Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Đồng hóa: Tổng hợp chất và tích lũy năng lượng
- Dị hóa: Phân giải chất và giải phóng năng lượng
Mối quan hệ: đồng hóa và dị hóa là hai mặt đối lập nhau nhưng thống nhất với nhau
Phân biệt đồng hóa với dị hóa :
Đồng hóa | Dị hóa |
Tổng hợp các chất | Phân giải các chất |
Tích lũy năng lượng | Giải phóng năng lượng |
Mối quan hệ của đồng hóa và dị hóa :
- Đồng hóa và dị hóa thống nhất nhau trong mỗi cơ thể sống :
+ Không có đồng hóa thì không có nguyên liệu ( các chất đặc trưng ) cho dị hóa phân hủy .
+ Không có dị hóa thì không có năng lượng cho đồng hóa tổng hợp các chất .
- Nếu thiếu một trong hai quá trình thì sự sống không tồn tại . Vậy đồng hóa và dị hóa là 2 mặt của quá trình thống nhất giúp sự sống tồn tại và phát triển .
- Những chất được cơ thể thực vật lấy từ môi trường sống và đưa đến tế bào cơ thể sử dụng cho đồng hóa, dị hóa: \(O_2\), \(CO_2\) và chất khoáng
- Những chất thải sinh ra từ quá trình chuyển hóa được cơ thể thực vật thải ra môi trường: \(H_2O\), \(O_2\), \(CO_2\)
- Những chất được cơ thể động vật lấy từ môi trường sống và đưa đến tế bào cơ thể sử dụng cho đồng hóa, dị hóa: chất dinh dưỡng, \(O_2\), \(H_2O\)
- Những chất thải sinh ra từ quá trình chuyển hóa được cơ thể động vật thải ra môi trường: \(O_2\), \(H_2O\), \(CO_2\), chất thải (phân, các chất dư thừa, và các chất độc hại khác)
Câu 1:
- Đồng hóa và dị hóa là hai quá trình đối lập,nhưng thống nhất với nhau
- Đồng hóa là quá trình tổng hợp từ các nguyên liệu đơn giản sẵn có trong tế bào thành những chất đặc trưng của tế bào và tích lũy năng lượng trong các liên kết hóa học
- Dị hóa là quá trình phân giải các chất được tích lũy trong quá trình đồng hóa
thành các chất đơn giản,bẻ gãy các liên kết hóa học để giải phóng năng lượng,cung cấp cho mọi hoạt động sống của tế bào
Câu 2:
- Trời oi bức: Mồ hôi tiết nhiều,mang theo nhiệt ra khỏi cơ thể
- Trời rét: Mao mạch co lại,lưu lượng máu qua da ít,làm giảm sự tỏa nhiệt qua da
- Trời nóng: Mao mạch dưới da dãn,tuyến mồ hôi tiết ra nhiều mồ hôi
Câu 3:
a) Các sản phẩm thải chủ yếu của hệ bài tiết là gì? Việc bài tiết chúng do các cơ quan nào đảm nhiệm?
- Các sản phẩm thải chủ yếu của hệ bài tiết là CO2,mồ hôi,nước tiểu
Sản phẩm thải chủ yếu | Cơ quan bài tiết chủ yếu |
CO2 | Phổi |
Mồ hôi | Da |
Nước tiểu | Thận |
b) Hệ bài tiết nước tiểu có cấu tạo như thế nào?
- Hệ bài tiết nước tiểu bao gồm: Thận,ống dẫn nước tiểu,bóng đái,ống đái
c) Trình bày quá trình tạo nước tiểu ở các đơn vị chức năng của thận.
- Sự tạo thành nước tiểu diễn ra ở các đơn vị chức năng của thận
- Sự hình thành nước tiểu gồm 3 quá trình
* Quá trình lọc máu
- Diễn ra ở cầu thận tạo nước tiểu đầu.
- Màng lọc và vách mao mạch có các lỗ 30 – 34Ao.
- Sự chênh lệch áp suất bên trong cầu thận và bên ngoài tạo lực đẩy các chất qua lỗ lọc.
- Các tế bào máu và protein có kích thước lớn hơn lỗ lọc nên được giữ lại trong máu theo động mạch đi trở lại cơ thể
- Các chất được lọc qua lỗ lọc →nước tiểu đầu → chuyển đến ống thận
* Quá trình hấp thụ lại.
