K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 12 2020

Tham khảo :

Đồng phục là những bộ trang phục được may giống nhau từ kiểu cách cho đến chi tiết in và thêu. Các bộ đồng phục chỉ khác nhau ở kích cỡ để phù hợp với tất cả người mặc.
Đồng phục học sinh là gì? Đồng phục học sinh thường là đồng phục được may cho toàn thể học sinh trong một trường học.
Bộ đồng phục thể dục, thể thao: để ta thoải mái hơn khi tập luyện thể thao
Đồng phục áo phông được toàn trường và các lớp mặc trong các buổi dã ngoại, đi chơi … đó là cách để mang lại hình ảnh đẹp của nhà trường trong mắt mọi người.
Những lợi ích sử dụng mà bộ đồng phục học sinh đem lại?
Những bộ đồng phục học sinh thường được các nhà trường may theo quy cách quần đen áo sơ mi trắng, một số trường phụ huynh có điều kiện kinh tế hơn nhà trường thường may thêm trang phục áo phông những bộ trang phục đó không nằm ngoài những ý nghĩa sử dụng sau:
Để toàn trường cùng mặc trong ngày thứ 2 đầu tuần trong buổi chào cờ với ý nghĩa trang nghiêm sâu sắc.
Một số ngày trong tuần nhà trường yêu cầu học sinh mặc đồng phục với ý nghĩa đem lại sự đồng đều trong phong cách ăn mặc của các em học sinh, tránh tư duy phân biệt giàu nghèo bởi lẽ: Có nhiều trường hợp là con nhà khá giả, các em thường đua đòi theo những phong cách thời trang mới và đưa vào trường học. Tất nhiên là không phải là số đông, nhưng cũng có không ít bạn dựa vào điều đó mà ra oai với những bạn bè cùng trang lứa, thậm chí chê bai trang phục của người khác. Điều đó có thể tác động đến tâm lý của các bạn ấy trong thời gian dài và đôi khi gây cho các bạn ấy sự tự ti về bản thân. Tất cả những điều này có thể tránh được nếu chúng mình mặc đồng phục chung của nhà trường.#Hoctot

Giá trị của bộ đồng phục học sinh cần được bảo vệ:
Với lứa tuổi học sinh nhiều em còn mang cho mình tư duy “phải” mặc chứ không phải là “được” mặc đồng phục đến trường. Vì các em chưa hiểu hết được những ý nghĩa mà bộ đồng phục đem lại.
Cùng với tư tưởng đó 1 số em đã chỉnh sửa bộ đồng phục của mình khác với kiểu cách riêng của mình. Như vậy các em đang tự làm khác mình đi trong bộ đồng phục điều đó sẽ đánh mất những giá trị thiêng liêng mà chiếc áo đồng phục đem lại.
Ngoài ra, khi cuối cấp trong tâm lý các em muốn lưu giữ lại kỷ niệm yêu thương nhiều bạn chọn cách để lại dấu ấn bằng chữ ký hay hình vẽ lên áo đồng phục. Điều này thoáng qua các em có thể nghĩ đó là cách lưu giữ những kỷ niệm học trò thân thương nhưng các em quên mất một điều là nơi lưu giữ những kỷ niệm đó, là quyển lưu bút với ý nghĩa trang trọng riêng của nó. Chiếc áo đồng phục giống như màu cờ sắc áo của 1 trường, các em tôn trọng chiếc áo đó cũng giống như các em đang tôn trọng nơi mình đã tu dưỡng và rèn luyện đễ trưởng thành.
Giảm chi tiêu tài chính
Mặc đồng phục cũng là một trong những việc giúp cho gia đình tránh phải chi những khoản áo quần mặc đi học nhiều như trước. Bởi chi phí cho đồng phục trường là không tốn quá nhiều. Nếu là để mua được quần áo cho chúng mình mà đáp ứng các tiêu chí thời trang mới nhất, thì bố mẹ sẽ phải bỏ ra rất nhiều tiền. Việc này đối với những gia đình có điều kiện thì không thành vấn đề, nhưng với những gia đình khác thì cũng là một vấn đề. Bởi vậy, gánh nặng tài chính có thể được giảm bớt đi bằng cách làm đồng phục học sinh bắt buộc.
Nói tóm lại: Các em cần nhận thức được những giá trị của chiếc áo đồng phục đem lại. Từ đó trân trọng giữ gìn nó, đó cũng là cách các em thể hiện tình cảm của mình với thầy cô, với mái trường và với những kỷ niệm thân thương.

