K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1. Đặc điểm sông ngòi châu Á

- Sông ngòi ở châu Á khá phát triển và có nhiều hệ thống sông lớn: Ô-bi, Ê-nít-xây, Lê-na, A-mua, Hoàng Hà, Trường Giang, Mê Công, Hằng, Ấn, Ti- gro, Ơ-phrat.

- Các sông ở châu Á phân bố không đều và có chế độ nước khá phức tạp.

- Ở Bắc Á, mạng lưới sông dày và các sông lớn.

- Hướng chảy: hướng từ Nam lên Bắc.

- Chế độ nước: 

+ Về mùa đông các sông bị đóng băng kéo dài.

+ Mùa xuân, băng tuyết tan, mực nước sông lên nhanh và thường gây ra lũ băng lớn.

+ Sông ngòi ở Đông Á và Đông Nam Á, Nam Á: 

Mạng lưới sông ngòi dày đặc, nhiều sông lớn: Hoàng Hà, Trường Giang, Mê Công, Hằng, Ấn,...Chế độ nước: nước lớn vào cuối hạ đầu thu, thời kì cạn nhất vào cuối đông đầu xuân.1 like nhahihi 

27 tháng 12 2020

Nhiều vậy

 

3 tháng 12 2017

trả lời giúp mik  không bít tl ra sao 

3 tháng 12 2017

- Châu Á là châu lục lớn nhất thế giới, nằm kéo dài từ vùng cực Bắc đến vùng Xích Đạo

- Khí hậu châu Á thuộc kiểu môi trường nhiệt đời gió mùa 

 - Châu Á có ố dân đông nhất thế giới, chiếm 61% dân số thế giới 

- Sông ngòi châu Ácó mạng lưới  khá phát triển, có nhiều hệ thống sông lớn , phân bố không đồng đều và chế độ nước khác phức tạp

- Hệ thống sơn lớn nhất châu Á : Hoàng Hà, Trường Giang, Mê Kông, Ấn, Hằng, .........

5 tháng 12 2017

câu 4 nếu trả lời thì phải kể tên hết các khu vực ở châu á hả mọi ng 

5 tháng 12 2017

Châu Á là nơi ra đời của những tôn giáo lớn như: Đạo Hồi, Phật giáo, Kito giáo, 

Dân cư chủ yếu thuộc chủng tộc Mô-gô-lô-it, Ốt-xtra-lô-it, Ơ-rô-pê-ô-it

Châu Á có dân số đông nhất thế giới, nhưng vấn đề về bùng nổ dân số cũng đang xảy ra rất nghiêm trọng.

Vị trí : Châu Á kéo dài từ điiểm cực Bắc đến phía xích đạo

Tiếp giáp với Thái BÌnh Dương, Ấn Độ Dương, Bắc Băng Dương, các châu Âu, Phi

Sông ngòi dày đặc nhiều sông lớn nhưng không đồng đều.

+ Bắc Á: sông dày đặc : Lê-na, I-ê-nit-xây, Ôbi

+Đông, NAm, Đông NAm Á: dày đặc, nhiều sông lớn

+Tây Nam Á, Trung Á: kém phát triển: Ti giơ, Ô-phrat

Dân cư châu Âu chủ yếu thuộc chủng tộc ơ-rô-pê-ô-it, gồm ba nhóm ngôn ngữ chính : nhóm Giecman, nhóm Latinh, nhóm Xlavơ.

- Dân cư Châu Âu chủ yếu thuộc chủng tộc Ơ-rô-pê-ô-it.

 - Gồm ba nhóm ngôn ngữ chính Giéc-man, La-tinh, Xla-vơ.

 - Tôn giáo: chủ yếu theo Cơ đốc giáo, ngoài ra còn có một số vùng theo đạo Hồi.

 

 => Các quốc gia châu Âu có sự đa dạng về văn hóa, ngôn ngữ, tôn giáo.

9 tháng 10 2016

Về vị trí, sông ngòi hay cảnh quan của châu Á vậy

Quá trình phát triển lâu dài của đại lục Á-Âu nói chung và châu Á nói riêng cùng với cấu trúc địa chất phức tạp làm cho địa hình của châu Á rất đa dạng. Một số đặc điểm chính của địa hình châu Á là: 
* Bề mặt bị chia cắt thẳng đứng rất mạnh 
Địa hình châu Á 
Trên lãnh thổ châu Á có đầy đủ các dạng địa hình khác nhau: các núi và sơn nguyên cao, các cao nguyên và đồng bằng rộng lớn với nhiều nguồn gốc, kiểu loại khác nhau, các thung lũng rộng và bồn địa kín. Tất cả các dạng địa hình đó nằm xen kẽ với nhau làm cho bề mặt địa hình châu lục bị chia cắt rất mạnh. 