- Diễn ra ở ống thận.
- Tiêu tốn năng lượng ATP.
- Trong nước tiểu đầu vẫn còn chứa nhiều các chất dinh dưỡng và nước nên được hấp thu lại ở ống thận vào các mao mạch quanh ống thận.
- Các chất được hấp thu lại gồm: các chất dinh dưỡng, H2O, các ion cần thiết (Na+, Cl-, …).
* Quá trình bài tiết tiếp.
- Các chất sau khi được hấp thu lại tiếp tục bài tiết tiếp ở ống thận → nước tiểu chính thức.
- Cần năng lượng ATP.
- Các chất bài tiết tiếp là các chất cặn bã (axit uric, creatin, …), các chất thuốc, các ion thừa (K+, H+, …).
- Kết thúc quá trình hấp thụ lại và bài tiết tiếp ở ống thận →nước tiểu chính thức → thải nước tiểu. (Nguồn: Nội dung lý thuyết bài 39 sinh học 8 của hoc24.vn)
d) Thành phần nước tiểu đầu khác máu ở chỗ nào? Nước tiểu chính thức khác với nước tiểu đầu ở chỗ nào?
Thành phần nước tiểu đầu khác máu ở chỗ:
- Nước tiểu đầu không có các tế bào máu và protein
- Máu có chứa các tế bào máu và prôtêin
Nước tiểu chính thức khác với nước tiểu đầu ở chỗ:
Nước tiểu đầu | Nước tiểu chính thức |
- Nồng độ các chất hoà tan loãng hơn - Chứa ít các chất cặn bã và các chất độc hơn - Còn chứa nhiều chất dinh dưỡng | - Nồng độ các chất hoà tan đậm đặc hơn - Chứa nhiều các chất cặn bã và các chất độc hơn - Không còn chứa chất dinh dưỡng |
e) Nêu các thói quen sống khoa học để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu tránh các tác nhân có hại.
- Giữ vệ sinh để hạn chế tác hại của vi sinh vật gây bệnh
- Khẩu phần ăn hợp lí tránh cho thận làm việc quá nhiều và hạn chế tác hại của các chất độc.Tạo điều kiện cho quá trình lọc máu được thuận lợi
- Không nên nhịn tiểu lâu: Để quá trình tạo nước tiểu liên tục.Hạn chế khả năng tạo sỏi thận(bóng đái)
Câu 4:
a) Da có cấu tạo như thế nào?Có nên trang điểm bằng cách nhổ bỏ lông mày, dùng bút chì kẻ lông mày tạo dáng không? Vì sao?
- Da gồm 3 lớp: lớp bì,lớp biểu bì,lớp mỡ dưới da
- Không nên trang điểm bằng cách nhổ bỏ lông mày, dùng bút chì kẻ lông mày tạo dáng vì nó có thể gây hại cho da
b) Da có những chức năng gì? Những đặc điểm cấu tạo nào của da giúp da thực hiện những chức năng đó?
- Da có chức năng tạo nên vẻ đẹp của con người,bảo vệ cơ thể,điều hòa thân nhiệt
- Đặc điểm giúp da thực hiện chức năng bảo vệ là các sợi mô liên kết chặt chẽ với nhau,tuyến nhờn và lớp mỡ dưới da
c) Nêu các biện pháp giữ vệ sinh da
- Tránh làm da bị xây xát,bỏng
- Thường xuyên tắm rửa
- Giữ vệ sinh cơ thể thường xuyên
- Giữ gìn vệ sinh nơi ở và nơi công cộng
Câu 5:
a) Trình bày cấu tạo của hệ thần kinh.
- Hệ thần kinh gồm bộ phận trung ương và bộ phận ngoại biên
Còn câu b và c mình không biết làm nhé :^
Câu 1
Nhờ hoạt động của lồng ngực với sự tham gia của các cơ hô hấp mà ta thực hiện được hít vào và thở ra, giúp cho không khí trong phổi thường xuyên được đổi mới. Trao đổi khí ở phổi gồm sự khuếch tán của 02 từ không khí ở phế nang vào máu và của C02 từ máu vào không khí phế nang. Trao đổi khí ờ tế bào gồm sự khuếch tán của 02 từ máu vào tế bào của C02 từ tế bào vào máu.các khí trao đổi ở phổi và tế bào đều theo cơ chế khuếch tán từ nơi có nồng độ cao tới nơi có nồng độ thấp .trao đổi khí ở phổi khí oxi từ phế bào đc chuyển đến hồng cầu và trao đổi thành cacbonic rồi trở về phế bào . còn trao đổi khí ở tế bào thì : oxi từ hồng cầu ->tế bào ở các mô cơ thể chuyển thành cacbonic ->mao mạch
Vì quá trình đồng hoá và dị hóa xảy ra song song nên trong cây, các hợp chất kích thích sinh trưởng và kìm hãm sinh trưởng luôn có hàm lượng cân bằng trong các giai đoạn sinh trưởng. => Sai. Tùy từng giai đoạn sinh trưởng mà có sự thay đổi trong tương quan giữa hợp chất kích thích sinh trưởng và kìm hãm sinh trưởng.