12 tháng 12 2021

Giúp mik vs, mik đang cần gấp :))

 

25 tháng 12 2016

Mở bài: Giới thiệu chủ đề và vào đề

Thân bài:

  1. Giải thích Đồng phục là gì?
  • Đồng phục là những bộ trang phục được may giống nhau từ kiểu cách cho đến chi tiết in và thêu. Các bộ đồng phục chỉ khác nhau ở kích cỡ để phù hợp với tất cả người mặc.
  • Ví dụ về đồng phục: Đồng phục trường THPT A, cùng may theo quy cách áo trắng, quần đen. Trên túi có thêu tên trường, tay áo có logo trường … Đồng phục công ty: Viettel là áo phông, cổ bẻ màu trắng trên áo có thêu logo công ty.
  • Đồng phục học sinh là gì? Đồng phục học sinh thường là đồng phục được may cho toàn thể học sinh trong một trường học.
  • (Chúng ta cần làm rõ "đồng phục" là gì? trước khi đi vào thuyết minh cụ thể về nó)

 

  1. Những lợi ích sử dụng mà bộ đồng phục học sinh đem lại?

Những bộ đồng phục học sinh thường được các nhà trường may theo quy cách quần đen áo sơ mi trắng, một số trường phụ huynh có điều kiện kinh tế hơn nhà trường thường may thêm trang phục áo phông những bộ trang phục đó không nằm ngoài những ý nghĩa sử dụng sau:

  • Để toàn trường cùng mặc trong ngày thứ 2 đầu tuần trong buổi chào cờ với ý nghĩa trang nghiêm sâu sắc.
  • Một số ngày trong tuần nhà trường yêu cầu học sinh mặc đồng phục với ý nghĩa đem lại sự đồng đều trong phong cách ăn mặc của các em học sinh, tránh tư duy phân biệt giàu nghèo bởi lẽ khi đã khoác lên mình chiếc áo đồng phục thì tất cả đều cùng là học sinh một trường và cùng phấn đấu để bản thân và nhà trường có những thành tích tốt nhất.
  • Đồng phục áo phông được toàn trường và các lớp mặc trong các buổi dã ngoại, đi chơi … đó là cách để mang lại hình ảnh đẹp của nhà trường trong mắt mọi người.
  • (Bộ đồng phục thể dục để ta thoải mái hơn khi tập luyện thể thao - Một trong những lợi ích mà đồng phục đem lại cho bạn)

 

  1. Giá trị của bộ đồng phục học sinh cần được bảo vệ:
  • Với lứa tuổi học sinh nhiều bạn còn mang cho mình tư duy “phải” mặc chứ không phải là “được” mặc đồng phục đến trường. Vì các bạn chưa hiểu hết được những ý nghĩa mà bộ đồng phục đem lại.
  • Cùng với tư tưởng đó 1 số bạn đã chỉnh sửa bộ đồng phục của mình khác với kiểu cách của các bạn. Như vậy các bạn đang tự làm khác mình đi trong bộ đồng phục điều đó sẽ đánh mất những giá trị thiêng liêng mà chiếc áo đồng phục đem lại.
  • Ngoài ra, khi cuối cấp trong tâm lý các bạn muốn lưu giữ lại kỷ niệm yêu thương nhiều bạn chọn cách để lại dấu ấn bằng chữ ký hay hình vẽ lên áo đồng phục. Điều này thoáng qua các bạn có thể nghĩ đó là cách lưu giữ những kỷ niệm học trò thân thương nhưng các bạn quên mất một điều đó là nơi lưu giữ những kỷ niệm đó là quyển lưu bút với ý nghĩa trang trọng riêng của nó. Chiếc áo đồng phục giống như màu cờ sắc áo của 1 trường, bạn tôn trọng chiếc áo đó cũng giống như bạn đang tôn trọng nơi bạn tu dưỡng.

Kết bài: Bạn cần nhận thức được những giá trị của chiếc áo đồng phục đem lại từ đó trân trọng giữ gìn nó đó cũng là cách bạn thể hiện tình cảm của mình với thầy cô, với mái trường và với những kỷ niệm thân thương.

26 tháng 12 2016

áo đồng phục trở thành một phần không thể thiếu, một nét đẹp của mái trường hiện đại Việt Nam. Không chỉ dừng lại ở những tà áo dài truyền thống, bộ đồng phục của các nam nữ sinh trung học ngày nay cũng được cách tân và trở nên tiện dụng hơn nhiều.

