Viết đoạn văn nói về vai trò của tình yêu thương
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
tham khảo:
Lòng yêu thương là sự đồng cảm, chia sẻ, gắn bó, thấu hiểu giữa con người với con người. Đó là một trong những phẩm chất cao đẹp của con người. Lòng yêu thương có sự biểu hiện rất đa dạng và phong phú trong cuộc sống. Chẳng hạn như đó có thể là sự cảm thương, quan tâm, giúp đỡ những người có cảnh ngộ bất hạnh, khó khăn trong cuộc sống; hoặc yêu mến và trân trọng những người có phẩm chất, tình cảm cao đẹp. Trong cuộc sống của chúng ta, lòng yêu thương có một ý nghĩa vô cũng quan trọng vì nó làm cho mối quan hệ giữa người với người trở nên tốt đẹp. Cuộc sống vì thế mà cũng trở nên thân thiện, ấm áp, vui vẻ và hạnh phúc hơn. Ví dụ như trong một gia đình, nếu mọi thành viên thật sự yêu thương, quan tâm, chăm sóc và chia sẻ với nhau mọi khó khăn trong cuộc sống thì chắc chắn sẽ tạo dựng được một không khí gia đình đầm ấm và hạnh phúc. Lòng yêu thương không phân biệt màu da, ngôn ngữ, khoảng cách giàu nghèo sẽ tạo điều kiện làm cho mọi người xích lại gần nhau hơn. Ngoài ra, nhờ lòng yêu thương, mọi người sẽ cùng nhau đoàn kết tạo nên sức mạnh vật chất và tinh thần để động viên nhau cùng nhau vượt qua gian khổ, thử thách, xóa tan những hận thù và cảm hóa được cả những con người lầm lỗi. Nhờ có lòng yêu thương, sự trợ giúp lẫn nhau mà những tai họa do con người hay thiên nhiên gây ra mau chóng được khắc phục, những mảnh đời bất hạnh tìm thấy niềm vui sống, những con người có ước mơ, hoài bão lớn nhưng không có điều kiện thực hiện đã nhanh chóng đạt được điều mình ao ước… Bên cạnh đó, khi chúng ta biết sống yêu thương người khác và nhận được tình yêu thương thì tâm hồn chúng ta sẽ được bồi đắp trở nên trong sáng, cao đẹp hơn. Niềm tin vào con người và cuộc sống vì thế mà sẽ được củng cố, vun vén. Với những ý nghĩa trên, lòng yêu thương cần phải được nhân rộng và trân quý, ca ngợi trong cuộc sống hôm nay. Mỗi chúng ta cần phải sống có lòng yêu thương với tất cả mọi người, sẵn sàng chia sẻ, cảm thông, giúp đỡ người khác. Song song đó, chúng ta cũng cần phải lên án lối sống thiếu tình yêu thương, ích kỉ, vô cảm trước nỗi đau của đồng loại, và thẳng thắn phê phán những kẻ lợi dụng tình thương để thể hiện những ý đồ đen tối, để tự đánh bóng tên tuổi mình.
Refer
Đoạn văn nghị luận về tình yêu thương - Mẫu 4
Xã hội bộn bề với bao nhiêu thứ khiến con người phải lo toan, quên mất đi những tình cảm tốt đẹp đáng trân trọng. Một trong những tình cảm tốt đẹp ấy là tình yêu thương giữa con người vậy con người. Vậy tình yêu thương là gì? Đó là sự đùm bọc san sẻ trong mọi khó khăn và lòng trắc ẩn của con người. Người có tình yêu thương là người luôn giúp đỡ người khác. Thật không khó để bắt gặp những người luôn sẻ chia, đùm bọc lẫn nhau. Chúng ta có thể thấy qua chương trình "Cặp lá yêu thương" của đài truyền hình Việt Nam hay là tấm gương - ca sĩ Thủy Tiên. Chị đã quyên góp một số tiền lớn để giúp bà con Đồng bằng sông Cửu Long vượt qua hạn mặn. Thật vậy, lòng yêu thương là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Lòng yêu thương không chỉ đem đến hạnh phúc cho người khác mà còn giúp tâm hồn bạn nhẹ nhàng hơn, thư thái hơn. Chưa dừng lại ở đó, tình yêu, sự san sẻ, gắn bó với nhau khi gặp khó khăn còn chính là động lực to lớn giúp những "lá rách", mảnh đời bất hạnh vươn lên mạnh mẽ trong cuộc sống. Tuy nhiên, chúng ta phải thật sự tỉnh táo khi dành tình cảm, sự sẻ chia cho người khác. Vì bây giờ có rất nhiều kẻ chuyên đi lợi dụng tấm lòng tốt của người khác để chuộc lợi cho bản thân. Chính vì vậy, mỗi người hãy bồi dưỡng cho mình một tình yêu thương giữa con người với con người, và khi đã nhận sự giúp đỡ của người khác, hãy biết phấn đấu và nỗ lực để không phụ lại lòng tốt của họ.
Em tham khảo:
1.
“Con người vốn sinh ra không phải để tan biến đi như một hạt cát, mà là để lưu dấu trên mặt đất và sống mãi trong trái tim của người khác”. Tình yêu thương như một thứ ánh sáng sưởi ấm tâm hồn mỗi người. Tình yêu thương còn được hiểu chính là sự quan tâm, chăm sóc, là một tình cảm thiêng liêng xuất phát từ trái tim của con người dành cho nhau. Tình thương là những nét đẹp bình dị, trong sáng của tình người. Đó là tình cảm với gia đình, với những người xung quanh và với xã hội. Tình yêu thương có vai trò rất quan trọng đối với cuộc sống mỗi con người. Nó là động lực mạnh mẽ giúp con người có thể nhanh chóng thay đổi cảm xúc, giúp con người hạnh phúc hơn vì cảm nhận được sự quan tâm đến từ phía người trao đi yêu thương. Nó sưởi ấm những con người cô đơn, bất hạnh, truyền cho họ ngọn lửa để vươn lên trong cuộc sống. Nó tạo sức mạnh cảm hóa kì diệu với những con người "lầm đường lạc lối", mang lại niềm hạnh phúc, niềm tin trong cuộc sống. Ngoài ra tình yêu thương chính là cơ sở để con người hoàn thiện nhân cách, tạo dựng một xã hội có văn hóa. Trong văn học ta có thể thấy qua Thị Nở, Thị Nở với tình yêu thương của một người đàn bà đã kéo Chí Phèo từ vực sâu của tội lỗi trở lại làm người với khát vọng lương thiện cháy bỏng. Hay như như các bạn mọi miền Tổ Quốc quyên góp chút sức lực để ủng hộ miền trung gặp phải bã lũ. Tuy nhiên ngoài xã hội vẫn có những người sống thiếu tình thương, lạnh lùng vô cảm trước cuộc sống. Đó là những con người càn đáng lên án. Các bạn à! Hãy trao đi khi có thể vì hạnh phúc thật sự là khi ta biết cho đi, đem tình yêu của mình đến muôn nơi.
2.
Trong góc học tập của mỗi người học trò đều có một cái bàn. Cái bàn là một đồ dùng học tập và sinh hoạt rất thân thiết với mỗi chúng ta thời cắp sách.
Vật liệu để làm bàn học thường bằng gỗ. Phần lớn bằng gỗ thường. Mặt bàn là một hình chữ nhật, dài độ 120 cm, rộng 60 cm, bằng gỗ tấm hoặc gỗ dáng. Cái bàn theo kiểu cổ có bốn chân và chiếc ngăn kéo. Cái bàn theo kiểu mới có ngăn phụ chạy song song với mặt bàn, phía bên phải là một cái buồng có chiều cao độ 60- 70 cm, rộng độ 50 cm, chiều dài 60 cm bằng chiều rộng mặt bàn, chứa được bao nhiêu thứ. Người thợ mộc đã dùng hai tấm ván gỗ, vừa tạo thành chân bàn, vừa để làm ngăn bàn đựng đồ dùng, sách vở; cái bàn trở nên vuông vắn, vững chắc.
Mặt bàn có thể bằng gỗ tấm bào nhẵn hoặc bằng gỗ dán phẳng lì được sơn hoặc đánh véc-ni màu, bóng lộn, đẹp mắt. Bàn được kê vào một nơi hợp lí trong gian nhà, thường gần cửa sổ, hướng ra sân ra vườn, nơi có ánh sáng chiếu rọi vào làm cho góc học tập được thoáng đãng.
Trên mặt bàn của người học sinh nào cũng có ít sách vở, cái đèn bàn, cái đồng hồ và một vài thứ đồ dùng học tập khác. Có thể đặt một lọ hoa nhỏ, trang trí một vài tranh ảnh đẹp cắt từ họa báo. Chỉ nhìn qua những thứ xếp đặt, bày biện... trên mặt bàn, là có thể hiểu được phần nào đạo đức, nếp sống, nếp sinh hoạt và tinh thần học tập của cô, cậu học trò - chủ nhân của cái bàn ấy.
Ngoài học ở trường ban ngày, học trò còn phải từ học ở nhà. Mỗi tối, mặt bàn được ánh đèn chiếu sáng, trở thành nơi học bài, làm bài của người học trò. Thời gian tự học gắn liền với cái bàn có thể dài, ngắn khác nhau, càng học lên cao, nhiều học sinh có thể ngồi học bài, làm bài đến 10-11 giờ khuya mới đi ngủ.
