Trong cuộc chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945),vì sao đức mới tấn công Liên Xô vào tháng 6 năm 1941???
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
* Nguyên nhân sâu xa:
- Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, những mâu thuẫn mới về quyền lợi, về thị trường và thuộc địa lại tiếp tục nảy sinh giữa các nước đế quốc.
* Nguyên nhân trực tiếp:
- Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 làm cho những mâu thuẫn vốn có càng thêm sâu sắc.
- Chủ nghĩa phát xít lên cầm quyền ở Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản chạy đua vũ trang, phát động chiến tranh chia lại thế giới.
- Sự thỏa hiệp, nhân nhượng của các nước Anh, Pháp, Mĩ và âm mưu chĩa mũi nhọn về phía Liên Xô đã tạo cơ hội cho chủ nghĩa phát xít châm ngòi lửa chiến tranh.
Trong cuộc chiến tranh thứ 1 em rút ra bài học j chiều nay kt r giúp vs
Chọn B.
Việc Liên Xô chiến đấu và sự ra đời của khối Đồng minh chống phát xít làm cho tính chất của Chiến tranh thế giới thứ hai thay đổi, trở thành một cuộc chiến tranh chống chủ nghĩa phát xít, bảo vệ hòa bình nhân loại.
Liên Xô đã đóng vai trò là lực lượng đi đầu và là lực lượng chủ chốt góp phần quyết định cùng lực lượng Đồng minh và nhân loại tiến bộ tiêu diệt chủ nghĩa phát xít trên toàn thế giới.
- Làm nên chiến thắng Xtalingrat, tạo ra bước ngoặt chiến tranh
- Thắng lợi của chiến dịch công phá Béc-lin buộc phát xít Đức kí văn kiện đầu hàng không điều kiện.
- Thắng lợi của Hồng quân Liên Xô ở Đông Bắc Trung Quốc, đánh tạn đạo quân Quan Đông góp phần buộc phát xít Nhật đầu hàng. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc
Đáp án cần chọn là: A
* Ba chiến thắng tiêu biểu của Hồng quân Liên Xô trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)
- Chiến thắng bảo vệ Mát-xco-va (từ tháng 6-1941 đến tháng 10-1941)
+ Cuối năm 1941, quân Đức mở hai cuộc tấn công mãnh liệt vào Mat xco va hòng kết thúc chiến tranh, nhưng đã bị quân và dân Liên Xô bẻ gãy.
+ Trong mùa đông năm 1941, Hồng quân Liên xô do tướng Giu - cốp chỉ huy đã phản công đẩy lùi quân địch cách xa thủ đô hàng trăm kilomet.
Ý nghĩa: Chiến thắng Mat-xco-va đánh dấu sự thiệt hại nặng của đạo quân trung tâm, làm thất bại hoàn toàn chiến lược "Chiến tranh chớp nhoáng" của Đức.
- Chiến thắng Xta-lin-grat (từ tháng 11-1942 đến tháng 2-1943)
Trong trận Xta lin grat, Hồng quân Liên Xô đã tấn công, bao vây, chia cắt để tiêu diệt và bắt sống toàn bộ đạo quân tinh nhuệ của Đức gồm 33 vạn người do thống chế Pao-lut chỉ huy.
Ý nghĩa: Trận phản công tại Xta-lin-grat của Hồng quân Liên Xô đã tạo nên bước ngoặt xoay chuyển tình thế của Chiến tranh thế giới thứ hai: ưu thế chuyển từ phe Trục sang phe Đồng minh. Kể từ đây, Liên Xô và phe đồng minh chuyển sang tấn công trên khắp các mặt trận.
- Chiến thắng trận tấn công Béc-lin (từ 16-4 đến 2-5-1945)
+ Trận tấn công Béc lin diễn ra vô cùng ác liệt. Hồng quân Liên Xô đã đập tan sự kháng cự của một triệu quân phát xít. Ngày 30-4-1945, Hồng quân cắm cờ chiến thắng trên nóc tòa nhà Quốc hội Đức. Hít - le tự sát dưới hầm chỉ huy.
+ Ngày 2-5, Béc linh treo cờ trắng đầu hàng. Cùng ngày, quân Đức tại Italian cũng đầu hàng.
+ Ngày 9-5-1945, nước Đức kí hiệp định đầu hàng không điều kiện, chiến tranh đã chấm dứt ở Châu Âu.
Ý nghĩa: Chiến tranh Béc lin là đòn quyết định cuối cùng tiêu diệt phát xít Đức, buộc phát xít Đức phải kí hiệp định đầu hàng không điều kiện, chiến tranh chấm dứt ở Châu Âu.
Những thành tựu Liên Xô đạt được trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội (1925-1941) đã tạo cơ sở vật chất vững chắc để Liên Xô có thể đánh thắng phát xít Đức trong cuộc chiến tranh vệ quốc (1941-1945). Bởi trong chiến tranh nếu không có nguồn nhân lực và vật lực vững chắc thì khó có thể giành chiến thắng trong cuộc chiến.
Đáp án cần chọn là: C
- Là một trong ba trụ cột chính cùng với Mĩ, Anh giữ vai trò quyết định trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.
- Đóng vai trò quan trọng trong việc làm cho phát xít Đức suy yếu và giải phóng các nước ở Đông Âu.
- Tập hợp các lực lượng yêu chuộng hòa bình đấu tranh chống phát xít.
- Tiêu diệt phát xít Nhật, buộc Nhật phải đầu hàng không điều kiện.