Những bộ váy caro xếp nếp kết hợp với áo sơ mi trắng, những chiếc quần tây kết hợp cùng cà vạt đồng màu đã tạo nên một khung cảnh khá đẹp mắt mỗi dịp tựu trường. Bộ váy áo của các học sinh bậc tiểu học cũng được cải tiến rất nhiều về chất liệu. Bộ đồng phục đã đẹp hơn, mát hơn và thấm mồ hôi, giúp các em thoải mái ngay cả khi ở lại trường bán trú qua trưa.
Một mùa khai trường mới lại tới. Việc mặc đồng phục khi đến trường là một quy định bắt buộc với nhiều ngôi trường phổ thông hiện nay và không thể phủ nhận hình ảnh những học sinh trong chiếc áo trắng chỉnh tề khắp sân trường đã làm nên nét đẹp mới thể hiện sự quy củ, tính kỷ luật và nghiêm trang trong những mái trường của chúng ta. Nhưng làm thế nào để các em có bộ dồng phục đẹp nhất song cũng thoải mái và tiện lợi nhất cho việc học tập.
Trong những năm gần đây khi việc mặc đồng phục được coi như một nội quy bắt buộc đối với các học sinh mỗi khi đến trường thì đã có một sư đa dạng trong mẫu mã và kiểu dáng của bộ đồng phục học sinh. Nếu như trước kia, hễ nghĩ tới bộ đồng phục học sinh là người ta nghĩ ngay đến bộ quần xanh áo trắng dành cho học sinh nam và quần trắng áo dài dành cho học sinh nữ, thì giờ những mẫu đồng phục sau nhiều năm thực tế sử dụng đã biến đổi và trở nên rất phong phú đa dạng. Trước đây khi mới thực hiện việc mặc đồng phục đã có rất nhiều ý kiến trái ngược nhau về vấn đề này, song giờ đây việc mặc đồng phục đã tạo nên một phong trào giữa các trường phổ thông, giữa các lớp học, tạo nên một nét đẹp mới cho mái trường Việt Nam.
Thực tế đã chứng minh việc mặc đồng phục thực sự có khá nhiều ưu điểm như:
- Xóa bỏ sự ngăn cách và mặc cảm về giàu nghèo giữa các em học sinh trong cùng trường, cùng lớp. Dù hoàn cảnh gia đình các em là nghèo hay giàu, thì các em cũng bình đẳng trong một môi trường sư phạm.
- Bộ đồng phục học sinh còn có tác dụng tôn thêm nét đẹp tuổi học trò, đảm bảo tính nghiêm túc, tránh được những kiểu ăn mặc kệch cỡm, lố lăng không phù hợp với lứa tuổi học trò ở trong các nhà trường.
- Bộ đồng phục giúp học sinh xây dựng ý thức giữ gìn truyền thống, lòng tự hào và danh dự của nhà trường, giúp các em tránh được những hành động và việc làm không phù hợp ...
Bộ đồng phục quả là rất cần thiết đối với một môi trường sư phạm tiêu chuẩn. Nó không những giúp tạo một môi trường nghiêm túc đầy tính kỷ luật mà thẩm mỹ của bộ đồng phục đôi khi cũng giúp tạo nên nét đẹp, giúp nhà trường gây dựng hình ảnh truyền thống tốt đẹp để học sinh hướng tới. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc, bộ đồng phục phải thực sự đẹp và phù hợp với sự vận động của các học sinh. Song về phía nhà trường thì quả là rất khó để trọn được một mẫu đồng phục phù hợp với tất cả các em, bởi quan niệm thẩm mỹ của mỗi người lại khác nhau và hoàn cảnh kinh tế của gia đình các em lại càng không thể giống nhau. Một bộ đồng phục vừa đẹp, chất liệu vải tốt lại phải vừa túi tiền của tất cả các bậc cha mẹ học sinh là một bài toán khá khó đối với nhà trường.
Thay vì chờ đợi nhà trường thay đổi mẫu mã của bộ đồng phục chung, thì hiện nay một số lớp các bạn đã tự sáng tạo ra những kiểu đồng phục riêng cho lớp mình. Những bộ đồng phục riêng cho lớp này thường là sản phẩm của tập thể lớp chúng khá cởi mở và mang tính năng động cao, đương nhiên những bộ này chỉ là sự lựa chọn của riêng từng lớp chứ ko phải là tiêu chuẩn cho toàn trường. Các bạn mặc những bộ đồng phục lớp này khi nào? Đó là những dịp thi đấu tập thể giữa các lớp, những dịp vui chơi hay hội hè riêng của từng nhóm và đặc biệt là ngày chia tay năm học cũ.
Thuở sơ khai thì đồng phục lớp chỉ là áo phông in logo của lớp, song những năm gần đây, bộ đồng phục này cũng ngày càng trở nên phong phú và quy củ hơn.
Những chiếc váy xòe xếp nếp caro kết hợp với áo sơ mi trắng là lựa chọn của khá nhiều bạn gái. Việc tạo dựng hình ảnh lớp năng động trẻ trung của các bạn đã nhận được sự đồng tình của các thầy cô giáo.