Ngày xưa, cái bàn học của các nho sinh gọi là cái án thư. Nguyễn Trãi có câu thơ Quốc âm: "Án sách, cây đèn hai bạn cũ”. Trong những năm dài “nấu sử sôi kinh”, cái đèn, cái bàn (án thư) trở thành người bạn vô cùng thân thiết với cậu tú, ông cống, ông nghè tương lai.
Cái bàn phải đi liền với cái ghế; cái ghế để ngồi học, ngồi đọc sách, làm bài.
Cạnh cái bàn học thường có tủ sách hoặc giá sách. Cái bàn là một vật dụng bình dị, thân thiết, nó phản ánh đầy đủ nhất nền nếp, truyền thống hiếu học của bất cứ gia đình nào, người học sinh nào. Gia đình văn hoá phải có góc học tập, cái bàn học đàng hoàng cho tuổi trẻ, cho con cái thời cắp sách.
Yêu thương con người là quan tâm, giúp đỡ làm những điều tốt đẹp cho người khác, nhất là những lúc gặp hoạn nạn, khó khăn. Biết yêu thương người khác là sẵn sàng giúp đỡ, thông cảm sẻ chia, biết tha thứ, hi sinh cho người khác. Ai cũng cần có lòng yêu thương con người bởi đó là truyền thống quý báu của dân tộc, cần được giữ gìn và phát huy. Người sống biết yêu thương luôn được mọi người kính nể, quý trọng, có được cuộc sống thanh thản và hạnh phúc. Họ luôn là người có giàu nghị lực để vượt qua khó khăn, thử thách đạt đến thành công. Ngược lại, những ai sống vô cảm, ích kỉ, chỉ biết đến bản thân không những bản thân không hạnh phúc mà người khác cũng xa lánh, khinh bỉ. Học sinh rất cần hình thành, rèn luyện và bồi dưỡng tình yêu thương con người, sống chan hòa, thân ái, yêu thương, cảm thông, tương trợ và giúp đỡ người khác. Không tham lam, đố kị, khinh ghét người khác, đặc biệt là những người nghèo khó, hoặc đang trong khó khăn hoạn nạn. Cuộc sống có thể khó khăn hơn khi ta sống vì người khác nhưng chắc chắn sẽ tốt đẹp hơn, hạnh phúc hơn. Chính lòng yêu thương con người mang lại cho chúng ta những giá trị chân thực của cuộc sống, hoàn thiện bản thân mình và có được một cuộc sống ý nghĩa.
2. Đoạn văn nghị luận ngắn về lòng yêu thương con ngườiCon người ta sinh ra, được sống trên đời đã là một hạnh phúc lớn. Nhưng có lẽ được sống trong lòng của người khác còn là hạnh phúc lớn hơn. Đó chính là khi có cảm giác yêu thương và được yêu thương.
Tình yêu thương là thứ tình cảm tốt đẹp mà con người dành cho nhau. Tình thương là những nét đẹp bình dị, trong sáng của tình người, lòng nhân hậu, sự khoan dung, cao thượng, vị tha và công lí. Đó có thể là tình cảm gia đình, tình bằng hữu, tình yêu lứa đôi, tình người nói chung. Nó có thể là thứ tình cảm vun đắp, xây dựng trong một thời gian dài nhưng cũng có thể chỉ là một niềm thương cảm chực trào dâng khi ta gặp một hoàn cảnh nào đó. Yêu thương chính là khi ta cảm thông quan tâm giúp đỡ người có cảnh ngộ bất hạnh, khó khăn trong cuộc sống, yêu mến và trân trọng những người có phẩm chất đạo đức tốt, tình cảm cao đẹp.
Nhưng dù với bất cứ biểu hiện nào thì tình yêu thương cũng luôn mang lại những điều kì diệu riêng cho cả người cho đi và nhận về nó. Cái hạnh phúc mà tình yêu thương đem lại dành cho cả hai phía. Bên cạnh đó, yêu thương còn là lực hấp dẫn kéo con người ta xích lại gần nhau, tạo thành khối thống nhất, gây dựng những mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người.
Song trong cuộc sống hiện đại ngày nay, còn có những kẻ sống lạnh lùng như một cỗ máy, vô hồn vô cảm, chỉ biết sống cho mình, luôn đố kị ganh ghét, xung đột, cướp đoạt, là mối hiểm họa lớn cho xã hội mà ta cần lên án và bài trừ. Yêu thường đem lại hạnh phúc cho nhân loại, chỉ có yêu thương mới xoa dịu những ngăn cách giàu nghèo, những bất đồng đố kị, làm cho xã hội văn minh tươi đẹp.
Hãy dành tình thương của mình cho mọi người thật nhiều. Hạnh phúc thật sự chỉ đến khi ta biết mạnh dạn cho đi, hãy đem tình thương của mình gửi đến muôn đời như cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã nhắn nhủ : “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng, để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi”.
3. Viết đoạn văn về tình yêu thương trong cuộc sốngTình yêu thương giúp con người trở nên hạnh phúc, vui vẻ, một con người biết yêu thương chính là người có nhân cách đẹp, và luôn hướng đến những thứ tốt đẹp, hoàn mỹ hơn. Tình yêu thương giống như một chiếc túi khổng lồ mà nhân loại không định nghĩa được. Nó trừu tượng đến mức khó hiểu. Nhìn đứa trẻ mồ côi nằm ở hàng ghế đá, nhìn cụ già đang mon men đi xin ăn, nhìn người dân miền trung đang chịu những cơn bão, người thì bị chết, gia đình ly tán, của cải mất mát chúng ta cảm thấy sao xót xa, sao đau lòng quá. Tình yêu thương chính là sự lo lắng cho người với người, dù chưa từng gặp mặt, dù chị là sự lướt quá, nhưng trái tim con người là thế, tình yêu thương là vô tận. Và rồi, vì yêu vì thương chúng ta sẵn sàng giúp đỡ, bỏ tâm huyết chăm lo xây dựng các nhà tình thương tình nghĩa, để bao bọc các em nhỏ mồ côi, để cho các cụ già neo đơn có một mái nhà, để những người tàn tật, những trẻ em bị mắc bệnh hiểm nghèo có thể được chữa trị. Dù là âm thầm giúp đỡ, hay công khai giúp đỡ, họ đều không cần mọi người biết đến, không cần mọi người tuyên dương, ghi danh. Chỉ cần nơi nào có tình yêu thương, nơi đấy thật ấm áp, và hạnh phúc.Thật tuyệt vời vì trên thế giới con người luôn xuất hiện tình yêu thương. Mỗi chúng ta hãy nuôi dưỡng trong trái tim mình những viên đá ngũ sắc yêu thương để tô vẻ cho đời màu sắc của hòa bình, của hạnh phúc. Tình yêu thương chính là một phẩm chất đạo đức nhân cách cao quý mà ai ai cũng nên có và phát huy.
4. Đoạn văn 200 chữ về tình yêu thươngTình yêu thương sẽ như ánh nắng ấm áp của mùa xuân mang đến cho mọi người. Nếu như bạn không cảm nhận được năng lượng của nó thì việc bạn cần chỉ là để ý thêm một chút là có thể nhận ra được. Nó chính là tình cảm thiêng liêng của đấng sinh thành với con cái, là tình cảm khăng khít của anh em, tình làng nghĩa xóm, sự chân thành của những người bạn hay cũng chính là tình thương giữa người với người. Suy cho cùng, yêu thương lại chính là loại vũ khí lợi hại nhất của con người. Bởi nó có khả năng chuốc say gã xấu xa trong tâm can ta, nó có khả năng thức tỉnh một trái tim đong đầy yêu thương, và nó còn có khả năng dìu bước con người ta hướng thiện nữa! Một Chí Phèo được mệnh danh là “con quỷ dữ của làng Vũ Đại ngày ấy”, sau cuộc gặp gỡ định mệnh và nhận được tình thương của Thị Nở, với bát cháo hành nồng nàn yêu thương của Thị đã cảm hóa Chí. Ấy chẳng phải là sức mạnh của tình yêu thương hay sao! Đừng biến cuộc sống của bạn trở nên vô vị và cằn cỗi như mảnh đất bị bỏ hoang! Hãy thử gieo lên mảnh đất tâm hồn mình những hạt giống yêu thương, rồi ánh ban mai sẽ khẽ hôn nhẹ để chúng vươn mình và lan tỏa yêu thương đi muôn nơi. Bạn biết không, được yêu thương là một hạnh phúc nhưng yêu thương người khác lại càng hạnh phúc hơn.
5. Đoạn văn suy nghĩ về ý nghĩa của tình yêu thương con ngườiTình yêu thương là biểu hiện cao đẹp nhất cho mối quan hệ giữa người với người trong cuộc sống. Tình yêu thương là một khái niệm trừu tượng của thế giới tinh thần, được hiểu là tình cảm yêu mến, thương cảm, gắn bó sâu sắc giữa người với người, thậm chí là giữa người với động vật, thực vật. Tình yêu thương là tình cảm xuất phát từ trái tim, được biểu hiện phong phú, đa dạng thông qua hành động, cử chỉ, lời nói của con người như đồng cảm, giúp đỡ, đoàn kết, kính trọng. Đó có thể là tình yêu thương giữa người người thân quen, bạn bè, thầy cô,… cũng có thể là tình yêu thương giữa những con người xa lạ, những con người cùng khổ, cùng đồng cảm với nhau trong cuộc sống. Trong cuộc sống, tình yêu thương giúp con người trở nên gần gũi, thấu hiểu và gắn bó với nhau hơn, từ đó xây dựng một xã hội văn minh, giàu giá trị nhân văn nhân đạo. Người sống có tình yêu thương sẽ được mọi người yêu quý, kính trọng và giúp đỡ. Ngược lại, nếu ta sống vô cảm, ích kỉ, không có tình thương thì sẽ nhận lại những hậu quả thích đáng, đó là sự xa lánh, lạnh nhạt của những người xung quanh. Vì vậy, mỗi chúng ta cần hiểu rõ giá trị của tình yêu thương, bởi: “Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình”.
