K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 12 2020

a, 40% của 180 là : 

180 :100 x 40 = bạn tự tính nhé

b, số A là :

180 : 40 x 100 = bạn tự tính nhé

Nhớ đúng !

30 tháng 12 2020

(180: 40) nhân 100 = 4,5 x 100 = 450

25 tháng 11 2017

Ánh bình minh đã ló dạng từ lúc nào, tôi cuống cuồng chạy đến trường. Nhưng đến nơi, các dãy lớp học vẫn còn tờ mờ ngái ngủ. Thì ra lo lắng về bài kiểm tra toán hôm nay mà tôi đến sớm hơn lệ thường.

Đi dọc theo hành lang trên dãy lầu hai, tôi lẩm nhẩm những công thức, mường tượng những bài giải… Và cuối cùng mải mê ngắm những bông phượng nở từ lúc nào cũng không biết nữa.

Sau lưng nghe có tiếng người nói bằng một cái giọng kì kì, ảo ảo, là lạ. Tôi quay lại, nhìn vào lớp học trống trơn. Không một bóng người. Vậy mà tiếng thì thầm to nhỏ vẫn cứ đến tai tôi. Dường như ai đó không hề chú y đến xung quanh, và cũng chẳng hề bận tâm đến sự hiện diện của một kẻ khác đang nghe câu chuyện của họ.

– Tôi không ngờ số phận của tôi lại run rủi như thế này. Ôi, mới năm ngoái kia thôi, tôi còn nguyên lành, trơn tru và đẹp đẽ, chân cẳng tôi… Ôi, giờ không biết nó đã ở đâu rồi?… Tiếng của ai thều thào rên rỉ như nói một mình cho mình nghe vậy. 

– Đừng buồn nữa Bàn à, có buồn thì sự cũng đã rồi. Tôi mới được chuyển từ dãy ghế bên kia sang, nên tình hình ở đây cũng còn lạ lẫm lắm. Mà cậu chắc còn có nhiều tâm sự đau khổ hơn tôi. Không biết rồi ngày mai đời tôi ở đây sẽ ra sao?

Thì ra cái bàn nằm chỏng chơ ở góc phòng đang nói chuyện với cái ghế đứng xiêu xọ ở bên cạnh. Cả hai đang than ngắn thở dài. Tôi đã nghĩ rằng mình nên rút lui vì nghe trộm là điều xấu hổ. Nhưng lời của bàn ghế khiến tôi tò mò và muốn hiểu cho ra chuyện.

– "Coi bộ mấy "ông tướng" ở lớp này quậy phá nhiều hơn ở lớp bên kia. Anh Bàn ạ, anh cứ dòm kĩ chiếc chân bên phải của tôi mà coi. Cả hai năm liền ở bên lớp kia tôi không hề bị một vết thương nào. Thế mà vừa được chuyển sang đây là các ông trời con này đã cầm lấy tôi một đầu mà kéo lê tôi trên sàn nhà bằng xi măng có nhiều hố lồi lõm. Đến sắt thép còn chẳng chịu nổi huống hồ chân cẳng nhà tụi mình chỉ làm bàng gỗ!".

– Ôi, đừng nói nữa chị Ghế à, nhớ đến cái hôm đó, tôi vẫn còn rợn gai ốc. Chân tôi bị gãy rồi mà tôi vẫn như thấy điều kinh khủng ấy diễn ra lần thứ hai. Ôi, chị kể mới khiếp chứ. Tôi nhìn chân chị cố nhón lên và thân chị run bần bật cùng với tiếng lồ rồ, kèn kẹt, tôi cũng muốn như ngất lịm.

Bàn hồi tưởng những giây phút kinh hoàng và xót xa cho bạn mình… Ghế trầm ngâm một lúc rồi chua chát nói:

– "Cứ nhìn cái cách tụi chúng xếp tôi không ngay hàng thẳng lối thế này, cứ nhìn đôi chân hụt hẫng cua tôi trên sàn nhà lỗ chỗ này… Tôi nghĩ đến một ngày mai chẳng có gì sáng sủa hơn anh đâu, Bàn ạ. Anh nghĩ coi, chỉ cần một chút nữa, cái cậu bé mập đùng và hay nô giỡn ngồi ở đây nó đứng một đầu và phía kia một kẻ khác nhảy lên mình tôi thì… Ôi, tôi không dám nghĩ tiếp nữa đâu…

Tiếng thở dài thườn thượt không biết là của Bàn hay Ghế. Chỉ nghe Bàn nói một câu gọn lỏn nhưng tuyệt vọng.

– Số phận chúng mình cũng tiêu đời thôi…

Rồi Bàn buông lời oán thán và kể lể, trong lúc Ghế chừng như rất muốn theo dõi câu chuyện:

– Tôi nghĩ từ lúc tôi còn là một cây xanh trên rừng với muôn tiếng chim ca, rồi sau đó chấp nhận vui vẻ cái nghĩa vụ phục vụ mọi người, tôi đã bị đốn để đưa về nhà máy gỗ. Chúng tôi được xẻ ra thành bao nhiêu là phiến. Anh em chúng tôi chia tay nhau. Phiêu dạt mãi mới đến xưởng mộc. Thấy bác thợ bào đục và trau chuốt cho tôi thành Bàn tôi đã rất mừng. Mừng hơn là đượe về với các bạn nhỏ và công việc học hành. Năm đầu những cô bé chào đón tôi bằng những bàn tay thon và với lời khen nức nở – "Ôi bàn mới quá, thơm mùi gỗ quá". Các cô dường như không bao giờ động nhẹ đến tôi. Mỗi lúc trực nhật để quét rác dưới chân, tôi cũng được khiêng nhẹ.

Vậy mà năm sau những cô bạn thân thiết ấy chuyển sang học phòng khác, tôi được giao phó cho một lũ quậy phá nghịch ngợm. Chúng viết lên mặt tôi chi chít những câu tục tĩu, rồi chúng cự nhau, lấy dao sắc rạch chàng chịt vào mặt tôi những hình vẽ lố bịch. Đến giờ ra chơi chúng ngồi lên tôi đến bốn năm đứa xô đẩy nhau, đập ầm ầm vào mặt tôi và hát những bài hát không phách điệu gì cả. Tôi đau đớn, căm giận và lo sợ vô cùng. Tôi linh cảm mình sẽ bị trọng thương. Và quả thực, trong một lần đuổi bắt nhau, mấy ông trời con ấy nhảy rầm rầm trên mặt tôi. Tôi cố gắng giữ bốn chân mình cho vững đề phòng thảm họa. Nhưng rồi chịu không nổi, tôi ngã rầm đập cạnh mặt xuống nền nhà. Và ngay lúc đó một sức nặng ghê gớm nhảy lên thanh ngang nối hai chân trước và chân sau của tôi. Thanh ngang gãy rắc và tôi nhói đau khắp cả bốn chân. Khi tỉnh lại thì đã thấy mình nằm một xó, buổi học đã tan và một chân tôi bị téc ra như muốn rời khỏi thân. Nghe nói rằng tụi chúng cũng có kiểm điểm nhau. Nhưng rồi đâu lại vào đó. Ngày hôm kia một đứa bỗng đề nghị: "Cái chân Bàn này hay làm tụi mình bị vướng, hãy bẻ nó đi". Tưởng là một lời đùa tinh quái, ai ngờ buổi học tan, phòng vắng, cái chân tôi bị ba tên sát nhân ấy bẻ mất và không biết nó vứt chân ấy ở đâu. ?