Áo dài tuy là bộ trang phục truyền thống phù hợp nhất với nữ sinh trung học, song đặc tính loại áo này không thật tiện lợi đối với các hoạt đồng thường ngày của các em, do vậy một số nhà trường phổ thông đã ra quy định một ngày mặc áo dài duy nhất vào thứ 2 và bộ đồng phục quần xanh áo sơ mi trắng vào những ngày còn lại .

Thuyết minh "chiếc áo sơ mi trắng" đồng phục trường em.Lưu ý: Là tả chiếc áo không tả cả bộ đồng phục hoặc nhầm lẫn với áo khoác và tuyệt đối không được chép trên mạng.DÀN Ý CHI TIẾTI.Mở bài: Giới thiệu chiếc áo sơ mi trấng đồng phụcII. Thân bài:1/ Nguồn gốc:Được thống nhất trong hội đồng nhà trường và chọn làm đồng phục trường từ năm học 2018-2019.Thiết kế, may và bán tại cơ sở may...
Đọc tiếp

Thuyết minh "chiếc áo sơ mi trắng" đồng phục trường em.
Lưu ýLà tả chiếc áo không tả cả bộ đồng phục hoặc nhầm lẫn với áo khoác và tuyệt đối không được chép trên mạng.
DÀN Ý CHI TIẾT
I.Mở bài: Giới thiệu chiếc áo sơ mi trấng đồng phục
II. Thân bài:
1/ Nguồn gốc:
Được thống nhất trong hội đồng nhà trường và chọn làm đồng phục trường từ năm học 2018-
2019.
Thiết kế, may và bán tại cơ sở may Minh Tuệ số 69 Lê Hồng Phong -TP. BMT - Tinh Đak Lak
2/ Đặc điểm, cấu tạo, chủng loại:
Màu sắc: Màu trắng
Kiểu áo: Sơ mi
Cấu tạo: hai phần (Cổ áo và thân áo.....)
Chất liệu: Vải Katė...
3/ Công dụng, giá cả (ý nghĩa):
Tạo nên sắc màu riêng, đặc điểm nhận diện cho học sinh trường
Tạo nên sự đồng đều, không phân biệt về hoàn cảnh gia đình
Tượng trưng cho sự ngây thơ, trong sáng của lứa tuổi học sinh...
4/ Cách sử dụng và bảo quản:
-Sử dụng:
-Bảo quản:
III. Kết bài: Niềm tự hào và lời hứa khi mặc chiếc áo đồng phục trường...

0
30 tháng 8 2021

THUYẾT MINH VỀ CHIẾC ÁO ĐỒNG PHỤC

MB : Từ xưa đến nay, những bộ đồng phục học sinh đã trở thành một phần ko thể thiếu , một nét đẹp dưới mái trường hiện đại ở Việt Nam.Ko chỉ dừng lại ở những tà áo dài truyền thống mà chiếc áo đồng phục ngày nay đã được cách tân và cải tiến rất nhiều.

KB:Chiếc áo đồng phục như màu cờ sắc áo của ngôi trường, chúng ta tôn trọng nó cũng như tôn trọng nơi mình đã tu dưỡng rèn luyện để vươn tới tương lại tươi sáng

1 tháng 12 2017

Mở bài: Giới thiệu chủ đề và vào đề

Thân bài:

  1. Giải thích Đồng phục là gì?
  • Đồng phục là những bộ trang phục được may giống nhau từ kiểu cách cho đến chi tiết in và thêu. Các bộ đồng phục chỉ khác nhau ở kích cỡ để phù hợp với tất cả người mặc.
  • Ví dụ về đồng phục: Đồng phục trường THPT A, cùng may theo quy cách áo trắng, quần đen. Trên túi có thêu tên trường, tay áo có logo trường … Đồng phục công ty: Viettel là áo phông, cổ bẻ màu trắng trên áo có thêu logo công ty.
  • Đồng phục học sinh là gì? Đồng phục học sinh thường là đồng phục được may cho toàn thể học sinh trong một trường học.