Các hệ thống núi trung bình và cao phân bố rải khắp châu lục như các dãy Đại Hưng An, Altai, Tần Lĩnh, Thiên Sơn, Côn Lôn, Himalaya cao trung bình 5.000-6.000 m, trong đó dãy núi Pamir cao hơn 7.000 m được xem là nóc nhà thế giới và đỉnh Everest cao 8.848 m là đỉnh núi cao nhất thế giới. 
Bên cạnh các hệ thống núi cao có các đồng bằng thấp, rộng lớn và bằng phẳng như Lưỡng Hà, Turan, Hoa Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam, Ấn-Hằng... 

* Hướng của hệ thống núi 

Các dãy núi của châu Á chạy theo nhiều hướng khác nhau trong đó hai hướng chính là Đông-Tây và Bắc-Nam. 

Hướng Đông-Tây (hoặc gần Đông-Tây) bao gồm các dãy núi chạy dài từ bán đảo Tiểu Á, sơn nguyên Iran đến Himalaya, các hệ thống núi của vùng Trung Á và Nội Á. 
Hướng Bắc-Nam (hoặc gần Bắc-Nam) gồm các dãy núi dọc theo miền Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á như Đông Gaths, Tây Gaths của Ấn Độ, Ural và Kamchatka của Nga, Trường Sơn của Việt Nam... 

*Sự phân bố địa hình 

Sự phân bố các dạng địa hình trên bề mặt châu lục không đồng đều. Các hệ thống núi và sơn nguyên cao nhất đều tập trung ở vùng trung tâm châu lục, tạo thành một vùng núi cao, đồ sộ và hiểm trở nhất thế giới. Từ khối núi Pamir tỏa ra 3 cánh núi chính: 
Cánh Đông Bắc gồm các hệ thống núi nối tiếp nhau: Thiên Sơn, Altai, Sayan cho đến đông bắc Siberi; 
Cánh phía Tây gồm dãy Hindu Kush và hệ thống các núi thuộc sơn nguyên Iran cho đến Tiểu Á và Nam Âu; 
Cánh Đông Nam bao gồm các núi thuộc khối Tây Tạng, Himalaya và Đông Nam Á. 

Ba cánh núi này chia bề mặt châu Á thành ba phần khác nhau: 
Phần Bắc và Tây Bắc với địa hình chủ yếu là đồng bằng, sơn nguyên thấp, rộng và tương đối bằng phẳng như Turan (Trung Á), Tây Siberi và cao nguyên Trung Siberi. Đây là bộ phận được hình thành trên các nền Tiền Cambri và Cổ Sinh, có địa hình thấp dần và mở rộng về phía Bắc. 
Phần Đông gồm các núi và sơn nguyên cao, các cao nguyên, núi trung bình, núi thấp xen với các đồng bằng nhỏ ven bờ. Đây là bộ phận được hình thành trên vùng nền Trung Hoa, các đới uốn nếp Cổ Sinh, Trung Sinh. Tất cả được nâng lên mạnh mẽ vào cuối đại Tân Sinh. Đặc biệt, địa hình của phần phía Đông này có cấu tạo dạng bậc, thấp dần từ nội địa ra phía biển. 
Phần Nam và Tây Nam gồm các hệ thống núi uốn nếp trẻ, các sơn nguyên và các đồng bằng xen kẽ với nhau. Địa hình ở đây bị chia cắt mạnh nhất so với hai bộ phận trên. 
Cấu tạo sơn văn của châu Á như vậy có tác dụng phân chia ảnh hưởng của các đại dương đối với lục địa: phần Bắc chịu ảnh hưởng của Bắc Băng Dương, phần Đông chịu ảnh hưởng của Thái Bình Dương, phần Nam và Tây Nam chịu ảnh hưởng của Ấn Độ Dương và Địa Trung Hải. Tác động của các đại dương có ảnh hưởng quan trọng đến sự hình thành khí hậu, cảnh quan tự nhiên và các hoạt động kinh tế-xã hội của con người.
   
