K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 12 2020

*Dinh dưỡng của trùng kiết lị và trùng sốt rét:

-Trùng kiết lị:

  +Trùng kiết lị nuốt nhiều hồng cầu cùng một lúc và tiêu hóa chúng rồi sinh sản nhân đôi liên tiếp

  +Kí sinh trong ruột người

  +Gây bênh kiết lị(Lây qua đường thức ăn)

-Trùng sốt rét:

  +Trùng sốt rét nhỏ hơn nên chui vào hồng cầu kí sinh ăn hết chất nguyên sinh của hồng cầu rồi sinh sản cho nhiều trùng sốt rét mới rồi phá vỡ hồng cầu ra ngoài và lại tiếp tục lặp lại quá trình

  +Sống kí sinh trong máu người, thành ruột và nước bọt của muỗi anophen nên làm lan truyền bệnh

  +Gây bệnh sốt rét(Lây qua muỗi đốt)

*Dinh dưỡng của trùng roi xanh:

-Ở nơi ánh sáng, trùng roi xanh dinh dưỡng như thực vật. Nếu chuyển vào hồ tối lâu ngày, trùng roi mất dần màu xanh. Chúng vần sông được nhờ đồng hoá những chất hữu cơ hoà tan do các sinh vật khác chết phân huỷ ra (còn gọi ả dị dưỡng).-Hô hấp của trùng roi nhờ sự trao đổi khí qua màng tế bào. Không bào co bóp tập trung nước thừa cùng sản phẩm bài tiết rồi thải ra ngoài, góp phần điều chỉnh áp suất thẩm thấu của cơ thể.

*Sinh sản của thủy tức: 

-Mọc chồi: Khi đầy đủ thức ăn, thủy tức thường sinh sản vô tính bằng cách mọc chồi. Chồi con khi tự kiếm được thức ăn, tách khỏi cơ thể mẹ để sống độc lập.

-Hữu tính: Tế bào trứng được tinh trùng của thủy tức khác đến thụ tinh. Sau khi thụ tinh, trứng phân cách nhiều lần, cuối cùng tạo thành thủy tức con. Sinh sản hữu tính thường xảy ra ở mùa lạnh, ít thức ăn.

-Tái sinh: Thủy tức có khả năng tái sinh lại cơ thể toàn vẹn chỉ từ 1 phần cơ thể cắt ra

*Di chuyển của sứa:

-Sứa di chuyên bằng dù, khi dù phồng lên, nước được hút vào. Khi đầy nước, dù cụp lại nước thoát mạnh ra phía sau, gây ra phản lực đẩy sứa tiến nhanh về phía trước. Như vậy, sứa di chuyển bằng tạo ra phản !ực, thức ăn cũng theo dòng nước vào lỗ miệng. 

*Tập tính và thời gian hoạt động của nhện:

-Tập tính:+Chăng lưới:

 Chăng dây tơ khung=> Chăng dây tơ phóng xạ=> Chăng các sợi tơ vòng=> Chờ mồi ở trung tâm

+Bắt mồi: Nhện ngoạm chặt mồi, chích nọc độc=> Tiết dịch tiêu hóa vào cơ thể mồi=> Trói chặt mồi rồi treo vào lưới để một thời gian=> Nhện hút dịch lỏng ở con mồi

-Thời gian hoạt động: Vào ban đêm

*Các phần cơ thể của lớp giáp xác:

-Phần đầu-ngực

-Phần bụng

*Lớp sâu bọ phải qua lột xác nhiều lần mới trưởng thành vì:

-Vì lớp vỏ bên ngoài ngăn cản sự phát triển của chúng nên nó phải lột xác để có thể lớn lên.

*Đặc điểm của lớp sâu bọ:

-Cơ thể chia làm ba phần: đầu, ngực, bụng

 +Đầu gồm 1 đôi râu, 2 mắt kép

 +Ngực có 3 đôi chân và 2 đôi cánh

-Hô hấp bằng ống khí

Chúc bạn học tốt!

 

24 tháng 12 2020

banhquaSao mà có thời gian để mà làm cái này vậy? Dài quá!!!

