K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 9

tai sao?

28 tháng 9

Thơ thất ngôn bát cú về hoàng hôn 1: CHIỀU MƠ 

Hoàng hôn tắt nắng phủ sương mờ

Dõi mắt trông về dạ ngẩn ngơ

Rặng liễu bên hồ đang ủ rũ

Lục bình dưới nước bỗng chơ vơ

Muôn điều hạnh ngộ như dòng chảy

Một khúc rời xa tận bến bờ

Chữ mộng chung vai sầu quạnh quẽ

Hương lòng vẫn đọng tại chiều mơ.

Thơ thất ngôn bát cú về mưa 2: MƯA CHIỀU KỶ NIỆM

Thương người giã biệt một chiều mưa

Lệ đẫm khăn thêu lúc cuối mùa

Kỷ niệm mong hoài còn thổn thức

Duyên tình nhớ mãi vẫn đong đưa

Sương mờ lạnh lẽo chờ mây gọi

Khói nhạt hanh hao đợi gió lùa

Nỗi cảm cô đơn buồn lặng lẽ

Mơ hồ tưởng lại chuyện ngày xưa…

Thơ thất ngôn bát cú về hoa 3: HOA MẮC CƠ

Hoa nở bên lề hứng giọt sương

Tên em Mắc Cỡ mọc trên đường

Nhẹ nhàng cánh mỏng ong không thích

Dịu ngọt đài mềm bướm chẳng thương

Tháng lạnh mưa rơi lòng trộm nhớ

Đêm dài gió thổi dạ hoài vương

Đem thân hiến trọn cho đời sống

Chữa bệnh yên lành khắp mọi phương…

Thơ thất ngôn bát cú về mùa thu 4: THU XƯA

Lá úa trên cây nhuộm sắc màu

Đôi ta rẽ hướng biết tìm đâu

Đìu hiu lối cũ câu duyên nợ

Khắc khoải đường xưa chữ mộng sầu

Tiếng hẹn ghi lòng sao vẫn tủi

Lời yêu tạc dạ mãi còn đau

Gom từng kỷ niệm vào hư ảo

Lặng ngắm thu về giọt lệ ngâu…

Thơ thất ngôn bát cú về hoa 5: LỤC BÌNH TRÔI

Thân em tắm gội giữa dòng sông

Một thuở lênh đênh đượm ngát nồng

Hoa tím bồng bềnh mùa nước nổi

Bèo xanh nghiêng ngã dưới cơn giông

Nghĩ thương buổi sớm còn chờ đón

Tủi kiếp ban chiều hết ngóng trông

Nắng táp mưa sa đời phận bạc

Lục Bình trôi mãi vẫn long đong

Thơ thất ngôn bát cú tình yêu 6: BẾN MƠ

Đi vào cõi mộng giữa vầng không

Cuộc sống bên ta thuở mặn nồng

Lối cũ thương hoài sầu quyến luyến

Đường xưa nhớ mãi tủi chờ mong

Đôi vần trổi dạ tình chưa thấu

Nét bút ngân hồn ái chẳng thông

Tóc bạc dần phai mờ bụi phủ

Sao đành bội bạc buổi tàn đông

Thơ thất ngôn bát cú về tình yêu 7: TRĂNG BUỒN

Ngắm ánh trăng trôi dạ rối bời

Vi vu gió thổi giữa lưng trời

Nâng ly rượu đắng tình ta cạn

Cụng chén men cay mộng rã rời

Sóng nước mong chờ còn nhạt nhẽo

Mây trời ngóng đợi lại sầu lơi

Thuyền xa vạn nẻo tình ly biệt

Lối cũ đâu rồi lệ chẳng vơi

Thơ thất ngôn bát cú về cha mẹ 8: NHỚ MẸ

Tìm dáng năm xưa bóng mẹ hiền

Vòng tay êm ái buổi truân chuyên

Âm thầm gạt lệ buồn muôn thuở

Khắc khoải dòng châu khóc vạn niên

Lặng lẽ gần con trong giấc điệp

Bồi hồi cạnh trẻ giữa cung tiên

Trần gian con chẳng tìm đâu thấy

Thương nhớ bên mồ mẹ ngủ yên

Thơ thất ngôn bát cú về tình yêu 9: DUYÊN PHẬN

Một nét đoan trang phận má hồng

Thuyền quyên lặng lẽ chốn cô phòng

Đìu hiu dạ đắm buồn trào sóng

Quạnh quẽ lòng vương tủi ngập lòng

Thuở ấy bên nhau ngàn ước vọng

Mùa đây cách biệt vạn niềm mong

Mơ màng tỉnh giấc hồn lay động

Số mệnh an bài kiếp đục trong

Thơ thất ngôn bát cú về tình yêu 10: MƯA VÀ NỖI NHỚ

Ngồi ôn kỷ niệm một chiều mưa

Thấm thoát trôi qua đã mấy mùa

Vụn vỡ ân tình còn lạc mất

Đành cam chỉ thắm lại xa đưa

Cầu mong kẻ đợi tìm thuyền mộng

Nguyện ước người trông thấy bến xưa

Quạnh quẽ cô phòng buồn lặng lẽ

Bên song ngồi ngắm ánh trăng thưa…

