K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Phân bố dân cư là một hiện tượng xã hội có tính quy luật do tác động tổng hợp của hàng loạt nhân tố, trong đó nguyên nhân quyết định là trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, tính chất của nền kinh tế, sau đó mới đến các nguyên nhân về điều kiện tự nhiên, lịch sử khai thác lãnh thổ, chuyển cư

7 tháng 11 2023

Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố dân cư:

* Các nhân tố kinh tế - xã hội:

- Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và tính chất nền kinh tế: vai trò quyết định trong sự phân bố dân cư.

Ví dụ: Thành phố Tô-ky-ô (Nhật Bản) là nơi tập trung nhiều các trung tâm công nghiệp, dịch vụ => thu hút nhiều lao động (dân cư đông đúc).

- Lịch sử khai thác lãnh thổ và chuyển cư:

+ Những khu vực khai thác lâu đời có dân cư đông đúc hơn những khu vực mới khai thác.

Ví dụ: Ở Việt Nam, vùng ĐBSH có lịch sử khai thác lâu đời hơn so với vùng ĐBSCL => dân cư ở vùng ĐBSH đông đúc hơn.

+ Việc chuyển cư với quy mô lớn có tác động nhiều đến sự phân bố dân cư trên thế giới.

Ví dụ: Càng luồng di dân lớn trong lịch sử từ châu Á, châu Âu và châu Phi sang châu Mỹ (sau khi C. Cô-lôm-bô tìm ra châu Mỹ) đã làm thay đổi tỉ trọng dân số của cả châu lục này.

* Các nhân tố tự nhiên

Vị trí địa lí, các điều kiện tự nhiên tạo thuận lợi hoặc gây khó khăn đến đời sống con người => tác động đến sự phân bố dân cư.

Ví dụ: Khu vực Nam Á có điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên giàu có, phong phú và đa dạng => dân cư đông bậc nhất thế giới. Ngược lại, khu vực phía bắc Liên bang Nga dân cư thưa thớt do khí hậu lạnh giá, khắc nghiệt.

19 tháng 2 2022

Tham khảo: 

* Dân số phân bố không đều theo không gian:

- Khu vực có mật độ dân số đông đúc nhất là Tây Âu (169 người/km2),  Ca-ri-bê (166 người/km2), tiếp đến là Trung Á – Nam Á (143 người/km2), Đông Á (131 người/km2), Đông Nam Á (124 người/km2), Nam Âu ( 115 người/km2), Bắc Âu ( 55 người /km2).

- Khu vực có dân cư tập trung khá đông đúc là Đông Âu (93 người/km2), Trung Mĩ (60 người/km2).

- Các khu vực dân cư thưa thớt (mật độ dân số thấp hơn mức trung bình thế giới) là: Bắc Mĩ (17 người/km2), khu vực Bắc Phi, Đông Phi, Nam Phi, Tây Phi, Trung Phi (mật độ dân số từ 17 – 45 người/km2) và ở châu Đại Dương (4 người/km2), Nam Mĩ  là 21 người/km2).

* Phân bố dân cư theo thời gian ở các châu lục có sự thay đổi.

- Sự phân bố dân cư có sự khác nhau qua các thời kì: Giảm tỉ trọng dân cư Châu Á và châu Âu. Tăng tỉ trọng dân cư châu Phi, châu Mĩ và châu Đại Dương.

b. Những nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố dân cư.

- Nhân tố tự nhiên: Địa hình, khí hậu, đất đai, sông ngòi, nguồn nước, khoáng sản...

- Nhân tố kinh tế - xã hội: Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, tính chất của nền kinh tế, lịch sử khai thác lãnh thổ, chuyển cư...

