viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về mục đích học tập của học sinh
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Học tập là một quá trình dài, là một cách để con người tiếp cận tri thức, nâng cao trình độ, mở mang trí óc để khám phá những điều hay lẽ phải. Học là việc cần thiết suốt đời bởi tri thức nhân loại là một kho tàng vô cùng phong phú, nó như biển cả mênh mông mà sự hiểu biết của con người lại có hạn. Đâu phải chỉ cần thời gian mà con người có thể hiểu biết được mọi điều trong cuộc sống. Con người ta khi sinh ra, chưa có hiểu biết về cuộc sống, chưa biết làm gì cả, vì vậy phải học từ việc nhỏ nhất, đơn giản nhất trở đi. Lớn lên đến trường phải học đọc, học viết, học những kiến thức tự nhiên và xã hội để trang bị cho mình những trí thức cần thiết trong cuộc sống nhằm giúp mình sau này có thể làm việc tốt bởi trẻ mà không học thì sẽ rất khó để chúng ta có thể vào đời một cách vững vàng. Khi trưởng thành lại cần phải học. Những kiến thức ta được học trong trường không chỉ là nền tảng cơ bản trong cuộc sống, khi bắt tay vào công việc thường nảy sinh ra nhiều vấn đề. Để giải quyết được ta phải tự học, tự nâng cao kiến thức. Hiện nay trình độ khoa học kỹ thuật, văn hoá tri thức ngày càng phát triển, càng có nhu cầu đòi hỏi cao đối với con người. Nếu chúng ta ngừng học tập thì sẽ bị lạc hậu, tụt lùi, không đảm đương được các công việc được giao, không hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công. Không ngừng học tập thì mới trở thành người có ích cho gia đình và cho xã hội. Ngày nay, mỗi con người đều có cách học riêng của mình. Nhiều bạn rất chăm chỉ, cần cù và giành được những thành công lớn. Đã có biết bao những bạn học sinh đạt thành tích cao trong học tập. Họ luôn lấy gương các vị danh nhân, các bậc cha anh đi trước để noi gương theo. Như Lênin với câu nói "Học, học nữa, học mãi" hay nhà bác học Đácuyn lừng danh cũng nói rằng: "Bác học không có nghĩa là ngừng học". Học tập là một yếu tố quan trọng, không những giúp cho chính bản thân mỗi học sinh chúng ta có một tương lai tốt đẹp mà còn giúp cho đất nước ngày một giàu mạnh. Có câu danh ngôn: "Đường đời là một chiếc thang không có nấc chốt và việc học là một quyển sách không có trang cuối cùng". Vì thế học sẽ không bao giờ là đủ và học tập là một việc vô cùng cần thiết đối với cuộc sống ngày càng phát triển như hiện nay.
Khi bước chân vào lớp một, chúng ta thường chỉ có suy nghĩ đơn giản: Học để được điểm chín, điểm mười, để về nhà được bố mẹ khen thưởng. Nhưng khi lớn dần, học cao lên, khó đi, mỗi chúng ta dù có ý thức hay vô thức, đều tự xác định cho mình mục đích của việc học, để từ đó có cơ sở phấn đấu vươn lên. Vậy, mục đích học tập như thế nào là đúng?
Trước nhất, học là để hiểu biết, để có tri thức. Một đứa trẻ, từ chưa biết gì đến trường học được học chữ, biết được vì sao Trái Đất quay quanh Mặt Trời, hiểu được lịch sử phát triển “ngàn năm văn hiến” của đất nước. Đứa trẻ ấy sẽ biết được rằng, bể tri thức của con người thật bao la, rộng lớn biết bao, sẽ càng hăng say học tập, tìm hiểu để trở thành con người có ích.Mục đích trước mắt, thực tế nhất là học để sau này ra ngoài xã hội có thể kiếm được việc làm tốt, có thể tự lập, tự nuôi sống bản thân mình mà không phải dựa vào người khác. Chúng ta bằng chính công sức, chính tri thức mà mình học được từ trong nhà trường và trong cuộc sống, làm giàu cho chính mình và cũng là làm giàu cho xã hội.
