Kể tóm tắt truyện Kiều
MN ƠI GÍP MIK NHA MIK ĐG CẦN GẤP!!!
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
BN THAM KHẢO:
Ý nghĩa chính của văn bản thầy bói xem voi là:
-Chế giễu cách xem voi và phán voi của các thầy.
-Cho ta biết:muốn hiểu biết sự vật,sự việc phải xem xét chúng một cách toàn diện.
Chuyện kể về năm ông thầy bói cùng nhau xem voi, nhưng mỗi người chỉ sờ được một bộ phận của voi rồi cùng nhau tranh cãi. Người bảo voi như con đỉa, người bảo voi như cái đòn càn, người bảo voi như cái quạt thóc, người bảo voi như cột đình, người bảo voi như cái chổi sể… không ai chịu ai, các thầy xông vào đánh nhau chảy máu. Từ câu chuyện này mà trong dân gian xuất hiện câu thành ngữ: “Thầy bói xem voi” để phê phán những người nhận thức phiến diện thiếu tổng thể.
Nội dung chính:
Chuyện kể về năm ông thầy bói cùng nhau xem voi, nhưng mỗi người chỉ sờ được một bộ phận của voi rồi cùng nhau tranh cãi. Người bảo voi như con đỉa, người bảo voi như cái đòn càn, người bảo voi như cái quạt thóc, người bảo voi như cột đình, người bảo voi như cái chổi sể… không ai chịu ai, các thầy xông vào đánh nhau chảy máu. Từ câu chuyện này mà trong dân gian xuất hiện câu thành ngữ: “Thầy bói xem voi” để phê phán những người nhận thức phiến diện thiếu tổng thể.
Tóm tắt các ý chính:
- Nhân buổi hàng ế, năm ông thầy bói rủ nhau đi xem voi xem nó có hình thù như thế nào.
- Thầy thứ nhất sờ vòi bảo nó sun sun như con đỉa. Thầy thứ hai sờ ngà bảo nó chần chẫn như cái đòn càn. Còn thầy thứ ba bảo nó bè bè như cái quạt thóc. Đến thầy thứ tư sờ chận bảo nó sừng sững như cái cột đình. Cuối cùng, thầy thứ năm sờ đuôi lại bảo nó tun tủn như cái chổi sể.
- Năm thầy ai cũng cho là mình đúng, không ai chịu ai thành ra xô xát đánh nhau toác đầu chảy máu.
Tóm tắt:
- Giặc Minh ách đô hộ nước Nam.
- Nghĩa quân ta buổi đầu còn yếu bị thua.
- Đức Long Quân cho quân Lam Sơn mượn gươm.
- Lê Thận thả lưới ba lần thu gươm.
- Lê Lợi thấy chuôi gươm trên ngọn đa.
- Hợp lại thành gươm báu giúp nghĩa quân chiến thắng giặc Minh.
- Sau khi thắng giặc, Lê Lợi lên làm vua, rùa vàng lên đòi gươm.
- Lê Lợi trao gươm \(\Rightarrow\) Hồ Hoàn Kiếm hay Hồ Gươm.
Giặc Minh đô hộ nước ta, chúng làm nhiều điều bạo ngược. Lê Lợi dựng cờ tụ nghĩa tại Lam Sơn nhưng ban đầu thế yếu, lực mỏng nện thường bị thua. Đức Long Quân quyết định cho nghĩa quan mượn thanh gươm thần để giết giặc.
Một người đánh cá lên là Lê Thận ba lần kéo lưới đều gặp mội thanh sắt, nhìn kĩ hoá ra một lưỡi gươm. Sau đó ít lâu, Lê Lợi bị giặc đuổi, chạy vào rừng bắt được chuôi gươm nạm ngọc trên cây đa, đem tra vào lưỡi gươm ở nhà Lê Thận thì vừa như in, mới biết đó là gươm thần.
Từ khi có gươm thần, nghĩa quân đánh đâu thắng đấy, cuối cùng đánh tan quân xâm lược.
