K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 11 2021

các yếu tố tự sự và miêu tả có tác dụng làm cho bài thơ nổi bật rõ nét và gợi tả vẻ đẹp của đêm trăng rằm.

* Nếu thấy có ích thì cho mình nha * ^V^

28 tháng 11 2021

Bài thơ “Nguyên tiêu” (Rằm tháng giêng) là một trong những bài thơ nổi tiếng của chủ tịch Hồ Chí Minh. Bài thơ đã khắc họa được khung cảnh thiên nhiên núi rừng Việt Bắc trong đêm trăng cũng như qua đó bày tỏ tấm lòng yêu nước sâu nặng của Người:

“Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,
Xuân giang, xuân thuỷ tiếp xuân thiên;
Yên ba thâm xứ đàm quân sự,
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.”

Có lẽ hình ảnh ánh trăng không còn xa lạ gì trong thơ ca. Ta đã từng bắt gặp ánh trăng nhớ trong thơ Lý Bạch:

“Sàng tiền minh nguyệt quang,
Nghi thị địa thượng sương.
Cử đầu vọng minh nguyệt,
Đê đầu tư cố hương.”

(Đầu giường ánh trăng rọi,
Ngỡ mặt đất phủ sương.
Ngẩng đầu nhìn trăng sáng,
Cúi đầu nhớ cố hương)

Ánh trăng trong thơ Lý Bạch dường như mang nỗi nhớ về quê hương. Còn trong “Rằm tháng giêng” của Hồ Chí Minh, ánh trăng lại mang một ý nghĩa khác.

Nhà thơ đã xây dựng hình ảnh ánh trăng trong một đêm rằm tháng giêng với vẻ đẹp “nguyệt chính viên” - đó là lúc trăng ở vào độ tròn đầy và sáng nhất. Ánh trăng trong đêm rằm vốn đã đẹp nhưng ánh trăng trong đêm rằm tháng giêng lại đẹp hơn cả. Không chỉ vậy, sắc xuân từ ánh trăng giống như đang bao trùm lên mọi cảnh vật khiến cho “sông xuân”, “nước xuân” và “trời cũng thêm xuân”. Từ “xuân” được điệp lại tới ba lần như muốn khẳng định sắc xuân đang lan tỏa khắp không gian. Không gian ấy mở rộng ra cả ba chiều: chiều cao, chiều rộng và chiều sâu làm cho cảnh vật thiên nhiên trở nên rộng lớn hơn chứ không bó hẹp. Sự nối tiếp giữa “sông xuân”, “nước xuân” và “trời xuân” cũng gợi ra vẻ đẹp giao hòa giữa bầu trời và mặt đất đều tràn ngập ánh trăng.

Trong bức tranh thiên nhiên đầy thơ mộng đó, người chiến sĩ cách mạng vẫn không quên đi một nhiệm vụ quan trọng. Những năm tháng chiến tranh, mọi công việc hoạt động cách mạng đều phải diễn ra một cách âm thầm và kín đáo. Chính vì vậy, những người chiến sĩ cách mạng đã lựa chọn thời điểm trong đêm khuya để bàn bạc việc quân việc nước. Vì quá say sưa bàn luận mà họ dường như quên mất đi thời gian, để đến khi công việc đã xong xuôi mới nhận ra đêm đã khuya. Và ánh trăng lúc này cũng là sáng nhất. Hình ảnh “con thuyền” ẩn dụ cho sự thắng lợi của cách mạng. Con thuyền chứa đầy ánh trăng giống như thắng lợi của cách mạng không còn xa nữa. Đó chính là niềm tin của Bác Hồ vào sự nghiệp đấu tranh của dân tộc.

Như vậy, bài thơ “Rằm tháng giêng” đã khắc họa được bức tranh thiên nhiên trong đêm rằm tháng giêng đầy thơ mộng cùng tình yêu nước sâu sắc của Hồ Chí Minh. Không chỉ vậy, người đọc cũng thấy được một tâm hồn thi sĩ đầy tinh tế nhạy cảm của Bác Hồ.

7 tháng 11 2016

a) Cảnh khuya

-Tự sự : kể về việc ngắm cảnh đêm trăng và việc bác chưa ngủ

-Miêu tả : miêu tả tiếng suối, trăng , cây ở rừng Việt Bắc

_Ý nghĩa : làm nổi bật tình yêu thiên nhiên và lòng yêu nước ( t/cảm , cảm xúc tác giả muốn gửi gắm)

b)Tuổi thơ im lặng ( Duy khán)

_tự sự : kể về việc bố ngâm chân , đi làm từ sáng => khuya

Miêu tả : MT bàn chân bố , công việc của bố

Cảm nghĩ : về đôi bàn chân

_ Không có các yếu tố tự sự và miêu tả thì tác giả sẽ không bộc lộ được tình cảm của mình , vì không có đối tượng để tác giả gửi gắm cảm xúc

c) Mục đích

_ Gợi ra đối tượng biểu cảm và gửi gắm cảm xúc

_ Tự sự , miêu tả nhằm khơi gợi cảm xúc, do cảm xúc chi phối chứ ko nhằm mục đích kể , tả lại sự việc , phong cảnh

Chúc bạn học tập vui vẻ!