Có tri thức, chúng ta có thể tự tin khẳng định mình. Dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm về những gì mình đã làm, đó là điều ai cũng mong muốn. Nhưng để làm được điều ấy không phải dễ dàng. Đó là cả một quá trình rèn luyện, không chỉ về trí tuệ mà còn cả về nhân cách.
Cuối cùng, học là để hoà nhập. Việt Nam đã gia nhập WTO. Trên con đường hội nhập và giao lưu với thế giới, chúng ta rất cần những thế hộ trẻ có hiểu biết, có đạo đức. Trong Thư gửi các học sinh, Bác Hồ đã viết: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”.
Tuy nhiên, bên cạnh những bạn xác định được mục đích học tập rõ ràng, đúng đắn, thì vẫn còn một số bạn học sinh vẫn còn có những suy nghĩ lệch lạc.
Có nhiều bạn học là để được điểm cao, để thi đỗ vào trường chuyên, lớp chọn. Mục đích này xét cho cùng, cũng là điều dễ hiểu. Đã là người học sinh, đến trường đi học, hẳn ai cũng muốn được điểm cao, được là học sinh giỏi. Nhưng nếu chỉ có vậy thôi thì chưa đủ. Các bạn ấy có lẽ còn chưa hiểu rõ câu: “Tiên học lễ, hậu học văn”. Lại có một số bạn, học vì áp lực của cha mẹ, thầy cô. Có những bạn, cho dù sức học chỉ thuộc loại trung bình nhưng để làm “bố mẹ nở mày nở mặt phải cố gắng thi vào trường chuyên, vào trường đại học có “thương hiệu”. Trường đại học không phải là con đường duy nhất dẫn đến thành công. Nhiều phụ huynh không hiểu được điều này, vô hình trung tạo sức ép rất lớn đối với con cái hoặc dẫn tới những hiện tượng tiêu cực như chạy điểm, chạy trường.
Không những thế nhiều bạn học chỉ để đối phó, học cho đủ bài, khi kiểm tra thì học gạo cho có đủ điểm mà thực chất kiến thức không có. Hoặc có một số bạn lại không xác định được mục đích học tập của mình, chỉ vô tư nghĩ rằng: “Trẻ con thì phải đi học, đó là lẽ đương nhiên”. Các bạn không hiểu được rằng học là cho chính mình.
Những suy nghĩ sai lệch đó của các bạn dẫn tới tình trạng học mà chạy theo điểm số. Điểm chỉ có thể đánh giá được tình hình hiện tại của bạn, mà không đánh giá được cả quá trình. Nếu các bạn không nhận thức được đầy đủ thì kết quả học tập không thể tốt và do đó sẽ không có tương lai tốt đẹp.
Mọi con đường đều có đích đến và việc học cũng vậy. Nếu xác định đúng mục đích, việc học tập của bạn sẽ dễ dàng hơn và đạt kết quả tốt hơn. Mục đích của bạn hiện giờ là gì? Nếu đúng, hãy tiếp tục phát huy. Nếu sai, bạn hãy sửa lại. Muộn còn hơn là không bao giờ.
Văn bản “Bàn luận về phép học” của Nguyễn Thiếp đã gợi cho em những suy nghĩ sâu sắc về mục đích của việc học chân chính. Học có thể được định nghĩa là việc tiếp thu kiến thức từ bạn bè, thầy cô, từ kinh nghiệm và từ cuộc sống. Kiến thức ấy không chỉ đơn giản là tri thức, là lý thuyết mà còn có cả kĩ năng sống, đạo đức, cách đối nhân xử thế. Như vậy, suy cho cùng mục đích chân chính của việc học là học để làm người, học đạo đức, các đối nhân xử thế giữa con người với con người trong cuộc sống hàng ngày. Bởi lẽ để sống, con người không chỉ hoàn toàn dựa vào lý thuyết mà când có cả kĩ năng sống, khả năng sinh tồn. Và để sống một cách có ý nghĩa thì con người phải có đạo đức, biết cách ứng xử. Và đó mới chính là việc học thực sự, học với một mục đích chân chính. Học để có những công cụ để áp dụng vào đời sống. Vậy nên hãy mở rộng tầm mắt của mình, học hỏi tất cả những điều xung quanh, không chỉ đơn giản là học lý thuyết.