Một năm sau khi thắng giặc, Lê Lợi đi thuyền chơi hồ Tả Vọng; Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi lại gươm thần. Từ đó, hồ Tả Vọng được đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm.
Lí Thông - một người hàng rượu - thấy Thạch Sanh khỏe mạnh hắn giả vờ kết nghĩa anh em để lợi dụng. Đúng dịp Lí Thông đến lượt phải vào đền cho chằn tinh hung dữ ăn thịt, hắn bèn lừa Thạch Sanh đến nộp mạng thay cho mình. Thạch Sanh đã giết chết chằn tinh. Lí Thông lại lừa cho Thạch Sanh bỏ trốn rồi đem đầu chằn tinh vào nộp cho vua để lĩnh thưởng, được vua phong làm Quận công.
Nhà vua có công chúa đến tuổi kén chồng. Trong ngày hội lớn, công chúa bị đại bàng khổng lồ quắp đi. Qua gốc đa chỗ Thạch Sanh đang ở, nó bị chàng dùng cung tên bắn bị thương. Thạch Sanh lần theo vết máu, biết được chỗ đại bàng ở. Vua mất công chúa, vô cùng đau khổ, sai Lí Thông đi tìm, hứa gả con và truyền ngôi cho. Lí Thông lại nhờ Thạch Sanh cứu công chúa rồi lừa nhốt chàng dưới hang sâu.
Thạch Sanh giết đại bàng, lại cứu luôn thái tử con vua Thủy Tề bị đại bàng bắt giam trong cũi cuối hang từ lâu. Theo chân thái tử, chàng xuống thăm thuỷ cung, được vua Thuỷ Tề khoản đãi rất hậu, tặng nhiều vàng bạc nhưng chàng chỉ xin cây đàn thần rồi lại trở về gốc đa.
Từ khi được cứu về, công chúa không cười không nói. Hồn chằn tinh và đại bàng trả thù, vu vạ cho Thạch Sanh khiến chàng bị nhốt vào ngục. Chàng đánh đàn, công chúa nghe thấy liền khỏi bệnh câm. Thạch Sanh được vua cho gọi lên. Chàng kể lại rõ mọi việc. Vua giao cho chàng xử tội mẹ con Lí Thông. Được chàng tha bổng nhưng hai mẹ con trên đường về đã bị sét đánh chết, hoá kiếp thành bọ hung.
Thạch Sanh được nhà vua gả công chúa cho. Các nước chư hầu tức giận đem quân sang đánh. Thạch Sanh lại lấy đàn ra gảy khiến quân địch quy hàng. Ăn không hết niêu cơm nhỏ của Thạch Sanh, quân sĩ mười lăm nước kính phục rồi rút hết. Nhà vua nhường ngôi báu cho Thạch Sanh.
Ở quận Cao Bình có hai vợ chồng tuổi đã già mà chưa có con. Thấy họ tốt bụng Ngọc Hoàng bèn sai Thái tử xuống đầu thai làm con. Cậu vừa chào đời thì mẹ mất, cậu sống lủi thủi trong túp lều cũ nát. Người ta gọi cậu là Thạch Sanh. Cậu được dạy đủ các môn võ nghệ và mọi phép thần thông. Thạch Sanh bị Lý Thông lợi dụng rủ về sống chung. Nhưng Lý Thông độc ác mang Thạch Sanh nộp mạng thay mình cho Chằn tinh. Lý Thông cướp công giết Chằn tinh được vua khen ngợi phong làm quận công. Đại bàng đến quắp công chúa đi. Thạch Sanh bèn dùng cung tên bắn đuổi theo, cứu công chúa. Lý Thông lại lần nữa hãm hại Thạch Sanh. Nhận ra Lý Thông hại mình, chàng chỉ xin một cây đàn rồi trở về gốc đa quy ẩn. Chàng và công chúa kết hôn, các nước chư hầu cùng thán phục tài năng của chàng.Thạch Sanh tự cứu mình và cứu con vua Thủy Tề cũng bị giam dưới đó, được vua trả ơn, chàng chỉ nhận 1 niêu cơm và 1 cây đàn. Bị hồn của chăn tinh và đại bàng vu oan tội trộm vàng, Thạch Sanh bị nhốt vào ngục. Tiếng đàn của Thạch Sanh đã chữa bệnh câm cho công chúa, chàng được minh oan và được vua gả công chúa cho. Mẹ con Lý Thông bị Trời trừng phạt, biến thành kiếp con bọ hung. Nhờ niêu cơm ăn mãi không hết và tiếng đàn thần kì, Thạch Sanh đã chiến thắng và thu phục 18 nước chư hầu.