THAM KHẢO:
Viết đoạn văn về tình yêu quê hương đất nướcĐoạn văn mẫu số 1
Quê hương, đất nước có vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi người. Bởi vậy, chúng ta cần có tình yêu quê hương, đất nước. Đó là tình cảm gắn bó, yêu mến và tự hào của con người dành cho quê hương, đất nước của mình. Từ xưa đến nay, dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống yêu quê hương, đất nước. Lịch sử dân tộc đã phải trải qua nhiều năm đấu tranh chống lại kẻ thù xâm lược. Bất kì một thời đại nào, nhân dân cũng đoàn kết một lòng để đánh bại kẻ thù, giành lại độc lập cho đất nước. Hòa bình lặp lại, chúng ta lại cùng chung tay để khắc phục hậu quả của chiến tranh, xây dựng lại quê hương giàu đẹp. Hiện tại, tình yêu quê hương, đất nước được xuất phát từ những điều nhỏ bé. Chúng ta yêu cánh đồng quê hương, xóm làng thân thuộc hay con đường vẫn đi qua. Thế hệ trẻ cần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp này.
Đoạn văn mẫu số 2Tình yêu quê hương, đất nước là tình cảm gắn bó, yêu mến và tự hào về quê hương, đất nước. Ở mỗi hoàn cảnh khác nhau, tình cảm đó lại được biểu hiện theo một cách riêng. Nếu trong những năm tháng chiến tranh, nhân dân Việt Nam cùng đồng lòng để đánh bại kẻ thù xâm lược, giành lại chủ quyền lãnh thổ của đất nước. Biết bao nhiêu con người đã hy sinh không tiếc tuổi thanh xuân. Thì khi đất nước được hòa bình, chúng ta lại yêu quê hương, đất nước với nhiều hành động khác. Mỗi người luôn nhớ về nguồn cội, biết ơn thế hệ trước. Chúng ta cố gắng học tập để trở về xây dựng quê hương, đất nước. Hay ý thức cần phải coi trọng, giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc. Tình yêu quê hương, đất nước cũng có thể đến từ nhiều điều nhỏ bé như yêu con đường, xóm làng hay cánh đồng… Như vậy, chúng ta cần hiểu được tầm quan trọng và ý thức phát huy tình cảm tốt đẹp này.
Đoạn văn mẫu số 3“Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường
Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ:
“Ai bảo chăn trâu là khổ?”
Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao”
(Quê hương, Giang Nam)
Tình yêu quê hương, đất nước là tình cảm thật đẹp đẽ, thiêng liêng. Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, con người Việt Nam vẫn giữ gìn và phát huy tình cảm tốt đẹp đó. Trong quá khứ, rất nhiều thế hệ đ ã ngã xuống để bảo vệ cho nền độc lập, hòa bình của dân tộc. Đến hiện tại, tình yêu quê hương đất nước lại được thể hiện qua nhiều hành động khác nhau. Chúng ta cố gắng học tập thật tốt để tương lai góp phần xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp. Tích cực tham gia các hoạt động tuyên truyền, giới thiệu những nét đẹp truyền thống của quê hương, đất nước đến nhân dân trong nước và quốc tế. Ý thức trách nhiệm, cũng như tinh thần quyết tâm bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ chủ quyền lãnh thổ của quốc gia, những nét đẹp truyền thống văn hóa lâu đời… Mỗi người hãy nuôi dưỡng tình cảm tốt đẹp này, để xứng đáng với nguồn gốc của mình.
Đoạn văn mẫu số 4Tình yêu quê hương, đất nước là một thứ tình cảm tốt đẹp. Trước hết, tình yêu quê hương, đất nước là sự gắn bó, yêu mến của con người với quê hương, đất nước của mình. Từ xưa đến nay, dân tộc Việt Nam vẫn luôn tự hào với truyền thống yêu nước vẻ vang. Trải qua những năm tháng chiến tranh ác liệt, biết bao con người đã ngã xuống để giành lại nền độc lập dân tộc, bảo vệ cuộc sống của nhân dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh - khi còn trẻ vốn là một chàng thanh niên giàu lòng yêu nước, chứng kiến cảnh nước mất nhà tan nhân dân lầm than khổ cực, Người đã quyết tâm ra đi và tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc. Trong suốt những năm bôn ba nước ngoài, Bác luôn nhớ về mảnh đất quê hương, với một lòng mong mỏi, yêu thương. Bác chính là tấm gương sáng cho lòng yêu quê hương, đất nước. Khi đất nước đã bước vào thời đại hòa bình, tình yêu quê hương đất nước lại thể hiện qua những hành động giản dị. Lòng yêu xóm làng thân thuộc, cánh đồng lúa chín hay con người thôn quê. Tinh thần nỗ lực học tập để tương lai trở về xây dựng quê hương, đất nước. Hay ý chí kiên quyết bảo vệ chủ quyền quốc gia, nét đẹp truyền thống dân tộc. Mỗi người dân Việt Nam hãy luôn giữ được tình cảm thiêng liêng, quý giá đó trong trái tim của mình.
Đoạn văn mẫu số 5Yêu nước là một truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam. Tình yêu quê hương, đất nước có thể được hiểu là sự gắn bó, yêu mến của con người với quê hương, đất nước. Trong lịch sử dân tộc đã có hàng nghìn năm chống lại kẻ thù phương Bắc. Sau đó, chúng ta phải kể đến hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ. Trong bất cứ thời đại nào, nhân dân Việt Nam vẫn đồng lòng, chung sức vì một tình yêu to lớn. Thế trẻ hôm nay cần phải giữ gìn và phát huy truyền thống quý giá đó. Từ việc nhỏ nhất là cố gắng học tập tốt, rèn luyện phẩm chất để trở thành những công dân có ích cho đất nước. Đến việc lớn lao như kiên quyết bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của đất nước. Dù nhỏ bé hay lớn lao thì cũng đều là tấm lòng đáng trân trọng. Tinh thần yêu nước chắc chắn sẽ là một sức mạnh to lớn để đất nước Việt Nam, con người Việt Nam ngày càng phát triển.
Đoạn văn mẫu số 6Dân tộc Việt Nam vốn giàu truyền thống. Một trong những truyền thống quý giá đó là lòng yêu nước. Tình yêu dành cho quê hương, đất nước - thứ tình cảm mà bất cứ con người nào cũng cần phải có. Nhờ có tình yêu đó, dân tộc ta đã vượt qua những khó khăn. Trong quá khứ là các cuộc kháng chiến để bảo vệ lãnh thổ của đất nước. Nhiều người con đã ngã xuống vì tinh thần: “Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”. Đến với thời điểm hiện tại, tình yêu quê hương, đất nước lại được thể hiện ở phương diện khác. Mỗi người khi tiếp thu văn minh hiện đại của nước ngoài dựa trên nguyên tắc “hòa nhập chứ không hòa tan”. Nhiều thanh niên tài năng với những phát minh khoa học được thế giới công nhận lại nguyện trở về Việt Nam xây dựng sự nghiệp. Nhiều sinh viên vừa mới tốt nghiệp, tình nguyện trở về quê hương để xây dựng cho quê hương mình. Bên cạnh đó, không ít người sẵn sàng chạy theo lối sống thực dụng, ăn chơi sa đọa, lãng phí, sống tự do, cá nhân, vô tổ chức… Đó là những hành động đáng phê phán và tránh xa. Chúng ta - những con người Việt Nam hãy luôn dặn lòng phải giữ cho mình một tình yêu dành cho quê hương, đất nước.
Đoạn văn mẫu số 7“Quê hương là gì hở mẹ
Mà cô giáo dạy phải yêu
Quê hương là gì hở mẹ
Ai đi xa cũng nhớ nhiều…”
Những lời trong bài thơ Quê hương của Đỗ Trung Quân đã gợi ra những suy từ về tình yêu quê hương đất nước. Đầu tiên, tình yêu quê hương, đất nước là một tình cảm yêu mến và gắn bó sâu sắc, chân thành đối với những sự vật, con người thuộc về nơi chúng ta sinh ra và lớn lên. Con người Việt Nam vốn giàu tình yêu quê hương, đất nước. Từ xưa đến nay, nhân dân ta luôn phát huy điều đó trong mọi hoàn cảnh. Từ quá khứ hào hùng của thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung… Cho đến những năm kháng chiến chống Pháp, Mỹ thì tinh thần đó lại càng sáng ngời. Tinh thần yêu nước không phân biệt tuổi tác, giới tính hay giai cấp. Bất kì ai, nếu đã là người Việt Nam thì đều mang trong mình lòng yêu quê hương, đất nước. Tình yêu quê hương, đất nước là một thứ tình cảm thiêng liêng. Nhưng có những người lại quên đi nguồn cội của mình. Điều đó thật đáng lên án và phê phán. Mỗi người dân Việt Nam cần ý thức nuôi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước.