Tiếng bước chân rầm rập lên cầu thang của học sinh đã náo động sự yên tĩnh. Tôi xuống lầu, còn nghe tiếng la hốt hoảng của Ghế: – "Anh Bàn ơi, làm sao bây giờ?".

25 tháng 11 2017

Ánh bình minh đã ló dạng từ lúc nào, tôi cuống cuồng chạy đến trường. Nhưng đến nơi, các dãy lớp học vẫn còn tờ mờ ngái ngủ. Thì ra lo lắng về bài kiểm tra toán hôm nay mà tôi đến sớm hơn lệ thường.

Đi dọc theo hành lang trên dãy lầu hai, tôi lẩm nhẩm những công thức, mường tượng những bài giải… Và cuối cùng mải mê ngắm những bông phượng nở từ lúc nào cũng không biết nữa.

Sau lưng nghe có tiếng người nói bằng một cái giọng kì kì, ảo ảo, là lạ. Tôi quay lại, nhìn vào lớp học trống trơn. Không một bóng người. Vậy mà tiếng thì thầm to nhỏ vẫn cứ đến tai tôi. Dường như ai đó không hề chú y đến xung quanh, và cũng chẳng hề bận tâm đến sự hiện diện của một kẻ khác đang nghe câu chuyện của họ.

– Tôi không ngờ số phận của tôi lại run rủi như thế này. Ôi, mới năm ngoái kia thôi, tôi còn nguyên lành, trơn tru và đẹp đẽ, chân cẳng tôi… Ôi, giờ không biết nó đã ở đâu rồi?… Tiếng của ai thều thào rên rỉ như nói một mình cho mình nghe vậy. 

– Đừng buồn nữa Bàn à, có buồn thì sự cũng đã rồi. Tôi mới được chuyển từ dãy ghế bên kia sang, nên tình hình ở đây cũng còn lạ lẫm lắm. Mà cậu chắc còn có nhiều tâm sự đau khổ hơn tôi. Không biết rồi ngày mai đời tôi ở đây sẽ ra sao?

Thì ra cái bàn nằm chỏng chơ ở góc phòng đang nói chuyện với cái ghế đứng xiêu xọ ở bên cạnh. Cả hai đang than ngắn thở dài. Tôi đã nghĩ rằng mình nên rút lui vì nghe trộm là điều xấu hổ. Nhưng lời của bàn ghế khiến tôi tò mò và muốn hiểu cho ra chuyện.

ban-ghe-1

Bàn và ghế tâm sự với nhau về hoàn cảnh khốn khổ của mình

– "Coi bộ mấy "ông tướng" ở lớp này quậy phá nhiều hơn ở lớp bên kia. Anh Bàn ạ, anh cứ dòm kĩ chiếc chân bên phải của tôi mà coi. Cả hai năm liền ở bên lớp kia tôi không hề bị một vết thương nào. Thế mà vừa được chuyển sang đây là các ông trời con này đã cầm lấy tôi một đầu mà kéo lê tôi trên sàn nhà bằng xi măng có nhiều hố lồi lõm. Đến sắt thép còn chẳng chịu nổi huống hồ chân cẳng nhà tụi mình chỉ làm bàng gỗ!".

– Ôi, đừng nói nữa chị Ghế à, nhớ đến cái hôm đó, tôi vẫn còn rợn gai ốc. Chân tôi bị gãy rồi mà tôi vẫn như thấy điều kinh khủng ấy diễn ra lần thứ hai. Ôi, chị kể mới khiếp chứ. Tôi nhìn chân chị cố nhón lên và thân chị run bần bật cùng với tiếng lồ rồ, kèn kẹt, tôi cũng muốn như ngất lịm.

Bàn hồi tưởng những giây phút kinh hoàng và xót xa cho bạn mình… Ghế trầm ngâm một lúc rồi chua chát nói:

– "Cứ nhìn cái cách tụi chúng xếp tôi không ngay hàng thẳng lối thế này, cứ nhìn đôi chân hụt hẫng cua tôi trên sàn nhà lỗ chỗ này… Tôi nghĩ đến một ngày mai chẳng có gì sáng sủa hơn anh đâu, Bàn ạ. Anh nghĩ coi, chỉ cần một chút nữa, cái cậu bé mập đùng và hay nô giỡn ngồi ở đây nó đứng một đầu và phía kia một kẻ khác nhảy lên mình tôi thì… Ôi, tôi không dám nghĩ tiếp nữa đâu…

Tiếng thở dài thườn thượt không biết là của Bàn hay Ghế. Chỉ nghe Bàn nói một câu gọn lỏn nhưng tuyệt vọng.

– Số phận chúng mình cũng tiêu đời thôi…

Rồi Bàn buông lời oán thán và kể lể, trong lúc Ghế chừng như rất muốn theo dõi câu chuyện:

– Tôi nghĩ từ lúc tôi còn là một cây xanh trên rừng với muôn tiếng chim ca, rồi sau đó chấp nhận vui vẻ cái nghĩa vụ phục vụ mọi người, tôi đã bị đốn để đưa về nhà máy gỗ. Chúng tôi được xẻ ra thành bao nhiêu là phiến. Anh em chúng tôi chia tay nhau. Phiêu dạt mãi mới đến xưởng mộc. Thấy bác thợ bào đục và trau chuốt cho tôi thành Bàn tôi đã rất mừng. Mừng hơn là đượe về với các bạn nhỏ và công việc học hành. Năm đầu những cô bé chào đón tôi bằng những bàn tay thon và với lời khen nức nở – "Ôi bàn mới quá, thơm mùi gỗ quá". Các cô dường như không bao giờ động nhẹ đến tôi. Mỗi lúc trực nhật để quét rác dưới chân, tôi cũng được khiêng nhẹ.

Vậy mà năm sau những cô bạn thân thiết ấy chuyển sang học phòng khác, tôi được giao phó cho một lũ quậy phá nghịch ngợm. Chúng viết lên mặt tôi chi chít những câu tục tĩu, rồi chúng cự nhau, lấy dao sắc rạch chàng chịt vào mặt tôi những hình vẽ lố bịch. Đến giờ ra chơi chúng ngồi lên tôi đến bốn năm đứa xô đẩy nhau, đập ầm ầm vào mặt tôi và hát những bài hát không phách điệu gì cả. Tôi đau đớn, căm giận và lo sợ vô cùng. Tôi linh cảm mình sẽ bị trọng thương. Và quả thực, trong một lần đuổi bắt nhau, mấy ông trời con ấy nhảy rầm rầm trên mặt tôi. Tôi cố gắng giữ bốn chân mình cho vững đề phòng thảm họa. Nhưng rồi chịu không nổi, tôi ngã rầm đập cạnh mặt xuống nền nhà. Và ngay lúc đó một sức nặng ghê gớm nhảy lên thanh ngang nối hai chân trước và chân sau của tôi. Thanh ngang gãy rắc và tôi nhói đau khắp cả bốn chân. Khi tỉnh lại thì đã thấy mình nằm một xó, buổi học đã tan và một chân tôi bị téc ra như muốn rời khỏi thân. Nghe nói rằng tụi chúng cũng có kiểm điểm nhau. Nhưng rồi đâu lại vào đó. Ngày hôm kia một đứa bỗng đề nghị: "Cái chân Bàn này hay làm tụi mình bị vướng, hãy bẻ nó đi". Tưởng là một lời đùa tinh quái, ai ngờ buổi học tan, phòng vắng, cái chân tôi bị ba tên sát nhân ấy bẻ mất và không biết nó vứt chân ấy ở đâu. ?

