều lá nằm cạnh nhà tầng , gỗ chất thành đống , nhiều thuyền , bè.
* Nhiều lì than , hầm gỗ , nhà bè như những khu phố nổi , bán đủ thứ , nhiều dân tộc như Khơ - me ......
Mình cũng không chắc nữa . Nếu đúng tick cho mình mấy cái nha ^^
2.Qua đoạn trích ''Bài học đường đời đầu tiên''tác giả muốn gửi đến người đọc thông điệp là:sống ở đời dù có khỏe mạnh nhưng lại kiêu căng về vẻ đẹp bề ngoài của mình mà bắt nạt mọi người và không biết suy nghĩ trước khi làm thì có ngày sẽ mang họa vào thân.khuyên mọi người không nên có tính kiêu căng khi sống trên đời.
Noo Phước Thịnh:
Thứ bảy tuần trước, anh em vừa mua vé đi xem ca nhạc buổi biểu diễn của ca sĩ Noo Phước Thịnh. Em rất háo hức và vui mừng vì ca sĩ đó là thần tượng của em.
Khi đến buổi biểu diễn, em nhìn thấy người đến xem đông như kiến. Sân khấu được trang hoàng rất lộng lẫy. Kĩ thuật ánh sáng rất công phu.
Có đủ các loại đèn: đèn xanh, đèn đỏ, đèn tím, đèn vàng rất rực rỡ. Bỗng tiếng hò reo vang lên. Ca sĩ Noo Phước Thịnh bước lên sân khấu.
Bộ trang phục của Noo Phước Thịnh rất đẹp. Anh mặc một chiếc áo sơ mi trắng, khoác lên trên chiếc áo gi lê hồng pha trắng, dưới mặc quần bò.
Tiếng nhạc nổi lên. Ca sĩ bắt đầu hát. Tiếng hát ngọt ngào, bay bổng. Ánh mắt truyền cảm của anh nhìn vào khán giả một cách vui vẻ và tình cảm.
Đến đoạn ngân vang, giọng anh khỏe hơn, ngân rất vang. Khán giả cổ vũ nồng nhiệt. Đó như là động lực cho anh thêm sức mạnh để hát.
Noo Phước Thịnh nhảy từng bước nhảy rất đẹp, rất đều. Xong buổi biểu diễn, khuôn mặt đẹp trai của anh ướt đẫm mồ hôi. Các fan hâm mộ của anh lên sân khấu tặng cho anh những bó hoa tươi thắm, giúp anh xua tan bớt mệt nhọc.
Em rất thích ca sĩ Noo Phước Thịnh. Anh ấy có những tài năng mà ai cũng muốn có. Ý chí và nghị lực của anh ấy khiến ai cũng ngưỡng mộ.
Em mong sẽ còn có nhiều buổi diễn của Noo Phước Thịnh để mọi người có thể đến thưởng thức
Bài văn tả đêm trăng đẹp:
Mỗi khi rời xa quê hương, lòng tôi lại bồi hồi, xao xuyến nhớ về làng quê với những ngày cùng bà đi gặt ngoài cánh đồng, những chiều chơi đùa cùng lũ bạn bên bờ sông thân thương, hay những đêm múa hát dưới ánh trăng,...Có thể nói, những đêm trăng sáng luôn để lại trong tôi ấn tượng sâu sắc nhất khi nhắc về quê hương.
Tôi còn nhớ như in những ngày vầng trăng chiếu sáng rực rỡ trên bầu trời. Bà tôi từng bảo, vào những ngày rằm của tháng, trăng sẽ rất tròn và sáng. Khi bóng hoàng hôn tắt hẳn, bầu trời khoác vào tấm áo đen tuyền, biểu lộ cho khoảng thời gian đêm tối đã đến, đó cũng là lúc ánh trăng dần xuất hiện trên bầu trời, ngự trị trên cao. Trong cái khoảng không đen huyền bí ấy, xuất hiện một vầng trăng sáng đối lập hoàn toàn với bầu trời đêm, tựa như một nét chấm phá trong bức tranh đêm tối nơi làng quê. Trên bầu trời, những ngôi sao ẩn hiện như tô điểm thêm cho bức tranh ấy. Trăng ngày rằm thường rất đẹp, ông trăng tròn vành vạnh như quả bóng mang sắc trắng tinh khiết. Ánh trăng sáng rực rỡ, deo dắt ánh sáng xuống muôn nơi,khắp nơi đều như được soi sáng bởi ánh trăng vàng lấp lánh. Dòng sông quê hương, phẳng lặng, in bóng vầng trăng , ánh sáng khiến mặt nước lung linh, nhuộm một màu rực rỡ. Đôi khi có cơn gió nhẹ lại thoảng ra, mặt nước đang yên nình bỗng lăn tăn gợn sóng, những con sóng nhỏ xô nhau, mang theo ánh trăng, chạy đuổi nhau về đến tận bờ. Hai bên sông, những rặng tre, rặng liễu đen kịt đang soi mình dưới trăng vàng trăng bạc, như những người thiếu nữ đang làm dáng làm duyên. Những cánh đồng bao la, rộng lớn như đắm mình trong ánh trăng, những cô lúa đang trổ bông tỉnh thoảng lại rung mình, chơi đùa cùng chị gió , say sưa tắm ánh trăng vàng tinh khiết.