- Tổ chức các hội nghị quốc tế: I - an - ta, Pốt - xđam bàn việc kết thúc chiến tranh.
tham khao:
Để thiết lập nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới, nhân dân Liên Xô đã phải trải qua những chặng đường cách mạng khó khăn, gian khổ với biết bao hi sinh và tổn thất. Cuộc Cách mạng tháng Hai lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế Nga hoàng; cuộc Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười đánh đổ chủ nghĩa đế quốc Nga và đưa nước Nga lên con đường xã hội chủ nghĩa; cuộc đấu tranh chống nội loạn và can thiệp vũ trang của 14 nước đế quốc (1918 - 1920) nhằm bảo vệ cách mạng; công cuộc xây dựng chế độ mới trong những năm 1921-1941 dẫn đến bước đầu xây dựng được những nền móng của chủ nghĩa xã hội; cuộc chiến tranh giữ nước vĩ đại 1941 - 1945 đánh bại chủ nghĩa phát xít, không chỉ bảo vệ được Tổ quốc xã hội chủ nghĩa mà còn góp phần to lớn vào sự nghiệp giải phóng nhân loại. Chỉ trong một thời gian rất ngắn, từ một nước nông nghiệp lạc hậu, Liên Xô đã vươn lên trở thành một cường quốc công nghiệp đứng thứ hai trên thế giới, có nền văn hóa - giáo dục và khoa học, kĩ thuật tiên tiến vào hàng đầu thế giới. Trong những điều kiện hết sức khó khăn, nhân dân Liên Xô đã đánh bại mọi cuộc tấn công thù địch của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động luôn chiếm ưu thế gấp bội vẽ sức mạnh kinh tế và quân sự. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới những thành tựu và thắng lợi kì diệu này, nhưng cơ bản nhất là do tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội (tuy lúc này có tồn tại những sai lầm, thiếu sót).
Sự tồn tại và phát triển của nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên – Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xôviết là nét nổi bật ở thời kì này, có ảnh hưởng và tác động sâu sắc tới tiến trình của lịch sử thế giới.
a. Những nhân tố góp phần đánh bại chủ nghĩa quân phiệt Nhật:
- Sự sụp đổ của chủ nghĩa phát xít Đức và Italia ở Châu Âu làm cho Nhật Bản mất chỗ dựa, rơi vào tình thế hoang mang tuyệt vọng.
- Việc Mĩ ném hai quả bom nguyên tử xuống hai thành phố Hirosima và Nagasaki tạo tâm lí hoảng sợ, không còn ý chí chiến đấu.
- Việc Liên Xô tham chiến ở Viễn Đông đặt Nhật Bản vào tình thế thất bại không thể tránh khỏi.
- Ở Trung Quốc, quân giải phóng chuyển sang tấn công quân Nhật.
- Sức ép của nhân dân và phái chủ hòa trong nội bộ giới cầm quyền Nhật.
b. Vai trò của Liên Xô, Anh -Mĩ:
- Liên Xô: là trụ cột, giữ vai trò quyết định trong công việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.
+ Tập hợp được các lực lượng yêu chuộng hòa bình đấu tranh chống phát xít.
+ Tham gia chống Nhật, đánh tan đội quân Quan Đông, góp phần quan trọng buộc phát xít Nhật đầu hàng.
- Anh - Mĩ
+ Là lực lượng chủ yếu ở mặt trận Bắc Phi và châu Á Thái Bình Dương, góp phàn tiêu diệt chủ nghĩa phát xít Italia.
+ Tấn công phát xít Đức từ phía tây, cùng với Liên Xô buộc Đức đầu hàng, chiến tranh kết thúc ở Châu Âu.
+ Tham gia chống Nhật ở Viễn Đông, buộc Nhật phải đầu hàng.
c. Bài học rút ra từ chiến tranh:
- CHủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa phát xít là nguồn gôc của chiến tranh.
- Chống chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa phát xít bảo vệ hòa bình thế giới là nguyện vọng của loài người tiến bộ.
- Cần có sự hợp tác của các quốc gia có chế độ chính trị, xã hội khác nhau để chống lại âm mưu gây chiến, xung đột, khủng bố.
Cuộc chiến tranh xâm lược Liên Xô là bộ phận quan trọng nhất trong kế hoạch chinh phục toàn cầu của đế quốc Đức, đã được Hítle và giai cấp tư sản Đức chuẩn bị kĩ lưỡng từ lâu. Sau khi thôn tính xong 11 nước châu Âu với diện tích gần 2 triệu km2, dân số 142 triệu người, phát xít Đức đã chiếm được những vị trí có ý nghĩa chiến lược hết sức quan trọng về kinh tế, quân sự và lực lượng trở nên rất hùng mạnh. Đánh chiếm hầu như toàn bộ châu Âu tư bản chủ nghĩa (trừ Thụy Sĩ, Thụy Điển, Bồ Đào Nha và Anh), phát xít Đức không vấp phải trở ngại hoặc tổn thất gì đáng kể, cho nên binh lính Đức rất kiêu căng ngạo mạn, tự cho mình là ''đạo quân bách chiến, bách thắng''. Chính trong bối cảnh thuận lợi này, phát xít Đức đã tiến đánh Liên Xô với mục tiêu nhằm độc chiếm kho tài nguyên vô tận của Liên Xô và tiêu diệt chế độ xã hội chủ nghĩa, kẻ thù số l của chủ nghĩa phát xít.