Ngày nay, khi khoa học kĩ thuật phát triển thì việc học tập cũng phát triển theo. Chính vì vậy giới học sinh chúng ta đã sáng tạo ra rất nhiều cách học nhằm mang lại hiệu quả cao nhất cho bản thân. Nhưng theo tôi: trong học tập, tự học là cách học tốt nhất giúp ta tiến bộ hơn trong khi học. Và khi nói đến vấn đề này, tôi muốn mọi người hiểu được trước nhất là ý nghĩa của việc học rồi mới đến cách tự học. Vậy học là gì?
Tự học là gì? Học là quá trình con người tiếp thu những kiến thức, kĩ năng do người khác truyền lại và tự học là việc con người phát huy những kiến thức, kĩ năng đã được truyền lại bằng chính sức lực, khả năng của riêng mình. Thực tế ngày nay cho thấy các cách học của các bạn chưa mang lại hiệu quả cao. Học sinh ngày nay đã quá phụ thuộc vào các bài giảng của thầy cô trên lớp, thầy cô dạy như thế nào thì lại hiểu và học như thế ấy dẫn đến quá trình thụ động, thiếu suy nghĩ và sáng tạo trong lúc học để đào sâu kho tàng kiến thức còn ẩn sâu các bài giảng của thầy cô. Và cũng chính vì chỉ học cô đọng trong các bài giảng bốn mười lăm phút trên lớp của thầy cô mà dẫn đến tình trạng học sinh phải đi học thêm tràn lan. Mà khi đã học thêm tràn lan thì lại càng khiến mọi người không chịu tự học, càng thêm phụ thuộc vào việc học thêm. Thêm việc ngày nay khi việc học được nâng cao thì có quá nhiều sách tham khảo, văn mẫu, hướng dẫn…dẫn đến việc học sinh đâm lười suy nghĩ trong khi làm các bài tập.Vì vậy, tự học còn giúp bạn hình thành đức tính cần cù, chịu thương chịu khó… giúp bạn vượt qua mọi trở ngại và tự tin vào cuộc sống!
Hậu quả của những việc trên rất nặng nề vì như vậy sẽ dễ dẫn đến hiện tượng "học vẹt": học thuộc bài nhưng không hiểu nội dung, vấn đền được nêu ra trong bài dẫn đến việc học xong là quên ngay, kiến thức không bền và sẽ không làm được các bài tập thực hành, chỉ học lí thuyết suông, kiến thức sẽ ngày càng rỗng, thành tích học tập sẽ càng sút kém khiến mọi người đâm nãn chí. Một khi kiến thức đã trang bị không chắc chắn thì kết quả sẽ không bao giờ cao.
