K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Hành động đấu tranh của chị Dậu đã biểu hiện rõ được nhan đề. Khi bị áp bức bóc lột tới một giới hạn nhất định, con người sẽ vùng lên đấu tranh để đòi lại công lý. Hành động của chị Dậu đã làm tăng lên ý nghĩa của hành động biết đấu tranh chống lại cái ác và cái xấu.

Mặc dù là phản xạ tự nhiên, song hành động của chị cho thấy sức mạnh tiềm tàng của người nông dân. Sức mạnh ấy bắt nguồn từ ý thức nhân phẩm, từ tình yêu thương. Đây là đoạn văn sảng khoái nhất trong hơn một trăm trang Tắt đèn.

P/S: phần in đậm là phần trả lời chính, còn phần còn lại chỉ có tác dụng dẫn văn, có hay không cũng không quan trọng lắm

2 tháng 10 2021

Tham khảo:

 Khi tìm hiểu về ý nghĩa nhan đề Tức nước vỡ bờ của Ngô Tất Tố, ta thấy Tức nước vỡ bờ một nhan đề có sức gợi hình cao, nhan đề do chính tác giả đặt tên đã bao quát toàn bộ nội dung của đoạn trích. Giải thích nhan đề tức nước vỡ bờ ta thấy, nhan đề này được tác giả dùng chính thành ngữ của người Việt để nói lên ở đâu có áp bức ở đó có sự đấu tranh, chống cự. Đối tượng nghèo đói, khổ cực nhiều nhất trước Cách mạng tháng 8 chính là người nông dân. Và đối tượng bị áp bức và bóc lột cũng là người nông dân. Đây cũng là những con người hiền lành chất phác, lương thiện chăm chỉ nhưng nếu bị áp bức quá đến mức đường cùng giữa sự sống và cái chết thì họ sẽ vùng dậy, đánh bại mọi thế lực áp bức.

 



Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/viet-doan-van-ve-nhan-de-cua-doan-trich-tuc-nuoc-vo-bo-a82463.html#ixzz7881BjXrb

12 tháng 7 2019

- Ý kiến của nhà văn Nguyễn Tuân một phần đúng vì qua đoạn trích cho chúng ta thấy sự bất công vô lí của nạn sưu thuế trong xã hội phong kiến: Người đã chết rồi vẫn phải nộp thuế thân.

- Sự tàn nhẫn của con người lên tới đỉnh điểm: dù gia đình chị Dậu đã đau lòng, dứt ruột bán cả con, cả chó để đủ một suất sưu thì bọn cường quyền vẫn không buông tha. Khi không đủ tiền nộp suất sưu của người em chú, chúng đã trói và đánh anh Dậu cho thập tử nhất sinh.

- Nguyễn Tuân muốn khẳng định quy luật có áp bức, có đấu tranh; áp bức càng mạnh thì đấu tranh càng dữ dội. Họ vùng lên để đòi lại công bằng cho cuộc sống của mình. Đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” là dẫn chứng tiêu biểu chứng minh cho ý kiến trên.

5 tháng 10 2020

Tắt đèn đã làm toát ra một chân lí: quần chúng nghèo khổ bị áp bức chỉ có một con đường sống là vùng dậy đấu tranh để tự cứu mình, không có con đường nào khác. Như vậy chẳng phải là “xui người nông dân nổi loạn” hay sao? Đó cũng chính là “dư vị chính trị” của Tắt đèn.

Có thể nói tiểu thuyết Tắt đèn với hơn một trăm trang truyện hầm hập không khí oi bức trước cơn bão, chính là sự thể hiện nghệ thuật sinh động các quy luật của hiện thực nông thôn đương thời. Nguyễn Tuân không quá quắt chút nào khi nói rằng: Tác giả Tắt đèn đã “xui người nông dân nổi loạn”.

26 tháng 2 2023

Mở đoạn:

- Giới thiệu văn bản "Tức nước vỡ bờ" và truyện ngắn "Lão Hạc" dựa theo đề.