  1. Những lợi ích sử dụng mà bộ đồng phục học sinh đem lại?

Những bộ đồng phục học sinh thường được các nhà trường may theo quy cách quần đen áo sơ mi trắng, một số trường phụ huynh có điều kiện kinh tế hơn nhà trường thường may thêm trang phục áo phông những bộ trang phục đó không nằm ngoài những ý nghĩa sử dụng sau:

  • Để toàn trường cùng mặc trong ngày thứ 2 đầu tuần trong buổi chào cờ với ý nghĩa trang nghiêm sâu sắc.
  • Một số ngày trong tuần nhà trường yêu cầu học sinh mặc đồng phục với ý nghĩa đem lại sự đồng đều trong phong cách ăn mặc của các em học sinh, tránh tư duy phân biệt giàu nghèo bởi lẽ khi đã khoác lên mình chiếc áo đồng phục thì tất cả đều cùng là học sinh một trường và cùng phấn đấu để bản thân và nhà trường có những thành tích tốt nhất.
  • Đồng phục áo phông được toàn trường và các lớp mặc trong các buổi dã ngoại, đi chơi … đó là cách để mang lại hình ảnh đẹp của nhà trường trong mắt mọi người.

(Bộ đồng phục thể dục để ta thoải mái hơn khi tập luyện thể thao - Một trong những lợi ích mà đồng phục đem lại cho bạn)

  1. Giá trị của bộ đồng phục học sinh cần được bảo vệ:
  • Với lứa tuổi học sinh nhiều bạn còn mang cho mình tư duy “phải” mặc chứ không phải là “được” mặc đồng phục đến trường. Vì các bạn chưa hiểu hết được những ý nghĩa mà bộ đồng phục đem lại.
  • Cùng với tư tưởng đó 1 số bạn đã chỉnh sửa bộ đồng phục của mình khác với kiểu cách của các bạn. Như vậy các bạn đang tự làm khác mình đi trong bộ đồng phục điều đó sẽ đánh mất những giá trị thiêng liêng mà chiếc áo đồng phục đem lại.
  • Ngoài ra, khi cuối cấp trong tâm lý các bạn muốn lưu giữ lại kỷ niệm yêu thương nhiều bạn chọn cách để lại dấu ấn bằng chữ ký hay hình vẽ lên áo đồng phục. Điều này thoáng qua các bạn có thể nghĩ đó là cách lưu giữ những kỷ niệm học trò thân thương nhưng các bạn quên mất một điều đó là nơi lưu giữ những kỷ niệm đó là quyển lưu bút với ý nghĩa trang trọng riêng của nó. Chiếc áo đồng phục giống như màu cờ sắc áo của 1 trường, bạn tôn trọng chiếc áo đó cũng giống như bạn đang tôn trọng nơi bạn tu dưỡng.

Kết bài: Bạn cần nhận thức được những giá trị của chiếc áo đồng phục đem lại từ đó trân trọng giữ gìn nó đó cũng là cách bạn thể hiện tình cảm của mình với thầy cô, với mái trường và với những kỷ niệm thân thương.

1 tháng 12 2017

Mở bài: Giới thiệu chủ đề và vào đề

Thân bài:

Giải thích Đồng phục là gì?
Đồng phục là những bộ trang phục được may giống nhau từ kiểu cách cho đến chi tiết in và thêu. Các bộ đồng phục chỉ khác nhau ở kích cỡ để phù hợp với tất cả người mặc.
Ví dụ về đồng phục: Đồng phục trường THPT A, cùng may theo quy cách áo trắng, quần đen. Trên túi có thêu tên trường, tay áo có logo trường … Đồng phục công ty: Viettel là áo phông, cổ bẻ màu trắng trên áo có thêu logo công ty.
Đồng phục học sinh là gì? Đồng phục học sinh thường là đồng phục được may cho toàn thể học sinh trong một trường học.