24 tháng 10 2021

I.Trùng roi xanh:

 1)Dinh dưỡng:-Vừa tự dưỡng, vừa dị dưỡng.-Hô hấp qua màng cơ thể.-Bài tiết và điều chỉnh áp suất thẩm thấu nhờ không bào co bóp. 2)Sinh sản:-Sinh sản vô tính bằng cách phân đôi.-Nhân nằm ở phía sau cơ thể sinh sản, nhân phân đôi trước, tiếp theo là chất nguyên sinh và các bào quan. Cơ thể phân đôi theo chiều dọc.II.Tập đoàn trùng roi:-Tập đoàn trùng roi gồm nhiều tế bào có roi liên kết lại với nhau tạo thành. Chúng gợi ra mối quan hệ về nguồn gốc giữa động vật đơn bào và động vật đa bào.I.Trùng biến hình (amip):1/Cấu tạo ngoài và di chuyển:a)Cấu tạo:-Gồm một tế bào có:  +Chất nguyên sinh lỏng, nhân.  +Không bào tiêu hóa, không bào co bóp.b)Di chuyển:-Nhờ chân giả (do chất nguyên sinh dồn về một phía).  2/Dinh dưỡng:-Tiêu hóa nội bào:  +Khi một chân giả tiếp cận mồi (tảo, vi khuẩn, vụn hữu cơ...)  +Lập tức hình thành chân giả thứ hai vây lấy mồi  +Hai chân giả kéo dài nuốt mồi vào sâu trong chất nguyên sinh+Không bào tiêu hóa tạo thành bao lấy mồi, tiêu hóa mồi                                                                                                                                                                      nhờ dịch tiêu hóa-Bài tiết: chất thừa dần đến không bào co bóp -> thải ra ngoài ở mọi vị trí trên cơ thể-Trao đổi qua màng không khí3/Sinh sản:-Vô tính bằng cách phân đôi cơ thểII.Trùng giày:  1/Dinh dưỡng:-Thức ăn->miệng->hầu->tiêu hóa ở không bào tiêu hóa(biến đổi nhờ enzim tiêu hóa)-Chất thải được thải ra ngoài qua lỗ thoát ở thành cơ thể   2/Sinh sản:-Vô tính: bằng cách phân đôi cơ thể theo chiều ngang-Hữu tính: bằng cách tiếp hợpI.Trùng kiết lị:-Thích nghi với lối sống kí sinh ở thành ruột-Phá hoại hồng cầu gây bệnh nguy hiểm, bệnh nhau đau bụng, đi ngoài phân có lẫn máu và chất nhày. Đó là triệu chứng của bệnh kiết lị.-Trùng kiết lị có chân giả rất ngắnII.Trùng sốt rét:1/Cấu tạo và dinh dưỡng:-Trùng sốt rét có kích thước nhỏ, không có bộ phận di chuyển, không có các không bào, hoạt động dinh dưỡng thực hiện qua màng tế bào-Thích nghi với kí sinh máu trong người, thành ruột và tuyến nước bọt của muỗi Anôphen 2/Vòng đời:-Trùng sốt rét do muỗi Anôphen truyền vào máu người. Chúng chui vào hồng cầu để kí sinh và sinh sản cùng lúc cho nhiều trùng sốt rét mới, phá vỡ hồng cầu chui ra và lại chui vào nhiều hồng cầu khác, tiếp tục chu kì hủy hoại hồng cầu 
11 tháng 11 2021

Mình cần gấp vì mai thi rồi ạ

Câu 1: Nơi kí sinh của trùng sốt rét, trùng kiết lị, giun đũa, sán lá gan, sán dâyCâu 2: Hình dạng cơ thể của trùng roi xanh, trùng giày, trùng biến hình, Câu 3: Cấu tạo ngoài của thuỷ tức,  giun đất, giun đũaCâu 4: Hình thức dinh dưỡng của trùng roi xanhCâu 5: Cơ quan di chuyển của trùng roi xanh, trùng giàyCâu 6: Kể tên những động vật thuộc ngành động vật nguyên sinh, ngành ruột khoang, ngành giun tròn, ngành giun đốt, ngành...
Đọc tiếp

Câu 1: Nơi kí sinh của trùng sốt rét, trùng kiết lị, giun đũa, sán lá gan, sán dây

Câu 2: Hình dạng cơ thể của trùng roi xanh, trùng giày, trùng biến hình,

 

