Viết đoạn văn ngắn (6-8 câu) nghị luận về vấn đề: "Có nên làm tình nguyện không? Vì sao"
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham Khảo
An toàn giao thông là hạnh phúc của mọi nhà. Thực hiện an toàn giao thông là trách nhiệm của toàn xã hội, nhất là đối tượng học sinh. Việc tuân thủ nguyên tắc và quy định trong giao thông của học sinh ngày nay còn nhiều hạn chế. Nhiều học sinh chưa có ý thức đầy đủ về vấn đề tai nạn giao thông và trách nhiệm của bản thân đối với an ninh, trật tự xã hội. Bởi thế, họ tỏ ra xem thường các quy định, thậm chí là thách thức các lực lượng điều khiển giao thông trong khi tham gia giao thông trên đường, dẫn đến những vi phạm và tai nạn đáng tiếc. Trước thực trạng đó, giáo dục và rèn luyện ý thức thực hiện an toàn giao thông cho mỗi học sinh là vô cùng cần thiết. Học sinh cần trang bị cho mình hiểu biết về vấn đề giao thông và tự biết tuân thủ các quy định an toàn khi tham gia giao thông, đảm bảo an toàn giao thông cho mình và cho mọi người, tránh tai nạn đáng tiếc xảy ra, gây hậu quả nghiêm trọng và đau lòng cho mình và cho người khác; đảm bảo giao thông được thông suốt, tránh gây ùn tắc giao thông. Cuộc sống trở nên an toàn, xã hội văn minh là bởi mỗi con người biết tuân thủ và thực hiện nghiêm khắc các quy định chung. An toàn là bạn, tai nạn là thù. Là học sinh, nhất định phải ý thức được trách nhiệm ấy.
Bạn tham khảo nha:
"Dường như" ;à tình thái từ
Trong đời sống xã hội, sức khỏe luôn giữ vai trò quan trọng. Nó là cơ sở không thể thiếu để góp phần tạo nên nền tảng hạnh phúc cho con người, sự phát triển của mỗi người, mỗi gia đình và toàn xã hội. Trong bài viết Sức khỏe và thể dục, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khỏe mới làm thành công. Mỗi một người dân yếu ớt, tức là cả nước yếu ớt, mỗi một người dân mạnh khỏe tức là cả nước mạnh khỏe”46. Như vậy, bất kỳ hoạt động nào của con người (hoạt động thể chất và hoạt động tinh thần) đều cần một nền tảng sức khỏe tốt. Khi có sức khỏe, con người có thể thực hiện được mọi điều mình mong muốn. Nhưng khi không có sức khỏe, con người rất khó thực hiện được công việc của mình.Mặt khác, sức khỏe chính là nền tảng quan trọng để tạo nên sự phát triển của xã hội. Vì vậy chúng ta cần tự rèn luyện sức khỏe mỗi ngày. Chúng ta không vào việc mình có sức khỏe nên chẳng bao giờ chú ý đến việc tập luyện, hay ăn uống khoa học và chăm sóc sức khỏe định kỳ,... đến khi ở độ tuổi trung niên thì tóc đã điểm bạc, da đầy nếp nhăn, thân thể xuống dốc, mới đi bộ một chút đã thấy mệt. Dường như đến lúc đó mọi hối tiếc đều đã muộn. Sức khỏe là của cải quý nhất trên đời đối với mỗi người. Do vậy, chúng ta cần coi trọng và giữ gìn nó.
hình ảnh bác hồ lả vị lãnh tụ vĩ đại yêu dân ,yêu nước lo cho dân nên ko nhủ được
Cuộc sống luôn vận động và phát triển không ngừng. Nó đòi hỏi mọi người phải vận động để theo kịp sự phát triển của xã hội. Người xưa đã nhắc nhở con cháu rằng: “Nếu còn trẻ mà chẳng chịu học hành thì khôn lớn sẽ chẳng làm được việc gì có ích” hoặc “Nhân bất học bất tri lí”. Vậy thì chúng ta cần học thế nào cho đúng, cho có hiệu quả? Và qua kinh nghiệm bao đời được đúc kết, người ta đã nhận ra rằng chỉ có tự học mới là phương pháp hữu hiệu nhất.