Mẫu:

Khi bàn về văn chương nghệ thuật, nhà văn Lâm Ngữ Đường từ chiêm nghiệm :" Văn chương bất hủ cổ kim đều viết bằng huyết lệ." Thật vậy! Văn học chân chính xưa nay bất biến với đời là nhờ tạo nên từ máu và nước mắt của người nghệ sĩ. Trong hoàn trình khám phá ấy, nhà văn Nam Cao và Ngô Tất Tố đã hòa mình vào cuộc sống nhân dân để đồng cảm, sẻ chia và "cho máu".

Thân đoạn:

- Nêu nội dung chính của hai văn bản:

+ "Tức nước vỡ bờ" lên án chính sách và bộ mặt bọn thực dân phong kiến tàn bạo, đồng thời thể hiện thật cảm động cuộc sống cùng quẫn và khẳng định bản chất tốt đẹp của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng 8.

+ "Lão Hạc" nói về số phận nghèo khổ, khốn khó của người cố nông nghèo không bị tha hóa dù cuộc sống có đẩy bản thân đến bước đường cùng như thế nào.

- Làm rõ cuộc đời của chị Dậu qua "Tức nước vỡ bờ":

+ nghèo khổ khốn khó, sống trong cảnh bị đàn áp và xã hội không có sự công bằng.

+ người phụ nữ nông dân quanh năm làm lụng vất vả nhưng không đủ ăn vì bị bọn cường hào vơ vét hết.

- Làm rõ tính cách của chị Dậu qua "Tức nước vỡ bờ":

+ là một người phụ nữ thương chồng thương con qua chi tiết chị đứt ruột bán cái Tí để lo nộp thuế cho người em chồng đã mất trước đây 3 năm.

+ là một người phụ nữ vô cùng lễ phép, đầy đủ đức hạnh qua chi tiết Chị nói chuyện với bà lão hàng xóm.

+ là người không chịu khuất phục trước sự đàn áp, có sức mạnh tiềm tàng đứng lên đấu tranh thể hiện chân lý "Có áp bức ắt có đấu tranh".

- Làm rõ cuộc đời của Lão Hạc qua truyện ngắn "Lão Hạc":

+ là một người cố nông nghèo mất vợ sớm, không đủ tiền cho con trai cưới vợ.

+ túng quẫn, tài sản chỉ vỏn vẹn mấy thước đất.

- Làm rõ tính cách của Lão Hạc qua truyện ngắn "Lão Hạc":

+ là một người cha vô cùng yêu thương con qua chi tiết không muốn sống vì sợ là gánh nặng cho con.

+ là người vô cùng yêu thương động vật qua chi tiết Lão rất cưng cậu Vàng.

- Đánh giá:

+ Từ hai nhân vât trên, ta thấy được cuộc đời của nông dân trong xã hội cũ vô cùng túng quẫn, nghèo khó, khốn khổ rất đáng thương dù phẩm chất của mình rất tốt đẹp.

+ Giá trị nội dung: bêu rõ cái lũng đoạn đáng xấu hổ của tầng lớp quan chức giàu có bấy giờ.

+ Giá trị nghệ thuật:

-> Lối kể tự nhiên, lời văn bình dị.

-> Nhiều mấu chốt sự việc gây sự xúc động cho người đọc.

- Liên hệ bài Chí Phèo:

+ Nội dung: nói về nỗi ám ảnh làng Vũ Đại, cái cuộc sống khốn khổ của những người nông dân tri thức nghèo.

+ Phân tích nhân vật Chí Phèo.

-> Cuộc đời Chí Phèo (Bạn coi trên mạng cho rõ hơn)

Kết đoạn:

- Tổng kết lại:

Mẫu: Dưới ngòi bút của các tác giả, phẩm chất và của người nông dân được hiện lên vô cùng thực tế, mang giá trị hiện thực rất cao. Ngoài ra các tác phẩm còn có tính chiến đấu thắng đậm cảm hứng nhân đạo, nhân văn. Từ đó, ta có thể hiểu rõ ý kiến của LNĐ một cách rõ ràng qua hai văn bản đã phân tích.

