Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 4. Vì sao chúng ta phải tôn trọng sự thật? Liên hệ thực tế bản thân em ?
- Tôn trọng sự thật giúp chúng ta hiểu rõ về sự việc, hiện tượng, từ đó có cái nhìn đúng để giải quyết tốt mọi công việc.
- Người tôn trọng sự thật là người thẳng thắn, trung thực, được mọi người tin tưởng, kính trọng
Liên hệ thực tế bản thân em (tự liên hệ)
Câu 5. Tự lập là gì? Nêu biểu hiện của tính tự lập và biểu hiện trái với tự lập?
*Kháiniệm
Tựlậplàtựlàmlấycáccôngviệcbằngkhảnăngvàsứclựccủamình.
* Biểu hiện của tự lập
- Tự tin, tự làm lấy việc của mình.
- Bản lĩnh, tự mình tìm cách vượt qua khó khăn.
- Có ý chí nỗ lực phấn đấu, kiên trì, bền bỉ thực hiện kế hoạch đã đề ra.
* Biểu hiện trái với tự lập
- Ỷ lại, dựa dẫm vào người khác.
- Trôngchờvào may rủi.
- Sống biệt lập, chỉ biết đến mình, không cần quan hệ, không nhờ ai giúp đỡ việc gì.
Câu 6. Tự lập mang lại ý nghĩa gì cho mỗi chúng ta? Bản thân em đã có những việc làm gì thể hiện tính tự lập?
Ý nghĩa: Tự lập là một trong những đức tính tốt của con người, giúp chúng ta tự làm chủ được suy nghĩ và tự chịu trách nhiệm trước những việc mình làm.
Cách rèn luyện:
- Chủ động làm việc, từ lúc còn nhỏ, từ những việc nhỏ.
- Tự tin vào bản thân.
- Cố gắng, kiên trì và quyết tâm thực hiện công việc.
Bản thân em đã có những việc làm gì thể hiện tính tự lập? (tựliênhệ)
Câu7 . Thế nào là tự nhận thức bản thân? Liệt kê những điểm mạnh , điểm yếu của bản thân mình? Tự nhận thức bản thân mang lại ý nghĩa như thế nào đối với mỗi chúng ta?
* Kháiniệm:
Tự nhận thức bản thân là tự nhận ra những điểm mạnh, điểm yếu, đặc điểm riêng của mình để từ đó hoàn thiện bản thân.
* Ý nghĩa:
Tự nhận thức bản thân giúp chúng ta tin tưởng vào những giá trị của mình để phát huy những ưu điểm, hạn chế nhược điểm và kiên định với những mục tiêu đã đặt ra.
Câu 8. Trình bày cách tự nhận thức bản thân? Bản thân em đã biết phát huy những điểm mạnh , điểm yếu của bản thân như thế nào?
-Tự suy nghĩ, phân tích, đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, sở thích, tính cách của bản thân.
- So sánh những nhận xét, đánh giá của người khác về mình với tự nhận xét, tự đánh giá của bản thân.
- So sánh mình với những tấm gương tốt, việc tốt để thấy mình cần phát huy và cần cố gắng điều gì.
- Lập kế hoạch phát huy ưu điểm và sửa chữa nhược điểm của bản thân.
Câu 9. Vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết một số tình huống liên quan đến yêu thương con người , siêng năng kiên trì, tôn trọng sự thật, tự lập và tự nhận thức bản thân?
Câu 10: Sưu tấm một số câu ca dao tục ngữ nói về tính tự lập, tôn trọng sự thật
Tôn trọng sự thật
Vàng thật không sợ lửa.
- Cây ngay không sợ chết đứng.
- Thật thà mà vật không chết.
- Nói phải củ cải cũng nghe.
- Mất lòng trước, được lòng sau.
- Phải trái phân minh, nghĩa tình trọn vẹn.
Tự lập
- Đói thì đầu gối phải bò.
- Cái chân hay chạy cái giò hay đi.
- Có khó mới có miếng ăn.