Cứ mỗi đêm trăng sáng, người người, nhà nhà trong làng lại rủ nhau tụ họp ngoài sân đình, đôi khi lại ngồi dưới gốc đa đầu làng để trò chuyện, lũ trẻ con nô đùa , nhảy múa quanh sân, các bà các mẹ tranh thủ giặt giũ bên ngoài bờ sông,..Tiếng cười nói vui vẻ như xua tan đi những mệt mỏi của một ngày lao động vất vả, vầng trăng sáng trên bầu trời như cũng đắm mình vào nhịp sống sinh hoạt của con người, ngắm nhìn vạn vật đang sinh sôi, phát triển. Đêm càng khuya, vạn vật lại đắm mình vào giấc ngủ say, chỉ có trăng vẫn ở đó như che chở, bảo vệ cho giấc ngủ bình yên của xóm làng. Đó là bức tranh làng quê yên bình, mộc mạc với ánh trăng sáng rực rỡ khắp muôn nơi.
Những đêm trăng đẹp quả thật luôn mang một cảm giác yên bình mà giản dị vô cùng. Nó khiến tâm hồn ta dễ chịu, thanh thản, nó gắn bó với cuộc sống con người. Và với tôi, nó gắn với những kí niệm của ngày ấu thơ tươi đẹp
Lập dàn ý Tả một đêm trăng đẹp lớp 6
I) Mở bài: Như thường lệ, giữa tháng trăng sáng vằng vặc, em lại ra vườn ngắm trăng.
II) Thân bài:
1. Trời vừa chập choạng tối:
- Màn đêm buông xuống phủ trùm lên cảnh vật.
- Nhà nhà đang lên đèn.
- Trăng từ từ lên cao ở phía ngọn cau.
2. Trời đang vào đêm:
- Không gian trong vắt.
- Cảnh vật lặng im như nghiêm trang chờ đón vầng trăng lên ngự trên đỉnh đồi.
3. Trong đêm:
- Trăng cao sáng vằng vặc như gương.
- Trong vườn lá cây xanh rì thấm đẫm ánh trăng.
- Nước ao lóng lánh, tiếng tôm búng càng tiếng cá đớp trăng.
- Tiếng côn trùng rỉ rả đây đó như vui hát dưới trăng.
4. Vào khuya:
- Tiếng gió khẽ khàng lay động cành cây ngọn lá.
- Ánh trăng lung linh làm lóng lánh giọt sương đêm.
- Mọi vật như sống động hơn, huyền ảo hơn.
- Trăng vàng tràn đầy ánh sáng.
III) Kết bài:
- Đêm trăng sáng đẹp càng làm em yêu mến quê hương mình hơn.
Tham khảo chi tiết: Lập dàn ý Tả một đêm trăng đẹp
Đề bài: Tả lại một đêm trăng đẹp mẫu 1
Bài làm
Màn đêm buông xuống thật nhanh, trên khắp đường phố, nhà nhà đã lên đèn. Ánh điện sáng lung linh. Nhưng chỉ ít phút sau, mặt trăng tròn vành vạnh đã nhô lên. Cả gia đình tôi quây quần trên chiếc chiếu nhỏ đặt trước hiên nhà, ngồi ngắm trăng. Trăng đêm nay đẹp và sáng quá! Đêm nay là trăng rằm tháng tám cơ mà!
Cái bóng dáng tròn vành vạnh của trăng trông giống như cái đóa bạc khổng lồ treo lơ lửng trên nền trời xanh thẳm. Trăng lấp ló lờ mờ ẩn hiện sau ngọn phi lao. Làng xóm tưng bừng tiếng cười nói râm ran. Ánh trăng vằng vặc soi sáng từng cảnh vật. Gió thổi nhè nhẹ lướt qua như đang thì thầm trò chuyện. Ngoài vườn, gió luồn qua từng kẽ lá hiu hiu thổi mát, hoà lên một bản nhạc du dương, thích thú làm sao?
Tôi và mấy đứa bạn trong xóm tụm năm, tụm bảy rủ nhau xếp thành hàng dọc rồng rắn đi rước đèn phá cỗ đêm rằm Trung thu. Những chiếc đèn giấy ông sao, đèn cá chép... với ánh lửa bập bùng hoà trọn với ánh trăng làm một. Chơi chán, chúng tôi cùng nhau phá cỗ. Trong mâm cỗ có cả phần của Chị Hằng và Chú Cuội. Có lúc ngước nhìn lên, tôi cảm giác như họ đang tươi cười với chúng tôi, rồi nhón tay cầm lấy một cái kẹo mà tôi để phần cho họ. Đêm cũng đã đến khuya, trăng càng lúc càng cao hơn và nhạt dần. Bất chợt một đám mây đen từ đâu bay đến che khuất ánh trăng, phá tan không khí náo nhiệt. Cuộc vui phải tàn, chúng tôi trả lại không khí tĩnh mịch cho đêm khuya, tuy tất cả mọi người không muốn rời đêm trăng ấy.