6 tháng 12 2016

Ngô Tất Tố lá một nhà văn tiêu biểu của văn học hiện thực phê phán. Tác phẩm của ông tập trung phản ánh sinh hoạt của người nông dân và cảnh ngộ của họ dận trước Cách mạng. Tắt đèn là tác phẩm đặc sắc của Ngô Tất Tố. Tiêu biểu của tác phẩm là đoạn trích Tức nước vỡ bờ.
Qua đoạn trích tác giả đã phản ánh được hiện thực nông thôn Việt Nam trong giai đoạn trước năm 1945. Tức nước vỡ bờ có sức mạnh tố cáo mãnh liệt, nó phơi bày bản chất tham lam, tàn ác của bọn cường hào thống trị, đồng thời phản ánh tình cảnh của người nông dân trước Cách mạng, nhất là những ngày “sưu thuế giới kì” trong xã hội đương thời.

Chị Dậu là nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình, là hình tượng đẹp đẽ của người nông dân Việt Nam. Chị là một đốm sáng đặc biệt trong cái xã hội đầy bóng tối. Chị cần cù, chất phác. Vợ chồng chị đầu tắt mặt tối không dám chơi ngày nào mà vẫn cơm không đủ no, áo không đủ mặc, gia đình lên đến bậc nhì, bậc nhất trong hạng cùng đinh. Sưu thuế đến với chị cùng lúc với bao tai họa. Anh Dậu đang ốm, lại không có tiền nộp thuế. Bọn cường hào chẳng dung tha cho gia đình chị.

Đứng trước khó khăn tột cùng: phải nộp một lúc hai suất sưu, anh Dậu thì đau ốm, đàn con còn bé dại, tất cả đều trông chờ ở chị. Trên thực tế, chị là chỗ dựa của cả gia đình, nhưng với chế độ bóc lột, chính sách sưu cao thuế nặng thì làm sao chị có thể đảm đương gánh vác gia đình, cứu anh Dậu thoát khỏi vòng bị kịch.

Hình tượng chị Dậu được tác giả khắc họa thật sinh động, nhất là diễn biến tâm lí của chị, từ hành động lễ phép van xin đến hành động quật ngã tên cai Lệ và người nhà Lí trưởng, từ thái độ ôn hòa van xin đến thái độ quyết liệt chống cự bọn cường hào áp bức. Trước khi chống cự, chị đã lễ phép rùn rui khất nợ: Nhà cháu đã túng, lại phải đóng cả suất sưu của chú nó nữa, nên mới lôi thôi như thế. Chứ cháu có dám bỏ bê tiền SƯU nhà nước đâu? Hai ông làm phúc nói với ông Lí cho cháu khất… Chị Dậu càng tha thiết van xin thì cai Lệ càng nổi cơn thịnh nộ, hắn sai người nhà Lí trưởng trói anh Dậu lại. Hắn còn sầm sập chạy đến chỗ anh Dậu, chị đã đỡ lấy tay tên cai Lệ và khẩn thiết van xin lần nữa nhưng hắn đâu buông tha, hắn còn đấm vào ngực chị. Không thể chịu đựng được, chị Đậu liều mạng cự lại. Từ chỗ xưng cháu một cách nhún nhường chị đã chuyển xưng tôi một cách nghiêm nghị. Hành động tàn bạo của tên cai Lệ đã thổi bùng lên ngọn lửa căm thù trong lòng chị. Chị nghiến hàm răng nói với thái độ quyết liệt trước mặt tên cai Lệ: Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem!

