Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Lũ lụt miền Trung thường gây thiệt hại lớn là do :
- Địa hình hẹp ngang, nhiều núi đồi, lan ra sát biển
- Ở đây còn tình trạng chặt phá rừng
- Hệ thống sông ngòi ngắn, nhỏ, dốc, nên thoát nước nhiều khi không kịp
(miền Trung chỉ có 3 sông lớn : Sông Mã, sông Cả, Sông Đà Rằng)
- Nhà cửa chưa kiên cố, nhiều người chưa có kinh nghiệm phòng chống lũ lụt
- Và, cũng là do biến đổi khí hậu cũng tác động lên
Bạn tham khảo nhé
Trả lời :
Vì càng xuống sâu trong nước, áp suất do nước gây ra càng mạnh. Bề ngang chân đê phải rộng hơn để thân đê có thể chịu được áp lực rất lớn của nước.
Chúc bạn học tốt !
- Nhà nước và nhân dân đang đầu tư lớn cho các dự án thoát nước ra biển miền Tây trong mùa lũ. Đắp đê bao vùng lũ; khai thác các lợi thế kinh tế do chính lũ hàng năm đem lại.
- Phương hướng chủ yếu hiện nay là chủ động sống chung với lũ sông Mê Kông bằng cách chuyển dân vùng thấp lên các giồng đất cao để sống chung với lũ.
Tham khảo:
- Thường xuyên theo dõi thông tin cảnh báo tình hình mưa lũ tại nơi mình đang sống để chủ động đối phó.
- Chuẩn bị thuyền, phao, bè, mảng, vật nổi; gia cố nhà làm gác lửng, lối thoát trên mái nhà để ở tạm, cất giữu đồ đạc đề phòng lũ tiếp tục lên cao.
- Bảo vệ nguồn nước; dự trữ nước uống lương thực, thực phẩm, thuốc men, để đủ dùng ít nhất trong 7 ngày
- Tìm hiểu độ cao của khu nhà của mình đang ở để xác định mức lũ dự báo có khả năng ảnh hưởng đến ngôi nhà của mình hay không.
- Di chuyển cầu dao chính hoặc hộp cầu chì, aptomat và đồng hồ đo điện cao hơn mức lũ được xác định.
- Di chuyển các thiết bị và vật dụng có giá trị ra khỏi các khu vực dễ bị ngập lụt như các tầng thấp hoặc tầng hầm.
- Tìm hiểu cách ngắt điện, gas và nước trong tòa nhà mình ở.
- Chủ động sơ tán khỏi vùng bãi sông, vùng thấp trũng, vùng có nguy cơ sạt lở, lũ quét.
- Lưu giữ các số điện thoại và địa chỉ liên lạc trong trường hợp khẩn cấp.
- Có phương án đề phòng lũ xảy ra vào ban đêm.
Rừng bị phá tàn khốc, thảm thực vật bị mất đi, không có gì chắn lũ,nên lũ ở miền Trung mới lớn như vậy
- Các con sông ngắn, chảy trên nền địa hình dốc => Nước lũ về nhanh, lưu lượng lớn, khiến người dân không kịp phòng bị, gây thiệt hại lớn.
- Đường bờ biển dài, giáp biển Đông, chịu hiệu ứng của gió phơn tây Nam, hằng năm chịu nhiều cơn bão lớn.
- Đất ở miền Trung chủ yếu là đất sét, thảm thực vật mỏng, khả năng giữ đất kém, khi gặp mưa lớn dễ hình thành sạt lở, kết hợp với bão và lũ lụt gây thiệt hạ nặng nề.