Đoạn văn mẫu số 8Quê hương, đất nước - tiếng gọi thật thiêng liêng mà giàu tình cảm. Đối với mỗi người cũng như với em, tình yêu quê hương, đất nước là vô cùng quan trọng. Em sinh ra và lớn lên ở một vùng quê thuộc ngoại thành của thủ đô Hà Nội. Đó là một vùng quê trù phú, yên bình và tuyệt đẹp. Những cánh đồng lúa bát ngát một màu vàng ươm. Con đường làng như một dải lụa vắt ngang qua cánh đồng. Dòng sông Hồng đỏ nặng phù sa quanh năm cung cấp cho đồng ruộng quê em những tinh túy của đất trời. Không chỉ có thiên nhiên mà con người cũng đáng quý, họ sống rất thật thà và nồng hậu. Người dân quê em làm ăn vất vả, bận rộn quanh năm. Nhưng họ vẫn luôn lạc quan, yêu đời. Tất cả khiến em thêm yêu quê hương của mình nhiều hơn. Hôm nay, với sự phát triển của khoa học công nghệ, quê hương của em cũng đang trở nên hiện đại hơn. Nhiều ngôi nhà cao tầng được xây dựng. Đường phố trở nên khang trang, tập nập. Những cửa hàng đẹp đẽ, rộng lớn… Càng tự hào về quê hương của mình bao nhiêu, em tự nhủ phải cố gắng học tập bấy nhiêu. Trong tương lai, em sẽ trở về để xây dựng quê hương mình ngày một giàu đẹp hơn nữa.
Đoạn văn mẫu số 9Nhà bác học Louis Pasteur đã từng khẳng định: “Học vấn không có quê hương, nhưng người học phải có tổ quốc”. Qua câu nói trên, người đọc đã cảm nhận được tầm quan trọng của quê hương, đất nước đối với con người. Bởi vậy mà chúng ta cần phải có tình yêu quê hương, đất nước. Đó chính là sự yêu mến và gắn bó sâu sắc, chân thành đối với những sự vật, con người thuộc về nơi chúng ta sinh ra và lớn lên. Trong quá khứ, dân tộc Việt Nam đã luôn phát huy truyền thống yêu nước. Chúng ta đã cùng nhau đoàn kết đánh thắng kẻ thù xâm lược, bảo vệ nền độc lập của đất nước. Biết bao chàng trai, cô gái đã ra đi khi tuổi đời còn quá trẻ. Đến ngày hôm nay, tình yêu đó vẫn được giữ gìn. Sự biết ơn, yêu mến của mỗi học sinh, sinh viên với những người đã sinh thành, dạy dỗ chúng ta. Cũng có thể đến từ sự bảo vệ và phát huy những nét văn hóa truyền thống tốt đẹp lâu đời của dân tộc. Đặc biệt là lòng quyết tâm chiến đấu bảo vệ đất nước của mỗi con người trong những lúc gian nguy rình rập (chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh…). Trong bất kì hoàn cảnh nào, tình yêu quê hương đất nước cũng vô cùng quan trọng.
Đoạn văn mẫu số 10Tình yêu quê hương, đất nước - một thứ tình cảm cao quý trong cuộc sống. Lòng yêu nước được hiểu là sự gắn bó, yêu mến của con người với quê hương, đất nước. Từ đó mà chúng ta mong muốn được cống hiến, xây dựng quê hương, đất nước ngày một tốt đẹp hơn. Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống yêu nước nồng nàn. Điều đó không chỉ được thể hiện trong những năm chiến tranh. Mà còn ngay trong thời bình, khi chúng ta cùng nhau chung tay xây dựng và phát triển quê hương, đất nước. Đôi khi, lòng yêu quê hương, đất nước cũng đến từ những hành động vô cùng đơn giản: dọn dẹp đường làng ngõ xóm, học tập chăm chỉ… Nhờ có tình yêu này mà chúng ta sẽ vượt qua được những khó khăn trong cuộc sống, sống tích cực hơn và nỗ lực để trở thành người có ích cho xã hội. Vậy mà có những người lại quên đi nguồn cội của mình. Họ rời bỏ quê hương hoặc thậm chí là tìm cách chống phá đất nước (để lộ bí mật quốc gia, hiện tượng chảy máu chất xám…). Đó là những hành vi đáng lên án, cần phải tránh xa. Tình yêu quê hương, đất nước trong mọi hoàn cảnh đều vô cùng quan trọng. Bởi vậy thế hệ trẻ hôm nay hãy giữ gìn thứ tình cảm thiêng liêng đó.
Đoạn văn mẫu số 11Quê hương có một vị trí quan trọng trong lòng mỗi người. Mỗi người dân Việt Nam đều có tình cảm thiêng liêng gắn bó với quê hương xứ sở của mình. Đối với những con người lao động, nhất là người nông dân, họ đã gắn bó mật thiết với quê hương. Từ lúc cất tiếng khóc chào đời, cho đến những năm tháng tuổi thơ đẹp đẽ. Trong công việc hay cuộc sống gia đình, và cho tới lúc nhắm mắt họ đã sống gắn liền với làng quê. Tình cảm yêu quê hương đất nước là một truyền thống tốt đẹp và đáng quý của dân tộc Việt Nam. Cho dù có ở nơi xa nhưng mỗi người vẫn luôn nhớ về quê nhà của mình. Quê hương như một người mẹ hiền ôm ta vào lòng và dành cho ta những gì tốt đẹp nhất. Quê mẹ là nơi ấp ủ tình yêu thương. Nơi nuôi ta lớn, dạy dỗ, an ủi che chở cho ta. Quê hương - hai tiếng thân thương mỗi lần nghe thấy chúng ta không khỏi xúc động bồi hồi. Tình yêu quê hương đã ăn sâu vào máu thịt, đi sâu vào lòng mỗi con người. Vì vậy nếu ai chưa nhận thức chưa có tình cảm gắn bó với xứ sở của mình thì hẳn họ chưa được coi là trưởng thành. Quê hương đi vào lòng con người một cách rất tự nhiên. Người ta có thể nhớ tới quê hương đất nước của mình chỉ qua một món ăn bình dị hay một địa danh đã gắn liền với những kỷ niệm đẹp.
Đoạn văn suy nghĩ về tình yêu quê hương, đất nước Lớp 7Đoạn văn mẫu số 1
“Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
Đất nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa…” mẹ thường hay kể”
(Đất nước, Nguyễn Khoa Điềm)
Đó là những cảm nhận về đất nước của riêng nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm. Còn đối với tôi, đất nước là tất cả những gì gần gũi, thân thương nhất: là mảnh đất nơi ta cất tiếng khóc chào đời, là nơi có những người thân yêu, là nơi có mái đình cổ kính, có cây đa già và có cả những điều thân thuộc vô cùng gắn bó …. Và như thế, tình yêu đất nước nói ra cũng thật giản đơn, yêu đất nước chính là yêu gia đình, yêu xóm làng thân quen, yêu những lũy tre bờ đê, yêu từng cánh đồng lúa chín… Tình yêu đất nước bắt nguồn từ những điều bình dị thân quen như thế và biểu hiện ra trong đời sống hằng ngày. Với những người lính tình yêu đất nước là sẵn sàng hy sinh, xả thân vì Tổ quốc. Với những người dân là cố gắng làm việc để xây dựng gia đình, xã hội. Với những em nhỏ là cố gắng học tập để góp phần kiến thiết quê hương… Tình yêu đất nước lúc nào cũng thường trực trong mỗi con người. Chúng ta cần phải luôn ý thức được trách nhiệm của bản thân trong việc bảo vệ đất nước, sẵn sàng cống hiến khi Tổ quốc cần, cố gắng lao động tích cực xây dựng xã hội vững mạnh… Tình yêu đất nước là một tình cảm giản dị nhưng thiêng liêng và cao quý vô cùng như nhà thơ Xuân Diệu đã từng ca ngợi: “Tình yêu Tổ quốc là đỉnh núi bờ sông”.
Đoạn văn mẫu số 2Đối với em, cứ nhắc đến quê hương là lòng em lại dâng trào biết bao niềm tự hào. Quê hương em là nơi chôn rau cắt rốn, là nơi đã nuôi nấng em thành người. Nơi đây đã ghi lại bao kỷ niệm ngọt ngào, vui buồn của tuổi thơ em. đó là những ngày em được sống bên bố mẹ được bố mẹ yêu thương. Ngày nắng chói chang mẹ vừa quạt vừa ru em ngủ. Mùa đông lạnh già bố ủ ấm cho em bằng tình yêu thương của người. Quê hương cũng là nơi cho em những người bạn hiền, bạn tốt. Những người bạn cùng em học tập. cùng em chăn trâu cắt cỏ trên bờ đê. Những người bạn đã cùng em sẻ chia bao nỗi buồn vui. Em còn nhớ những thầy cô đã dạy dỗ em. Những lời giảng, những nét bút, tiếng nói, đã khắc sâu trong trái tim em. Làm sao em có thể quên được những con người đáng yêu đáng quý ở nơi yêu dấu của mình? Quê hương còn cho em những hàng cây xanh mướt, những bãi nương dâu, màu xanh tươi của đồng lúa. Chao ôi! biết ơn và tự hào biết mấy quê hương yêu dấu của em.