Chính những thực tế được nêu trên lại càng khẳng định việc tự học cho bản thân là rất quan trọng. Nó chính là một chiếc chìa khóa đưa ta đến kho tàng tri thức, là điều kiện giúp ta thành công trong học tập. Nếu chúng ta biết tự học cho bản thân thì chúng ta chắc chắn sẽ thành công và nâng cao được tri thức của chính mình. Tự học giúp con người có được ý thức tốt nhất trong quá trình học: chủ động suy nghĩ, tìm tòi, khám phá, nghiên cứu và nắm được bản chất vấn đề từ đó tự học giúp ta tiếp thu được kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau như sách, báo, từ truyền hình ti vi, từ bạn bè hoặc từ những người xung quanh,những kinh nghiệm sống của nhân dân. Tự học giúp ta có thể chủ động ghi nhớ các bài giảng trên lớp, tiết kiệm được thời gian, có thể tiếp thu một lượng kiến thức lớn mà vẫn hiểu và nắm chắc bài học. Và qua tự học, từ lí thuyết, chúng ta biết chủ động luyện tập thực hành, giúp ta có thể nhanh chóng hình thành kĩ năng, củng cố và nâng cao kiến thức đã học. Vì vậy, chủ động tự học sẽ giúp ta tìm ra được phương pháp học tốt nhất mang lại hiệu quả cao cho chính bản thân mình. Ví như các vị danh nhân nổi tiếng trên thế giới thành đạt trong sự nghiệp học tập, có được kiến thức uyên thâm cũng là nhờ biết chủ động tự học mà dẫn đến thành công như Thần đồng Lương Thế Vinh khi xưa, nhờ cố gắng chủ động tự học cộng với phẩm chất thông minh trời ban mà sau đỗ trạng, chế ra bảng cửu chương còn lưu truyền mãi đến ngày nay…hay Trạng nguyên lừng danh Mạc Đinh Chi, lúc nhỏ nhờ biết chủ động tự học, sáng tạo cách học bắt đom đóm bỏ vỏ trứng mà sau đỗ trạng, đi xứ làm rạng danh nước nhà, được phong "Lưỡng Quốc Trạng Nguyên" vang danh hai nước, ghi vào sử sách nhân loại về những tấm gương tự học sáng ngời. Tuy phương pháp tự học đã có từ lâu đời những đó là một phương pháp rất có hiệu quả cho việc học tập. Tôi khẳng định rằng tự học là chìa khóa, là con đường đưa ta đến thành công…Vị lãnh tụ vĩ đại ngày trước của dân tộc Việt Nam ta cũng đã từng nỗ lực tự học, Bác đã tự say mê tìm tòi học hỏi và đã thành công, thông thuộc được nhiều ngôn ngữ của các nước trên thế giới và tìm ra được con đường cứu nước, đưa cả dân tộc Việt Nam ra khỏi ách đô hộ của giặc Tây tàn ác, hướng đến nền độc lập, dân chủ, tự do, hạnh phúc ngày nay.
Chính vì vậy, tự học là cách tốt nhất giúp ta tiến bộ hơn trong học tập,mang lại một kết quả học tập cao nhất có thể. Nếu chúng ta biết nỗ lực tự học,chúng ta sẽ thành công, sẽ mở được một tương lai rộng mở cho chính mình.Nếu chúng ta học tập thành công, chúng ta sẽ trở thành những người có ích cho xã hội, cho đất nước, đưa đất nước ngày càng đi lên, phát triển đến một tầm cao mới.
Từng có câu: "ngọc không mài không sáng, người không học không hiểu lí lẽ", việc học có ảnh hưởng rất lớn đến tương lai của mỗi người. Một con người nếu không được học tập thì khó mà đứng vững trên đường đời. Bởi thế mà, từ xưa ông cha ta luôn nhắc nhở con cháu phải cố gắng học hành, phấn đấu rèn luyện thật tốt. Ấy vậy mà, trong thời đại phát triển như hiện nay, một thực trạng đáng buồn là có nhiều học sinh lơ là, chán nản việc học. Điều này không chỉ ảnh hưởng xấu đến cá nhân học sinh mà còn tác động sâu sắc đến sự phát triển bền vững và ổn định của đất nước, của xã hội.
Cá nhân học sinh: lười nhác, chưa nhận thức rõ tầm quan trọng của tri thức, lơ đãng, chỉ lo đua đòi theo chúng bạn mà quên mất nhiệm vụ chính của mình, bị bạn bè lôi kéo, không xác định rõ con đường tiếp theo mà mình bước đến, chưa có lí tưởng và tư tưởng vững chắc, không có ước mơ để làm mục tiêu phấn đấu… Gia đình, cha mẹ quá nuông chiều con cái, chưa có sự quan tâm cần thiết với quá trình học tập của học sinh, tạo áp lực quá nhiều cho con trong việc học hành mà không quan tâm đến cảm giác và suy nghĩ của con mình…
Nhà trường: thầy cô giáo chưa tạo được sự thu hút học sinh vào học tập, chưa đánh trúng tâm lí học sinh, còn nhiều cách dạy bảo thủ. Mặt khác, chương trình học quá nặng với học sinh, áp lực từ nhiều phía, theo tâm lí: không học thêm thì học không giỏi khiến học sinh chỉ biết cắm đầu học nìà không biết mình học vì cái gì và tiếp thu được gì.