TÓM TẮT TRUYỆN BÁNH CHƯNG, BÁNH GIẦY
Vua Hùng Vương thứ sáu muốn tìm trong số hai mươi người con trai một người thật tài đức để nối ngôi nên đã ra điều kiện: không nhất thiết là con trưởng, ai làm vừa ý nhà vua trong lễ Tiên vương sẽ được truyền ngôi.
Các lang đua nhau sắm lễ thật hậu, thật ngon. Lang Liêu, người con trai thứ mười tám, rất buồn vì nhà nghèo, chỉ quen với việc trồng khoai trồng lúa, không biết lấy đâu ra của ngon vật lạ làm lễ như những lang khác. Sau một đêm nằm mộng, được một vị thần mách nước, chàng bèn lấy gạo nếp, đậu xanh và thịt lợn làm thành hai thứ bánh, loại hình tròn, loại hình vuông dâng lên vua cha. Vua thấy bánh ngon, lại thể hiện được ý nghĩa sâu sắc nên lấy hai thứ bánh ấy lễ Trời, Đất và lễ Tiên vương, đặt tên bánh hình tròn là bánh giầy, bánh hình vuông là bánh chưng và truyền ngôi cho Lang Liêu.
Từ đó, việc gói bánh chưng và bánh giầy cúng lễ tổ tiên trở thành phong tục không thể thiếu trong ngày Tết của người Việt Nam.
Bạn tham khảo nha!!!
Vua Hùng Vương thứ sáu muốn tìm trong số hai mươi người con trai một người thật tài đức để nối ngôi nên đã ra điều kiện: không nhất thiết là con trưởng, ai làm vừa ý nhà vua trong lễ Tiên vương sẽ được truyền ngôi.
Các lang đua nhau sắm lễ thật hậu, thật ngon. Lang Liêu, người con trai thứ mười tám, rất buồn vì nhà nghèo, chỉ quen với việc trồng khoai trồng lúa, không biết lấy đâu ra của ngon vật lạ làm lễ như những lang khác. Sau một đêm nằm mộng, được một vị thần mách nước, chàng bèn lấy gạo nếp, đậu xanh và thịt lợn làm thành hai thứ bánh, loại hình tròn, loại hình vuông dâng lên vua cha. Vua thấy bánh ngon, lại thể hiện được ý nghĩa sâu sắc nên lấy hai thứ bánh ấy lễ Trời, Đất và lễ Tiên vương, đặt tên bánh hình tròn là bánh giầy, bánh hình vuông là bánh chưng và truyền ngôi cho Lang Liêu.
Từ đó, việc gói bánh chưng và bánh giầy cúng lễ tổ tiên trở thành phong tục không thể thiếu trong ngày Tết của người Việt Nam.
Năm 1072, Lý Nhân Tông lên ngôi khi mới 6 tuổi. Nhà Tống bên Trung Quốc cho là cơ hội tốt chuẩn bị lương thảo có ý xâm lược nước ta. Vì vua còn nhỏ nên quan phụ quốc Thái úy Lý Thường Kiệt nắm trọn binh quyền.