Đoạn văn mẫu số 3Nhắc đến quê hương mình, lòng em dâng lên biết bao niềm yêu mến, tự hào. Quê hương em, đó là nơi cha mẹ sinh ra em và nuôi lớn em thành người. Nơi đây ghi dấu bao kỉ niệm ngọt ngào của tuổi thơ. Đó là những ngày đầu tiên em chập chững biết đi, em bi bô biết nói. Ngày nắng chói chang mẹ thức đêm quạt cho em ngủ. Đêm đông lạnh giá, cha ủ ấm cho em bằng hơi ấm của của người. Quê hương cũng là nơi cho em những người bạn quý trong đời. Người bạn cùng em chăn trâu cắt cỏ, người bạn cùng em thả diều, bắt cá và cũng chính người bạn ấy cùng em tới lớp tới trường, sẻ chia bao niềm vui nỗi buồn với em. Em còn nhớ đến những thầy cô đã góp công dạy em khôn lớn. Từng lời thầy giảng, từng nét bút của cô còn như in dấu trong em như những âm thanh, hình ảnh thiêng liêng nhất trong đời. Làm sao em quên được những hàng cây xanh mướt, những con đường giản dị, những bờ mương trong mát, và bầu trời lồng lộng tiếng sáo diều... Chao ôi! Biết ơn và tự hào biết mấy về quê hương yêu dấu này.
Đoạn văn mẫu số 4Bất cứ ai trong cuộc sống này cũng có một quê hương, một Tổ quốc trong tim. Ngay từ bé, tôi đã được mẹ nói cho nghe về những truyền thống lịch sử dân tộc, những văn hóa cổ truyền đặc sắc của quê hương. Từ đó trong tôi đã dồi dào một lòng yêu quê hương, đất nước từ bao giờ không hay. Quả thực, đây là một thứ tình cảm cao quý mà ai cũng cần có trong mình. Vì quê hương là nơi ta sinh ra và lớn lên, nuôi dưỡng tâm hồn ta, cho ta sự sống. Đó là cội nguồn để hướng về, nơi chôn rau cắt rốn mà bất cứ ai cũng không thể phủ nhận. Bên cạnh đó, con người ta có được cuộc sống hòa bình, hạnh phúc, ấm no như ngày hôm nay là nhờ công lao của biết bao thế hệ ông cha ta ngày trước đã kiên cường dựng nước và giữ nước, không ngại đổ máu xương để chống lại kẻ thù xâm lược. Vậy nên, cần biết trân trọng và yêu thương Tổ quốc này vì từng tấc đất mà ta đang ở đều được đánh đổ bằng bao mồ hôi công sức của thế hệ trước.
Đoạn văn mẫu số 5Tình yêu quê hương là một tình yêu thường trực trong tâm hồn mỗi con người. Bởi quê hương là nơi ta sinh ra, lớn lên và có những kỉ niệm về một tuổi thơ êm đềm. Quê hương gắn với những chiều ngả mình trên lưng trâu, lim dim đôi mắt nhìn bầu trời xanh và lắng nghe tiếng sáo diều. Quê hương gắn với những cánh cò, những rặng tre rì rào, những cánh đồng lúa chín thơm vàng ửng. Quê hương gắn với giọt mồ hôi của mẹ, của cha, gắn với tiếng đưa võng kẽo kẹt cùng lời ru của bà... Nhắc đến quê hương thôi là mở ra cả một bầu trời thương nhớ. Những kỉ niệm thơ bên những người thân thương sao mà êm đềm đến thế. Tình yêu quê hương còn là tình cảm gắn bó với giang sơn, đất nước, với lãnh thổ thiêng liêng của dân tộc. Nhà văn Nga, I-li-a Ê-ren-bua đã từng nói: “Lòng yêu nhà, yêu làng xóm trở nên lòng yêu Tổ quốc”. Quê hương nào không là một phần máu thịt của tổ quốc, giang sơn. Yêu quê hương là một biểu hiện của lòng yêu Tổ quốc.Dựng xây quê hương cũng là một cách xây dựng đất nước mình, cho đất nước ngày một giàu đẹp hơn. Tình yêu quê hương , đất nước là cội nguồn của những tình cảm cao đẹp trong tâm hồn mỗi con người. Phải biết yêu mình, yêu lấy mảnh đất mình được sinh ra và lớn lên thì mới có thể yêu thương người khác, yêu thương những mảnh đất mà trong cuộc đời ta sẽ đi qua. Yêu quê hương đất nước không chỉ là yêu vẻ đẹp sơn thuỷ hữu tình của những danh lam thắng cảnh mà còn là tình yêu, niềm tự hào với nền văn hoá, văn hiến, với lịch sử hào hùng của dân tộc. Chúng ta có quyền tự hào về những chiến công vang dội trong quá khứ, đánh đuổi giặc ngoại xâm, giữ gìn bản sắc dân tộc suốt mấy nghìn năm lịch sử. Là một người con Việt Nam, ghi nhớ lời Bác Hồ dạy “Các Vua Hùng đã có công dựng nước. Bác cháu ta phải cùng nhau giữ nước” Dải đất hình chữ S thân thương đánh đổi bằng biết bao xương máu của thế hệ cha anh. Vì vậy mỗi chúng ta phải biết trân trọng những hy sinh lớn lao ấy, trân trọng và bảo vệ tổ quốc, xây dựng một đất nước Việt Nam ngày một giàu đẹp sánh vai với các cường quốc trên trường quốc tế.
Đoạn văn mẫu số 6Tình yêu quê hương đất nước là tình cảm yêu mến và gắn bó sâu sắc, chân thành đối với những sự vật, con người thuộc về nơi chúng ta sinh ra và lớn lên. Nhờ có tình yêu đó mà con người không ngừng cố gắng để xây dựng và phát triển quê hương, dựng xây đất nước. Một thứ tình cảm đầy thiêng liêng luôn thường trực trong trái tim mỗi con người. Dân tộc Việt Nam có một lòng yêu nước nồng nàn. Điều đó được thể hiện từ những buổi đầu dựng nước và giữ nước. Lịch sử dân tộc chứng kiến hơn một nghìn năm Bắc thuộc với biết bao mất mát, đau thương. Nhưng không thời nào là không có anh hùng đứng lên lãnh đạo nhân dân chống lại kẻ thù. Không thời nào là nhân dân không chung lòng đấu tranh để bảo vệ đất nước. Nhưng những năm tháng hào hùng nhất có lẽ phải kể đến cuộc đấu tranh kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ. Dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam - Người cũng là tấm gương sáng ngời cho lòng yêu nước thương dân sâu sắc, nhân dân Việt Nam đã đoàn kết một lòng đánh bại kẻ thù xâm lược. Biết bao nhiêu chàng trai, cô gái - họ ra đi khi tuổi đời còn quá trẻ, mang trong trái tim mình tình yêu với mảnh đất quê hương, để rồi không ngại hy sinh thân mình vì chính mảnh đất ấy. Ngày hôm nay, khi nhân loại được hưởng nền hòa bình hiếm hoi. Tình yêu quê hương, đất nước có lẽ xuất phát từ những điều thật bình dị. Đó có thể là lòng biết ơn, yêu mến những người đã sinh ra, dạy dỗ chúng ta. Hay là mong muốn học tập để mai này trở về xây dựng quê hương ngày một giàu đẹp. Cũng có thể đến từ sự bảo vệ và phát huy những nét văn hóa truyền thống của quê hương. Đặc biệt là lòng quyết tâm chiến đấu bảo vệ đất nước của mỗi con người trong những lúc gian nguy rình rập (chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh…). Chính vì vậy, thế hệ trẻ hôm nay được sống trong một thế giới hòa bình, cần phải ý thức giữ gìn tình yêu quê hương, đất nước.
Đoạn văn mẫu số 7“Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người”
Tình yêu quê hương, đất nước là một tình cảm tình cảm yêu mến và gắn bó sâu sắc, chân thành đối với những sự vật, con người thuộc về nơi chúng ta sinh ra và lớn lên. Tình yêu quê hương, đất nước giúp cho con người trở nên tốt đẹp hơn, không quên đi nguồn cội của chính mình. Đó còn là động lực để bản thân sống có trách nhiệm hơn với gia đình, quê hương, đất nước. Tình yêu nước được biểu hiện qua những hành động cụ thể. Có thể là trong quá khứ với biết bao nhiêu người con đã nguyện hy sinh tính mạng để bảo vệ nền độc lập của tổ quốc. Hay trong hiện đại là việc tiếp thu văn minh hiện đại của nước ngoài dựa trên nguyên tắc “hòa nhập chứ không hòa tan”. Nhiều thanh niên tài năng với những phát minh khoa học được thế giới công nhận lại nguyện trở về Việt Nam xây dựng sự nghiệp. Nhiều sinh viên vừa mới tốt nghiệp, tình nguyện trở về quê hương - những vùng miền núi xa xôi… Vậy mà có nhiều bạn trẻ lại sẵn sàng chạy theo lối sống thực dụng, ăn chơi sa đọa, lãng phí, sống tự do, cá nhân, vô tổ chức… Họ quên đi nguồn cội của mình, rời bỏ quê hương hoặc thậm chí là tìm cách chống phá đất nước (để lộ bí mật quốc gia, hiện tượng chảy máu chất xám…). Từ đó sẽ góp phần quan trọng trong công tác bảo vệ, giữ gìn và phát triển đất nước ngày một cường thịnh. Mỗi cá nhân hãy biết bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước và có những hành động cụ thể để bảo vệ và xây dựng quê hương, đất nước ngày một phát triển. Đồng thời cũng cần lên án và tránh xa những hành vi gây hại đến quê hương, đất nước. Quê hương, đất nước - là nơi gắn bó máu thịt với mỗi người. Chính vì vậy hãy giữ gìn tấm lòng yêu nước của chính mình.