(Chúng ta cần làm rõ "đồng phục" là gì? trước khi đi vào thuyết minh cụ thể về nó)

Những lợi ích sử dụng mà bộ đồng phục học sinh đem lại?
Những bộ đồng phục học sinh thường được các nhà trường may theo quy cách quần đen áo sơ mi trắng, một số trường phụ huynh có điều kiện kinh tế hơn nhà trường thường may thêm trang phục áo phông những bộ trang phục đó không nằm ngoài những ý nghĩa sử dụng sau:
Để toàn trường cùng mặc trong ngày thứ 2 đầu tuần trong buổi chào cờ với ý nghĩa trang nghiêm sâu sắc.
Một số ngày trong tuần nhà trường yêu cầu học sinh mặc đồng phục với ý nghĩa đem lại sự đồng đều trong phong cách ăn mặc của các em học sinh, tránh tư duy phân biệt giàu nghèo bởi lẽ khi đã khoác lên mình chiếc áo đồng phục thì tất cả đều cùng là học sinh một trường và cùng phấn đấu để bản thân và nhà trường có những thành tích tốt nhất.
Đồng phục áo phông được toàn trường và các lớp mặc trong các buổi dã ngoại, đi chơi … đó là cách để mang lại hình ảnh đẹp của nhà trường trong mắt mọi người.

(Bộ đồng phục thể dục để ta thoải mái hơn khi tập luyện thể thao - Một trong những lợi ích mà đồng phục đem lại cho bạn)

Giá trị của bộ đồng phục học sinh cần được bảo vệ:
Với lứa tuổi học sinh nhiều bạn còn mang cho mình tư duy “phải” mặc chứ không phải là “được” mặc đồng phục đến trường. Vì các bạn chưa hiểu hết được những ý nghĩa mà bộ đồng phục đem lại.
Cùng với tư tưởng đó 1 số bạn đã chỉnh sửa bộ đồng phục của mình khác với kiểu cách của các bạn. Như vậy các bạn đang tự làm khác mình đi trong bộ đồng phục điều đó sẽ đánh mất những giá trị thiêng liêng mà chiếc áo đồng phục đem lại.
Ngoài ra, khi cuối cấp trong tâm lý các bạn muốn lưu giữ lại kỷ niệm yêu thương nhiều bạn chọn cách để lại dấu ấn bằng chữ ký hay hình vẽ lên áo đồng phục. Điều này thoáng qua các bạn có thể nghĩ đó là cách lưu giữ những kỷ niệm học trò thân thương nhưng các bạn quên mất một điều đó là nơi lưu giữ những kỷ niệm đó là quyển lưu bút với ý nghĩa trang trọng riêng của nó. Chiếc áo đồng phục giống như màu cờ sắc áo của 1 trường, bạn tôn trọng chiếc áo đó cũng giống như bạn đang tôn trọng nơi bạn tu dưỡng.

Kết bài: Bạn cần nhận thức được những giá trị của chiếc áo đồng phục đem lại từ đó trân trọng giữ gìn nó đó cũng là cách bạn thể hiện tình cảm của mình với thầy cô, với mái trường và với những kỷ niệm thân thương.

13 tháng 12 2021

Mở bài: Giới thiệu chung về tầm quan trọng của bút bi.

“Nét chữ là nết người”. Thật vậy, câu thành ngữ ngắn gọn đã đi sâu vào trong tiềm thức của mỗi người dân Việt Nam, nhắc nhở ta về học tập cũng như tầm quan trọng của nét chữ. Bởi học tập là một quá trình đầy khó khăn vất vả để xây dựng những nhân tài phục vụ cho tổ quốc ngày càng tươi đẹp. Và trong quá trình gian nan đó, đóng góp một công lao không nhỏ chính là cây bút bi.

II. Thân bài:

1. Nguồn gốc, xuất xứ:

Được phát minh bởi nhà báo Hungari Lazo Biro vào những năm 1930 quyết định và nghiên cứu. Ông phát hiện mực in giấy rất nhanh khô cứu tạo ra một loại bút sử dụng mực như thế

2. Cấu tạo: 2 bộ phận chính:

- Vỏ bút: Ống trụ tròn dài từ 14-15 cm được làm bằng nhựa dẻo hoặc nhựa màu, trên thân thường có các thông số ghi ngày, nơi sản xuất.

- Ruột bút: Bên trong, làm từ nhựa dẻo, chứa mực đặc hoặc mực nước.

- Bộ phận đi kèm: Lò xo, nút bấm, nắp đậy, trên ngoài vỏ có đai để gắn vào túi áo, vở.

3. Phân loại:

- Kiểu dáng và màu sắc khác nhau tùy theo lứa tuổi và thị hiếu của người tiêu dùng.

- Màu sắc đẹp, nhiều kiểu dáng (có sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa trong bài)

- Hiện nay trên thị trường đã xuất hiện nhiều thương hiệu bút nổi tiếng.

4. Nguyên lý hoạt động, bảo quản (có sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hóa trong bài viết)

- Nguyên lý hoạt động: Mũi bút chứa viên bi nhỏ, khi viết lăn ra mực để tạo chữ.