- Không dưng ai dễ đem phần đến cho
- Muốn ăn phải lăn vào bếp.
- Có thân thì lo
- Há miệng chờ sung
Tham khảo:
Dựa vào người khác không bằng dựa vào chính mình. Muốn thành công trong cuộc sống, tự lập là năng lực cần có ở mỗi con người. Tự lập là tự làm lấy, tự giải quyết công việc của mình, tự lo liệu, tạo dựng cho cuộc sống của mình, không trông chờ, dựa dẫm phụ thuộc vào người khác. Người có tính tự lập là người có bản lĩnh, luôn tự tin trước cuộc sống, có ý chí nỗ lực phấn đấu, kiên trì bền bỉ, sẵn sàng vượt qua khó khăn, gian khổ để hoàn thành tốt công việc. Người có tính tự lập hường gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống và luôn nhận được sự kính trọng của mọi người. Người không biết tự lập thường sống ích kỉ, dựa dẫm vào người khác, lười biếng, ỷ lại trong công việc, bị mọi người khinh ghét và xa lánh. Là học sinh, muốn có tính tự lập, trước hết phải chăm chỉ học tập tốt, biết tự mình hoàn thành tốt mọi công việc được giao, tự chịu trách nhiệm về công việc mình làm, luôn năng động và sáng tạo trong học tập và trong cuộc sống, không bao giờ chán nản hay lùi bước trước khó khăn trở ngại. Có làm được như vậy, học sinh sẽ sớm hình thành được bản lĩnh tự lập, mai này trở thành người hữ ích, đem sức mình xây dựng quê hương, đất nước.
Dựa vào người khác không bằng dựa vào chính mình. Muốn thành công trong cuộc sống, tự lập là năng lực cần có ở mỗi con người. Tự lập là tự làm lấy, tự giải quyết công việc của mình, tự lo liệu, tạo dựng cho cuộc sống của mình, không trông chờ, dựa dẫm phụ thuộc vào người khác. Người có tính tự lập là người có bản lĩnh, luôn tự tin trước cuộc sống, có ý chí nỗ lực phấn đấu, kiên trì bền bỉ, sẵn sàng vượt qua khó khăn, gian khổ để hoàn thành tốt công việc. Người có tính tự lập hường gặt hái được
-Chúng ta tự lập bằng nhưng công việc có thể tự làm :
+ Tự lập trong sinh hoạt, công việc trong nhà hằng ngày
+ Tự lập trong học tập và rèn luyện
+ Tự lo bản thân và không dựa dẫm vào ba mẹ hay người khác.
Biểu hiện của tính tự lập trong học tập:
- Tự giác học bài, làm bài tập về nhà
- Tự nghiên cứu, tìm tòi các phương pháp học
- Nhờ bạn giúp đỡ nếu gặp bài quá khó chưa làm được.
Biểu hiện của tính tự giác trong sinh hoạt:
- Giúp đỡ bố mẹ công việc nhà sau giờ học tập
- Tự giặt giũ quần áo của mình
- Tự giác chăm sóc và chơi với em để bố mẹ làm việc
- Giúp đỡ ông bà những việc trong gia đình.
Để trở thành 1 người tự lập e cần phải : tự giải quyết công việc của mình , tự lo liệu ,tạo dựng cho cuộc sống của mình ,không trông chờ dựa dẫm , phụ thuộc vào người khác .Để trở thành người có tính tự lập học sinh chúng ta cần phải :rèn luyện tính tự lập ngay khi ngồi trên ghế nhà trường , trong học tập và sinh hoạt hằng ngày.
- Một số biểu hiện của tính tự lập:
+ Sự tự tin.
+ Bản lĩnh cá nhân dám đương đầu với những khó khăn, thử thách.
+ Ý chí nỗ lực phấn đấu, vươn lên trong học tập, trong công việc, trong cuộc sống.
- Một số biểu hiện trái với tính tự lập:
+ Hèn nhát, luôn dựa dẫm vào người khác
+ Ỷ lại, không có trách nhiệm
Cảm ơn bạn nha