Thơ thất ngôn bát cú về tình yêu 11: PHÔI PHAI

Về thăm chốn cũ đã xa vời

Mộng ước duyên xưa cách rã rời

Nhỏ giọt châu rơi buồn nhợt nhạt

Sa dòng lệ đổ tủi đôi nơi

Ân tình tỏ dạ còn không gặp

Níu giữ thay lời lại vọng khơi

Khẽ nhặt tàn phai tìm lối rẽ

Trong lòng nức nở chẳng nào ngơi…

Thơ thất ngôn bát cú về tình yêu 12: KHÚC SẦU

Bỏ lỡ tình xa nặng gánh nhiều

Ân dày nghĩa cả vẹn lời yêu

Ngày xưa khỏa bút thương dòng mực

Chốn cũ tràn nghiên nợ cảnh chiều

Gửi lại trên đồi mây sẵn kết

Trao về giữa ngõ nắng như thiêu

Cung sầu khúc chạnh buồn dang dở

Bỏ lỡ tình xa nặng gánh nhiều

 Thơ thất ngôn bát cú 13: KHỔ THÂN (Hoàng Huy 05/2012)

Thơ Đường muốn họa khó gì đâu

Lắm lúc tìm câu muốn bể đầu

Bát cú niêm vần thông đối nghĩa

Lời thơ bảy chữ ý thâm sâu

Sao đời lắm chuyện trần ai thế

Để cỏi lòng thanh thản bớt sầu

Xướng họa làm chi mà mỏi mệt

Thà tôi hiểu ít… luật không cầu.

 Thơ thất ngôn bát cú 14: BUỒN VIỄN XỨ (Hoàng Huy 06/2012)

Trăng rằm toả ánh.. sáng trời mơ

Nhật thực mờ che.. tối bến bờ

Sáo thổi lòng êm.. từng nốt bổng

Cung đàn dạ ấm.. đệm vần tơ

Buồn thương chốn cũ..non xanh biếc

Lệ nhớ quê xưa.. biển đục lờ

Xót dạ rồi chăng.. lời khó tả

Buồn lòng chỉ biết… hoạ trong thơ.

 Thơ thất ngôn bát cú 15: NÉT THU (Hoàng Huy 07/2012)

 Thu tàn trụi lá… nảy mầm sanh

Độ tiết xuân sang… lại ngập cành

Bướm lượn tung tăng… mưa nhỏ giọt

Chim bay lả lướt… nắng hơi hanh

Trông trời thổn thức… chàng thi sĩ

Ngắm đất bồn chồn… nữ học sinh

Vạn kiếp phù dung… thu lá rụng

Chờ xuân đổi sắc… mộng an lành.

 Thơ thất ngôn bát cú 16: VỊNH CON CẨU(Hoàng Huy 05/2012)

Tạo hoá trời sanh cẩu thật hay

Nhà canh sáng tối trọn nguyên ngày

Chân dài, mũi thính dù xa dặm

Mõm rộng, tai nghe dẫu ngủ say

Chẳng biết cơm thừa mau xực tiếp

Không màng bã cặn lẹ ăn ngay

Trung thành bảo vệ người gia chủ

Quấn quýt bên người… giỡn, liếm tay.

 Thơ thất ngôn bát cú 17: VỊNH CON CẨU(Hoàng Huy 05/2012)

 Tình duyên khổ ải.. chắc ta thà

Lẻ bóng mình ên.. những tháng qua

Chẳng vợ chơi đùa.. cho sướng đã

Không con quậy khóc.. cực hay là

Tu thiền cửa Phật.. lòng mong toả

Dưỡng tánh nơi chùa.. dạ hiểu ra

Nợ kiếp hay không.. thì lẹ trả

Cầu duyên chẳng bạc… khổ thân mà.

 Thơ thất ngôn bát cú 18: TỰ NHỦ (Hoàng Huy 05/2012)

Ba lăm chẳng phải thật là già

Độ tuổi như vầy rỏ nét pha

Tướng mạo dê xòm hay ghẹo gái

Thân mình lợn nọc khoái cua bà

Đêm dài bóp trán nằm suy nghĩ

Ngày ngắn rờ đầu đứng nhớ ba

Thuở nhỏ ông thường hay giảng dạy

Làm trai ngẩng mặt… gánh sơn hà.

 Thơ thất ngôn bát cú 19: THÔI ĐỪNG (Hoàng Huy 05/2012)

Đừng nhớ làm chi.. chuyện mặn nồng

Thôi thì dứt khoát.. buổi chiều đông

Đừng kề má thắm.. chiều vương nắng

Thôi sát môi hồng.. tối nhẹ giông

Đừng oán ghen tuông.. đời mộng ảo

Thôi hờn trách móc.. cõi hư không

Đừng thương tiếc nuối.. làm chi nữa

Thôi ráng quên đi… níu tuổi hồng.

 Thơ thất ngôn bát cú 20: KHÓ LƯỜNG (Hoàng Huy 05/2012)

Ngẫm nghĩ đêm hôm.. lúc trở về

Buồn thằng bạn cũ.. tánh hay mê

Ra đường gặp gái.. xài phung phí

Đến chỗ người quen.. giở lắm hề

Lúc bảnh đồ ngon.. thì mới chịu

Giờ nghèo món dở.. cũng không chê

Vầy mà thái độ.. luôn kiêu ngạo

Để mất tình thân… giữa bạn bè.