Câu 3: Cấu tạo ngoài của thuỷ tức,  giun đất, giun đũa

Câu 4: Hình thức dinh dưỡng của trùng roi xanh

Câu 5: Cơ quan di chuyển của trùng roi xanh, trùng giày

Câu 6: Kể tên những động vật thuộc ngành động vật nguyên sinh, ngành ruột khoang, ngành giun tròn, ngành giun đốt, ngành thân mềm

Câu 7: Đặc điểm đặc trưng của ngành động vật nguyên sinh, ngành ruột khoang, ngành giun dẹp, ngành giun tròn, ngành giun đốt, ngành thân mềm

Câu 8: Con đường xâm nhập vào  cơ thể vật chủ kí sinh của giun đũa, giun móc câu

Câu 9: Vai trò của giun đất

Câu 10: Cấu tạo ngoài của trai sông, nhện và châu chấu

Câu 11: Cơ quan hô hấp của tôm sông, nhện, châu chấu

Câu 12: Cơ quan di chuyển của trai, ốc sên, mực

Câu 13: Kể tên những động thuộc ngành thân mềm, lớp giáp xác, lớp hình nhện, lớp sâu bọ

Câu 14: Đặc điểm đặc trưng của ngành thân mềm và ngành chân khớp

Câu 15: Vai trò của lớp sâu bọ

 

5
15 tháng 12 2021

Dài quá, bạn nên tách ra nha

bạn tách ra hỏi ik cho dễ

8 tháng 10 2021

Trùng kiết lị:

- Cấu tạo: Giống trùng biến hình nhưng chân giả ngắn hơn

- Dinh dưỡng: Sống trong niêm mạc ruột, nuốt hồng cầu và thực hiện qua màng tế bào.

- Sinh sản: bằng cách phân đôi liên tiếp (theo cấp số nhân).

Trùng sốt rét:

- Cấu tạo: Không có không bào và không có bộ phận di chuyển.

- Dinh dưỡng: Sống trong máu người, nuốt hồng cầu và thực hiện qua màng tế bào.

- Sinh sản: Sinh ra nhiều cơ thể mới cùng một lúc

27 tháng 12 2021

TK

Có 2 hình thức dinh dưỡng là tự dưỡng và dị dưỡng

-Tự dưỡng: Nhờ các chất diệp lục

-Dị dưỡng: Đồng hóa chất hữu cơ có sẵn

 

 

27 tháng 12 2021

a) Khi nãy bn hỏi r.

b) Cấu tạo:

-roi.

-Điểm mắt.

-Không bào cop bóp.

-Màng cơ thể.

-Hạt diệp lục.

-Hạt dự trữ.

-Nhân.

cách dinh dưỡng: Tự dưỡng như thực vật.

c) Do các ký sinh trùng sốt rét phá hủy các tế bào hồng cầu trong máu.

 Các biện pháp là:

 - Thường xuyên ngủ màn, ngay cả ban ngày và màn cần được tẩm hóa chất diệt muỗi.

 - Buổi tối khi làm việc( khi ra đồng,..) phải mặc quần áo dài tay để phòng muỗi đốt, có thể sử dụng nhang xua muỗi.

- Không sinh sống ở nơi có ao hồ, nước đọng hoặc xung quanh các nơi có cây cỏ rậm rạp.

13 tháng 4 2021

1.

Trùng kiết lị

- Nơi sống và cấu tạo:

+ Sống kí sinh ở thành ruột người.

+ Cơ thể có chân giả ngắn hơn so với trùng giày.

+ Không có không bào.

- Dinh dưỡng:  Nuốt hồng cầu hoặc thẩm thấu qua màng tế bào.

Trùng sốt rét

- Nơi sống và cấu tạo:

+ Sống kí sinh trong máu người, trong thành ruột và tuyến nước bọt của muỗi Anophen. 

+ Kích thước nhỏ.

+ Cơ thể không có cơ quan di chuyển.

+ Không có các không bào.

- Dinh dưỡng:

+ Lấy chất dinh dưỡng từ hồng cầu.

+ Thực hiện quan màng tế bào.

- Biện pháp phòng tránh:

+ Mắc màn khi đi ngủ.

+ Diệt bọ gậy, làm sạch các nguồn nước xung quang nơi ở.

13 tháng 4 2021

Cấu tạo:  

Cơ thể tôm sông chia làm 2 phần:

- Phần đầu – ngực:

+ Giác quan: 2 mắt kép, 2 đôi râu à giúp tôm định hướng.