Xã hội: cùng hoà vào nhịp độ phát triển của thời đại, xã hội nước ta có nhiều biến đổi vừa tích cực vừa tiêu cực. Trong đó việc tiếp thu thiếu chọn lọc các nền văn hoá của nước ngoài cũng ảnh hưởng đến tâm lí học hành của học sinh. Sự xuất hiện của các trò chơi điện tử thu hút sự chú ý của học sinh, các kiểu ăn diện, phim ảnh làm thế giới học trò lúc nào cũng xao động mà lơ đãng đến nhiệm vụ chính của mình. Nhiều học sinh bỏ tiết, trốn học đi chơi, chui đầu vào các quán nét để giết thời gian thay vì lên lớp. Thành tích học tập đã xuống dốc nhiều.
Có nhiều học sinh bỏ bê học hành và lao vào các tệ nạn xã hội. Cá nhân học sinh: tương lai mờ mịt, không có định hướng cho phía trước, khi trưởng thành sẽ khó có nghề nghiệp ổn định, từ đó làm gánh nặng của xã hội (một số trường hợp hiếm hoi thì có chiều hướng tích cực hơn), có sự tha hoá và xuống dốc về đạo đức, không nhận ra giá trị của cuộc sống và không biết cách trân trọng, lỡ mất tuổi trẻ…Gia đình sẽ mất đi niềm tin nơi con cái, khi thấy thành tích của con không như mình mong đợi thì có những thái độ gắt gỏng, không vui, gia đình không hoà hợp.
Xã hội: về lâu dài sẽ tác động rất lớn đến sự phát triển của toàn xã hội, học sinh là thế hệ trẻ của xã hội nhưng đội ngũ này không có chất lượng thì không đảm bảo phát triển bền vững, nguồn nhân lực kém… Cá nhân học sinh: cần nhận thức rõ trách nhiệm của mình và có ý thức hơn, xác định cho mình một ước mơ, động lực học tập, biết cách kết hợp hài hoà giữa chơi và học, có lập trường vững chắc… Nhà trường: thay đổi phương pháp dạy và học, nắm bắt tâm lí học sinh, tạo sự hứng thú trong học tập, phát huy tính năng động của học sinh, chương trình học phải phù hợp vs học sinh, không nên quá nặng và tạo quá nhiều áp lực. Gia đình nên có cái nhìn thoáng hơn, không nên làm học sinh quá căng thẳng, không quá nuông chiều, quan tâm nhiều hơn đến con mình… Xã hội cần tuyên truyền rộng rãi để làm tăng nhận thức của mọi người, có nhiều chương trình khuyến học hơn, có ý thức trong tiếp thu văn hoá nước ngoài… Hiện tượng này có sự tác động từ nhiều phía, nhưng nhìn một cách khách quan thì chủ yếu là từ các yếu tố bên ngoài bởi thế mà học sinh mới có sự chán nản và lười học, có thể nói ngay đến cả những học sinh chăm chỉ nhất cũng chưa chắc đã thực sự muốn kéo dài tình trạng này, chương trình nặng, áp lực quá cao… Điều quan trọng là ý thức của mỗi người, cần có cái nhìn về nhiều phương diện để có thể đánh giá và có cái nhìn đúng nhất.
Học tập là chuyện của mỗi người nhưng cũng là vấn đề rất quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của cả xã hội. Tuổi trẻ là mùa xuân của xâ hội, bởi thế mà nếu mùa xuân ấy chưa đến mà đã vội lụi tàn thì xã hội sẽ như nhà mà không có cột vậy.