 

7 tháng 11 2016

đoạn trích nào bn ơi

4 tháng 11 2017

a. Tự sự: kể về việc ngắm cảnh đêm trăng và về việc Bác chưa ngủ.
Miêu tả: miêu tả tiếng suối, trăng, cảnh núi rừng Việt Bắc.
Ý nghĩa: làm nổi bật tình yêu thiên nhiên và lòng yêu nước.
b. Tự sự: kể về việc bố ngâm chân, đi làm từ sáng đến khuya.
Miêu tả: chân của bố, công việc bố làm.
Cảm nghĩ: về bàn chân bố.
Nếu không có nhưzng yếu tố tự sự, miêu tả thì những tình cảm của tác giả đã khoing thể được bộc lộ. Các yếu tố này lgiúp cho tác giả thể hiện caem xúc của mình một cách rõ nét hơn, làm cho bài văn thêm đặc sắc hơn.
c. Gợi ra đối tượng biểu cảm và gửi gắm cảm xúc.
Tự sự, miêu tả nhằm khơi gợi cảm xúc, do cảm xúc chi phối chứ không nhằm mục đích kể lại, tả lại sự việc, phong cảnh.

9 tháng 11 2018

a. Tự sự: kể về việc ngắm cảnh đêm trăng và về việc Bác chưa ngủ.
Miêu tả: miêu tả tiếng suối, trăng, cảnh núi rừng Việt Bắc.
Ý nghĩa: làm nổi bật tình yêu thiên nhiên và lòng yêu nước.
b. Tự sự: kể về việc bố ngâm chân, đi làm từ sáng đến khuya.
Miêu tả: chân của bố, công việc bố làm.
Cảm nghĩ: về bàn chân bố.
Nếu không có những yếu tố tự sự, miêu tả thì những tình cảm của tác giả đã khoing thể được bộc lộ. Các yếu tố này lgiúp cho tác giả thể hiện caem xúc của mình một cách rõ nét hơn, làm cho bài văn thêm đặc sắc hơn.
c. Gợi ra đối tượng biểu cảm và gửi gắm cảm xúc.
Tự sự, miêu tả nhằm khơi gợi cảm xúc, do cảm xúc chi phối chứ không nhằm mục đích kể lại, tả lại sự việc, phong cảnh.

6 tháng 11 2016

 

a) Tìm các yếu tố tự sự và miêu tả trong bài thơ Cảnh khuya (Hồ Chí Minh) và nêu ý nghĩa của chúng đối với bài thơ?
Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa.
Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
(Hồ Chí Minh)
b) Hãy chỉ ra các yếu tố tự sự, yếu tố miêu tả và cảm nghĩ của tác giả trong đoạn trích sau. Nếu không có các yếu tố tự sự và miêu tả thì tình cảm của tác giả có thể bộc lộ được không?
Những ngón chân của bố khum khum, lúc nào cũng như bám vào đất để khỏi trơn ngã. Người ta nói "đấy là bàn chân vất vả". Gan bàn chân bao giờ cũng xám xịt và lỗ rỗ, bao giờ cũng khuyết một miếng, không đầy đặn như gan bàn chân người khác. Mu bàn chân mốc trắng, bong da từng bãi, lại có nốt lấm tấm. Đêm nào bố cũng ngâm nước nóng hòa muối, gãi lấy gãi để rồi xỏ vào đôi guốc mộc. Khi ngủ bố rên, rên vì đau mình, nhưng cũng rên vì nhức chân. Rượu tê thấp không tài nào xoa bóp khỏi. Bố đi chân đất. Bố đi ngang dọc đông tây đâu đâu con không hiểu. Con chỉ thấy ngày nào bố cũng ngâm chân xuống nước xuống bùn để câu quăng. Bố tất bật đi từ khi sương còn đẫm ngọn cây ngọn cỏ. Khi bố về cũng là lúc cây cỏ đẫm sương đêm. Cái thúng câu bao lần chà đi xát lại bằng sắn thuyền. Cái ống câu nhẵn mòn, cái cần câu bóng dấu tay cầm. Con chỉ biết cái hòm đồ nghề cắt tóc sực mùi dầu máy tra tông-đơ, cái ghế xếp bao lần thay vải, nó theo bố đi xa lắm. Bố ơi! Bố chữa làm sao được lành lặn đôi bàn chân ấy: đôi bàn chân dầm sương dãi nắng đã thành bệnh.c)Không biết
10 tháng 11 2016

a) Tự sự: Kể về việc ngắm cảnh đêm trăng và việc Bác chưa ngủ.
Miêu tả: miêu tả tiếng suối, trăng, cây rừng ở Việt Bắc.
Ý nghĩa: làm nổi bật tình yêu thiên nhiên và lòng yêu nước.
b) Tự sự: kể về việc bố ngâm chân, đi làm từ sáng đến khuya.
Miêu tả: chân của bố, công việc bố làm.
Cảm nghĩ: về bàn chân bố.

c) Gợi ra đối tượng biểu cảm và gửi gắm cảm xúc.
Tự sự, miêu tả nhằm khơi gợi cảm xúc, do cảm xúc chi phối chứ không nhằm mục đích kể, tả lại sự việc, phong cảnh.

26 tháng 3 2022

bài thơ nào

19 tháng 10 2021

help

19 tháng 10 2021

tham khảo

1. Đoạn thơ trên thuộc tác phẩm "Lượm" của nhà thơ Tố Hữu
2. Nội dung đoạn thơ đã nói lên tâm hồn trong sáng, tính cách nhí nhảnh, sống hòa đồng và yêu đời, yêu cuộc sống bình yên, no ấm
3. Có 3 phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn văn:
+ Miêu tả ( phương thức chính )
+ Tự sự
+ Biểu cảm
4. Đoạn thơ được viết theo thể thơ 4 tiếng
5. Các từ trên thuộc loại "từ láy", kiểu từ "gợi hình, gợi cảm"
6. Đây là một nhân vật am hiểu cuộc sống, có thể đã từng chứng kiến cảnh chiến tranh, chết chóc mang lại bao đau thương khổ cực cho người dân.