8 tháng 12 2016

1. cảnh quan châu á đa dạng:

+ rừng lá kim

+ rừng cận nhiệt, nhiệt đới ẩm

+ thảo nguyên, hoang mạc

+ núi cao

VÌ do sự phân hóa đa dạng ở các đới khí hậu, các kiểu khí hậu và do ảnh hưởng địa hình

2.từ bắc xuống nam châu á có các đới khí hậu sau:

+đới khí hậu cực , cận cực

+đới khí hậu ôn đới

+đới khí hậu cận nhiệt

+ đới khí hậu nhiệt đới

+ đới khí hậu xích đạo

Vì lãnh thổ châu á trải dài từ vùng cực bắc đến xích đạo( nhiều vĩ độ) nên lượng bức xạ mặt trời phân bố k đều từ cực về XĐ

22 tháng 10 2018

✔ Sông ngòi Châu Á có nhiều hệ thống sông lớn ( I-ê-nít-xây, Hoàng Hà, trường Giang, Mê Kông, Ấn, Hằng….
- Các sông phân bố không đều và có chế độ nước khá phức tạp.
- Các sông ngòi có giá trị kinh tế lớn
Sự khác nhau về chế độ nước
+ Bắc Á:- Mạng lưới sông dày
- Về mùa đông các sông đóng băng kéo dài. Mùa xuân băng tuyết tan nước sông lên nhanh thường gây lũ băng lớn.
+ Châu Á gió mùa: - Mạng lưới sông dày, có nhiều sông lớn.
- Các sông có lượng nước lớn nhất vào cuối hạ, đầu thu, nước cạn vào cuối đông, đầu xuân ( Mùa mưa).
+ Tây và trung á: ít sông, nguồn cung cấp nước do băng tuyết tan

Sông suối mang nước, là hình thái dòng chảy của nước trên mặt đất.
- Là môi trường sinh sống cho nhiều loài sinh vật
- Cung cấp nước cho ăn uống, sinh hoạt, tưới tiêu nông nghiệp......
- Là nguồn cung cấp thức ăn , thủy sản cho công nghiệp, phát triển ngư nghiệp....
- Bồi đắp phù sa thuận lợi cho nôg nghiệp
- Là đường giao thông, bến đỗ, nơi đi lại cho tàu bè...
giúp cân bằng sinh thái, tuy nhiên trước tác động của con người, đã làm sông ngòi ô nhiễm, suy thoái môi trường, ảnh hưởng nghiêm trọng...

22 tháng 10 2018

Thanks

5 tháng 4 2022

Tham khảo

 

- Tăng cường liên kết với nước ngoài.

- Hiện đại hóa thiết bị.

- Chuyển giao công nghệ.

- Đào tạo kĩ thuật cho lao động.

- Phát triển các mặt hàng xuất khẩu.

- Tích lũy vốn cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

2. Tình hình phát triển

Cơ cấu: đa dạng.

+ Sản xuất và lắp ráp ô tô, thiết bị điện tử
+ Khai thác khoáng sản: dầu khí, than, …
+ Dệt may, da giày, chế biến thực phẩm, … => Xuất khẩu.

+ Sản lượng điện lớn 439 tỉ kWh (2003) nhưng lượng điện tiêu dùng bình quân đầu người còn thấp

 



 

5 tháng 4 2022

Tham khảo

 

- Tăng cường liên kết với nước ngoài.

- Hiện đại hóa thiết bị.

- Chuyển giao công nghệ.

- Đào tạo kĩ thuật cho lao động.

- Phát triển các mặt hàng xuất khẩu.

- Tích lũy vốn cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

2. Tình hình phát triển

Cơ cấu: đa dạng.

+ Sản xuất và lắp ráp ô tô, thiết bị điện tử
+ Khai thác khoáng sản: dầu khí, than, …
+ Dệt may, da giày, chế biến thực phẩm, … => Xuất khẩu.

+ Sản lượng điện lớn 439 tỉ kWh (2003) nhưng lượng điện tiêu dùng bình quân đầu người còn thấp

Việt Nam nằm trong khu vực gió mùa châu Á. Vậy sông ngòi Việt Nam có đặc điểm nào sâu đây ?Về mùa xuân có lũ băng.Nhiều sông lớn, có lượng nước lớn vào mùa mưa.Lưu lượng nước càng về hạ lưu càng giảm dần.Chế độ nước điều hòa quanh năm.Dựa vào bảng số liệu dưới đây, nhận định nào không đúng về đặc điểm chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Ấn Độ?Tỷ...
Đọc tiếp

Việt Nam nằm trong khu vực gió mùa châu Á. Vậy sông ngòi Việt Nam có đặc điểm nào sâu đây ?