Năm 1075, Lý Thường Kiệt chủ trương “đánh phủ đầu” quân Tống để tự vệ trước bèn tập trung 10 vạn quân thủy bộ chia làm hai đường đánh sang đất Tống với mục đích phá hủy các kho dữ trữ lương thảo hậu cần nằm ở Ung Châu và Khâm Châu, Liêm Châu mà nhà Tống đang chuẩn bị để phục vụ cho cuộc xâm lược nước ta. Quân Thủy đánh Khâm Châu, quận bộ đánh Ung Châu. Bị bất ngờ nên quân Tống thua liên tiếp. Nửa tháng sau chính quyền Tống ở trung ương mới biết được tin. Vua Tống lập tức chuẩn bị đại binh dự định đánh thẳng vào nước ta để giải vây.
Nguồn: https://khanhpm.wordpress.com/2011/01/21/tom-t%E1%BA%AFt-l%E1%BB%8Bch-s%E1%BB%AD-vi%E1%BB%87t-nam-qua-cac-th%E1%BB%9Di-k%E1%BB%B3/
Có ông vua nọ, vì muốn tìm người hiền tài nên đã cho một viên quan đi dò la khắp cả nước. Viên quan ấy đến đâu cũng ra những câu đố oái oăm, hóc búa để thử tài mọi người hy vọng tìm ra người hiền tài giúp nước.
Một hôm, viên quan thấy hai cha con đang làm ruộng bèn hỏi một câu rất khó về số đường cày con trâu cày được trong một ngày. Ông bố không trả lời được, cậu con trai nhanh trí hỏi vặn lại khiến viên quan thua cuộc. Biết đã gặp được người tài, viên quan nọ về bẩm báo với vua. Vua tiếp tục thử tài cậu bé, bắt dân làng đó phải làm sao cho trâu đực đẻ ra trâu con. Bằng cách để cho nhà vua tự nói ra sự vô lí trong yêu cầu của mình, cậu bé đã cứu dân làng thoát tội. Cậu tiếp tục chứng tỏ tài năng bằng cách giải các câu đố tiếp theo và được nhà vua ban thưởng rất hậu.
Vua nước láng giềng muốn kéo quân sang xâm lược nhưng trước hết muốn thử xem nước ta có người tài hay không bèn cho sứ giả mang sang một chiếc vỏ ốc vặn thật dài và đố xâu sợi chỉ qua. Tất cả triều đình không ai giải được lại tìm đến cậu bé. Với trí thông minh khác người, lại sống gần gũi với thực tế, cậu bé vừa chơi vừa giải đố, kết quả là tránh được cho đất nước một cuộc chiến tranh. Nhà vua thấy thế bèn xây dinh thự ngay cạnh hoàng cung để cậu ở cho tiện việc hỏi han, đồng thời phong cho cậu làm Trạng nguyên.
Trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp, trên đường đi kiểm tra khâu chuẩn bị của chiến dịch Biên giới, Bác Hồ đến thăm một đơn vị chủ lực rồi nghỉ chân tại nơi đóng quân của bộ đội. Đêm khuya, trời mưa lâm thâm và rất lạnh. Anh đội viên thức dậy lần đầu, thấy Bác ngồi bên bếp lửa rồi đi dém chăn cho từng người, anh năn nỉ mời Bác đi ngủ. Lần thứ ba thức dậy, anh thấy Bác vẫn thức. rời đã gần sáng, anh tâm tình với Bác và thức luôn cùng Bác.Bài thơ thể hiện tình cảm chung của bộ đội và nhân dân ta đối với Bác Hồ. Đó là niềm hạnh phúc được đón nhận tình yêu thương và sự chăm sóc ân cần của Bác Hồ. Đồng thời là lòng tin yêu, biết ơn sâu sắc và tự hào về vị lãnh tụ cách mạng vĩ đại mà bình dị.