Đoạn văn mẫu số 8“Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi”
(Quê hương, Đỗ Trung Quân)
Quê hương, đất nước là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Bởi vậy chắc hẳn ai cũng đều dành cho quê hương, đất nước một tình yêu mãnh liệt. Tình yêu đó có thể được thể hiện qua những lời thơ, câu hát. Những cụ thể nhất vẫn là những hành động cụ thể, thiết thực. Con người Việt Nam vốn có truyền thống yêu nước nồng nàn. Trong quá khứ, nhân dân ta đã cùng nhau đồng lòng để chống lại biết bao kẻ thù xâm lược. Hàng nghìn năm Bắc thuộc, đến thực dân Pháp hay đế quốc Mỹ. Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào thì lòng tình yêu đó vẫn là điểm tựa sức mạnh để giúp nhân dân ta chiến thắng. Bởi vậy thế hệ trẻ hôm nay cần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó của ông cha ta. Mỗi bạn trẻ cần cố gắng học tập tốt, nghiêm chỉnh chấp hành nội quy của trường, lớp cũng như biết yêu thương bạn bè, kính trọng thầy cô và những người xung quanh. Đồng thời, cần phải xác định cho bản thân một ước mơ, một lý tưởng để cố gắng hoàn thành nó và trở thành người có ích trong tương lai. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn những thanh niên có nhận thức hết sức lệch lạc. Bên cạnh đó, nhiều người có lối sống sai lầm, lệch lạc. Họ chạy theo lối sống ích kỉ, thực dụng để rồi có những việc làm ảnh hưởng đến lợi ích của quê hương, đất nước. Như vậy, mỗi người cần nuôi dưỡng để tình yêu quê hương, đất nước luôn cháy trong trái tim mình.
Đoạn văn mẫu số 9Hồ Chủ tịch đã từng khẳng định rằng: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước”. Điều đó đã được chứng minh qua từng trang sử vẻ vang của dân tộc. Trước hết, tình yêu quê hương, đất nước là sự gắn bó, yêu mến của con người với quê hương, đất nước. Trong quá khứ, nhân dân ta luôn thể hiện được tình cảm đó. Thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung… - năm tháng nào cũng có những con người đứng lên để bảo vệ đất nước. Đặc biệt nhất trong hai cuộc kháng chiến chống lại thực dân Pháp, đế quốc Mỹ thì tinh thần đó lại càng sáng ngời. Trong thời hiện đại, tình yêu quê hương đất nước đến từ những điều bình dị. Chúng ta yêu lời kể chuyện của bà, yêu tiếng hát ru của mẹ. Chúng ta yêu xóm làng thân thuộc, yêu cánh đồng lúa chín thơm. Hay cũng có thể là những hành động thật lớn lao như học tập tốt để mai này trở về xây dựng quê hương ngày một giàu đẹp, bảo vệ và phát huy những nét văn hóa truyền thống của quê hương và lòng quyết tâm chiến đấu bảo vệ đất nước của mỗi con người trong những lúc gian nguy rình rập như chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh…. Dù là nhỏ bé hay lớn lao thì tình yêu đó tin chắc sẽ còn tồn tại mãi với thời gian. Bởi tình yêu quê hương, đất nước chính là truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam.
Đoạn văn mẫu số 10Tình yêu quê hương, đất nước là sự gắn bó, yêu mến của con người với quê hương, đất nước của mình. Tình cảm này đã được nhân dân ta giữ gìn và phát huy từ trong quá khứ đến thời hiện tại. Lịch sử dân tộc ta đã trải qua những năm tháng dựng nước, giữ nước. Nhân dân ta đã cùng nhau đoàn kết để đánh bại những kẻ thù xâm lược. Từ kẻ thù phương Bắc đến thực dân Pháp hay đế quốc Mỹ. Ở bất cứ thời đại nào, luôn có những con người sẵn sàng hy sinh tính mạng để bảo vệ mảnh đất của quê hương, đất nước. Còn khi đất nước đã bước vào thời đại hòa bình, tình yêu quê hương đất nước lại thể hiện qua những hành động giản dị. Chúng ta cố gắng học tập tốt, rèn luyện phẩm chất để trở thành những công dân có ích cho đất nước. Hay như việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu văn hóa nước ngoài một cách có chọn lọc. Tình yêu quê hương, đất nước chính là một sức mạnh lớn ảnh hưởng đến sự tồn vong của một dân tộc.
Đoạn văn mẫu số 11Quê hương, đất nước là một phần trong cuộc sống của con người. Tình yêu dành cho quê hương, đất nước là thứ tình cảm mà bất cứ con người nào cũng cần phải có. Trong quá khứ, dân tộc Việt Nam đã phải trải qua nhiều năm tháng chiến tranh. Chúng ta luôn giữ trong tim một tình cảm nồng cháy dành cho mảnh đất thân thương. Để rồi có biết bao con người đã ra đi - “Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh” - để đất nước có được nền độc lập, tự do. Còn trong thời hòa bình, tình yêu quê hương đất nước lại biểu hiện theo một cách khác. Chúng ta yêu những điều giản dị như câu chuyện của bà, lời hát ru của mẹ. Chúng ta yêu con đường làng thân quen, cánh đồng lúa chín… Những điều nhỏ bé, giản dị nhưng lại là một phần máu thịt không thể thiếu. Tuy nhiên, một bộ phận không nhỏ đã có lối sống sai lầm, thậm chí gây ra những hành động ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước. Mỗi con người Việt Nam hãy nuôi dưỡng cho mình thứ tình cảm tốt đẹp, đáng giữ gìn - tình yêu quê hương, đất nước.
Đoạn văn mẫu số 12Một trong những tình cảm tốt đẹp là tình yêu quê hương, đất nước. Hiểu đơn giản tình yêu quê hương, đất nước là sự gắn bó, yêu mến của con người với quê hương, đất nước của mình. Dân tộc Việt Nam đã trải qua rất nhiều cuộc đấu tranh để chống lại kẻ thù xâm lược. Rất nhiều thế hệ đã nằm xuống, họ ra đi khi tuổi đời còn rất trẻ. Trong thời hòa bình, tình yêu quê hương đất nước lại được biểu hiện qua những hành động thật giản dị. Tuổi trẻ cố gắng học tập thật tốt để tương lai cống hiến cho đất nước. Sự tiếp thu văn hóa nước ngoài có chọn lọc, mà vẫn giữ gìn được bản sắc dân tộc. Hay tinh thần quyết tâm bảo vệ đất nước khi gặp phải gian nguy… Bên cạnh đó, nhiều người có lối sống ích kỉ, có những suy nghĩ và hành động gây ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước. Bởi vậy, mỗi người Việt Nam hãy nuôi dưỡng tình cảm tốt đẹp này trong trái tim mình - tình yêu quê hương, đất nước.
Đoạn văn mẫu số 13Tình yêu quê hương, đất nước là một tình cảm đẹp đẽ. Đó là sự gắn bó, yêu mến và tự hào của con người với quê hương, đất nước của mình. Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, tình cảm này vẫn được giữ gìn và phát huy. Trong những năm chiến tranh, người dân Việt Nam đã cùng nhau đánh bại kẻ thù xâm lược, giành lại độc lập cho đất nước và tự do cho nhân dân. Còn trong thời đại hòa bình, tình yêu quê hương, đất nước lại đến từ những hành động rất đơn giản. Chúng ta yêu những gì thuộc về quê hương như xóm làng quen thuộc, cánh đồng lúa chín hay con sông hiền hòa. Chúng ta cố gắng học tập thật tốt, trở thành những con người thành công để góp phần xây dựng quê hương giàu đẹp. Vậy mà vẫn còn nhiều người sống ích kỉ, chạy theo lối sống vật chất. Điều đó thật đáng lên án, phê phán. Mỗi người cần hiểu rằng, tình yêu quê hương đất nước chính là nguồn sức mạnh to lớn cần được giữ gìn và trân trọng.
Đoạn văn mẫu số 14“Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ…”
(Bài học đầu cho con, Đỗ Trung Quân)
Chắc hẳn, mỗi người đều có quê hương, đất nước của mình. Và tình yêu quê hương, đất nước là một tình cảm thiêng liêng, quan trọng. Dân tộc Việt Nam được biết đến với truyền thống yêu nước. Trong quá khứ, chúng ta đã phải trải qua nhiều năm tháng chiến tranh. Dù trong hoàn cảnh khó khăn thế nào, tình yêu quê hương đất nước vẫn cháy bỏng trong trái tim mỗi người. Nhiều thế hệ đã hy sinh cho nền độc lập của dân tộc. Khi đất nước có được hòa bình, tình yêu đó lại đến từ những hành động khác. Nhiều người đã cố gắng học tập để trở về xây dựng quê hương, đất nước. Chúng ta luôn coi trọng, giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc. Hay lòng tự hào trước quá khứ hào hùng của đất nước… Nhưng vẫn còn một bộ phận không nhỏ đã có lối sống ích kỉ và vô cảm, họ có những hành động ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước. Tình yêu quê hương, đất nước thật đáng trân trọng, là nguồn động lực để mỗi công dân tự khẳng định chính mình.