- Bảo quản: Cẩn thận.

5. Ưu điểm, khuyết điểm:

- Ưu điểm:

+ Bền, đẹp, nhỏ gọn, dễ vận chuyển.

+ Giá thành rẻ, phù hợp với học sinh.

- Khuyết điểm:

+ Vì viết được nhanh nên dễ giây mực và chữ không được đẹp. Nhưng nếu cẩn thận thì sẽ tạo nên những nét chữ đẹp mê hồn.

- Phong trào: “Góp bút Thiên Long, cùng bạn đến trường” khơi nguồn sáng tạo.

6. Ý nghĩa:

- Càng ngày càng khẳng định rõ vị trí của mình.

- Những chiếc bút xinh xinh nằm trong hộp bút thể hiện được nét thẩm mỹ của mỗi con người

- Dùng để viết, để vẽ.

- Những anh chị bút thể hiện tâm trạng.

Như người bạn đồng hành thể hiện ước mơ, hoài bão...của con người.

“Hãy cho tôi biết nét chữ của bạn, tôi sẽ biết bạn là ai.”

III. Kết bài: Kết luận và nhấn mạnh tầm quan trọng của cây bút bi trong cuộc sống.

Ý nghĩa của việc sử dụng yếu tố nghệ thuật trong văn bản thuyết minh: Giúp cho bài văn thêm sinh động, hấp dẫn, góp phần làm nổi bật đặc điểm của đối tượng cần thuyết minh và gây hứng thú cho người đọc.

22 tháng 11 2016

Bạn có thể tham khảo tại đây:

http://dethi.violet.vn/present/show/entry_id/10832961

23 tháng 11 2016

thanks

 

Tham khảo:

Đã từ lâu, khi nhắc đến người phụ nữ Việt Nam, bạn bè quốc tế lại trầm trồ nói về chiếc áo dài. Quả thực, chiếc áo dài Việt Nam xứng đáng được coi là loại trang phục truyền thống thể hiện được vẻ đẹp và tâm hồn người phụ nữ Việt Nam.

Gọi là áo dài là theo cấu tạo của áo, thân áo gồm 2 mảnh bó sát eo của người phụ nữ rồi từ đáy lưng, 2 thân thả bay xuống tận gót chân tạo nên những bước đi duyên dáng, mềm mại, uyển chuyển hơn cho người con gái.

Tấm áo lụa mỏng thướt tha với nhiều màu sắc kín đáo trang nhã lướt trên đường phố trở thành tâm điểm chú ý và là bông hoa sáng tôn lên vẻ yêu kiều, thanh lịch cho con người và khung cảnh xung quanh. Chiếc quần may theo kiểu quần ta ống rộng bằng thứ vải đồng chất đồng màu hay sa tanh trắng nâng đỡ tà áo và làm tăng sự mềm mại thướt tha cho bộ trang phục mượt mà duyên dáng, gợi vẻ đằm thắm đáng yêu.

Đã ngót một thế kỷ nay, cô nữ sinh trường Quốc học Huế trong trang phục áo dài trắng trinh nguyên như là biểu trưng cho vẻ đẹp thanh khiết cao quý của tâm hồn người thiếu nữ đất Việt. Để đến bây giờ trang phục ấy trở thành đồng phục của nhiều nữ sinh trong các trường phổ thông trung học như muốn nói với mọi người với du khách quốc tế về văn hóa và bản sắc dân tộc.

Tà áo trắng bay bay trên đường phố, tiếng cười hồn nhiên trong trẻo của những cô cậu học sinh vương lại phía sau cùng mảnh hoa phượng ở giỏ xe rơi lác đác gợi cho người qua đường một cảm giác lâng lâng, bâng khuâng nhớ về thuở học trò trong vắt những kỷ niệm thân thương.

Ngày Tết hay lễ hội quê hương, đám cưới hay những buổi lên chùa của các bà, các mẹ, các chị, chiếc áo dài nâu, hồng, đỏ... là một cách biểu hiện tấm lòng thành kính gửi đến cửa thiền một lòng siêu thoát, tôn nghiêm. Chiếc áo dài trùm gối, khăn mỏ quạ chít khéo như hoa sen, tay nâng mâm lễ kính cẩn lên cửa chùa, miệng "mô phật di đà"... hình ảnh ấy đã đi vào bức họa tranh dân gian Đông Hồ là một biểu tượng độc đáo của văn hóa Việt Nam.