Trước hết ta phải hiểu “tự học” là như thế nào? Nếu học là quá trình tìm hiểu, thu nhận kiến thức và hình thành kĩ năng của bản thân thì tự học là sự chủ động, tích cực, độc lập tìm hiểu, lĩnh hội tri thức và hình thành kĩ năng cho mình. Tự học có thể không cần sự hướng dẫn của người khác. Quá trình tự học cũng có phạm vi khá rộng: khi nghe giảng, đọc sách hay làm bài tập, cần tích cực suy nghĩ, ghi chép, sáng tạo nhằm rút ra những điều cần thiết, hữu ích cho bản thân. Tự học cũng có nhiều hình thức: có khi là tự mày mò tìm hiểu hoặc có sự chỉ bảo, hướng dẫn của thầy cô giáo … Dù ở hình thức nào thì sự chủ động tiếp nhận tri thức của người học vấn là quan trọng nhất.
Học là một hành động không thể thiếu đối với tất cả mọi người từ khi sinh ra cho đến suốt cuộc đời. Mỗi người muốn tồn tại phát triển và thích ứng được với xã hội thì cần phải học tập ở mọi hình thức bởi cuộc sống luôn vận động và phát triển không ngừng. Lê Nin đã từng nói: “Học, học nữa, học mãi”. Câu nói đó luôn có giá trị ở mọi thời đại, đặc biệt trong xã hội ngày nay đang hướng tới nền kinh tế tri thức, nó đòi hỏi mọi người phải vận động để theo kịp sự phát triển của xã hội. Chính vì vậy mà tinh thần tự học có vai trò vô cùng quan trọng.
Phải tự học mới thấy hết những ý nghĩa lớn lao của công việc này. Tự học giúp ta nhớ lâu và vận dụng những kiến thức ta đã học một cách hữu ích hơn trong cuộc sống. không những thế, tự học còn giúp con người trở nên năng động, sáng tạo, không ỷ nại, không phụ thuộc vào người khác. Từ đó biết tự bổ sung những khiếm khuyết của mình để tự hoàn thiện bản thân.
Tự học là một công việc gian khổ, đòi hỏi lòng quyết tâm và sự kiên trì. Càng cố gắng tự học con người càng trau dồi được nhân cách và tri thức của mình. Chính vì vậy, tự học là một việc làm độc lập gian khổ mà không ai có thể học hộ, học giúp. Bù lại, phần thưởng của tự học thật xứng đáng: đó là niềm vui, niềm hạnh phúc khi ta chiếm lĩnh được tri thức. Thực tế đã cho ta thấy những tấm gương tự học như Macxim Gorki với cả một thời thơ ấu gian khổ, không được đi học, bằng tinh thần tự ông đã trở thành một đại văn hào của Nga. Mạc Đĩnh Chi vì nhà nghèo, không có tiền mua đầu thắp sáng nên ông đã bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng thay đèn để học bài. Hay nhà toán học Lương Thế Vinh từ một đứa trẻ chăn trâu vẫn luôn tu chí học hành, hoặc không ai xa đó là Bác Hồ từ một anh Ba phụ bếp, người thợ ảnh ở ngõ nhỏ đến người làm việc quét tuyết trong công viên, Bác vẫn không ngừng tiếp thu và học tập để nâng cao hiểu biết về văn hóa và người đã trở thành một doanh nhân văn hóa thế giới… Những minh chứng trên phải chăng đã quá sáng tỏ để nhận ra rằng, có tự học, chúng ta mới xác định được năng lực của bản thân. Khổng Tử đã dạy: “Bể học không bờ”, vì thế ta không nên nản lòng khi thấy việc học của ta còn nông cạn, thiếu kiến thức, thiếu kinh nghiệm và ta cần phải cố gắng bồi đắp bằng ý chí và nghị lực của mình bởi việc tích lũy kiến thức của con người như “Kiến tha lâu có ngày đầy tổ”.
Nhưng lại có một thành phần các bạn trẻ ngày nay được học ở trường dưới sự dìu dắt của thầy cô nhưng chỉ học chay, học vẹt, học dựa dẫm thì kết quả sẽ không có hoặc chỉ là những điểm ảo. Một khi các bạn ấy tự bơi vào biển rộng, họ sẽ chìm ngập vì không có phao, không có bàn tay của thầy cô nâng đỡ. Phải chăng đó là điều các bạn muốn? Để tự tin hơn trong học tập, cũng như cuộc sống sau này, mỗi người cần phải trang bị một khối lượng kiến thức cũng như một phương pháp học phù hợp, phải xác định đúng mục đích và động cơ học tập; học để nắm vững kiến thức cơ bản, học và làm bài đầy đủ để củng cố kiến thức… tham khảo trong cuộc sống để mở rộng vốn hiểu biết… Học ở sách là một trong những phương pháp tự học tốt nhất nhưng việc học này cần phải được thực hiện thật nghiêm túc, tức là đọc có chọn lọc, suy nghĩ, có hệ thống chứ không phải là chép, học thuộc để đối phó… Vẫn còn rất nhiều phương pháp tự học. Vì vậy, mỗi người cần phải chọn cho mình một cách học phù hợp và hiệu quả nhất.