20 tháng 2 2022

refer

Phân bố dân cư là một hiện tượng xã hội có tính quy luật do tác động tổng hợp của hàng loạt nhân tố, trong đó nguyên nhân quyết định là trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, tính chất của nền kinh tế, sau đó mới đến các nguyên nhân về điều kiện tự nhiên, lịch sử khai thác lãnh thổ, chuyển cư

26 tháng 10 2023

Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố dân cư trên thế giới
- Địa lý và khí hậu
- Tài nguyên tự nhiên
- Kinh tế và cơ hội làm việc
- Chính trị và xã hội
- Môi trường và bảo vệ môi trường
- Chính trị di cư và quyền di cư
- Văn hóa và xã hội
Dân cư trên thế giới phân bố không đồng đều do sự tương tác của nhiều yếu tố phức tạp. Một trong những yếu tố quan trọng là địa lý và khí hậu, với các khu vực có điều kiện tự nhiên thuận lợi thường có sự tập trung dân cư cao hơn. Ngoài ra, tài nguyên tự nhiên như nước, đất đai, và thảm thực phẩm cũng đóng vai trò quan trọng trong quyết định nơi mà con người định cư. Các khu vực có tài nguyên dồi dào thường thu hút dân cư. Khía cạnh kinh tế và cơ hội làm việc cũng chơi một vai trò lớn, với các thành phố lớn thường thu hút dân cư vì có nhiều công việc và cơ hội kinh doanh. Các yếu tố chính trị, xã hội, và môi trường cũng ảnh hưởng đến sự phân bố dân cư, trong đó sự ổn định và hòa bình đóng vai trò quan trọng. Cuối cùng, văn hóa và xã hội, bao gồm ngôn ngữ, tôn giáo, và gia đình, cũng có thể làm cho người dân có xu hướng sống gần với người có nền văn hóa và ngôn ngữ tương tự. Tổng hợp, sự phân bố dân cư trên thế giới là kết quả của sự tương tác đa dạng của các yếu tố này.

24 tháng 8 2017

Đáp án cần chọn là: C

-> phương thức canh tác lúa nước đòi hỏi nhiều lao động

Cùng với lịch sử nghìn năm văn hiến

=> Vùng thu hút mạnh mẽ dân cư sinh sống. Đây là vùng có mật độ dân số cao nhất cả nước.

- Đồng bằng sông Cửu Long cũng là vùng chuyên canh lúa nước nhưng lịch sử khai thác lãnh thổ còn trẻ. Vùng có dân số ít hơn Đồng bằng sông Hồng.

=> Vậy lịch sử khai thác lãnh thổ kết hợp với phương thức canh tác sẽ thu hút phần lớn dân cư vê đây sinh sống.

11 tháng 12 2018

Đáp án B

14 tháng 7 2017

Chọn B

 Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, tính chất của nền kinh tế.

 

1 tháng 2 2019

Chọn B

12 tháng 12 2016

Đặc điểm phân bố dân cư:

-Mật độ dân cư thay đổi theo thời gian

-Dân cư trên thế giới phân bố không đều :Theo thống kê năm 2005, trên Trái Đất có 6477 triệu người, mật độ dân số trung bình là 48 người/km2. Song, phân bố dân cư rất không đồng đều, có những vùng rất đông dân, lại có những vùng thưa dân, thậm chí nhiều vùng không có người sinh sống.

+Dân cư thưa thớt ở: Bắc Á, Trung Á, phía Bắc Bắc Mĩ, Trung Nam Mĩ, Châu Đại Dương.

+Dân cư đông đúc ở: Nam Á, Đông Á, Tây Á, Đông nam Á.

*Nguyên nhân dẫn đến sự phân bố dân cư trên thế giới:

-Phân bố dân cư là một hiện tượng xã hội có tính quy luật, do tác động tổng hợp của hàng loạt nhân tố, trong đó nguyên nhân quyết định là trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, tính chất của nền kinh tế, sau đó mới đến các nguyên nhân về điều kiện tự nhiên, lịch sử khai thác lãnh thổ, chuyển cư…

-Do nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến sự phân bố dân cư không đều và thay đổi theo thời gian: Một số quốc gia thuộc khu vực Châu Âu có nền kinh tế cao nên việc sinh con rất hiếm muộn, còn những quốc gia nghèo thì tỉ lệ sinh con rất cao như châu Phi, ngoài ra do điều kiện khí hậu khắc nghiệt, vị trí địa lí, nền kinh tế phát triển (Đồng bằng và đồi núi hoặc xa mạc, hoang mạc lạnh ở Bắc cực và Nam cực... ). Những nguyên nhân này làm cho dân cự tập trung không đều trên thế giới và thay đổi theo thời gian.