Phần I. Đọc, hiểu văn bản (3,0 điểm)
Đọc khổ thơ sau và trả lời các câu hỏi:
“Trăng cứ tròn vành vạnh
Kể chi người vô tình
Ánh trăng im phăng phắc
Đủ cho ta giật mình”
(Trích Ánh trăng – Nguyễn Duy, Ngữ văn 9 - Tập một - NXBGD năm 2014)
Câu 1 (0,5 điểm). Xác định các phương thức biểu đạt trong khổ thơ trên.
Câu 2 (0,5 điểm). Chỉ ra các từ láy có trong khổ thơ.
Câu 3 (1,0 điểm). Nêu nội dung chính của khổ thơ.
Câu 4 (1,0 điểm). Qua nội dung của khổ thơ trên, em rút ra cho mình thái độ sống như thế nào?
Phần II. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm). Từ nội dung khổ thơ phần đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (từ 8-10 câu) về lòng vị tha.
Câu 2 (5,0 điểm). Em hãy thay lời nhân vật ông Hai, kể lại truyện ngắn Làng của nhà văn Kim
Câu 1 :
- Phương thức biểu đạt là biểu cảm
Câu 2 :
-Các từ láy là : vành vạnh, phăng phắc ,
Câu 3 :
- (Tham khảo nhé )Nội dung chính :
Khổ thơ cuối kết tinh đạo lý, sự độc đáo và thể hiện tư tưởng sâu sắc của tác giả. “Trăng cứ tròn vành vạnh” gợi lên sự trọn vẹn, thủy chung của thiên nhiên và chính là của quá khứ. Đối lập giữa hình ảnh ánh trăng là hình ảnh con người “vô tình” trong cuộc đối mặt không lời. Tác giả sử dụng biện pháp nhân hóa để nói về cái nhìn nghiêm khắc, nhưng có phần bao dung để nhân vật người lính tự soi chiếu vào chính bản thân mình, nhận ra lỗi sai. Sự im lặng dẫn tới cái “giật mình” thức tỉnh của người lính. Con người giật mình chính là cái giật mình thức tỉnh của lương tâm trong sạch, nhân cách tốt đẹp. Giật mình để không quên lãng quá khứ, không đánh mất và thơ ở với quá khứ. Hình ảnh ánh trăng lúc này có giá trị khái quát, nhắc nhở chân thành về lẽ sống ân tình, thủy chung.