Việc tự học có ý nghĩa to lớn như vậy nên bản thân chúng ta phải xây dựng cho mình tinh thần tự học trên nền tảng của sự say mê, ham học, ham hiểu biết, giàu khát vọng và kiên trì trên con đường chinh phục tri thức. Từ đó bản thân mỗi con người cần chủ động, tích cực, sáng tạo, độc lập trong học tập. Có như vậy mới chiếm lĩnh được tri thức để vươn tới những ước mơ, hoài bão của mình.
Càng hiểu vai trò và ý nghĩa của việc tự học, em càng cố gắng và quyết tâm học tập hơn. Bởi tự học là con đường ngắn nhất và là duy nhất để hoàn thiện bản thân và biến ước mơ của mình trở thành hiện thực.
* Giải thích
- Tri thức: là những hiểu biết có hệ thống về sự vật, hiện tượng tự nhiên hoặc xã hội mà con người có được thông qua quá trình trải nghiệm, tích lũy cá nhân hoặc thông qua giáo dục.
- Giá trị con người: là ý nghĩa sự tồn tại của mỗi con người, là tất cả những điều mỗi người đem đến, tạo ra cho cuộc sống, từ đó khẳng định vị trí của họ.
→ Khẳng định vấn đề: Tri thức làm nên giá trị con người.
* Bàn luận
- Tri thức giúp con người có hiểu biết phong phú, sâu rộng, có khả năng vận dụng những kiến thức, kinh nghiệm đã tích lũy để làm chủ hoàn cảnh, giải quyết những vấn đề khó khăn trong cuộc sống, từ đó đạt đến thành công.
- Tri thức rèn cho con người những đức tính phẩm chất đạo đức tốt như kiên trì, bền bỉ, cầu tiến.
- Tri thức giúp con người khẳng định chính mình, có chỗ đứng trong xã hội, được kính trọng, yêu mến.
* Liên hệ, mở rộng vấn đề
- Tri thức phải gắn liền với thực tiễn, không đồng nhất bằng cấp với việc có tri thức.
- Tri thức chỉ thực sự làm nên giá trị của con người khi song hành với một nhân cách đẹp.
- Phê phán những người chỉ “học” mà không “hành”, chỉ biết tích luỹ tri thức trong sách vở mà không biết học tập và thực hành trong thực tế.
* Bài học nhận thức và hành động
- Nhận thức được vai trò của tri thức, mối quan hệ giữa tri thức và giá trị con người.
- Có ý thức trau dồi, tích lũy tri thức đồng thời rèn luyện nhân cách để hoàn thiện bản thân.