Tiếng bước chân rầm rập lên cầu thang của học sinh đã náo động sự yên tĩnh. Tôi xuống lầu, còn nghe tiếng la hốt hoảng của Ghế: – "Anh Bàn ơi, làm sao bây giờ?".



 

21 tháng 10 2016
Chắc hẳn mỗi người học trò nào cũng có những kỉ niệm về mái trường,thầy cô và bạn bè,Vói em, kỉ niệm ấy đã gắn bó với cây phượng ở sân trường. Có lẽ vì phượng đã quá gần gũi và thân thuộc với lứa tuổi học trò chúng em. Chính cây phượng đã để lại nhiều ấn tượng nhất trong em.
 
Nhắc đến hoa phượng, là không thể quên được một màu đỏ rực rỡ- một màu đỏ nhờ sự tinh khiết của gió, nắng, của thiên nhiên vào mùa hạ. Dài hoa ôm lấy bông như một người mẹ che chở cho đứa con của mình. Bên trong lớp đài hoa là cách hoa, cách phượng đỏ, mong manh. Chính nó đã tạo nên vẻ đẹp của mỗi bông hoa phượng, Trong lòng hoa là nhụy đỏ, nhụy là để dành cho những chú ong bé nhỏ, xinh xắn, chăm chỉ tới hút.

Em còn nhớ, khi em bước vào ngôi trường này, em rất ghét cây phượng vì phượng mà làm cho em thấy lo lắn, bồn chốn và hồi hộp, Nhưng giờ đây em đã trở nên gần gũi và thân thuộc với cây phượng này.

Giữa tháng năm, tiếng ve sầu kêu râm ran trên tán lá phượng vĩ, báo hiệu mùa hè sắp tới. Thôi thúc học trò chúng em chuyên tâm vào học hành để đạt kết quả cao trong học tập, Những buổi trưa hè nắng nóng, những giờ ra chơi oi bức, phượng như một cái ô che bóng mát cho chúng em. Ngồi dưới gốc phượng ăn bánh, ăn snack hay uống một ly nước mát thì không bằng gì hơn cả.
Đầu thánh sáu, học trò chúng em ui vẻ, sửa soạn, để chào đón một mùa hè mới. Nhưng không ít tiếng khóc khi phải xa mái truòng, thầy cô, bạn bè và xa những kỉ niệm với cây phượng. Hoa phượng buồn khi phải xa học trò, thỉnh thoảng có những cơn gió nhẹ thổi qua, lại một cơn hoa rụng dưới sân truòng. Ba tháng hè đã đến, không còn một tiếng cười nói. Phượng buồn, phượng nhớ.
 
Em rất yêu quý cây phượng. Phượng như là một người bạn vô hình, để lại những kỉ niêhm thời áo trắng. Dù lớn lên em không còn học ở đây nưa nhưng em vẫn không thể quên những kỉ niệm với cây phượng.
hehe
21 tháng 10 2016

Bạn à, mình cần đoạn văn cơ. Nhưng bài văn này hay lắm, cảm ơn nhé!hihi

12 tháng 10 2016
Ngô Tất Tố (1893 – 1954), quê ở làng Lộc Hà, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, nay thuộc Đông Anh, Hà Nội; là một nhà Nho sống ở nông thôn, có vốn hiểu biết Hán học khá sâu rộng, ông nổi tiếng trên lĩnh vực báo chí và văn chương trong giai đoạn đầu thế kỉ XX. Tắt đèn là tác phẩm tiêu biểu trong sự nghiệp sáng tác của Ngô Tất Tố và trong trào lưu văn học hiện thực trước Cách mạng tháng Tám 1945.
 
Tác giả lấy đề tài từ một vụ thu thuế hàng năm ở một làng quê Bắc Bộ, qua đó phản ánh số phận bi thảm của nông dân và bản chất tàn bạo của giai cấp thống trị trong xã hội đương thời. Có thể nói tác phẩm Tắt đèn là bức tranh thu nhỏ của nông thôn Việt Nam dưới thời Pháp thuộc.
 
Trong tác phẩm Tắt đèn, bằng ngòi bút tả thực sắc sảo, nhà văn đã vẽ lên chân dung sinh động của một loạt nhận vật. Từ vợ chồng lão Nghị Quế keo kiệt bất nhân đến bọn cường hào tham lam hống hách. Từ một quan “phụ mẫu” oai vệ mà bỉ ổi đến bọn tay sai đầu trâu mặt ngựa. Mỗi đứa một vẻ nhưng đều giống nhau ở bản chất tàn ác và tư cách đê tiện. Những nhân vật phản diện này tiêu biểu cho tầng lớp phong kiến thống trị ở nông thôn lúc bấy giờ.
 

Đặc biệt, Ngô Tất Tố đã thành công xuất sắc trong việc xây dựng hình tượng điển hình về người phụ nữ nông dân qua nhân vật chị Dậu. Nhà văn miêu tả chân thực và cảm động về số phận tủi cực của người nông dân bị áp bức, bóc lột, bị dồn đến bước đường cùng. Nhà văn chân thành ca ngợi phẩm chất đáng quý của họ trong hoàn cảnh sống tối tăm, ngột ngạt.

Thái độ yêu ghét của Ngô Tất Tố thể hiện rất rõ ràng qua từng trang viết. Tình cảm yêu mến, trân trọng mà ông dành cho người nông dân khiến ông thật sự là tri âm, tri kỉ của họ. ông cũng không giấu diếm sự khinh bỉ và căm ghét đối với bọn thống trị sâu mọt ở nông thôn. Về nghệ thuật, Tắt đèn được coi là tiểu thuyết hiện thực xuất sắc mà thành công lớn nhất là tác giả đã dựng nên một thế giới nhân vật sinh động, trong đó có những điển hình độc đáo.

 
Đoạn Tức nước vỡ bờ trích từ chương XVIII của tác phẩm, nội dung xoay quanh những biến động ghê gớm xảy ra với gia đình chị Dậu trong mùa sưu thuế.
 
Vụ thuế đang trong thời điểm gay gắt nhất. Quan trên sắp về tận làng để đốc thuế. Bọn tay sai hung hãn xông vào nhà những người chưa nộp thuế để đánh trói, bắt bớ và giải ra đình tiếp tục cùm kẹp, tra khảo. Chị Dậu đã phải bán khoai, bán chó, bán cả đứa con gái lớn để nộp sưu cho chồng, nhưng bọn hào lí ngang ngược lại bắt anh Dậu phải nộp cả suất của người em đã chết từ năm ngoái. Thành thử, anh Dậu vẫn cứ là người thiếu thuế, bọn chúng chắc chắn sẽ không buông tha. Đã thế anh Dậu lại đang ốm rề rề sau trận đòn, tưởng chết đêm qua. Nếu bị chúng đánh trói lần nữa thì mạng sống của anh khó mà giữ được. Vấn đề quan trọng nhất đối với chị Dậu giờ đây là làm sao bảo vệ được chồng trong tình thế nguy ngập này. Đoạn trích tiếp nối câu chuyện trên.
 
Qua đoạn trích, tác giả phơi bày và lên án bản chất tàn ác bất nhân của chế độ thực dân phong kiến lúc bấy giờ và phản ánh tình cảnh đau thương của nông dân cùng quy luật có áp bức có đấu tranh. Nhà văn giúp chúng ta thấy được vẻ đẹp tâm hổn và sức sống tiềm tàng của người phụ nữ nông dân nghèo khổ. Trong đoạn trích có hai nhân vật chính là chị Dậu và tên cai lệ.
 