 Thơ thất ngôn bát cú 21: HÁO SẮC (Hoàng Huy 05/2012)

Thằng nào gặp gái.. nói không ham

Đến chỗ đèn mờ..lộ cái tham

Vạn sự là do.. lòng háo sắc

Muôn điều cũng tại.. tánh tà dâm

Nhìn người gặp dáng.. không xem tánh

Vẽ cọp tô da.. chẳng vẽ tâm

Vợ bỏ theo trai.. vì quá giận

Buồn đời mấy thuở… hết si, sân 

 Thơ thất ngôn bát cú 22: GANH TỊ (Hoàng Huy 05/2012)

Đời này lắm kẻ..thích văn chương

Thấy giỏi ganh hờn.. chẳng biết thương

Viết lách suy tư..người nghệ sĩ

Xem thơ đố kỵ.. kẻ vô lương

Nhiều đêm ngẫu hứng.. bao vần đẹp

Lắm bửa ngây ngô.. mấy chữ nhường

Chẳng hiểu vì sao.. mà viết mãi

Thì thôi mặc kệ…cứ coi thường.

         Thơ thất ngôn bát cú 23: NỊNH HÓT (Hoàng Huy 05/2012)

Khi yêu trái ấu.. cũng thành tròn

Ghét giận ghen hờn.. thật quá non

Chẳng ngại khi yêu.. dù cách trở

Rồi thì lúc giận.. cứ bon bon

Tình đời lắm xảo.. hay gian dối

Cuộc sống nhiều mưu.. hoặc trẻ con

Rủng rỉnh khoe khoang.. đồ mắc dịch

Không tiền nịnh hót… chạy lon ton.

 Thơ thất ngôn bát cú 24: ANH TRAI ĐI CHỢ (Hoàng Huy 07/2012)

Buổi sáng hôm nào.. ghé chợ chơi

Anh trai trể hẹn..đứng ngoài trời

Nhìn tên bảng hiệu.. ngồi chồm hổm

Ngó cái băng rôn.. gập gối thôi

Khẽ liếc kề bên.. nàng áo khoác

Im trông sát cận.. chị quần rời

Cô nào cũng đẹp.. cùng duyên dáng

Khó quá anh ơi… phải chọn rồi. 

 Thơ thất ngôn bát cú 25: THƠ CON CÓC (Hoàng Huy 09/2012)

Đã trót mê thơ chẳng muốn rời

Trong đầu lảng vảng đọc không ngơi

Đêm nằm ngẫm nghĩ tìm thơ mới

Sáng đứng suy tư viết để đời

Kiếm vội vài câu vần lả lướt

Quơ liền mấy chữ kẻ đùa chơi

Thơ mình cóc nhái bài thơ dỏm

Bạn thích xem thơ… có dịp, mời.

Thơ thất ngôn bát cú 26: HOÀI NIỆM (Ngọc Liên)

Nước mát trong veo dợn bóng hình

Tìm đâu một thuở dáng em xinh

Bên nhau thệ ước tròn đôi lứa

Cách trở yêu thương vẹn chút tình

Những lúc âu sầu lòng phấn chấn

Nhiều khi vội vã dạ khang ninh

Lời trao nhạt nhẽo hoài mơ vọng

Kỷ niệm giăng đầy vẫn lặng thinh

Thơ thất ngôn bát cú 27: CHIỀU MƠ

Hoàng hôn tắt nắng phủ sương mờ

Dõi mắt trông về dạ ngẩn ngơ

Rặng liễu bên hồ đang ủ rũ

Lục bình dưới nước bỗng chơ vơ

Muôn điều hạnh ngộ như dòng chảy

Một khúc rời xa tận bến bờ

Chữ mộng chung vai sầu quạnh quẽ

Hương lòng vẫn đọng tại chiều mơ.