Em tham khảo:
Nguồn: Hoidap247
Văn bản “Bàn luận về phép học” của Nguyễn Thiếp đã gợi cho em những suy nghĩ sâu sắc về mục đích của việc học chân chính. Học có thể được định nghĩa là việc tiếp thu kiến thức từ bạn bè, thầy cô, từ kinh nghiệm và từ cuộc sống. Kiến thức ấy không chỉ đơn giản là tri thức, là lý thuyết mà còn có cả kĩ năng sống, đạo đức, cách đối nhân xử thế. Như vậy, suy cho cùng mục đích chân chính của việc học là học để làm người, học đạo đức, các đối nhân xử thế giữa con người với con người trong cuộc sống hàng ngày. Bởi lẽ để sống, con người không chỉ hoàn toàn dựa vào lý thuyết mà când có cả kĩ năng sống, khả năng sinh tồn. Khi còn là học sinh, chúng ta cần cố gắng chăm chỉ học, nghe thầy cô giảng bài, làm bài tập, tìm thêm thông tin, trao đổi với bạn bè... để có phương pháp học tốt nhất cho bản thân ta. Và để sống một cách có ý nghĩa thì con người phải có đạo đức, biết cách ứng xử. Và đó mới chính là việc học thực sự, học với một mục đích chân chính. Học để có những công cụ để áp dụng vào đời sống. Vậy nên hãy mở rộng tầm mắt của mình, học hỏi tất cả những điều xung quanh, không chỉ đơn giản là học lý thuyết.
Giáo dục luôn là vấn đề cần được quan tâm hàng đầu ở mỗi quốc gia, một xã hội sẽ được quy chuẩn là văn minh nếu con người ta có văn hóa trong cách cư xử, giao tiếp. Kinh tế cuả một đất nước sẽ vững mạnh nếu những công dân, những người lao động của họ có được sự trang bị tốt về kiến thức. Và tất cả những điều đó đều từ giáo dục, học tập mà ra.Nói về vấn đề giáo dục – học tập, UNESCO có câu “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”, khẳng định tầm quan trọng lớn lao của việc học tập. Học tập là một quá trình tích lũy tri thức, tiếp thu kiến thức từ trong sách vở được kiểm nghiệm, chứng minh về sự chính xác và khoa học của nhân loạiViệc học tập không chỉ là học về kiến thức chuyên môn, mà còn là học những kĩ năng cơ bản trong cuộc sống như ông bà ta đã có câu: “Học ăn, học nói, học gói, học mở” hay suy rộng vấn đề áp dụng cho thực tiễn ngày hôm nay chính là học về giao tiếp, ứng xử. Việc học tập rất quan trọng trong cuộc đời mỗi con người, học tập giúp con người ta trưởng thành hơn và học tập cũng là chìa khóa dẫn đến sự thành công của mỗi người. Thành công từ sức lực và tri thức sẽ bền vững hơn những thành công đến từ sự may mắn.Mục đích của việc học tập rất rộng lớn tùy theo suy nghĩ, hoàn cảnh của mỗi người nhưng tựu chung học tập để có tri thức, có tầm hiểu biết sâu rộng. Các lĩnh vực trong cuộc sống mà ta đều có ít nhiều sự hiểu biết về nó sẽ giúp ích cho ta rất nhiều. Có học tập, có rèn rũa tri thức chuyên môn thì khi vận dụng làm việc, nhất là những công việc đòi hỏi cao về kĩ thuật, năng lực sẽ được thuận lợi hơn, điều đó góp phần quan trọng cho sự phát triển trong công việc của bản thân cũng như công việc chung của xã hội.Có học tập, tiếp thu những điều hay lẽ phải để trở thành người có văn hóa sẽ giúp cho cuộc sống của bản thân và những người xung quanh tốt hơn, hoàn thiện nhân cách của bản thân, cuộc sống có ý nghĩa hơn.Tuy nhiên cần phải có sư dung hòa giữa học và hành. Bởi chỉ có khi học mà vận dụng được trong thực tiễn, cống hiến được những điều hay, điều tốt đẹp cho cộng đồng thì việc học tập đó mới có ý nghĩa.Tuy nhiên không phải ai cũng nhận thức được tầm quan trọng của việc học và cũng không phải ai cũng có nhận thức về việc học tập như thế nào là đúng đắn khi vấn nạn bệnh thành tích trong giáo dục hay học sinh chỉ cắm đầu cắm cổ học lý thuyết suông vẫn diễn ra rất phổ biến. Đó là những thực trạng rất đáng lo ngại của giáo dục