Mở đầu là cảnh chị Dậu chăm sóc người chồng ốm yếu vừa bị bọn hào lí trong làng đánh đập dã man chỉ vì thiếu tiền nộp sưu. Chị Dậu đã cô gắng hết sức để cứu chồng nhưng cuối cùng anh Dậu vẫn không tránh được sự bắt bớ, hành hạ. Có thấy được tình thương yêu chổng con sâu sắc của chị Dậu, ta mới hình dung được sự dũng cảm quên mình của chị. Chị tất tả chạy ngược chạy xuôi, vay được nắm gạo nấu nồi cháo loãng. Cảm động thay là cảnh chị Dậu múc cháo ra mấy cái bát cũ kĩ, sứt mẻ và quạt tia lịa cho cháo mau nguội rồi ân cần mời mọc: Thầy em cố dậy húp tí cháo cho đỡ xót ruột. Trong ánh mắt và giọng nói của người vợ nghèo khổ ấy toát lên một tình cảm tha thiết đến nao lòng.
 
Chị Dậu đã trở thành trụ cột của cái gia đình đang quẫn bách khốn khổ vì sưu, vì thuế. Chồng bị đánh đập, gông cùm. Một tay chị chèo chống, chạy vạy, phải bán tất cả những gì có thể bán được, kể cả đứa con gái đầu lòng ngoan ngoãn, hiếu thảo mà chị thương đứt ruột để lấy tiền nộp sưu, cứu chồng khỏi vòng tù tội. Chị đã phải đổ bao mồ hôi nước mắt để anh Dậu được trả tự do trong tình trạng tưởng như chỉ còn là một cái xác không hồn. Giữa lúc anh Dậu vừa bưng bát cháo kề vào miệng thì cai lệ và người nhà lí trưởng đã sầm sập sấn vào với những roi song, tay thước và dây thừng, hò hét bắt anh phải nộp tiền sưu. Quá khiếp đảm, anh Dậu đã lăn đùng ra không nói được câu gì, chỉ còn chị Dậu một mình đối phó với lũ ác nhân.
Chị Dậu đã đương đầu với bọn nha dịch tay sai để bảo vệ chổng như thế nào?
 
Ban đầu, khi bọn chúng ập vào định lôi anh Dậu đi nhưng chưa hành hung mà chỉ chửi bới, mỉa mai, đe doạ thì chị Dậu vẫn nhũn nhặn van xin tên cai lệ độc ác. Bọn đầu trâu mặt ngựa hung hãn nhân danh phép nước, người nhà nước để ra tay, còn chồng chị là hạng cùng đinh đang có tội (!) cho nên chị phải van xin. Vả lại, kinh nghiệm lâu đời đã thành bản năng của người nông dân thấp cổ bé họng là phải biết rõ thân phận mình. Thói quen nhẫn nhục khiến chị chỉ dám năn nỉ, khơi gợi lòng nhân từ của tên cai lệ: Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tĩnh được một lúc, ông tha cho! Cách xưng hô ông, cháu của chị Dậu là cách xưng hô của kẻ dưới với người trên, biểu hiện sự hạ mình. Bọn chúng chẳng thèm nghe mà sầm sập chạy đến chỗ anh Dậu, định bắt trói anh một lần nữa thì chị Dậu đã giận xám mặt nhưng vẫn cố chịu đựng, níu tay tên cai lệ van nài: Cháu xin ông! Mọi lời nói, hành động của chị Dậu đều không ngoài mục đích để bảo vệ chồng.
 
Đến khi giới hạn của sự chịu đựng bị phá vỡ thì tính cách cứng cỏi của chị Dậu mới thật sự bộc lộ. Lúc tên cai lệ đáp lại lời van xin của chị bằng những cú đấm thô bạo rồi sấn đến trói anh Dậu thì chị tức quá không thể chịu được nên đã liều mạng chống cự lại. Sự bùng nổ tính cách này là kết quả tất yếu của quá trình chịu đựng lâu dài sự tàn ác, bất công. Điều đó đúng với quy luật có áp bức, có đấu tranh. Người đọc xót thương một chị Dậu phải hạ mình van xin bao nhiêu thì càng đồng tình, nể phục một chị Dậu đáo để, quyết liệt bấy nhiêu.
 
Lúc đầu, chị cự lại tên cai lệ bằng lí lẽ: Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ! Thực ra, chị chỉ nói đốn lòng nhân đạo tối thiểu của con người. Chị không còn xưng cháu và gọi tên cai lệ bằng ông nữa mà xưng là tôi – ông, ngẩng cao đầu nhìn thẳng vào mặt đối thủ.
 
Từ vị thế thấp hèn của kẻ dưới, chị Dậu vụt trở thành ngang hàng với những kẻ xưa nay vẫn đè đầu cưỡi cổ mình. Câu nói của chị là lời cảnh cáo cứng rắn mà vẫn có đủ tình, đủ lí. Nhưng cái ác thường không biết chùn tay. Tên cai lệ cứ sấn tới đánh chị và nhảy vào định lôi anh Dậu đi. Lòng yêu thương chổng tha thiết đã thúc đẩy ctìị phải hành động chống trả quyết liệt lũ tay sai tàn ác đang cố tình phá nát gia đình chị.
 
Chị không chấp nhận để chồng mình bị hành hạ thêm một lần nữa. Hành động chống trả bọn tay sai diễn ra thật bất ngờ nhưng thực ra mầm mống phản kháng đã ẩn chứa tử lâu dưới vẻ ngoài cam chịu nhẫn nhục thường ngày của chị. Sự chịu đựng kéo dài và sự áp bức lên đến tột đỉnh khiến cho thái độ phản kháng bùng lên dữ dội.
 
Khi tên cai lệ dã thú ấy tát vào mặt chị một cái đánh bốp rồi cứ hung hăng sấn tới chỗ anh Dậu, thì chị đã nghiến hai hàm răng thách thức: Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem! Không còn ông – cháu, tôi – ông gì nữa, chị chuyển phắt sang xưng bà và gọi tên cai lệ là mày. Điều đó thể hiện thái độ căm giận, khinh bỉ đến cao độ, đồng thời khẳng định tư thế của chị là sẵn sàng đè bẹp đối phương. Chị Dậu là một lò lửa đang bùng cháy dữ dội. Chị không thèm đấu lí với tên cai lệ bất lương mà thẳng tay trừng trị hắn.
 
Tiếp sau lời cảnh cáo đanh thép là hành động phản kháng mạnh mẽ. Rồi chị túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Sức lẻo khẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất… Còn tên người nhà lí trưởng hung hăng kết cục cũng bị chị Dậu túm tóc; lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm.
 
Đoạn văn miêu tả cuộc đối đầu giữa chị Dậu và lũ người độc ác được tác giả miêu tả thật sinh động và thu vị. Trong xã hội mà tội ác hoành hành, còn gì hả hê hơn khỉ mọi người được chứng kiến cái ác bị trừng trị đích đáng?!
 
Do đâu mà chị Dậu có sức mạnh lạ lùng một lúc quật ngã hai tên tay sai hung hãn như vậy ? Đó là sức mạnh của lòng căm hờn mà cái gốc của lòng căm hờn ấy lại chính là tình yêu thượng và ý thức bảo vệ chồng con của người đàn bà nghèo khổ. Khi rón rén bưng cháo cho chồng và theo dõi xem chồng ăn có ngon miệng không, khi hạ mình van xin kẻ ác và khi nghiến răng quật ngã chúng, trước sau, lúc nào chị Dậu cũng vì người chồng đang đau ốm. Tình yêu chồng, thương con cộng với tỉnh thần phản kháng âm ỉ bấy lâu đã thổi bùng ngọn lửa phản kháng trong lòng chị. Nỗi sợ cố hữu của kẻ bị áp bức phút chốc tiêu tan, chỉ còn lại nhân cách cứng cỏi của một con người chân chính. Hành động chống đối bộc phát đó chính là biểu hiện cụ thể của tình yêu thương mãnh liệt trong trái tím người phụ nữ dường như sinh ra để suốt đời nhường nhịn, hi sinh.
 