Thơ thất ngôn bát cú 28: KHÚC TƠ LÒNG

Thương người giã biệt một chiều mưa

Lệ đẫm khăn thêu lúc cuối mùa

Kỷ niệm mong hoài còn thổn thức

Duyên tình nhớ mãi vẫn đong đưa

Sương mờ lạnh lẽo chờ mây gọi

Khói nhạt hanh hao đợi gió lùa

Nỗi cảm cô đơn buồn lặng lẽ

Mơ hồ tưởng lại chuyện ngày xưa…

Thơ thất ngôn bát cú 29: LẬN ĐẬN

Ngấn lệ bao ngày đã nhớ trông

Hồng phai vận kiếp mãi đục trong

Đêm dài vất vả tường thương cảm

Ngày ngắn gian truân hiểu xót lòng

Cạn chén men nồng mong gặp được

Thêm nhiều vị đắng thỏa chờ mong

Từng cơn gió thổi tràn nhung nhớ

Có biết chăng đây với nỗi lòng…

Thơ thất ngôn bát cú 30: VẮNG LẶNG

Lối vắng canh tàn đã lạnh tanh

Bao năm thoảng gió cuốn qua mành

Vườn xưa nguyện ước dù không vẹn

Nẻo cũ chờ mong dẫu chẳng thành

Trách cứ người đi hao tuổi trẻ

Phiền hà kẻ đợi phí xuân xanh

Thời gian bỏ mặc tình hờ hững

Hạnh phúc đâu còn dưới mái tranh

Thơ thất ngôn bát cú 31: CHUYẾN ĐÒ LỠ

Chân tình nghĩa nặng mộng tào khang

Nỡ để duyên xưa lắm phũ phàng

Nén giọt thương tràn sầu bến ngã

Đan niềm ước vọng ngóng đò ngang

Gom từng hạnh phúc còn dang dở

Nhặt những chua cay đã muộn màng

Tháng lại ngày qua như gió thoảng

Bao năm chịu lỡ chuyến trăng vàng…

Thơ thất ngôn bát cú 32: TÌNH XA

Dẫu biết yêu thương chẳng được rồi

Không cần nghĩ chuyện hẹn thề trôi

Bờ xưa nước chảy còn lay động

Nẻo vắng chuông ngân vẫn đổ hồi

Nhạt nhẽo từng đêm giờ tiễn biệt

Âu sầu vạn thuở phút chia phôi

Duyên tình dệt nghĩa thành hư ảo

Một khúc tương tư mãi đứng ngồi

Thơ thất ngôn bát cú 33: KHÚC SẦU

Dẫu biết yêu thương chẳng được rồi

Không cần nghĩ chuyện hẹn thề trôi

Bờ xưa nước chảy còn lay động

Nẻo vắng chuông ngân vẫn đổ hồi

Nhạt nhẽo từng đêm giờ tiễn biệt

Âu sầu vạn thuở phút chia phôi

Duyên tình dệt nghĩa thành hư ảo

Một khúc tương tư mãi đứng ngồi

Thơ thất ngôn bát cú 34: MỘT VÒNG NHỚ QUÊN

Cát bụi rồi đây cũng chốn nầy

Buồn buồn tự hỏi có gì say

Nhân duyên chỉ thắm lờn tơ nguyệt

Một kiếp trần ai mộng quá đầy

Quyến luyến làm chi tình chẳng tỏ

Mai này cũng hết có gì xây

Cô đơn quạnh vắng từ xa ấy

Bóng tối vây quanh đến bủa vây.

Thơ thất ngôn bát cú 35: TÌNH SẦU

Thuở ấy đôi ta cách biệt nhau

Đường mơ khắc khoải mối duyên đầu

Người chờ lạc lõng tình chưa thấu

Kẻ đợi bơ vơ ái đã nhàu

Gợi nhớ vòng tay muôn tiếng ước

Không quên kỷ niệm một lời cầu

Hương nồng nghĩa đượm giờ phai lạt

Tựa cửa bên song lệ thắm sầu

Thơ thất ngôn bát cú 36: HƯƠNG XƯA

Mây trôi gọi gió thổi về ngàn

Chợt tỉnh say nồng chịu vỡ tan

Ngấn lệ tuôn rơi vào cõi vắng

Tơ lòng lắng đọng giữa thời gian

Chiều buông tựa thuở hằng lưu luyến

Bóng đổ đôi bờ mãi chứa chan

Nhớ lại khi xưa tình dệt thắm

Nay đành phải lỡ phận hồng nhan

Thơ thất ngôn bát cú 37: MÙA ĐÔNG NƠI ẤY

Tựa cửa bên song gió lạnh tràn

Đông về tắt nắng giọt mưa chan

Chân đồi quạnh quẽ xa muôn nẻo

Đỉnh núi chênh vênh cách vạn ngàn

Mộng cố quên rồi khi nghĩa rã

Duyên đừng níu nữa lúc tình tan

Mờ tin cánh nhạn sầu cô lẻ

Héo hắt tim côi bóng đã tàn…

Thơ thất ngôn bát cú 38: CHIỀU NHỚ

Hoàng hôn tím nhuộm cả mây trời

Lặng ngắm tà dương gió lả lơi

Giấc mộng vô tình buồn một cõi

Lời yêu mặn đắng giữ bên đời

Còn đâu dáng nhỏ tràn mi đọng

Vẫn thấy thân gầy đổ lệ rơi

Hạnh phúc dâng trào nay vụn vỡ

Đêm nằm thổn thức nỗi sầu khơi

Thơ thất ngôn bát cú 39: CHỈ MỘT MÌNH THÔI

Bóng ngã chiều buông vẫn chỗ ngồi

Chờ ai khoắc khoải một mình tôi

Rồi đây có thể thành bia đá

Để thấy người thương giữa núi đồi

Viễn cảnh mà thôi buồn lắm ấy

Bao thu nhánh lá khẽ khàng rơi

Miền thương giữ mãi lòng se lạnh

Chỉ một mình thôi dạ rối bời.

Thơ thất ngôn bát cú 40: ĐONG

Biết người đâu nhớ vẫn hoài mong

Bởi những niềm yêu ngập đáy lòng

Từng buổi biển chiều nghe sóng vỗ

Thêm từng đêm nguyệt thấy trời giông

Một thuở bên nhau rồi đôi ngã

Muôn kiếp từ ly mãi hiệp lòng.

Nên biết làm sao tình quá lớn

Bao giờ vơi được nỗi sầu đong.

Thơ thất ngôn bát cú 41: THU ĐIẾU

Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,

Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.

Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,

Lá vàng trước gió sẽ đưa vèo.

Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt,

Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.

Tựa gối, ôm cần lâu chẳng được,

Cá đâu đớp động dưới chân bèo.