+ Miệng: có các chân hàm giữ và xử lí mồi.

+ Chân ngực: bò và bắt mồi.

- Phần bụng:

+ Các chân bụng: bơi, giữ thằng bằng và ôm trứng.

+ Tấm lái: lái và giúp tôm nhảy.

Tôm di chuyển bằng cách bò hoặc bơi giật lùi.

- Di chuyển bằng cách bò: các chân ngực bò trên đáy bùn cát, các chân bơi hoạt động để giữ thăng bằng và bơi.

- Di chuyển bằng bơi giật lùi: tôm xòe tấm lái, gập mạnh về phía bụng làm cho cơ thể bật về phía sau.

Dinh dưỡng:

- Thời gian kiếm ăn vào lúc chập tối.

- Thức ăn là thực vật và động vật.

- Tiêu hóa như sau:

+ Nhờ các tế bào khứu giác trên 2 đôi râu rất phát triển, tôm nhận biết thức ăn từ khoảng cách rất xa.

+ Đôi càng bắt mồi, các chân hàm nghiền nát thức ăn.

+ Thức ăn qua miệng và hầu, được tiêu hóa ở dạ dày nhờ enzim từ gan tiết vào và được hấp thụ ở ruột.

Sinh sản:

- Tôm phân tính đực cái rõ rệt. 

- Khi đẻ, tôm cái dùng các đôi chân bụng ôm trứng, trứng tôm nở thành ấu trùng, qua nhiều lần lột xác mới cho tôm trưởng thành.

* Phát huy việc nuôi dưỡng tôm để xuất khẩu nhằm mục đích tăng kinh tế

 

21 tháng 12 2021

D

21 tháng 12 2021

D

28 tháng 8 2016

1.  Giống nhau: 
- Tế bào cấu tạo điều có hạt diệp lục. 
- Có khả năng tự dưỡng. 
- Một số trùng roi có cấu tạo ngoài bằng chất xenlulozơ như thực vật. 
* Khác nhau: 
- Trùng roi xanh 
+ Cấu tạo đơn bào 
+ Vừa có khả năng sống tự dưỡng vừa có khả năng sống tự dưỡng 
+ Có thể tồn tại khi thiếu ánh sáng. 
+ Di chuyển được 
+ Sống ở nước 
- Thực vật: 
+ Đại đa số là đa bào 
+ Sống tự dưỡng 
+ Chết khi thiếu ánh sáng 
+ Không di chuyển được 
+ Sống ở cạn là chủ yếu, một số sống ở nước 

2. Ở trùng 1 roi khi di chuyển, đầu tự do của roi vẽ thành vòng tròn và xoáy vào trong nước như mũi khoan, kéo con vật theo sau tạo nên tư thế vừa tiến vừa xoay. 
Đối với trùng 2 roi khi di chuyển: 2 roi quật về phía sau, tạo nên tư thế vừa tiến vừa xoay 

3. - Trùng biến hình có cấu tạo đơn giản chỉ là một khối chất nguyên sinh lỏng và nhân 
- Trùng giày là một tế bào đã phân hóa thành nhiều bộ phận. Mỗi bộ phận đảm nhận chức năng riêng 

4. - Giống nhau: 
+ Đều sử dụng hồng cầu làm thuwc ăn và đều làm tiêu hủy hồng cầu gây bệnh 
+ Cơ thể chủ yếu là tế bào, nhưng đảm nhiệm mọi chức năng sống của một cơ thể độc lập 
- Khác nhau: 
+ Trùng sốt rét hấp thụ thức ăn trực tiếp qua màng tế bào 
+ Trùng kiết lị vào ruột người ở dạng bào xác tạo các vết loét ở niêm mạc ruột, rồi nuốt và tiêu hóa hồng cầu. 

5. Khi đến ruột trùng kiết lị chui ra khỏi bào xác gây vết loét ở niêm mạc ruột, rồi nuốt và tiêu hóa hồng cầu. Ở đây chúng sinh sản rất nhanh làm số lượng hồng cầu bị tiêu hủy ngày càng cao, dẫn đến người bện bị thiếu máu có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. 

6. Vì miền núi có điều kiện môi trường sống rất thích hợp cho sự tồn tại và sinh sản của muỗi Anôphen.

16 tháng 9 2018

Giỏi thế sao ko cho người ta một ít vậy batngo