Trở về nhà, ai nấy đều mong muốn cho thời gian quay trở lại để cùng nhau được hưởng sự thú vị của những đêm trăng sáng như đêm nay.
d,Ý kiến cho hai câu đầu của bài thơ thuần tuý tả cảnh, hai câu sau của bài thơ thuần tuý tả tình là chưa chính xác, bởi:
Ta hãy chú ý đến chữ “sàng” trong câu thơ thứ nhất (sàng ở đây có nghĩa là giường). Như thế chữ sàng gợi cho ta nghĩ rằng nhà thơ đang nằm mà không ngủ được. Và cũng vì nằm trên giường không ngủ thì mới thấy ánh trăng xuyên qua cửa. Hơn thế nữa chắc chắn phải có một chủ thể trữ tình ở đây thì mới có cái sự “nghi” (Ngỡ mặt đất phủ sương) được. Nhân vật trữ tình rất có thể là chưa ngủ, hoặc ngủ rồi nhưng tỉnh dậy và không ngủ được nữa. Trong trạng thái mơ màng ấy mới có cái sự nghi ngờ rất đẹp (trăng sáng mà ngỡ là sương). Như thế dù không trực tiếp tả người, câu thơ vẫn gợi lên được trạng thái và tình cảm của con người.
- Hai câu thơ sau cũng vậy. Thực ra chỉ có đúng ba chữ trực tiếp tả tình, đó là: tư cố hương (nhớ về quê cũ), còn lại đều tả cảnh, tả người. Hay nói chính xác hơn cảnh được tả để chuyển tải cái tình quê hương da diết.
Như thế, từ đây có thể rút ra kết luận: trong bài thơ này (và cả một số bài thơ Đường khác nữa), hai câu đầu (hoặc nửa trên) thường thiên về tả cảnh (trong cảnh có tình), ngược lại hai câu sau thiên về tả tình (trong tình có cảnh).
/hoi-dap/question/108228.html
ấn theo link này là có câu trả lời
Đất rừng Phương Nam là một tác phẩm rất hay của nhà văn Đoàn Giỏi. Đọc đoạn trích Sông nước Cà Mau trích trong tác phẩm này ta bị hấp dẫn bởi vẻ đẹp, nét riêng đặc biệt của kênh rạch, sông ngòi “bủa giăng chi chít như mạng nhện”, của một điệu xanh như thế. Dưới ngòi bút tài tình của nhà văn Đoàn Giỏi, cả vùng Cà Mau hiện lên thật là sinh động, cảnh vật biến hoá, màu sắc biến hoá. Những dòng sông, kênh, rạch, rừng đước và cả khu chợ Năm Căn nữa hiện lên vừa hùng vĩ, hoang sơ, vừa dạt dào sức sống, cảnh xa lạ mà vẫn gợi bao yêu mến, làớ thương. Thiên nhiên Cà Mau bao la, hào phóng; con người Cà Mau mộc mạc, hiền hậu, dễ thương. Đọc những trang văn của Đoàn Giỏi, ta có cảm giác như đang giữa sông nước Cà Mau, tận hưởng hương rừng Cà Mau, đến chơi chợ Năm Căn, ngược lại, bước lên những ngôi nhà bè xem và mua một vài món quà lưu niệm. Đọc đoạn trích Sông nước Cà Mau hẳn trong mỗi chúng ta thêm hiểu, thêm yêu đất và người nơi đây. Và bạn, cũng như tôi ấp ủ một ước muốn: được đặt chân lên mảnh đất ấy, được theo thuyền xuôi dòng Năm Căn và chắc hẳn sẽ ghé chợ Năm Căn để tự mình cảm nhận một nét rất riêng trong sinh hoạt của vùng sòng nước
Bài văn trên miêu tả cảnh sông nước ở Cà Mau. Trình tự miêu tả: đi từ ấn tượng chung về cảnh thiên nhiên đến miêu tả chi tiết cảnh kênh rạch, sông ngòi và cảnh vật hai bên bờ. Cuối cùng tác giả miêu tả đến cảnh chợ Năm Căn.
- Dựa vào trình tự miêu tả như trên, ta có thể chia bài văn thành 3 phần:
- Vị trí quan sát của người miêu tả: Ta thấy, tác giải nhập vai người kể chuyện, xưng “ tôi”. Với vị trí ngồi trên thuyền xuôi theo các kênh rạch vùng Cà Mau đổ ra sông Năm Căn rộng lớn, rồi dừng lại ở chợ Năm Căn. Do đó, tác giả có thể quan sát theo tình tự tự nhiên hợp lý, tả sông ngòi, kênh rạch, cảnh hai bên bờ, lúc tả kĩ, lúc lướt qua, làm cho cảnh hiện lên sinh động.