Thơ thất ngôn bát cú 42: CẢM XUÂN

Pháo đốt vui xuân rộn phố phường

Xuân về riêng cảm khách văn chương

Hồng phơi loá mắt chùm hoa giấy

Trắng nhuộm phơ đầu mái tóc sương

Cành liễu đông tây cơn gió thổi

Con tằm sống thác sợi tơ vương

Xuân này biết có hơn xuân trước

Hay nữa xuân tàn hạ lại sang?

Thơ thất ngôn bát cú 43: THU ẨM

Năm gian nhà cỏ thấp le te

Ngõ tối đêm sâu đóm lập lòe

Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt

Làn ao lóng lánh bóng trăng loe

Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt ?

Mắt lão không vầy cũng đỏ hoe

Rượu tiếng rằng hay, hay chả mấy

Độ năm ba chén đã say nhè.

Thơ thất ngôn bát cú 44: THU VỊNH

Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao,

Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu.

Nước biếc trông như tầng khói phủ

Song thưa để mặc ánh trăng vào.

Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái,

Một tiếng trên không ngỗng nước nào ?

Nhân hứng cũng vừa toan cất bút,

Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào.

Thơ thất ngôn bát cú 45: QUA ĐÈO NGANG

Bước tới đèo Ngang bóng xế tà

Cỏ cây chen lá, đá chen hoa

Lom khom dưới núi, tiều vài chú

Lác đác bên sông, chợ mấy nhà

Nhớ nước đau lòng con quốc quốc

Thương nhà mỏi miệng cái gia gia

Dừng chân đứng lại, trời non nước

Một mảnh tình riêng, ta với ta.

Thơ thất ngôn bát cú 46: THƯƠNG VỢ

Quanh năm buôn bán ở mom sông,

Nuôi đủ năm con với một chồng.

Lặn lội thân cò khi quãng vắng,

Eo sèo mặt nước buổi đò đông.

Một duyên, hai nợ, âu đành phận,

Năm nắng, mười mưa, dám quản công.

Cha mẹ thói đời ăn ở bạc:

Có chồng hờ hững cũng như không!

Thơ thất ngôn bát cú 47: NHỚ BẠN PHƯƠNG TRỜI

Ta nhớ người xa cách núi sông

Người xa, xa lắm, nhớ ta không?

Sao đang vui vẻ ra buồn bã!

Vừa mới quen nhau đã lạ lùng!

Lúc nhớ nhớ cùng trong mộng tưởng

Khi riêng riêng cả đến tình chung

Tương tư lọ phải là mưa gió

Một ngọn đèn xanh trống điểm thùng.

Thơ thất ngôn bát cú 48: CẢM XUÂN

Pháo đốt vui xuân rộn phố phường

Xuân về riêng cảm khách văn chương

Hồng phơi loá mắt chùm hoa giấy

Trắng nhuộm phơ đầu mái tóc sương

Cành liễu đông tây cơn gió thổi

Con tằm sống thác sợi tơ vương

Xuân này biết có hơn xuân trước

Hay nữa xuân tàn hạ lại sang?

Thơ thất ngôn bát cú 49: BẠN ĐẾN CHƠI NHÀ

Đã bấy lâu nay bác tới nhà.

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa.

Ao sâu nước cả, khôn chài cá,

Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.

Cải chửa ra cây, cà mới nụ,

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.

Đầu trò tiếp khách, trầu không có,

Bác đến chơi đây ta với ta.

Thơ thất ngôn bát cú 50: ĐÂY MÙA XUÂN TỚI

Đã hết ngày đông, nắng đẹp trời

Trong vườn bướm lượn với hoa tươi

Trên giàn thiên lý oanh đùa cợt

Dưới gốc mai già sáo ỷ ơi !

Thánh thiện đàn ngâm hòa điệu hát

Hồn nhiên gió thổi vọng môi cười

Tình xuân ấm áp như hơi thở

Nếu phải xa lòng nhớ chẳng vơi !

Hy vọng với những chia sẻ này bạn sẽ tự làm thơ thất ngôn bát cú hay và đúng luật. Chúc bạn thành công và đừng quên chia sẻ thành quả với chúng mình nhé!

27 tháng 12 2020

Thơ Đường luật là một thể thơ có nguồn gốc từ Trung Quốc, thể thơ này đã phát triển mạnh mẽ ở ngay chính quê hương của nó và có sức lan tỏa mạnh mẽ sang các khu vực lân cận, trong đó có Việt Nam. Thơ Đường luật có một hệ thống quy tắc phức tạp được thể hiện ở năm điểm sau: Luật, niêm, vần, đối và bố cục. Về hình thức thơ Đường luật có nhiều loại, tuy nhiên thất ngôn bát cú được coi là một dạng chuẩn, là thể thơ tiêu biểu trong thơ ca trung đại.

Thơ thất ngôn bát cú gồm tám câu, mỗi câu bảy chữ. Đường luật là luật thơ có từ đời Đường (618- 907) ở Trung Quốc. Vậy tổng thể một bài thất ngôn bát cú gồm 56 chữ.. Có gieo vần (chỉ một vần) ở các chữ cuối của các câu 1, 2,4,6,8, hiệp vần bằng với nhau. Ví dụ như trong bài thơ Qua đèo Ngang của Bà huyện Thanh Quan, quy tắc này được thể hiện một cách đặc biệt rõ ràng:

Bước tới đèo Ngang bóng xế tà

Cỏ cây chen lá, đá chen hoa

Lom khom dưới núi, tiều vài chú

Lác đác bên sông, chợ mấy nhà

Nhớ nước đau lòng con quốc quốc

Thương nhà mỏi miệng cái gia gia

Dừng chân đứng lại, trời non nước

Một mảnh tình riêng, ta với ta.