Tuy vậy, sự phản kháng của chị Dậu mới chỉ là hành động tức nước vỡ bờ của một cá nhân chứ chưa phải là hành động vùng lên phá vỡ áp bức bất công để tự giải phóng của một giai cấp, một dân tộc. Thế nhưng nó cũng chứng minh cho quy luật có áp bức, có đấu tranh. Áp bức càng nhiều thì đấu tranh càng quyết liệt.
 
Chứng kiến cảnh xô xát giữa vợ mình với tên cai lệ và người nhà lí trưởng, anh Dậu sợ quá muốn dậy can vợ, nhưng mệt lắm, ngồi lên lại nằm xuống, vừa run lại vừa kêu: – u nó không được thế! Người ta đánh mình không sao, mình đánh người ta là phải tù, phải tội. Anh Dậu cố nhắc cho vợ nhớ cái sự thật phổ biến trong xã hội lúc bấy giờ, nhưng chị Dậu không chấp nhận điều vô lí đó. Chị phẫn uất hét lên : Thà ngồi tù, để chúng nó làm tình làm tội mãi thế tôi chịu không được… Câu nói này khẳng định chị Dậu không muốn cúi đầu cam chịu mãi cảnh áp bức, bất công.
 
Ý nghĩa của câu tục ngữ tức nước vỡ bờ qua ngòi bút hiện thực của Ngô Tất Tố đã được thể hiện thật sống động và đầy thuyết phục. Tuy tác giả khỉ đó chưa giác ngộ cách mạng và tác phẩm kết thúc bằng cảnh ngộ bế tắc của chị Dậu nhưng nhà văn Nguyễn Tuân đã nhận xét rằng Ngô Tất Tố, với Tắt đèn đã “xui người nông dân đấu tranh cách mạng…”.
 
Bằng cảm quan hiện thực mạnh mẽ, Ngô Tất Tố đã cảm nhận được xu thế “tức nước vỡ bờ” và sức mạnh to lớn khôn lường của nó. Cố thể nói đoạn trích này đã dự báo cơn bão táp của quần chúng nông dân nổi dậy dưới sự tập hợp, lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ sẽ hất phăng chế độ thực dân phong kiến tham tàn, mục nát.
 
Nhân vật cai lệ trong đoạn trích tiêu biểu chọ lũ tay sai chuyên nghiệp, là công cụ đàn áp đắc lực của giai cấp thống trị. Để khẳng định vai trò của mình trong vụ thuế, hắn đánh người, trói người vô tội vạ. Trong bộ máy thống trị ở nông thôn, tên cai lệ này chỉ là một gã tay sai mạt hạng. Hắn hung dữ, sẵn sàng gây tội ác mà không chùn tay vì không hề bị ai ngăn chặn. Hắn vênh váo tự cho mình là đại diện cho nhà nước. Hắn nhân danh phép nước để làm những điều tàn ác đối với người nghèo. Vì vậy, có thể nói, tên cai lệ vô danh đó là hiện thân đầy đủ nhất của cái guồng máy “nhà nước” bất nhân lúc bấy giờ. Tuy chỉ xuất hiện trong một đoạn văn ngắn nhưng nhân vật cai lệ được ngòi bút tả thực của tác giả khắc họa nổi bật, có giá trị khái quát cao.
 
Đoạn trích Tức nước vỡ bờ là một đoạn văn hay, tiêu biểu cho bút pháp tả thực tài tình của Ngô Tất Tố. Ngôn ngữ kể chuyện, miêu tả và đối thoại của nhân vật rất đặc sắc. Đó là lời ăn tiếng nối bình dị, tự nhiên của đời sống hằng ngày. Mỗi nhân vật đều có ngôn ngữ riêng. Ngôn từ của tên cai lệ thì thô lỗ, đểu cáng. Lời lẽ của chị Dậu khi thì thiết tha mềm mỏng, khi đanh thép quyết liệt. Lời lẽ của bà cụ hàng xóm thì thật thà, hiền hậu… Lời ăn tiếng nói của nông dân được tác giả sử dụng nhuần nhuyễn, rất hợp cảnh, hợp tình.
 
Nhà văn Ngô Tất Tố đã dành cho nhân vật chính là chị Dậu tình cảm yêu thương, thông cảm và trân trọng. Những tình tiết sinh động và đầy kịch tính trong đoạn trích đã góp phần hoàn thiện tính cách của người phụ nữ nông dân đẹp người, đẹp nết.
 
Chị Dậu mộc mạc, hiền dịu, vị tha, sống khiêm nhường, biết nhẫn nhục chịu đựng… nhưng hoàn toàn không yếu đuối, trái lại vẫn có một sức sống mạnh mẽ, một tỉnh thần phản kháng tiềm tàng. Khi bị đẩy tới bước đường cùng, chị đã vùng dậy chống trả quyết Hệt. Đó là thái độ cứng còi, bất khuất, dám đối đầu với cái ác trong xã hội. 
13 tháng 10 2016
Gợi ý :
Về nội dung tư tưởng:
  -  Tắt đèn giàu giá trị hiện thực. Tác giả đã tố cáo và lên án chế độ sưu thuế da man của thưc dân Pháp, đã bần cùng hoá nhân dân ta; sưu thuế đánh vào cả người chết; có biết bao nhiêu người phải bán vợ đợ con để trang trải '' món nợ Nhà nước''. Vụ thuế đến, xóm thôn, rùng rợn trong tiếng trống ngũ liên thúc liên hồi suốt ngày đêm, bon cường hào bắt trói, đánh đập tàn nhẫn những kẻ thiếu sưu, thiếu thuế. Cái sân đình xôi thịt đã trở thành trại giam hành hạ những ngưòi nông dân nghèo khổ, hiền lành vô tội. Có thể nói Tắt đèn là một bức tranh xã hội chân thực, một bản án đanh thép kết tội chế độ thực dân nửa phong kiến đã áp bức bóc lột, đã bần cùng hoá nhân dân ta.
 
  - Tắt đèn giàu giá trị nhân đạo. Tình vợ chồng, tình mẹ con, tình nghĩa xóm làng  giữa những con người cùng khổ được nói đến một cách chân thực. Số phận người phụ nữ, những em bé, những người cùng đinh được tác giả nêu lên với bao xót thương nhức nhói và đau lòng.
  - Tắt đen đã xây dựng nhân vật chị Dậu - một hình tượng chân thực đẹp đẽ về người phụ nữ nông thôn Việt Nam. Chị Dậu có bao phẩm chất tốt đẹp: cần ù, tần tảo, giàu tình thương, nhẫn nhục và dũng cảm chống cường hào, chống ap bức. Chị Dậu là hiện thân cảu người vợ, người mẹ vừa sắc sảo, vừa đôn hậu, trong sạch.
 