Trong chiến dịch biên giới cuối năm 1950,Bác Hồ đã trực tiếp ra mặt trận theo dõi và chỉ huy cuộc chiến đấu của bộ đội và nhân dân ta.Rừng Việt Bắc vừa lạnh mà còn mưa lâm thâm nên rất khó chịu,các chiến sĩ mệt mỏi sau một ngày chiến đấu vất vả.Ai nấy đều ngủ rất ngon lạnh,đồng thời cũng có một anh đội viên đã tận mắt chứng kiến một đêm không ngủ của Người.Đang ngủ mà thấy ấm hẳn lên anh thức dậy thì thấy Bác vẫn ngồi,vẻ mặt trầm ngâm.Rồi Bác đi dém chăn cho từng người một.Anh ngồi dậy mời Bác ngủ nhưng Bác chỉ dặn anh ngủ ngon để ngày mai còn đi đánh giặc.Anh vâng lời nhắm mắt nhưng lại sợ Bác ốm.Lần thứ ba thức dậy,anh vẫn thấy Bác ngồi đinh ninh,chòm râu im phăng phắc.Anh nằng nặc mời Bác ngủ nhưng Bác không ngủ vì thương đoàn dân công đêm nay phải ngủ ngoài rừng.Cảm động trước tấm lòng vị tha của Người,anh đội viên đã thức luôn cùng Bác.Từ một chuyện tưởng như nhỏ bé,đơn giản nhưng lại khiến biết bao người cảm phục trước tấm lòng cao cả Người-vị lãnh tụ vĩ đại của Việt Nam.
Chuyện kể về cậu bé Phrăng ham chơi, lười học.Hôm ấy, cậu đến trường trễ.Trên đường đến trường cậu gặp bao nhiêu điều thú vị.Vượt lên những sự cám dỗ ấy, cậu ba chân bốn cẳng chạy đến trường.Trường học hôm nay im ắng như một buổi sáng Chủ Nhật.Nhìn qua khe cửa, Phrăng thấy cụ già Ho-de, bác phát thư và cả dân làng đến dự.Thay Ha-men hôm nay ăn mặc rất trang trọng.Nhìn thấy Phrăng thầy dịu dàng mời cậu vào chỗ ngồi.Rồi thay tuyên bố đây là buổi học pháp văn cuối cùng.Phrăng vô cùng ân hận vì mình không thuộc bài, chỉ mới biết viết, đọc tập toạng.Bài học hôm nay sao thầy giảng hay đến thế, Phrăng cảm thấy mình hiểu bài đến thế.Kết thúc buổi học thầy viết lên bảng dòng chữ:"Nước Pháp muôn năm".
P1: Gặp gỡ và đính ước.
Thúy Kiều là người con gái tài sắc vẹn toàn, sống trong cảnh êm ấm cùng cha mẹ và hai em. Trong buổi du xuân vô tình gặp Kim Trọng. Hai bên nảy sinh tình cảm và chủ động, tự do đính ước.
P2: Gia biến và lưu lạc.
Khi Kim Trọng về quê, gia đình Kiều gặp tai biến. Kiều bán mình chuộc cha, nhờ Thúy Vân trả nghĩa cho kim Trọng và bị bọn buôn người lừa vào lầu xanh. Kiều gặp Thúc Sinh và được Thúc Sinh cứu thoát khỏi cuộc đời kĩ nữ nhưng lại bị vợ cả của TS đày đọa. Kiều phải trốn đi và nương nhờ cửa Phật. Nhưng không may, Kiều lại rơi vào lầu xanh lần nữa. Ở đây nàng gặp Từ Hải. Từ Hải lấy Kiều làm vợ và giúp nàng báo ân, oán. Do bị Hồ Tôn Hiến lừa, Từ Hải bị giết, Kiều bị ép gả cho viên thổ quan. Đau đớn, tủi nhục, Kiều nhảy sông tự vẫn nhưng được sư Giác Duyên cứu và lại nương nhờ cửa Phật.
P3: Đoàn tụ.
Sau khi biết Kiều bán mình chuộc cha, Kim Trọng đau đớn vô cùng. Tuy đã lấy Thúy Vân nhưng chàng vẫn không nguôi mối tình đầu say đắm và quyết tâm đi tìm Kiều. Nhờ gặp sư Giác Duyên, Kiều, Trọng gặp nhau, gia đình đoàn tụ. Kiều chiều ý mọi người kết duyên cùng Kim Trọng nhưng cả hai cùng thề nguyện " duyên đôi lứa cũng là duyên bạn bầy".