Tham Khảo
Trường học là ngôi nhà thứ hai dạy cho con người nhiều điều hay lẽ phải. Tuy nhiên, hiện nay trong trường học có nhiều hiện tượng tiêu cực ảnh hưởng trực tiếp đến tương lai của các em học sinh, trong đó phải kể đến chính là hiện tượng gian lận trong thi cử. Gian lận trong thi cử là những hành vi vi phạm quy chế của các bạn học sinh trong các kì thi, làm những việc bị cấm như: mang tài liệu vào phòng thi, quay cóp, trao đổi bài,… Đây là những hành động tiêu cực mà chúng ta cần phải tẩy chay, phê phán. Nguyên nhân đầu tiên phải kể đến là ý thức chủ quan các em học sinh, nhiều bạn còn lười học, không có ý thức học tập nhưng vẫn muốn được điểm cao hoặc bị bệnh thành tích. Tuy nhiên, một phần khác là do đề thi mà các thầy cô giao dài và khó, gia đình tạo áp lực về thành tích học tập khiến các em tìm mọi cách để đạt được điểm cao để mọi người hài lòng. Việc gian lận thi cử tưởng nhỏ nhưng thực ra nó có tác động và hệ quả vô cùng to lớn đối với các em học sinh. Đầu tiên, nó tạo cho các bạn thói quen xấu, đức tính xấu, sẵn sàng gian lận để được điểm cao, ảnh hưởng đến quá trình làm người của các em. Cũng từ hiện tượng này mà nhiều thành tích ảo cũng từ đó mà hình thành, điểm số đã không còn đánh giá được đúng năng lực của học sinh. Muốn môi trường học đường tốt hơn, các em học sinh có điều kiện phát triển hơn thì trước hết bản thân mỗi người học sinh cần phải tự có ý thức học tập, thực hiện nghiêm túc nội quy thi cử, không gian lận trong thi cử. Bên cạnh đó, gia đình cần dạy dỗ các em đức tính trung thực, không tạo áp lực cho các em và không đặt nặng bệnh thành tích. Ngoài ra, nhà trường cần đưa ra đề thi hợp lí, phổ biến nội quy thi cử và xử lí nghiêm khắc các trường hợp vi phạm để răn đe. Chúng ta hãy cùng chung tay xây dựng một môi trường học đường tích cực, tốt đẹp, đẩy ra những tiêu cực và hiện tượng gian lận trong thi cử để sau này trở thành một công dân tốt, cống hiến những điều tốt đẹp hơn cho xã hội.
Tham khảo
Vấn nạn gian lận trong thi cử được xem là đáng báo động đối với giáo dục. Gian lận trong thi cử là gì? Gian lận trong thi cử là hành vi làm trái so với quy định của học sinh như quay cóp bài, mang tài liệu vào phòng thi, chạy tiền của để đạt được điểm cao. Gian lận không chỉ diễn ra ở học sinh mà còn diễn ra ở giáo viên và phụ huynh. Chính phụ huynh, giáo viên đang “dọn đường” cho học sinh, tiếp tay để học sinh gian lận. Đây thực sự là điều rất đáng buồn. Biểu hiện của gian lận trong thi cử hiện nay không phải giấu kín mà nó hiển hiện ra rất lộ liễu, hơn hết có nhiều người biết nhưng mà cũng không lên tiếng. Gian lận trong thi cử sẽ gây ra nhiều tác hại xấu cho học sinh, làm hư học sinh, khiến các em luôn ở trong tâm thế sống ỷ lại, dựa dẫm, không có ý chí vươn lên phấn đấu giành thành tích. Bao thế hệ học sinh đi qua là bất nhiêu thế hệ còn tồn tại thói xấu gian lận đáng phải bài trừ này. Người ta bảo ngựa quen đường cũ, việc gian lận cũng vậy, nếu như các em có lần một thì chắc chắn sẽ có lần hai. Và vai trò của nhà trường trong việc đối phó với nạn gian lận thi cử này cũng hết sức quan trọng. Nếu thầy cô dễ dãi, không siết chặt xử lý nghiêm những hành động làm trái quy định này thì chắc chắn học sinh sẽ tiếp tục tái diễn ở những lần tiếp theo. Hậu quả mà việc gian lận trong thi cử gây ra rất lớn, hiện tượng này có thể phá hủy tương lai còn dài của các em. Chỉ vì các em đã quen với việc gian lận, quen với việc được nâng đỡ cũng đã khiến cho các em lười tư duy, vận động để đạt kết quả tốt. Để có thể hạn chế được hiện tượng này thì thầy cô giáo cần phải nghiêm khắc và xử lý mạnh tay hơn nữa những thành phần dám vi phạm. Có như thế thì học sinh mới có thể nghiêm túc làm bài, không dựa dẫm. Thế chủ động đó sẽ khiến cho các em có thể nắm vững được kiến thức thật chắc và thật sâu. Tình trạng gian lận ở ngành giáo dục nước ta đang còn nhiều, không chỉ kiểm tra ở trường mà còn tại các kỳ thi tốt nghiệp, thi đại học cũng không hiếm. Các em đã không thể tự khẳng định được năng lực học của mình mà chỉ lo chạy theo cái danh vọng hão huyền, không thực tế. Gian lận thi cử sẽ tạo nên bệnh thành tích cần phải bài trừ. Học tập không phải vì điểm số mà là vì chính tương lai của bạn. Đừng để gian lận trong thi cử làm hại đến cuộc sống mai sau. Trung thực và thẳng thắn từ bây giờ, sẽ giúp cuộc sống mai sau của bạn tươi đẹp và mãi mãi vững bền!