+ Về nghệ thuật:
Tắt đèn, một cuốn tiểu thuyết quy mô khiếm tốn, trên dưới 200 trang, những có giá trị nghệ thuật đặc sắc.
 - Về kết cấu chặt chẽ, tập trung. Các chi tiết, tình tiết đan cài chặt chẽ, đầy ấn tượng làm nổi bật chủ đề. Hầu như nhân vật chị Dậu đã xuất hiện  trong tác phẩm từ đầu chí cuối. Tính xung đột, tính bi kịch cuốn hút, hấp dẫn.
- Khắc hoạ thành công nhân vật. Các hạng người từ người càynghoè khổ đến địa chủ, từ bon cường hào đến quan lại đều có những nét riêng rất chân thực, sống động.
- Ngôn ngữ trong Tắt đèn từ miêu tả, tự sự đến ngôn ngữ nhân vật đều nhuần nhuyễn, đậm đà. Câu văn xuôi thanh thoát.
 Tóm lại, Tắt đèn một thiên tiểu thuyết có luận đề xã hội hàon toàn phụ sự dân quê, một áng văn có thể gọi là kiệt tác ( Vũ Trọng Phụng).
30 tháng 11 2016
 
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa.
Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.

Ở một nơi nào đó trên miền rừng núi, đêm đã khuya rồi. Mọi thứ thanh âm hỗn tạp của ban ngày đã lắng lại. Nhưng không phải vì thế mà đêm yên lặng hoàn toàn. Có một thứ âm thanh rù rì từ xa vẳng lại nghe sâu lắng lạ thường, nó trong trẻo như một tiếng hát ru: tiếng suối! Cái tiếng róc rách của nước chảy nghe được vào ban đêm nó mới kỳ diệu làm sao:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa...

Cái trầm lắng của ban đêm đã khiến các giác quan của con người có dịp "đua nhau" hoạt động. Nên từ "nghe xa", ta đã được "nhìn gần" để thấy được sự huyền ảo của ánh trăng. Thứ ánh sáng dát vàng lung linh lọt qua tán cổ thụ tạo nên những khoảng sáng tối đan xen làm nền cho một bức tranh sống động. Dưới tán cổ thụ, không phải chỉ có sự tương phản sáng tối, nơi ấy còn có những khóm hoa. Màu sắc của hoa ban đêm tuy không rực rỡ lắm, nhưng chúng đã nhuộm màu cho ánh trăng thêm kỳ diệu:

Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa...

Trăng, cổ thụ và hoa, tuy chỉ là những cái bóng, nhưng chúng không độc lập với nhau mà hòa quyện nhau hư hư thực thực làm ngây ngất con mắt thi nhân.
Bức tranh thiên nhiên tuyệt vời ấy sẽ chưa thể hoàn hảo nếu thiếu một chi tiết đặc biệt: con người.
Có một người đang ngồi ngắm bức tranh, nhưng người ấy không ở ngoài bức tranh. Người ấy chính là một phần của bức tranh!

Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ...

Rất may, có một người chưa ngủ đã "nhìn" thấy bức tranh tuyệt tác ấy. Nhưng "người chưa ngủ" không phải vì để ngắm bức tranh, mà vì người ấy còn đang suy tư nỗi nước nhà.
Bức tranh thiên nhiên tươi đẹp ấy là phần thu nhỏ của đất nước mến yêu. Non sông thanh bình hoa lệ thế nhưng còn chưa độc lập. Dân tộc còn đang lao khổ bởi ngoại xâm. Chiến tranh còn đang đe dọa cuộc sống của đồng bào... Thế là từ một cảnh đẹp giản dị, tác giả đã dẫn người đọc đến với tình cảm yêu thương quê hương đất nước dường bao.
Bài thơ tứ tuyệt gọn gàng, thi tứ chân phương với ngữ điệu nhẹ nhàng nhưng mang sắc thái của một thi nhân xuất chúng.
Nếu không phải là tầm nhìn của một lãnh tụ, không phải là tình cảm của một vĩ nhân, dễ gì có được cảm quan bao quát và thi hứng tinh tế đến nhường ấy.
 
 
30 tháng 11 2016

Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ vị đại, đồng thời là nghệ sĩ để lại những áng văn bài thơ bất hủ. Người viết văn làm thơ là để giải phóng cảm xúc, ghi lại những khoảnh khắc đã trải qua trong cuộc đời. Thơ Người đẹp và trong sáng như chính con người vậy. Bài thơ “Cảnh khuya” được sáng tác trong thời điểm cuộc kháng chiến chống pháp đang diễn ra ác liệt. Một khung cảnh thiên nhiên thơ mộng, đẹp đẽ hiện ra và nỗi niềm trăn trở của người về việc nước việc dân.

Giữa hoàn cảnh chiến tranh diễn ra ác liệt, bom đạn không ngớt nhưng Bác vẫn luôn giữ vững tư thế ung dung, lạc quan. Vì đó là quan điểm sống tích cực của người suốt những năm tháng kháng chiến. “Cảnh khuya” được lấy cảm hứng từ một đêm thanh lặng giữa rừng hoang vu và cảnh thiên nhiên hữu tình

Bài thơ tuy chỉ có 4 câu, với những nét vẽ nhẹ nhàng, tinh tế đã kéo người đọc lạc bước vào khung cảnh nên thơ, lạ kì.Mỗi câu thơ là một vẻ đẹp riêng, đan cài vào nhau tạo nên một bức tranh vưà đẹp vừa trầm ngâm suy tư.

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp và trong lành giữa núi rừng mênh mông. Một phép so sánh độc đáo, thú vị và đầy ấn tượng. Bác đã ví ‘tiếng suối” chảy róc rách như “tiếng hát xa”. Lấy gần để tả xa. Tiếng ruối reo giữa núi rừng, vang vọng lại, trong trẻo như tiếng hát của ai đó vọng lại từ nơi xa. Không gian của buổi tối thanh tịnh, vắng lặng dường như bị thức tỉnh bởi tiếng suối réo rắt ấy. Người đọc có thể mường tượng ra khung cảnh nên thơ, trữ tình.

 

Hình ảnh “trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa” ở hai câu thơ thứ hai là một hình ảnh đẹp, đầy chất thơ. Ánh trăng dường như tràn ra, bao trùm lấy khu rừng, lấy muôn hoa lá cành. Vẻ đẹp của đêm trăng khiến cho cả không gian như bừng sáng lên đầy thi vị. Điệp từ “lồng” diễn tat sự quấn quýt, đan cài lấy nhau của trăng, của hoa, và lá.

Phải thật tinh tế, thật thi vị mới có thể thấy được vẻ đẹp của ánh trăng khi rọi xuống mọi cảnh vật vào ban đêm như thế.

Chỉ với hai nét phác họa, Bác Hồ đã như một họa sĩ vẽ lên bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp, thơ mộng, huyền ảo, quấn quýt giữa rừng núi hoang vu. Nhịp thơ đều đều, giọng thơ vang vang khiến người đọc chìm vào một thế giới thanh tịnh biết bao.

Đến hai câu thơ cuối mới xuất hiện nhân vật trữ tình;

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

Thiên nhiên tươi đẹp hiện lên một con người “chưa ngủ”. Phải chăng “Cảnh khuya như vẽ” là có thực hay chỉ là hình ảnh con người là điểm xuyết của khung cảnh đêm tĩnh lặng, tươi đẹp như thế. “Người chưa ngủ” ở đây là vì điều gì. Là vì thiên nhiên tươi đẹp và thơ mộng như thế này hay còn vì một nỗi niềm nào khác.

Đất nước ta đang trong thời kì kháng chiến ác liệt, nỗi trăn trở thao thức luôn chồng chất trong suy nghĩ của Bác Hồ. Có lẽ bởi thương nước, thương dân nên bác không ngủ được.