Hành động của chị Dậu trong hoàn cảnh đó không thể khác được. Để bảo vệ tính mạng của chồng, chị không thể không chống lại hành động dã man của bọn cường hào, tay sai Lí trưởng. Tức nước thì phải vỡ bờ. Có áp bức thì phải có đấu tranh. Chị là một phụ nữ mà đã lần lượt quật ngã tên cai Lệ và người nhà Lí trưởng. Hành động đó đã thể hiện tính cách anh hùng của chị Dậu. Lòng căm thù đã tạo ra một sức mạnh bất ngờ. Tuy bản chất của chị thật hiền lành nhưng trước hành động bất nhân của bọn tay sai hung ác thì chị phải bất khuất chống cự. Tình thương chồng và lòng căm thù bọn thống trị đã tạo cho chị một sức mạnh vô biên. Sức mạnh ấy bắt nguồn từ ý thức nhân phẩm, lòng yêu thương và lòng căm thù. Thật không ngờ kẻ đại diện cho chính quyền lại thất bại thảm hại trước hành động đấu tranh của một người phụ nữ: tên cai Lệ ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng lảm nhảm còn người nhà Lí trưởng thì ngã nhào ra thềm. Nếu chị không có hành động chống cự lại bọn tay sai hung ác này thì làm sao anh Dậu chịu đựng nổi nếu bị tên cai Lệ trói cổ. Hành động của chị là hành động phản kháng của giai cấp bị trị: Phải đấu tranh để thoát khỏi ách nô lệ, nếu không đấu tranh thì mãi mãi bị đè đầu, cưỡi cổ.

Chị Dậu là nhân vật chính diện trong đoạn trích. Ở chị có sự xung đột nội tâm nhưng không biến đổi theo hoàn cảnh: trước sau vẫn là người đảm đang, chung thủy, thương chồng, thương con và căm thù bọn cường hào áp bức. Chị tiêu biểu cho người nông dân Việt Nam trước Cách mạng. Sức mạnh của chị cũng là sức mạnh của người lao động. Tuy vốn hiền lành, nhẫn nhục nhưng khi bị áp bức nặng nề thì người lao động, sẵn sàng vùng lên đấu tranh.

Với nghệ thuật xây dựng và bút pháp miêu tả nội tâm nhân vật, đoạn trích đã khắc họa tính cách điển hình của chị Dậu. Không chỉ thế, tác giả còn lên án, tố cáo xã hội phong kiến đã dồn đẩy người lao động đến chân tường khiến họ không có lối thoát.

Hình ảnh chị Dậu trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ đã gợi lên trong lòng ta niềm thương xót ngậm ngùi về số phận bi thảm của chị cũng như của bao người nông dân lương thiện, ta lại càng căm phẫn chế độ thực dân phong kiến, căm phẫn xã hội mục nát đầy bóng tối đã đưa đẩy con người đến bước đường cùng.

Bạn tham khảo nhé! Chúc bạn học tốt!

24 tháng 7 2017


Chị Dậu là nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình, là hình tượng đẹp đẽ của người nông dân Việt Nam. Chị là một đốm sáng đặc biệt trong cái xã hội đầy bóng tối.

Hình tượng chị Dậu được tác giả khắc họa thật sinh động, nhất là diễn biến tâm lí của chị, từ hành động lễ phép van xin đến hành động quật ngã tên cai Lệ và người nhà Lí trưởng, từ thái độ ôn hòa van xin đến thái độ quyết liệt chống cự bọn cường hào áp bức. . Không thể chịu đựng được, chị Đậu liều mạng cự lại. Từ chỗ xưng cháu một cách nhún nhường chị đã chuyển xưng tôi một cách nghiêm nghị. Hành động tàn bạo của tên cai Lệ đã thổi bùng lên ngọn lửa căm thù trong lòng chị.
Chị Dậu là nhân vật chính diện trong đoạn trích. Ở chị có sự xung đột nội tâm nhưng không biến đổi theo hoàn cảnh: trước sau vẫn là người đảm đang, chung thủy, thương chồng, thương con và căm thù bọn cường hào áp bức. Sức mạnh của chị cũng là sức mạnh của người lao động. Tuy vốn hiền lành, nhẫn nhục nhưng khi bị áp bức nặng nề thì người lao động, sẵn sàng vùng lên đấu tranh.