Tham khảo
* Đặc điểm cấu tạo:
- Diện tích bề mặt trong của ruột non rất lớn là điều kiện cho sự hấp thụ các chất dinh dưỡng với hiệu quả cao (cho phép một số lượng lớn chất dinh dưỡng thấm qua các tế bào niêm mạc ruột trên đơn vị thời gian...).
- Hệ mao mạch máu và mạch bạch huyết phân bố dày đặc tới từng lông ruột cũng sẽ là điều kiện cho sự hấp thụ các chất dinh dưỡng với hiệu quả cao (cho phép một số lượng lớn chất dinh dưỡng sau khi thấm qua niêm mạc ruột vào được mao mạch máu và mạch bạch huyết).
* Người ta khẳng định ruột non là cơ quan chủ yếu của hệ tiêu hoá đảm nhận vai trò hấp thụ chất dinh dưỡng là căn cứ vào các bằng chứng sau:
- Ruột non có bề mặt hấp thụ rất lớn (tới 400 - 500m2), lớn nhất so với các đoạn khác của ống tiêu hoá. Ruột non còn có mạng mao mạch máu và mạch bạch huyết dày đặc.
Thực nghiệm phân tích thành phần các chất của thức ăn trong các đoạn ống tiêu hoá (hình 29-2 SGK) cũng chứng tỏ sự hấp thụ các chất dinh dưỡng diễn ra ở ruột non.
Tham khảo:
Câu 2:
* So sánh đồng hóa và dị hóa:
- Giống nhau: Đều xảy ra trong tế bào
- Khác nhau:
Khi nhắc đến quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng thì ta nhớ đến hai mặt tuy đối lập nhưng lại thống nhất đó là đồng hóa và dị hóa. Việc xét tỉ lệ đồng hóa và dị hóa theo độ tuổi thì người ta đang dựa vào chuyển hóa cơ bản theo độ tuổi đó bạn. Theo thực tế cho thấy việc chuyển hóa vật chất và năng lượng là rất khác nhau theo các độ tuổi riêng biệt và theo trạng thái cơ thể, theo giới tính, nhu cầu làm việc… Nhưng nói tóm lại là có hai yếu tố sau:
- Bị động: tùy thuộc vào độ tuổi, giới tính… ở từng người mà tỉ lệ này khác nhau. Ví dụ như ở trẻ em tuổi đang lớn thì người ta xét thấy quá trình đồng hóa xảy ra mạnh mẽ hơn dị hóa nhiều và cơ chế của nó là đồng hóa để tổng hợp các chất với mục đích là giúp cơ thể sinh trưởng tốt và tạo ra được nguồn năng lượng cần thiết cho cơ thể. Còn ở người già thì ngược lại (tức dị hóa lại cao hơn đồng hóa) với nhiệm vụ chỉ tạo năng lượng cần thiết…
- Chủ động: cơ thể chúng ta cũng có thể tự điều chỉnh quá trình này phù hợp theo trạng thái cơ thể, tính chất của công việc… với sự điều khiển của các trung khu thần kinh (như trung khu điều khiển trao đổi glucid, lypid, nước, muối khoáng…), ngoài ra còn dưới sự điều khiển của hệ nội tiết tố của cơ thể nữa chứ. Một ví dụ thuộc dạng này là khi ta hoạt động với cường độ cao thì quá trình dị hóa sẽ diễn ra mạnh mẽ để giải phóng năng lượng tồn tại trong các liên kết hóa học cung cấp cho hoạt động thể chất… (những ví dụ thuộc dạng này rất nhiều và phổ biến, bạn có thể tìm hiểu thêm nhé).