Về mùa xuân có lũ băng.

Nhiều sông lớn, có lượng nước lớn vào mùa mưa.

Lưu lượng nước càng về hạ lưu càng giảm dần.

Chế độ nước điều hòa quanh năm.

Dựa vào bảng số liệu dưới đây, nhận định nào không đúng về đặc điểm chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Ấn Độ?

Hình ảnh không có chú thích

Tỷ trọng tất cả các ngành kinh tế đều tăng.

Giảm tỷ trọng về nông nghiệp.

Tỉ trọng ngành dịch vụ tăng.

Tăng tỷ trọng về công nghiệp .

Dựa vào bảng số liệu dưới đây, cho biết nước nào ở châu Á sản xuất nhiều dầu mỏ nhất ?

Hình ảnh không có chú thích

In-đô-nê-xi-a.

Trung Quốc .

A-rập Xê-ut.

Nhật Bản.

Xóa lựa chọn

Nguyên nhân chính nào khiến các quốc gia ở khu vực Đông Á chịu ảnh hưởng nặng nề của các thiên tai động đất, núi lửa ?

Hoạt động của các đập thủy điện.

Ảnh hưởng hoạt động của con người.

Ảnh hưởng từ các hoạt động dưới đáy biển.

Nằm ở nơi tiếp xúc của các mảng kiến tạo.

Ấn Độ đã giải quyết tốt vấn đề lương thực cho hơn một tỉ dân là do ?

Có chính sách phát triển kinh tế.

Thực hiện “cuộc cách mạng xanh” trong trồng trọt.

Người dân có kinh nghiệm trong sản xuất .

Thực hiện “ cuộc cách mạng trắng” trong chăn nuôi.

Mang lại lượng mưa lớn cho phần đất liền Đông Á là do:

Gió mùa tây bắc.

Gió mùa đông nam.

Gió tây bắc.

Gió mùa tây nam.

Nhóm nước đang phát triển, nhưng nền kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp là những nước nào sau đây ?

Mi-an-ma, Lào, Cam-pu-chia, Việt Nam.

Thái Lan, Trung Quốc, Ấn Độ

Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc.

Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Hàn Quốc.

Các kiểu khí hậu phổ biến ở châu Á là:

Khí hậu gió mùa và khí hậu núi cao.

Khí hậu gió mùa và khí hậu lục địa.

Khí hậu lục địa và khí hậu núi cao.

Khí hậu lục địa và khí hậu hải dương.

Vì sao sông ngòi ở khu vực Tây Nam Á và Trung Á kém phát triển?

Sông ngắn và dốc.

Địa hình bị chia cắt.

Nằm trong đới khí hậu lục địa khô hạn.

Chế độ nước phân theo mùa.

Nền kinh tế giàu có nhưng trình độ kinh tế – xã hội phát triển chưa cao, thuộc các quốc gia nào sau đây?

Xin-ga-po, Hàn Quốc, Đài Loan.

Bru-nây, Cô-oét, Ả-rập Xê-ut.

Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan.

Băng-la-đét, Nê-pan, Cam-pu-chia.

Phần lớn sông ngòi khu vực Đông Á đổ ra phía nào của khu vực?

Đông.

Tây .

Nam .

Bắc .

Nam Á có các hệ thống sông lớn là

sông Ấn, sông Hằng, sông Trường Giang.

sông Ấn, sông Hằng, sông Bra-ma-put.

sông Ấn, Sông Hằng, sông Mê-Công.

sông Ấn, sông Hằng, sông Ơ-phrát.

Việt Nam nằm trong kiểu khí hậu nào của châu Á?

Cận nhiệt đới gió mùa.

Ôn đới gió mùa.

Nhiệt đới gió mùa.

Nhiệt đới khô.

Nước có nền kinh tế – xã hội phát triển toàn diện nhất châu Á là:

Trung Quốc.

Xin-ga-po.

Nhật Bản.

Hàn Quốc.

Dựa vào hình dưới đây, lượng mưa cả năm ở Mum –bai là 3000 mm là do ảnh hưởng chủ yếu của yếu tố nào dưới đây ?

Hình ảnh không có chú thích

Nhiệt độ cao.

Biển rộng.

Phía Nam của lãnh thổ.

Gió mùa hạ mang hơi ẩm từ biển vào.

0