Với nghệ thuật xây dựng và bút pháp miêu tả nội tâm nhân vật, chị Dậu trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ đã gợi lên trong lòng ta niềm thương xót ngậm ngùi về số phận bi thảm của chị cũng như của bao người nông dân lương thiện, ta lại càng căm phẫn chế độ thực dân phong kiến, căm phẫn xã hội mục nát đầy bóng tối đã đưa đẩy con người đến bước đường cùng.

10 tháng 10 2021

Tham khảo:

Nhân vật chị Dậu trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ là một người phụ nữ hết lòng yêu thương chồng con. Hình ảnh của chị đã gợi lên trong lòng ta niềm thương xót ngậm ngùi về số phận bi thảm của chị cũng như của bao người nông dân lương thiện. Từ đó ta lại càng căm phẫn chế độ thực dân phong kiến, căm phẫn xã hội mục nát đầy bóng tối đã đưa đẩy con người đến bước đường cùng. Chị Dậu là nhân vật chính diện trong đoạn trích. Ở chị có sự xung đột nội tâm nhưng không biến đổi theo hoàn cảnh: trước sau vẫn là người đảm đang, chung thủy, thương chồng, thương con và căm thù bọn cường hào áp bức. Chị tiêu biểu cho người nông dân Việt Nam trước Cách mạng. Sức mạnh của chị cũng là sức mạnh của người lao động. Tuy vốn hiền lành, nhẫn nhục nhưng khi bị áp bức nặng nề thì người lao động, sẵn sàng vùng lên đấu tranh.

18 tháng 12 2020

Chị Dậu là nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình, là hình tượng đẹp đẽ của người nông dân Việt Nam. Chị là một đốm sáng đặc biệt trong cái xã hội đầy bóng tối. Chị cần cù, chất phác. Vợ chồng chị đầu tắt mặt tối không dám chơi ngày nào mà vẫn cơm không đủ no, áo không đủ mặc, gia đình lên đến bậc nhì, bậc nhất trong hạng cùng đinh. Sưu thuế đến với chị cùng lúc với bao tai họa. Anh Dậu đang ốm, lại không có tiền nộp thuế. Bọn cường hào chẳng dung tha cho gia đình chị.

Đứng trước khó khăn tột cùng: phải nộp một lúc hai suất sưu, anh Dậu thì đau ốm, đàn con còn bé dại, tất cả đều trông chờ ở chị. Trên thực tế, chị là chỗ dựa của cả gia đình, nhưng với chế độ bóc lột, chính sách sưu cao thuế nặng thì làm sao chị có thể đảm đương gánh vác gia đình, cứu anh Dậu thoát khỏi vòng bị kịch.

Hình tượng chị Dậu được tác giả khắc họa thật sinh động, nhất là diễn biến tâm lí của chị, từ hành động lễ phép van xin đến hành động quật ngã tên cai Lệ và người nhà Lí trưởng, từ thái độ ôn hòa van xin đến thái độ quyết liệt chống cự bọn cường hào áp bức. Trước khi chống cự, chị đã lễ phép rùn rui khất nợ: Nhà cháu đã túng, lại phải đóng cả suất sưu của chú nó nữa, nên mới lôi thôi như thế. Chứ cháu có dám bỏ bê tiền SƯU nhà nước đâu

? Hai ông làm phúc nói với ông Lí cho cháu khất… Chị Dậu càng tha thiết van xin thì cai Lệ càng nổi cơn thịnh nộ, hắn sai người nhà Lí trưởng trói anh Dậu lại. Hắn còn sầm sập chạy đến chỗ anh Dậu, chị đã đỡ lấy tay tên cai Lệ và khẩn thiết van xin lần nữa nhưng hắn đâu buông tha, hắn còn đấm vào ngực chị. Không thể chịu đựng được, chị Đậu liều mạng cự lại. Từ chỗ xưng cháu một cách nhún nhường chị đã chuyển xưng tôi một cách nghiêm nghị. Hành động tàn bạo của tên cai Lệ đã thổi bùng lên ngọn lửa căm thù trong lòng chị. Chị nghiến hàm răng nói với thái độ quyết liệt trước mặt tên cai Lệ: Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem!