Đoạn văn mẫu số 15Quê hương, đất nước là nơi gắn bó với mỗi người. Tình yêu quê hương, đất nước là một tình cảm đẹp đẽ. Đó là s ự gắn bó, yêu mến và tự hào của con người với quê hương, đất nước của mình. Từ quá khứ cho đến hiện tại, tình cảm đó vẫn luôn được lưu giữ và phát huy một cách mạnh mẽ. Trong quá khứ, dân tộc Việt Nam phải chịu áp bức, bóc lột trước nhiều kẻ thù xâm lược. Nhưng bất cứ thời đại nào, chúng ta cũng đoàn kết một lòng để giành lại độc lập, tự do cho đất nước, cho nhân dân. Ở thời hòa bình, tình yêu quê hương, đất nước lại đến từ những hành động rất đơn giản. Mỗi người ra sức cố gắng học tập thật tốt, trở thành những con người có ích cho xã hội. Nhiều bạn trẻ sau khi học tập xong, không ở lại thành phố mà trở về để xây dựng quê hương dẫu biết còn nhiều khó khăn. Có đôi khi, tình yêu quê hương, đất nước chỉ đơn giản là yêu mến cánh đồng, xóm làng, con đường… đã rất đỗi quen thuộc. Bên cạnh đó, vẫn có rất nhiều người chạy theo lối sống vật chất, quên đi nguồn cội của bản thân. Hành động này thật đáng lên án, phê phán. Chúng ta cần giữ gìn tình yêu quê hương đất nước, bởi đó chính là nguồn sức mạnh to lớn.
Tình cảm gia đình là tình cảm cao đẹp và thiêng liêng. Trong tình cảm gia đình có sự yêu thương của cha và mẹ. Tình yêu này nuôi dưỡng biết bao tâm hồn của mỗi con người. Có người hỏi : Vì sao lại cho rằng tình yêu gia đình lại khác với tình yêu học trò,...?(Dấu chẩm lửng : Liệt kê sự việc còn xảy ra). Vì khi bạn vấp ngã hay khi bạn mệt mỏi, tình yêu gia đình sẽ bù đắp cho bạn, sẽ giúp đỡ bạn coi đó như là lời động viên.Tình yêu gia đình! Gia đình là nơi sinh ra ra; ôm ấp, chở che ta khôn lớn; là tổ ấm, mái ấm của mỗi người (Dấu chấm phẩy ngăn cách giữa 2 vế một câu ghép, thay cho từ nối) Nơi ấy có tổ tiên, ông bà, cha mẹ, anh em, vợ chồng sống gắn bó, yêu thương, máu thịt với nhau. Mối quan hệ đó là quan hệ bền chặt, sống chết, sướng khổ có nhau, khó có thể lìa xa.Vì thế, tình yêu gia đình là thứ tình yêu thiêng liêng, sâu nặng nhất, nó thể hiện phẩm chất cao quý của mỗi con người.
B ơi, viết lại giúp m đc ko? M hỏi là tình yêu thương trong đời sống con người, ko phải tình cảm gia đình!
1)
Thu về mang cho bầu trời bộ áo mới trong xanh, gửi một chút se lạnh trong làn gió và những tia nắng vàng màu hoa cúc. Như bao bạn học sinh khác, hôm nay em dậy sớm để đến trường dự lễ khai giảng năm học mới. Con đường đất đỏ thân quen hôm nay vui hẳn lên bởi tiếng cười nói của các bạn học sinh mang màu áo trắng tinh khôi. Hương hoa sữa hòa quyện vào mùi cỏ đồng nội thơm lạ kì. Những vòng quay xe đạp đưa em đến trường bằng niềm vui và lòng háo hức...Ồ! Em chợt nhận ra ngôi trường thân yêu của mình nằm giữa những ngôi nhà mái bằng san sát nhau.. Sau ba tháng hè, trường em như khoác trên mình một bộ áo mới: nào là cờ hoa, băng rôn,... Trên cổng chính là dòng chữ đỏ chói “NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG NĂM HỌC MỚI 2012- 2013”. Cánh cổng hôm nay mở rộng đón chào các bạn học sinh vào năm học mới. Bước vào sân trường là không khí náo nức, rộn rã ngày khai giảng chợt ùa vào trong tim. Sân trường hôm nay như nhỏ hơn bởi những dòng người cùng niềm vui, niềm háo hức ngày khai trường về dự lễ. Đây là những bạn học sinh mới bước chân vào ngôi trường THCS với sự hồi hộp và lạ lẫm. Kia là các bạn lớp trên đang vui mừng quàng vai bá cổ nhau sau ba tháng hè dài... Khắp sân trường tràn ngập tiếng nói cười...
2)
Công bằng mà nói, giáo dục đạo đức trong nhà trường chưa đáp ứng được yêu cầu của tình hình mới. Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng môi trường sư phạm không phải là “ốc đảo” trong xã hội ta, một xã hội có bộ phận không nhỏ bị thoái hóa, biến chất, sống theo lối sống thực dụng, vô cảm. Mặt trái của kinh tế thị trường đã và đang tấn công như vũ bão vào văn hóa truyền thống tốt đẹp của chúng ta. Bước ra khỏi cổng trường, học sinh phải đối mặt với rất nhiều tệ nạn xã hội như cảnh dòng người chen chúc hỗn độn trên đường lúc tan tầm, cảnh đánh chửi nhau như cơm bữa trên hè phố...Và cách đây chưa lâu trẻ em được tận mắt chứng kiến cảnh người lớn phá tan tành phố hoa xuân của Hà Nội.
Khi về nhà, không ít học sinh tận mắt chứng kiến cảnh bố mẹ cãi chửi, thậm chí đánh nhau, được nghe bố mẹ bàn về những mánh lới làm ăn, nghe bố mẹ than phiền những bức xúc ở cơ quan với hàng loạt chuyện ghen ăn, tức ở, chuyện hối lộ, chạy chức chạy quyền...Tất cả những yếu tố trên đã ảnh hưởng đến sự hình thành văn hóa học đường trong nhà trường hiện nay.
Văn hóa học đường được tạo dựng nên bởi nhiều yếu tố nhưng quan trọng nhất, quyết định nhất theo tôi là ba yếu tố. Đó là nhà trường, đội ngũ thầy cô giáo và vai trò của cha mẹ học sinh.
3)
Mẹ không chỉ là người đã cho con một hình hài và nuôi dưỡng con nên người mà mẹ còn là cô giáo đầu đời của con.Mẹ đã phải dành rất nhiều thời gian luôn bên con để cùng con đọc sách, nói chuyện, cười đùa, mẹ dạy con học chữ, dạy con học hát, dạy con đạo lí làm người. Với tâm tình dịu hiền, đảm đang, người mẹ dạy con mình nên người, biết sống theo đạo lí với bản chất lương thiện. Niềm hạnh phúc của người mẹ là mong muốn được nhìn thấy con mình trở thành những người hữu ích cho gia đình, quê hương và xã hội.Trong gia đình, thường thì người cha giáo dục con cái về chí hướng, sự nghiệp và nghị lực; còn người mẹ thường thiên về bồi dưỡng tâm hồn và tình cảm cho con. Nhờ công lao sinh thành, dưỡng dục của những người mẹ hiền, nhiều người con đã thành đạt, hiển vinh, nhiều người con đã thành những anh hùng, thậm chí đã trở thành thiên tài. Một văn hào đã từng nói: “ Không có phụ nữ thì không có người mẹ. Không có người mẹ thì không có các anh hùng”.Một gia đình có nề nếp, gia phong thì cha mẹ là tấm gương cho con cái noi theo. Trong đó, vai trò giáo dục con cái vẫn thuộc về người mẹ đúng như câu tục ngữ mà dân gian vẫn lưu truyền: “Phúc đức tại mẫu”. Dù trong mọi hoàn cảnh nào, mẹ vẫn luôn là người bao dung, che chở, dõi theo bước con đi. Trên bước đường thành công của ***** luôn là hậu phương, là chỗ dựa vững chắc nhất của con về mọi mặt. Mẹ luôn là bờ vai ấm áp để cho con tựa vào, mỗi lúc con vui mẹ vui cùng con, lúc buồn con sà vào lòng mẹ để được mẹ ôm ấp, vỗ về, động viên: ***** hãy mạnh mẽ lên và tiếp bước trên con đường tương lai. Những gì mẹ dành cho con, những gì mẹ dạy cho con sẽ là hành trang con mang theo suốt cuộc đời. Mẹ là người thầy đầu tiên và cũng là người thầy suốt đời của con.Ngày nay, vai trò của người mẹ càng được đề cao. Mẹ không chỉ là người mẹ hiền đảm đang, gìn giữ hạnh phúc gia đình mà còn là những nhà khoa học, những vị lãnh đạo, những cán bộ có năng lực…Chính vì thế, ảnh hưởng của người mẹ đối với việc giáo dục con cái cũng thay đổi theo chiều hướng tích cực.