Và câu thơ cuối đã giải thích nguyên nhân “người chưa ngủ” ở câu thơ trên. Một lẽ “vì lo nỗi nước nhà”. Bác Hồ ngay cả thời gian nghỉ ngơi cũng không có, lúc nào cũng nghĩ cho dân cho nước. Một con người cao cả, vĩ đại.

Dù thiên nhiên tươi đẹp cũng không khiến cho bác lơ là việc nước. Và ngược lại dù việc nước bận bác cũng vẫn luôn giữ được tâm thế ung dung, tự tại, yêu thiên nhiên và hòa mình với thiên nhiên.

Chỉ 4 câu thơ thôi nhưng Bác Hồ đã khiến người đọc càng ngưỡng mộ hơn tài năng, cảm nhận tinh tế, cảm xúc cô đọng và nỗi niềm của một vị lãng tụ vĩ đại. Bác luôn là tấm gương cho mọi người noi theo. Hoàn cảnh khó khăn khắc nghiệt nhưng người vẫn luôn giữ được niềm yêu đời.

 
1 tháng 10 2016

Do tích 5 số đó là lẻ nên mỗi số đều lẻ

Tổng của 5 số lẻ là lẻ, không thể tận cùng là 8

Vậy không tồn tại 5 số tự nhiên thỏa mãn đề bài

1 tháng 10 2016

giúp mk đi  mà gianroi

18 tháng 4 2017

vì: | x - 1 | \(\ge\)0

Mà | x - 1 | . ( y + 2 ) = -6 

=> | x - 1 | \(\in\left\{1;2;3;6\right\}\)

\(\Rightarrow x+1\in\left\{-6;-3;-2;-1;1;2;3;6\right\}\)

Mà | x - 1 | . ( y + 2 ) = -6 

\(\Rightarrow y-2\in\left\{-6;-3;-2;-1;1;2;3;6\right\}\)

Rồi bạn kẻ bảng là được

18 tháng 4 2017

 Vi /x-1/.(y+20)=-6 nen x-1 va y+2 thuoc U(-6)={1;-1;2-2;3-3;6-6}

Ta co 2 truong hop: x-1<0 ;y+2 >0

                                    x-1>0;y+2 <0

ta xet TH1: x-1 <0 nen x-1=(-x-1) ;y+2>0 nen y+2= y+2

  1.    ta co -x-1=-1;y+2=6         
  2. -x-1=1; y+2=-6
  3. -x-1=-2;y+2=3
  4. -x-1=2;y+2=-3

VAY THOI CU TU DO MA PHAT TRIEN LEN

15 tháng 9 2016

Ta có hình vẽ:

A B C y x 70 40

Vì Ay là tia đối của AB => góc BAy = 180o

Ta có: BAC + CAy = 180o (kề bù)

=> 40o + CAy = 180o

=> CAy = 180o - 40o

=> CAy = 140o

Do Ax là tia phân giác của CAy => \(CAx=xAy=\frac{CAy}{2}=\frac{140^o}{2}=70^o\)

Ta có: xAy = CBy = 70o

Mà xAy và CBy là 2 góc đồng vị

=> Ax // BC (đpcm)

15 tháng 9 2016

Giải:

Hình vẽ thì bạn biết rồi nên thôi nhé.

Ta có:
\(\widehat{B}+\widehat{A}+\widehat{C}=180^o\)

hay \(70^o+40^o+\widehat{C}=180^o\)

\(\Rightarrow\widehat{C}=70^o\)

\(\Rightarrow\widehat{yAC}=\widehat{B}+\widehat{C}=70^o+70^o=140^o\)

\(\widehat{xAC}\) là tia phân giác của \(\widehat{yAC}\) nên 

\(\widehat{xAC}=\frac{1}{2}\widehat{yAC}=\frac{1}{2}.140^o=70^o\)

Ta thấy \(\widehat{xAC}=\widehat{C}=70^o\) mà 2 góc này lại ở vị trí so le trong nên suy ra Ax // BC

\(\Rightarrowđpcm\)

 

23 tháng 12 2016
Ai đã từng đọc Cô bé bán diêm của nhà văn Đan Mạch An-đéc-xen hẳn sẽ không thể nào quên những ánh lửa diêm nhỏ nhoi bùng lên giữa đêm giao thừa giá rét gắn với một thế giới mộng tưởng thật đẹp của cô bé nghèo khổ. Kết cục câu chuyện thật buồn nhưng sức ám ảnh của những giấc mơ tuyệt đẹp vẫn ắp đầy tâm trí người đọc, người nghe qua những lời kể và sự miêu tả rất cuốn hút của An-đéc-xen.

Trong bóng tối và cái rét cắt thịt da của xứ sở Đan Mạch, ta như nhìn thấy rõ một cô bé đôi môi tím tái, bụng đói cồn cào đang lần từng bước chân trần trên hè phố. Một cô bé mồ côi khốn khổ, không dám về nhà vì chưa bán được bao diêm nào thì sẽ bị cha đánh. Nhà văn đã tạo ra cảm giác thật sống động khi ông nhập vào những khoảnh khắc tâm trạng của cô bé.

Ấn tượng đậm nét đầu tiên khơi lên mối cảm thương chính là hình ảnh cô bé như lọt thỏm giữa cái mênh mông của bóng đêm vào thời khắc sắp giao thừa. Khi “mọi nhà đều sáng rực ánh đèn và trong phố sực nức mùi ngỗng quay”, cô bé đã hồi tưởng lại quá khứ tươi đẹp khi bà nội hiền hậu còn sống. Ngôi nhà xinh xắn với những dây trường xuân trong những ngày đầm ấm tương phản với thực tại cuộc sống của hai cha con trong một xó tối tăm, sự nghèo khổ kéo theo những lời mắng nhiếc chửi rủa của người cha khi gia sản đã tiêu tán. Để nguôi cảm giác lạnh, em đã “ngồi nép trong một góc tường”, “thu đôi chân vào người” nhưng có lẽ chính nỗi sợ hãi còn mạnh hơn giá rét đã khiến em “càng thấy rét buốt hơn”. Em không thể về vì biết “nhất định cha em sẽ đánh em”. “Ở nhà cũng rét thế thôi”, điều đáng sợ nhất đối với cô bé không phải là thiếu hơi ấm mà là thiếu tình thương. Thật đáng thương khi thân hình bé nhỏ của em phải chống chọi vô vọng với cảm giác giá buốt bên ngoài và cái lạnh từ trong trái tim khiến “đôi bàn tay em đã cứng đờ ra”.

Lúc ấy, em chỉ ao ước một điều thật nhỏ nhoi: “Chà! Giá quẹt một que diêm mà sưởi cho đỡ rét một chút nhỉ?” nhưng dường như em cũng không đủ can đảm vì làm như vậy em sẽ làm hỏng một bao diêm không bán được. Nhưng rồi cô bé ấy cũng “đánh liều quẹt một que”, để bắt đầu cho một hành trình mộng tưởng vượt lên thực tại khắc nghiệt. Giấc mơ của em bắt đầu từ lúc nhìn vào ngọn lửa: “lúc đầu xanh lam, dần dần biến đi, trắng ra, rực hồng lên quanh que gỗ, sáng chói trông đến vui mắt”. Ánh sáng ấy đã lấn át đi cảm giác của bóng tối mênh mông, để hiện lên hình ảnh “một lò sưởi bằng sắt có những hình nổi bằng đồng bóng nhoáng”. Niềm vui thích của em đến trong ảo giác “lửa cháy nom đến vui mắt và toả ra hơi nóng dịu dàng”. Đó là ước mơ thật đơn giản trong khi thực tế lại phũ phàng “tuyết phủ kín mặt đất, gió bấc thổi vun vút… trong đêm đông rét buốt”. Ước ao được ngồi hàng giờ “trước một lò sưởi” cũng biến tan khi “lửa vụt tắt, lò sưởi biến mất”. Khoảnh khắc em “bần thần cả người” khi hình dung ra những lời mắng chửi của cha khiến ta phải nao lòng. Bóng tối lại phủ lên màu u ám trong tâm hồn em.