Các từ hiệp vần với nhau là: tà, hoa, nhà, gia, ta. Việc này góp phần tạo nên cho bài thơ sự nhịp nhàng, bớt khô cứng của một thể thơ đòi hỏi niêm luật chặt chẽ.Có phép đối giữa câu 3 với câu 4, câu 5 với câu 6 ( tức bốn câu giữa),đối tức là sự tương phản, cả sự tương đương trong cách dùng từ, cũng có thể thấy điều này rõ ràng nhất qua bài thơ Qua Đèo Ngang:

Lom khom dưới núi, tiều vài chú

Lác đác bên sông, chợ mấy nhà

Nhớ nước đau lòng con quốc quốc

Thương nhà mỏi miệng cái gia gia

“Lom khom” đối với “lác đác”, “dưới núi” đối với “bên sông”, “ nhớ nước” đối với “thương nhà”…. Các phép đối rất chỉnh và rõ, kể cả về chữ và âm.Hay trong bài thơ “Thương vợ” của Tú Xương:

Lặn lội thân cò khi quãng vắng

Eo sèo mặt nước buổi đò đông

Một duyên hai nợ âu đành phận

Năm nắng mười mưa dám quản công.

Phép đối giữa các câu cân xứng và rất chỉnh như “Lặn lội” đối với “eo sèo”, “ quãng vắng” đối với “buổi đò đông”…. Thơ Đường mà câu 3 không đối với câu 4, câu 5 không đối với câu 6 thì gọi là “thất đối”

Bên cạnh đó thì thể thơ này cũng có luật bằng trắc rõ ràng, đặc biệt là nguyên tắc niêm. Những câu niêm với nhau tức là những câu có cùng luật. Hai câu thơ niêm với nhau khi nào chữ thứ nhì của hai câu cùng theo một luật, hoặc cùng là bằng, hoặc cùng là trắc, thành ra bằng niêm với bằng, trắc niêm với trắc. Thường một bài thơ thất ngôn bát cú được niêm: câu 1 niêm với câu 8;câu 2 niêm với câu 3;câu 4 niêm với câu 5;câu 6 niêm với câu 7. Vần là những chữ có cách phát âm giống nhau, hoặc gần giống nhau, được dùng để tạo âm điệu trong thơ. Trong một bài thơ Đường chuẩn, vần được dùng tại cuối các câu 1, 2, 4, 6 và 8. Những câu này được gọi là “vần với nhau”. Những chữ có vần giống nhau hoàn toàn gọi là “vần chính”, những chữ có vần gần giống nhau gọi là “vần thông”. Hầu hết thơ Đường dùng vần thanh bằng, nhưng cũng có các ngoại lệ. Về bố cục, một bài thơ thất ngôn bát cú gồm 4 phần: Đề, thực,luận,kết. Hai cầu đầu tiên,câu một và câu hai là hai câu mở đầu,bắt đầu gợi ra sự việc trong bài. Hai câu thực là hai câu miêu tả, cần đối với nhau về cả thanh và nghĩa. Tiếp đến là hai câu luận, tức suy luận, yêu cầu tương tự như hai câu thực. Và cuối cùng là hai câu kết, khái quát lại sự việc, không cần đối nhau. Trong suốt thời kỳ phong kiến, thể thơ này đã được dùng cho việc thi tuyển nhân tài cho đất nước. Có nguồn gốc từ Trung Quốc, thể thơ này cũng được Việt Nam tiếp thu và sử dụng khá phổ biến, có nhiều bài thơ khá nổi tiếng thuộc thể loại này. Đặc biệt khi Thơ mới xuất hiện, bằng sự sáng tạo của mình, các tác giả đã làm giảm bớt tính gò bó, nghiêm ngặt của luật bằng – trắc để tâm hồn lãng mạn có thể bay bổng trong từng câu thơ.

7 tháng 1 2022

Tham khảo:

 

Thể thơ thất ngôn bát cú được hình thành từ thời nhà Đường. Một thời gian dài trong chế độ phong kiến, thể thơ này đã được dùng cho việc thi cử tuyển chọn nhân tài. Thể thơ này đã được phổ biến ở nước ta vào thời Bắc thuộc và chủ yếu được những cây bút quý tộc sử dụng.

Cấu trúc bài thơ thất ngôn bát cú gồm 8 câu, mỗi câu 7 chữ. Nếu tiếng thứ hai của câu 1 là vẫn bằng thì gọi là thể bằng, là vần trắc thì gọi là thể trắc. Thể thơ quy định rất nghiêm ngặt về luật bằng trắc. Luật bằng trắc này đã tạo nên một mạng âm thanh tinh xảo, uyển chuyển cân đối làm lời thơ cứ du dương như một bản tình ca. Người ta đã có những câu nối vấn đề về luật lệ của bằng trắc trong từng tiếng ở mỗi câu thơ: các tiếng nhất - tam - ngũ bất luận còn các tiếng: nhị - tứ - lục phân minh. Tuy nhiên trong quá trình sáng tác bằng sự sáng tạo của mình, các tác giả đã làm giảm bớt tính gò bó, nghiêm ngặt của luật bằng - trắc để tâm hồn lãng mạn có thể bay bổng trong từng câu thơ. Ví dụ trong bài "Qua Đèo Ngang" được viết theo thể:

Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà
T         T    B      B         T     T   B

Cỏ cây chen đá lá chen hoa
T     B     B      T  T   B    B

Về vần, thể thơ thường có vần bằng được gieo ở tiếng cuối các câu 1-2-4-6-8. Vần vừa tạo sự liên kết ý nghĩa vừa có tác dụng tạo nên tính nhạc cho thơ. Ví dụ trong bài "Qua Đèo Ngang”, vẫn được gieo là vần "a".