4)Sống ở đời, ai cũng hiếu, con người ta sinh ra, lớn lên và trưởng thành là nhờ có cha mẹ. Không có cha mẹ sẽ không có chúng ta. Ngay từ khi sinh ra, ta đã phải chịu ơn mẹ mang nặng đẻ đau chín tháng mười ngày. Theo thời gian, ta lớn lên là nhờ có dòng sữa ngọt ngào và miếng cơm manh áo mà cha mẹ đã phải đổ mồ hỏi sôi nước mắt mới mang lại được. Suốt tuổi thơ của ta, ta được cha mẹ nâng niu, chiều chuộng. Những bài học đầu tiên của cha và những lời ru của mẹ đã khiến cho tuổi thơ của ta trôi qua êm đềm. Ngay cừ những bước đi đầu tiên, mới chập chừng vào đời, ta đã có cha mẹ dìu dắt. Cha mẹ là những ngọn đèn mà suốt cuộc đời họ soi sáng con đường cho chung ta đi. Ngày ta thực sự trưởng thành có lẽ chính là ngày vui nhất trong đời cha mẹ. Mặc cho tuổi xuân của mình vùn vụt trôi qua, cha mẹ đã hi sinh cả cuộc đời mình cho con cái, để đánh đổi lấy những sợi tóc bạc ngày một nhiều thêm. Chính vì vậy mà để ghi nhớ đền đáp công lao to lớn của cha mẹ, ta luôn luôn phải hiếu thảo và vâng lời cha mẹ. Khi ở gần cha mẹ, ta phải làm cho cha mẹ vui lòng để bù đắp lại những ngày tháng vất vả mà cha mẹ đã nuôi nâng dạy dỗ ta. Suốt cuộc đời của mình, không lúc nào ta không kính trọng, biết ơn và thương yêu cha mẹ. Khi còn nhỏ, ta phải học tập chăm chỉ, ngoan ngoãn, không để cha mẹ buồn lòng. Khi cha mẹ đau ốm, ta sẽ luôn ở bên cha mọ và tận tình chăm sóc. Khi trưởng thành dù có di đâu, ta cũng luôn nhớ về cha mẹ, và ta phải giáo dục con cháu ta sau này luôn luôn ghi nhớ công ơn của ông bà. Có vậy thì ta mới thực sự là một người con hiếu thảo.
Em tham khảo:
“Con người vốn sinh ra không phải để tan biến đi như một hạt cát, mà là để lưu dấu trên mặt đất và sống mãi trong trái tim của người khác”. Tình yêu thương như một thứ ánh sáng sưởi ấm tâm hồn mỗi người. Tình yêu thương còn được hiểu chính là(trợ từ) sự quan tâm, chăm sóc, là một tình cảm thiêng liêng xuất phát từ trái tim của con người dành cho nhau. Tình thương là những nét đẹp bình dị, trong sáng của tình người. Đó là tình cảm với gia đình, với những người xung quanh và với xã hội. Tình yêu thương có vai trò rất quan trọng đối với cuộc sống mỗi con người. Nó là động lực mạnh mẽ giúp con người có thể nhanh chóng thay đổi cảm xúc, giúp con người hạnh phúc hơn vì cảm nhận được sự quan tâm đến từ phía người trao đi yêu thương. Nó sưởi ấm những con người cô đơn, bất hạnh, truyền cho họ ngọn lửa để vươn lên trong cuộc sống. Nó tạo sức mạnh cảm hóa kì diệu với những con người "lầm đường lạc lối", mang lại niềm hạnh phúc, niềm tin trong cuộc sống. Ngoài ra tình yêu thương chính là cơ sở để con người hoàn thiện nhân cách, tạo dựng một xã hội có văn hóa. Trong văn học ta có thể thấy qua Thị Nở, Thị Nở với tình yêu thương của một người đàn bà đã kéo Chí Phèo từ vực sâu của tội lỗi trở lại làm người với khát vọng lương thiện cháy bỏng. Hay như như các bạn mọi miền Tổ Quốc quyên góp chút sức lực để ủng hộ miền trung gặp phải bã lũ. Tuy nhiên ngoài xã hội vẫn có những người sống thiếu tình thương, lạnh lùng vô cảm trước cuộc sống. Đó là những con người càn đáng lên án. Các bạn à! Hãy trao đi khi có thể vì hạnh phúc thật sự là khi ta biết cho đi, đem tình yêu của mình đến muôn nơi.
Tham khảo
Mẫu 1Tình yêu thương giúp con người trở nên hạnh phúc, vui vẻ, một con người biết yêu thương chính là người có nhân cách đẹp, và luôn hướng đến những thứ tốt đẹp, hoàn mỹ hơn. Tình yêu thương giống như một chiếc túi khổng lồ mà nhân loại không định nghĩa được. Nó trừu tượng đến mức khó hiểu. Nhìn đứa trẻ mồ côi nằm ở hàng ghế đá, nhìn cụ già đang mon men đi xin ăn, nhìn người dân miền trung đang chịu những cơn bão, người thì bị chết, gia đình ly tán, của cải mất mát chúng ta cảm thấy sao xót xa, sao đau lòng quá. Tình yêu thương chính là sự lo lắng cho người với người, dù chưa từng gặp mặt, dù chị là sự lướt quá, nhưng trái tim con người là thế, tình yêu thương là vô tận. Và rồi, vì yêu vì thương chúng ta sẵn sàng giúp đỡ, bỏ tâm huyết chăm lo xây dựng các nhà tình thương tình nghĩa, để bao bọc các em nhỏ mồ côi, để cho các cụ già neo đơn có một mái nhà, để những người tàn tật, những trẻ em bị mắc bệnh hiểm nghèo có thể được chữa trị. Dù là âm thầm giúp đỡ, hay công khai giúp đỡ, họ đều không cần mọi người biết đến, không cần mọi người tuyên dương, ghi danh. Chỉ cần nơi nào có tình yêu thương, nơi đấy thật ấm áp, và hạnh phúc.Thật tuyệt vời vì trên thế giới con người luôn xuất hiện tình yêu thương. Mỗi chúng ta hãy nuôi dưỡng trong trái tim mình những viên đá ngũ sắc yêu thương để tô vẻ cho đời màu sắc của hòa bình, của hạnh phúc. Tình yêu thương chính là một phẩm chất đạo đức nhân cách cao quý mà ai ai cũng nên có và phát huy.
Tham khảo nhé
Lòng yêu thương là một trong những phẩm chất cao đẹp của không chỉ mỗi cá nhân mà của cả nhân loại. Đối với tuổi trẻ, những con người đang bước vào ngưỡng cửa cuộc đời, cần trau dồi trí tuệ nhưng nhất định không thể bỏ quên một giá trị cơ bản nhất khi làm người, đó là biết trân trọng giá trị của tình yêu thương. Tình yêu thương là những xúc cảm phát ra tự đáy tâm hồn biểu hiện sự chia sẻ, thấu hiểu, đồng cảm với đồng loại. Nếu không biết yêu thương những cảnh đời bất hạnh; nếu không biết trân trọng những người có phẩm chất, tình cảm cao đẹp và không biết nghiêm khắc rèn luyện, trau dồi nhân phẩm mình; không biết để cho trái tim mình trỗi lên những xúc cảm yêu thương thì đó là người có trái tim “tật nguyền” về cảm xúc hay nói cách khác là vô cảm. Từ muôn đời nay, mối quan hệ giữa mẫu tử, phụ tử bao giờ cũng thiết lập bởi tình yêu thương và vì thế nó trở thành những tình cảm thiêng liêng bậc nhất của nhân loại. Cũng chính vì thế, mà mối tình cảm ấy đã đi vào đời sống văn chương và nó trở thành những vần thơ, những câu chuyện giàu tính nhân văn nhất. Bài thơ “Thư gửi mẹ” của Ê-xê-nhin – thi hào Nga đã lay động biết bao nhiêu trái tim con người. Câu chuyện Chử Đồng Tử trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam làm ta nhớ mãi về tấm lòng của Chử Cù Văn – người cha hết mực thương còn. Và còn biết bao câu chuyện về tình yêu thương khác nữa đã làm ngời sáng giá trị của tình người, tình đời. Mỗi mùa hè đến, những sinh viên với chiếc áo xanh của niềm tin và hi vọng đã lặn lội khắp nơi giúp đỡ những đồng bào khó khăn trên khắp dải đất này đã trở thành biểu tượng sáng đẹp về tình yêu thương, biết sống vì yêu thương. Câu chuyện Nguyễn Hữu Ân đã chia "Chiếc bánh thời gian" của mình để chăm sóc những bệnh nhân là hình ảnh đẹp mà tuổi trẻ cần học tập. Bên cạnh những thanh niên biết vun đắp, biết đối nhân xử thế bằng tình yêu thương, thì vẫn còn một số ít đang sống hờ hững, lạnh lùng, vô cảm với xung quanh. Lối sống ích kỉ ấy là một hiện tượng cần lên án, vì nó đi ngược lại với truyền thống trọng tình, quý nghĩa của cha ông ta. Ngày nay, sống trong xã hội. vân minh hơn, thì tình thương càng phải được, đề cao hơn. Đó là điều tuổi trẻ cần ý thức và nhận ra trách nhiệm sống của mình. Tuổi trẻ là đối tượng phải mang cho mình nhiều trọng trách nhất đối với chính bản thân, gia đình và xã hội. Vì thế, trong muôn vàn điều phải học trong kho tàng tri thức của nhân loại phải nhận thức đúng đắn tình thương là đỉnh cao của văn minh nhân loại. Hãy biết sống sẻ chia, cảm thông, thấu hiểu và hướng về cộng đồng, để hoàn thiện nhân cách mình và trở thành những công dân có ích.