Khi nhân thức được tầm quan trọng của việc học tập và mục đích của việc học tập từ chính bản thân mình thì trước tiên chính bản thân mình cần có kế hoạch học tập ổn thỏa nhất, đó là học tập chăm chỉ, lắng nghe thầy cô giảng bài đồng thời tích cực tham gia vào các hoạt động thực hành, ngoại khóa để rèn luyện kĩ năng sống.Mỗi người đều có mục đích học tập cũng như phương pháp khác nhau, nhưng xác định cho mình sự đúng đắn trong việc học thì hẳn không phải ai cũng làm được. Học hành không thể chỉ diễn ra trong một giai đoạn mà quá trình học phải được diễn ra liện tục, không phải chỉ ở trong độ tuổi học sinh, sinh viên hay nghiên cứu sinh mà sẽ là học mãi, học mọi lúc mọi nơi vì kho tàng tri thức của nhân loại là mênh mông vô tận, biết nhiều hiểu nhiều sẽ là hành trang tốt cho mỗi người trong cuộc đời, sự hòa nhập trong cuộc sống cũng sẽ dễ dàng hơn. Điều đó càng đặc biệt quan trọng đối với những thế hệ thanh thiếu niên – những mầm non, những chủ nhân tương lai của đất nước, việc thấu hiểu vai trò và mục đích của việc học tập quan trọng vô cùng.Câu nói của Lênin “Học, học nữa, học mãi” và tục ngữ Nga:: “Đứng xấu hổ khi không biết, chỉ xấu hổ khi không học”. là những điều bạn nên biết, cần biết cho việc học tập. Hãy học tập để cuộc sống của bạn tốt đẹp hơn.
Tham khảo nha em:
Văn bản “Bàn luận về phép học” của Nguyễn Thiếp đã gợi cho em những suy nghĩ sâu sắc về mục đích của việc học chân chính. Học có thể được định nghĩa là việc tiếp thu kiến thức từ bạn bè, thầy cô, từ kinh nghiệm và từ cuộc sống. Kiến thức ấy không chỉ đơn giản là tri thức, là lý thuyết mà còn có cả kĩ năng sống, đạo đức, cách đối nhân xử thế. Như vậy, suy cho cùng mục đích chân chính của việc học là học để làm người, học đạo đức, các đối nhân xử thế giữa con người với con người trong cuộc sống hàng ngày. Bởi lẽ để sống, con người không chỉ hoàn toàn dựa vào lý thuyết mà când có cả kĩ năng sống, khả năng sinh tồn. Và để sống một cách có ý nghĩa thì con người phải có đạo đức, biết cách ứng xử. Và đó mới chính là việc học thực sự, học với một mục đích chân chính. Học để có những công cụ để áp dụng vào đời sống. Vậy nên hãy mở rộng tầm mắt của mình, học hỏi tất cả những điều xung quanh, không chỉ đơn giản là học lý thuyết.
Trong cuộc sống tất cả mọi người đều mong muốn thành đạt, có vị trí trong xã hội, có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Để vươn tới được mục đích ấy, ai cũng phải học tập để có kiến thức sau đó vận dụng vào cuộc sống. Vì vậy mối quan hệ giữa học và hành vô cùng gắn bó. Tuy nhiên, để kết hợp một cách hiệu quả, chúng ta cần bàn đôi điều.Nếu chỉ học vì mục đích lấy danh thơm để chứng tỏ với mọi người vậy ta có học chỉ uổng phí và mấy thời gian. Hành mà không học đôi khi cũng có kết quả nhưng không chắc chắn, kết quả không cao bởi vì quá trình thực hiện công việc chưa có cơ hội kế thừa thế hệ trước bằng kinh nghiệm cũng như lý thuyết. Thậm chí hành mà không học có thể dẫn đến thất bại, phá sản,….Vậy mỗi chúng ta hãy hiệu và thực hiện 2 yếu tố học và hành sẽ góp phần tạo ra của cải vật chất để xây dựng đất nước.