Thể thơ còn có sự giống nhau về mặt âm thanh ở tiếng thứ 2 trong các cặp câu: 1 - 8, 2 - 3, 4 - 5, 6 - 7. Chính điều này tạo cho bài thơ một kết cấu chặt chẽ và nhịp nhàng trong âm thanh. Trong bài thơ "Qua Đèo Ngang": câu 1 - 8 giống nhau ở tất cả các tiếng, trừ tiếng thứ 6 (TTBBTB) câu 2-3 giống nhau ở các tiếng 2, 4, 6 (BTB)...

Về đối, thể thơ có đối ngẫu tương hỗ hoặc đối ngẫu tương phản ở các câu: 3 - 4, 5 – 6. Ở bài thơ "Qua Đèo Ngang" câu 3 - 4 hỗ trợ nhau để bộc lộ sự sống thưa thớt, ít ỏi của con người giữa núi đèo hoang sơ, câu 5-6 cùng bộc lộ nỗi nhớ nước thương nhà của tác giả. Các câu đối cả về từ loại, âm thanh, ý nghĩa.


 
Cấu trúc của thể thơ thất ngôn bát cú gồm bốn phần: Hai câu đề nêu cảm nghĩ chung về người, cảnh vật, hai câu thực miêu tả chi tiết về cảnh, việc, tình để làm rõ cho cảm xúc nêu ở hai câu đề; hai câu luận: bàn luận, mở rộng cảm xúc, thường nêu ý tưởng chính của nhà thơ; hai câu kết: khép lại bài thơ đồng thời nhấn mạnh những cảm xúc đã được giãi bày ở trên. Cấu trúc như vậy sẽ làm tác giả bộc lộ được tất cả nguồn cảm hứng sáng tác, ngạch cảm xúc mãnh liệt để viết lên những bài thơ bất hủ.

Còn về cách ngắt nhịp của thể thơ, phổ biến là 3 - 4 hoặc 4 - 3 (2 - 2 - 3; 3 - 2 - 2). Cách ngắt nhịp tạo nên một nhịp điệu êm đềm, trôi theo từng dòng cảm xúc của nhà thơ.

Thể thơ thất ngôn bát cú thực sự là một thể tuyệt tác thích hợp để bộc lộ những tình cảm da diết, mãnh liệt đến cháy bỏng đối với quê hương đất nước thiên nhiên. Chính điều đó đã làm tăng vẻ đẹp bình dị của thể thơ. Có những nhà thơ với nguồn cảm hứng mênh mông vô tận đã vượt lên trên sự nghiêm ngặt của thể thơ phá vỡ cấu trúc vần, đối để thể hiện tư tưởng tình cảm của mình. Tóm lại, thể thơ thất ngôn bát cú mãi mãi là một trang giấy thơm tho để muôn nhà thơ viết lên những sáng tác nghệ thuật cao quý cho đời sau.

7 tháng 1 2022

Thất ngôn bát cú là thể thơ thông dụng trong các thể thơ Đường Luật được các nhà thơ Việt Nam rất ưa chuộng. Đây là hình thức lấy câu thơ bảy chữ làm đơn vị nhịp điệu.

Ra đời từ rất sớm ở Trung Quốc, bắt nguồn từ thơ bảy chữ cổ phong ( thất ngôn cổ thể), đến đời Đường, thơ thất ngôn bát cú phát triển rầm rộ. Trong quá trình giao lưu hội nhập văn hóa một nghìn năm Bắc thuộc, hình thức thơ này đã du nhập vào Việt Nam, được các nhà thơ cổ điển Việt Nam ưa chuộng, tiêu biểu như: Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Khuyến, Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan... Sau năm 1930, các nhà thơ hiện đại, nhất là các nhà thơ thuộc trào lưu thơ mới đã làm một cuộc cách mạng về thi ca, phá bỏ những hình thức niêm luật cứng nhắc của thơ cũ nhưng thể thơ thất ngôn bát cú vẫn được sử dụng. Tuy nhiên ngoài một số ít tác phẩm được viết theo thể thất ngôn bát cú, thơ bảy chữ hiện đại đã có sự thay đổi: gồm nhiều thể thơ nối tiếp nhau, cách gieo vần, niêm luật linh hoạt hơn, hình thức này đã tạo ra những tác phẩm dài hơi, tiêu biểu là bản trường ca "Theo chân Bác" của nhà thơ Tố Hữu.

