Hãy lí giải vì sao, trước bức tranh cuộc sống thi nhận lại:
Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửaTôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân
Giúp với ạ :(((
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn trích.
2. Thân bài:
- Cảm nhận tình yêu cuộc sống của Xuân Diệu qua đoạn thơ
Về nội dung
* Xuân Diệu đã phát hiện ra thiên đường ngay trên mặt đất, không xa lạ mà rất đỗi quen thuộc ngay trong tầm tay của chúng ta:
- Đó là bức tranh thiên nhiên mùa xuân rực rỡ sắc màu, niềm vui và sức sống, được thể hiện qua hàng loạt các hình ảnh : ong bướm, hoa lá, yến anh, tuần tháng mật...
+) Màu sắc: màu xanh rì của đồng nội, màu của lá non, màu của cành tơ phơ phất...=> Gợi hình ảnh non tơ, mơn mởn.
+) Âm thanh: khúc tình si của yến anh
- Bức tranh thiên nhiên ấy còn được vẽ lên với vẻ xuân tình: mối quan hệ của thiên nhiên, cảnh vật được hình dung trong quan hệ như với người yêu, người đang yêu, như tình yêu đôi lứa trẻ tuổi, say đắm. Các cặp hình ảnh sóng đôi như ong bướm, yến anh càng làm bức tranh thiên nhiên thêm tình ý.
=> Xuân Diệu đã khơi dậy vẻ tinh khôi, gợi hình của sự vật, nhà thơ không nhìn sự vật ấy bằng cái nhìn thưởng thức mà bằng cái nhìn luyến ái, khát khao chiếm hữu.
- Bức tranh thiên nhiên đời sống con người càng đằm thắm, đáng yên hơn khi:
“Mỗi……môi gần”
=> Với Xuân Diệu cuộc sống là vui và mùa xuân là đẹp nhất.
* Tâm trạng của nhà thơ
- Niềm sung sướng hân hoan, vui say ngây ngất trước vẻ đẹp của cuộc sống trần gian.
- Tâm trạng vội vàng, nuối tiếc thời gian, nuối tiếc mùa xuân ngay cả khi sống giữa mùa xuân.
Về nghệ thuật
- Mới mẻ trong cách nhìn, cách cảm nhận cuộc sống; quan niệm thẩm mĩ hiện đại; phép điệp, liệt kê, so sánh, chuyển đổi cảm giác.
- Cấu trúc dòng thơ hiện đại.
3. Kết Bài: Đánh giá
Đoạn thơ tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Diệu.
Tình yêu đời của Xuân Diệu đem đến quan niệm nhân sinh tích cực.
Trong đoạn văn, chỉ bằng màu vàng nhưng tác giả đã vẽ nên một bức tranh quang cảnh làng mạc ngày mùa hết sức sinh động và hấp dẫn người đọc vì tác giả sử dụng những sắc thái đa dạng của màu vàng. Mỗi sự vật có đặc điểm khác nhau được miêu tả khác nhau làm nên bức tranh sinh động, nhiều tầng lớp.
Bởi vì
- Tôm có khứu giác rất nhạy cảm
- Tôm kiếm ăn vào ban đêm
=> Nhóm Hiên được nhiều tôm hơn
Nhóm của Hiên dùng mồi bằng thính rang thơm và đi đặt vó vào lúc sẩm tối cất được nhiều tôm tép hơn vì:
- tôm là loài kiếm ăn vào tầm chiều tối.
- mồi bằng thính rang thì dậy mùi thơm và hấp dẫn tôm hơn. Có khi người ta còn rang thính với hoa hồi giã nhỏ để làm dậy mùi thơm dụ dỗ được nhiều tôm vào lưới vó.
Tham khảo:
Hai câu thơ cuối là tâm trạng của nhân vật trữ tình: “Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửaTôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân” Trong một câu thơ mà thi sĩ có hai tâm trạng “Tôi sung sướng” - “Nhưng vội vàng một nửa”. Dấu chấm ở giữa câu đã phân tách nhà thơ thành hai nửa: nửa sung sướng và nửa vội vàng. Tâm trạng “sung sướng” là tâm trạng: ” hạnh phúc, lạc quan, yêu đời, tươi vui đón nhận cuộc sống bằng tình cảm trìu mến, thiết tha gắn bó. Còn “vội vàng” là tâm trạng tiếc nuối bởi nhà thơ sợ tuổi trẻ qua đi, tuổi già mau tới. Vì thế dù đang sống trong mùa xuân nhưng thi nhân đã cảm thấy tiếc nuối mùa xuân ngay khi đang ở trong mùa xuân “Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân”.