Hành động của chị Dậu trong hoàn cảnh đó không thể khác được. Để bảo vệ tính mạng của chồng, chị không thể không chống lại hành động dã man của bọn cường hào, tay sai Lí trưởng. Tức nước thì phải vỡ bờ. Có áp bức thì phải có đấu tranh. Chị là một phụ nữ mà đã lần lượt quật ngã tên cai Lệ và người nhà Lí trưởng. Hành động đó đã thể hiện tính cách anh hùng của chị Dậu. Lòng căm thù đã tạo ra một sức mạnh bất ngờ. Tuy bản chất của chị thật hiền lành nhưng trước hành động bất nhân của bọn tay sai hung ác thì chị phải bất khuất chống cự. Tình thương chồng và lòng căm thù bọn thống trị đã tạo cho chị một sức mạnh vô biên. Sức mạnh ấy bắt nguồn từ ý thức nhân phẩm, lòng yêu thương và lòng căm thù. Thật không ngờ kẻ đại diện cho chính quyền lại thất bại thảm hại trước hành động đấu tranh của một người phụ nữ: tên cai Lệ ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng lảm nhảm còn người nhà Lí trưởng thì ngã nhào ra thềm. Nếu chị không có hành động chống cự lại bọn tay sai hung ác này thì làm sao anh Dậu chịu đựng nổi nếu bị tên cai Lệ trói cổ. Hành động của chị là hành động phản kháng của giai cấp bị trị: Phải đấu tranh để thoát khỏi ách nô lệ, nếu không đấu tranh thì mãi mãi bị đè đầu, cưỡi cổ.

cho 1like với tác giả ơi
18 tháng 12 2020

xin in4 làm quen với

15 tháng 5 2018

Được bà lão hàng xóm cho vay chút gạo chị Dậu liền nấu cháo cho anh Dậu ăn. Chị vừa múc bát cháo bưng lên cho chồng, anh Dậu còn chưa kịp ăn thì tên cai lệ và người nhà lí trưởng xông vào đòi bắt trói. Ban đầu, chị Dậu vừa lo lắng cho chồng, vừa sợ hãi trước hành động cử chỉ của đám tay sai đã rất thiết tha van nài các “ông” tha cho chồng “cháu”. Nhưng lũ đầu trâu mặt ngựa vẫn hung hăng lao vào bắt trói anh Dậu. Nỗi tức tối đã chiến thắng nỗi sợ hãi, chị Dậu cãi lí: chồng tôi đau ốm các ông không được bắt. Những tưởng lí do rất chính đáng đó có thể ngăn cản hành vi mất hết nhân tính của bọn cai lệ và người nhà lí trưởng nhưng vô hiệu. Bị bọn chúng đánh lại, chị Dậu uất ức vùng lên thách thức: “Mày trói chồng bà, bà cho mày xem” và quật ngã cả hai tên tay sai.

 

16 tháng 5 2018

Giai đình chị Dậu là một gia đình nghèo khó sống ở thôn Đoài. Đến ngày sưu thuế thì chị phải chạy vạy khắp nơi để đóng thuế sưu cho anh Dậu. Vì đóng sưu chậm nên anh Dậu bị điệu ra đình và bị bọn cai lệ đánh như chết đi sống lại. Ngày sau chúng trả anh về cho chị Dậu, thấy chồng bị đánh đập chị Dậu lo kiếm bát cháo cho anh ăn đỡ đói, anh Dậu chưa kịp ăn thì bọn cai lệ và người nhà lí trưởng lại xông vào nhà. Bọn chúng mặt hầm hè đằng đằng sát khí vào nhà chị đòi thêm tiền sưu của chú Hợi đã chết từ lâu. Túng quá chị Dậu không đủ tiền đóng đành năn nỉ chúng thế mà bọn chúng vẫn không cho khất còn xông tới đòi đánh anh Dậu. Thương chồng và chịu không nổi cái tính của bọn cai lệ chị Dậu liều mạng đánh chúng một trận tả tơi.