Thể thơ thất ngôn bát cú có bố cục bốn phần, mỗi phần ứng với hai câu đảm nhận nhưng nhiệm vụ cụ thể. Hai câu đề giới thiệu về thời gian, không gian, sự vật, sự việc. Hai câu thực trình bày, mô tả sự vật, sự việc. Hai câu luận diễn tả suy nghĩ, thái độ, cảm xúc về sự vật, hiện tượng. Hai câu kết khái quát toàn bộ nội dung bài theo hướng mở rộng và nâng cao. Ở một số trường hợp, phần thực và luận có chung nhiệm vụ vừa tả thực vừa luận, ví dụ như hai câu thực và luận trong bài "Qua đèo Ngang" của BHTQ:

"Lom khom dưới núi, tiều vài chú

Lác đác bên sông, chợ mấy nhà."

"Nhớ nước đau lòng con quốc quốc

Thương nhà mỏi miệng cái gia gia"

Luật bằng trắc là 1 trong những yếu tố quan trọng tạo nên nhịp điệu thơ bảy chữ, nó còn gọi là luật về sự phối thanh giữa các tiếng trong từng câu và các câu trong từng khổ, từng bài. Thanh bằng là thanh huyền và thanh ngang, thanh trắc là thanh hỏi, sắc, ngã, nặng. Trong mỗi câu thơ, sự phối thanh được qui định khá chặt chẽ theo quan điểm "Nhất tam ngũ bất luận" (Các tiếng 1, 3, 5 không xét tới) và "Nhị tứ lục phân minh" (Các tiếng 2, 4, 6 qui định rõ ràng). Quan hệ bằng trắc giữa các câu cũng được qui định chặt chẽ. Nếu dòng trên là bằng mà ứng với dòng dưới là trắc thì gọi là đối, ứng với dòng dưới cũng là bằng hoặc ngược lại thì gọi là niêm với nhau. Trong thơ thất ngôn bát cú, quan hệ bằng trắc giữa các các câu trong mỗi phần đề, thực, luận, kết phải đối nhau; còn 1-8, 2-3, 4-5, 6-7 phải niêm với nhau. Theo quan điểm, ta có thể thấy rõ sự qui định nghiêm ngặt về niêm, luật trong thơ thất ngôn bát cú. Chỉ cần dựa vào tiếng thứ hai của câu mở đầu, ta có thể biết bài được viết theo luật bằng hay trắc, ví dụ:.... Tuy nhiên, trong thơ hiện đại không đòi hỏi niêm luật này.

 

Vần là một bộ phận của tiếng không kể thanh và phụ âm đầu (nếu có). Sự phối vần là một trong những nguyên tắc của sáng tác thơ, những tiếng có bộ phận vần giống nhau gọi là hiệp vần với nhau. Khác với thơ lục bát, thơ thất ngôn bát cú gieo vần chân, vần được gieo ở cuối các câu 1, 2, 4, 6, 8.

Ngoài ra, nhịp thơ cũng là một yếu tố quan trọng làm nên nhạc điệu thơ. Cách ngắt nhịp trong thơ không đơn giản là tạo sự ngừng nghỉ trong quá trình đọc mà quan trọng hơn, nó góp phần thể hiện nội dung, ý nghĩa cần biểu đạt. Trong thể loại thơ này, ta có thể ngắt nhịp bốn- ba hoặc ba- bốn nhiều hơn, thông dụng hơn. Tuy nhiên, trong một số tác phẩm, tác giả đã thay đổi cách ngắt nhịp thông thương nhằm phục vụ một ý đồ nghệ thuật nhất định. Ta lấy ví dụ ở bài "Qua đèo Ngang" của BHTQ:

"Lom khom dưới, tiều vài chú

Lác đác bên sông, chợ mấy nhà."

Cách ngắt nhịp 2/2/3 đã phần nào cho ta thấy được sự heo hắt của cảnh vật cùng sự cô đơn, buồn tủi của con người.

Thất ngôn bát cú Đường luật đẹp về sự hài hòa, cân đối, cổ điển với âm thanh trầm bổng, nhịp nhàng, hình ảnh gợi tả, tình ý sâu xa. Dù vậy, nó lại bị gò bó vì nhiều ràng buộc và niêm luật chặt chẽ nên giờ đây rất khó có thể tìm được một bài thơ mới được viết đúng theo thể thất ngôn bát cú Đường luật.

Dù có những hạn chế như vậy nhưng có thể, không có nhà thơ nổi tiếng nào là chưa một lần làm thơ bảy chữ. Thất ngôn bát cú có một chỗ đứng quan trọng trong thơ Việt Nam, nó là minh chứng cho cả một thời đại các nhà thơ nổi tiếng với những bài thơ đã đi vào lịch sử văn học trữ tình.

1 tháng 1 2022

Tuyệt lắm vì Thơ Đường luật hay Thơ luật Đường là thể thơ Đường cách luật xuất hiện từ thời nhà Đường ở Trung Quốc. Là một trong những dạng thơ Đường bên cạnh thơ cổ phong (cổ thể thi), từ, thơ Đường luật đã phát triển mạnh mẽ tại chính quê hương của nó và lan tỏa ra nhiều quốc gia lân bang với tư cách thể loại tiêu biểu nhất của thơ Đường nói riêng và tinh hoa thi ca Trung Hoa nói chung. Thơ Đường luật còn được gọi với tên thơ cận thể để đối lập với thơ cổ thể vốn không theo cách luật ấy.

 

21 tháng 12 2016

1 câu?

4 tháng 1 2018

Nắng gắt trời xanh sóng cuộn trào

Mùa hè trên biển đẹp làm sao

Lênh đênh buồm trắng dân chài lưới

Vượt biển băng khơi đón cá vào