Có lẽ vì vậy, nhà văn đã để em tiếp tục thắp lên que diêm thứ hai, thắp lên niềm vui nhỏ nhoi dù chỉ là trong mộng tưởng. Không chỉ phải chống chọi với cái rét, cô bé còn phải cầm cự với cơn đói khi cả ngày chưa có miếng nào vào bụng. Bởi thế, ánh sáng rực lên của ngọn lửa diêm đã biến bức tường xám xịt thành “tấm rèm bằng vải màu”. Cái hạnh phúc trong những ngôi nhà ấm áp đã đến với em, khi em nhìn thấy : “Bàn ăn đã dọn, khăn trải bàn trắng tinh, trên bàn toàn bát đĩa bằng sứ quý giá, và có cả một con ngỗng quay”. Giá như tất cả những hình ảnh tưởng tượng biến thành hiện thực thì em sẽ vui sướng biết bao, khi “ngỗng nhảy ra khỏi đĩa” sẽ mang đến cho em bữa ăn thịnh soạn để vượt lên phút đói lả người. Nhưng một lần nữa, ảo ảnh lại vụt biến, em lại phải đối mặt với “phố xá vắng teo, lạnh buốt, tuyết phủ trắng xoá, gió bấc vi vu”. Không những thế, em còn chứng kiến sự thờ ơ ghẻ lạnh của những người qua đường, hình ảnh tương phản được nhà văn khắc họa làm ta nhói đau trước em bé bất hạnh.

Và một lần nữa, que diêm tiếp theo lại sáng bừng lên, để em được sống trong những giấc mơ đẹp nhất của một em bé. Trong một cuộc sống phải từng phút từng giây vật lộn mưu sinh, em đã phải từ giã những niềm vui được đùa chơi của con trẻ. Ánh sáng từ que diêm đã toả ra vầng hào quang lộng lẫy, cho em “một cây thông Nô-en”, như đem đến cho em một thiên đường của tuổi thơ: “Hàng ngàn ngọn nến sáng rực, lấp lánh trên cành lá xanh tươi và rất nhiều bức tranh màu sắc rực rỡ như những bức bày trong tủ hàng”. Điều trớ trêu nghiệt ngã là tất cả những hình ảnh tươi đẹp ấy em chỉ kịp nhìn nhưng không thể chạm tay vào, bởi lẽ tất cả chỉ là ảo ảnh, như những ngôi sao trên trời mà em không thể với tới. Trái tim ta như nghẹn lại cùng lời kể của nhà văn, bởi lẽ em bé đang dần kiệt sức và sắp phải gục ngã trước cái lạnh chết người của xứ sở bà chúa Tuyết....
 
23 tháng 12 2016

Truyện Cô bé bán diêm của An-đec-xen đã gợi cho em một nỗi cảm thương đến xót xa trước cảnh ngộ nghèo khổ, khôn cùng và cái chết vô cùng thương tâm của cô bé. Cô bé đã cạn kiệt về vật chất và bị tổn thương nặng nề về tinh thần. Trong cuộc đời này còn có gì đau đớn hơn khi là môt cô bé bị bỏ rơi, cô đơn, lẻ loi giữa trời.

co-be-ban-diem

Truyện Cô bé bán diêm của An-đec-xen đã gợi cho em một nỗi cảm thương đến xót xa trước cảnh ngộ nghèo khổ và cái chết của cô

Trước cảnh ngộ nghèo khổ, cơ cực của cô bé, lòng tôi như đau thắt lại. Có lẽ nào ta lại không cảm thấy xót xa khi nghĩ về hình ảnh cô bé một mình bơ vơ, giữa một không gian mênh mông trong đêm tối, rét cắt da, cắt thịt. Trong khi mọi người được sum vầy vui vẻ trong các căn nhà âm áp, bên lò sưởi kia, thì em bé phải một mình bán những bao diêm, em chẳng được ai quan tâm để ý. Cảnh ngộ đó của cô bé càng làm đau đớn tim ta hơn, vì nó lại xảy ra trong đêm giao thừa, khi tất cả niềm vui và sự đầy đủ ùa vào những căn nhà ấm cúng.

Chính lúc đó cô bé đầu trần, chân đi đất, run rẩy vì lạnh và đói. Sự đầm ấm của các gia đình hiện ra qua khung cửa sổ kia càng làm chúng ta xót xa cho cô bé khốn khổ tội nghiệp, không có lấy một chút hạnh phúc nào trong đêm giao thừa. Nhất là hình ảnh cô bé chỉ biết ngồi thu chân vào hốc tường mà hồi tưởng, mà ước mơ. Một que diêm bật sáng lên là cuộc sống quá khứ lại hiện về. Đó là những ngày sống vui vẻ, tràn đầy hạnh phúc bên bà nội hiền từ, nhân hậu như một bà tiên, trong ngói nhà nhỏ xinh xắn có dây thường xuân bao quanh. Nhưng que diêm tắt là một thực tại vô cùng nghiệt ngã, phũ phàng lại ập đến. Em đang phải sống trong trăm đường cơ cực, khổ sở. Cả ngày phải đi bán diêm, nếu không bán được, đến tối về lại bị bố đánh đập. Và trong đêm giao thừa rét căm căm này em không dám về vì chẳng bán được một que diêm nào. Ngay cả những ước mơ nhỏ bé của em mà cũng chỉ thấy được qua mộng ảo. Mỗi một que diêm sáng lên ước mơ ở đây không phải là ánh sáng của một cây đèn hay của một nguồn ánh sáng gì to lớn. Nó chỉ là một ánh lửa diêm nhỏ bé, dễ dàng tắt lụi trong đêm băng tuyết. Bởi vậy mỗi que bật lên sao có thể sưởi ấm được tâm thân và tâm hồn đã đông lạnh của cô bé. Nó chẳng qua chỉ là chỗ bấu víu cực kì mong manh của cô bé mà thôi. Em bé quẹt cả số diêm còn lại chính là để cố bám lấy những ước mơ đó. Trong khi chúng ta có đầy đủ những thứ đó thì cô bé bán diêm của An-đec-xen lại thiếu tất cả. Ngay cả giấc mơ đẹp nhất em cũng chỉ được thấy khi đã hấp hối.

Chúng ta càng trân trọng những ước mơ đó của em bao nhiêu lại càng đau đớn bấy nhiêu trước cái chết vô cùng thương tâm của em. Dẫu tác giả có tả em bé chết nhưng đôi má vẫn ửng hồng, đôi môi đang mỉm cười, thì nỗi đau trong ta vẫn không thuyên giảm, mà thậm chí cứ nhắm mắt lại thì hình ảnh ấy lại càng day dứt ta hơn.

Hình ảnh cô bé bán diêm mãi mãi để lại trong lòng bao người đọc trên khắp thế gian này, niềm đau thương vô hạn, như luôn nhắc nhở chúng ta hãy yêu thương giúp đỡ lẫn nhau. Và đó cũng chính là tấm lòng nhân hậu tràn đầy của An-đec-xen.

15 tháng 4 2016

trong SGK nha ban