Ngày nay trong muôn vàn sự cách tân về trang phục, váy đầm, áo ngắn, áo thời trang... chiếc áo dài Việt Nam vẫn chiếm độc tôn về bản sắc dân tộc, mang theo phong cách và tâm hồn người Việt đến với năm châu và trở thành trang phục công sở ở nhiều nơi.

số 2 sửa thành chữ " Hai " nha bạnhihi

22 tháng 11 2016

Nón lá là hình ảnh quen thuộc, gần gũi đối với người phụ nữ Việt Nam từ xưa tới nay. Chiếc nón lá gắn với tà áo dài truyền thống, với lời ăn tiếng nói, phong tục tập quán của Việt Nam. Và nón là chính là biểu tượng của Việt Nam đối với bạn bè các nước năm châu, là linh hồn, là tinh hoa của nét đẹp nghìn năm văn hiến.

Thật vậy, đi đâu trên đất nước Việt Nam, chúng ta đều bắt gặp hình ảnh chiếc nón là mộc mạc, chân chất nhưng lại ẩn chứa nhiều tầng ý nghĩa. Nón lá không chỉ là vật dụng của người phụ nữ chân quê, mà nó còn là món quà tinh thần mà Việt Nam dành tặng các nước trên thế giới. Không phải đi đâu, người ta cũng biết đến nón lá Việt Nam có tầng sâu ý nghĩa. Tất cả đều có nguyên do của nó.

Nón lá xuất hiện từ rất lâu, khoảng 2500-3000 TCN và được lưu truyền cho đến ngày nay. Đối với người phụ nữ Việt thì nón là lá biểu tượng quan trọng trong cuộc sống của họ. Từ trong những làn điệu dân ca, đến những lời thơ, câu văn đều thấp thoáng hình ảnh chiếc nón lá Việt Nam đi liền với tà áo dài truyền thống.

Để tạo ra chiếc nón lá như hiện nay, cần sự tỉ mỉ và kì công của người làm nón. Phải có cái tâm, cái tình thì mới tạo nên được những chiếc nón có thiết kế tài tình và họa tiết tỉ mỉ như vậy. Ngay từ khâu lựa chọn nguyên liệu đã thấy được sự kì công của người đan nón. Làm nón cần cả tấm lòng chứ không phải chỉ cần có đôi tay. Những người thổi hồn vào những chiếc nón là những người thực sự có tâm.

Nón lá có thể được làm từ lá cọ hoặc lá dứa tùy mỗi vùng miền. Sự khác nhau của nón lá ở mỗi loại được thể hiện rõ nét trên từng sản phẩm. Rất dễ dàng để người dùng có thể nhận ra sự khác biệt này.

Ở khu vực Nam Bộ với đặc trưng trồng nhiều dừa nên nghề làm nón phát triển mạnh mẽ và được lưu truyền từ đời này sang đời khác.Khi lựa chon lá cọ hoặc lá dừa cũng cần phải cẩn thận chọn lá dày, màu xanh đậm, không bị rách, có nổi gân để làm nón đẹp và chắc chắn nhất. Khi chọn lá xong cần phải phơi lá cho thật mềm tùy thời gian để tạo độ đàn hồi cho chiếc lá trong quá trình làm ra sản phẩm.

Một khâu quan trọng không kém chính là làm vành nón, nó sẽ tạo nên chiếc khung chắc chắn có thể giữ được lớp lá ở bên ngoài. Tre cần được gọt giũa thật mềm và dẻo dai, trau chuốt tỉ mỉ. Khi uốn cong cần cẩn thận để không bị gãy hoặc bị bẻ cong. Bởi vậy khâu chọn tre làm vành nón cũng cần cẩn thận và thật tỉ mỉ.

Sau khi đã làm được khung nón thì người làm nón bắt đầu chằm nón, tức là gắn kết vành nón với lá nón làm sao cho hai cái này kết dính, không tách rời khởi nhau. Làm giai đoạn này càng tỉ mỉ thì chiếc nón sẽ được hoàn thành một cách chắc chắn và đẹp mắt nhất.

Công đoạn cuối cùng chính là phơi nón và bôi lên nón lớp dầu thông bóng loáng. Việc làm này để tạo độ bền, tránh hư hỏng khi có mưa hoặc nắng.

Chiếc nón lá là biểu tượng của người phụ nữ Việt, gắn với đời sống tinh thần của họ. Đi đâu trên đất nước này, chúng ta cũng sẽ bắt gặp được hình ảnh chiếc nón lá. Đó là nét đẹp, nét duyên của người phụ nữ Việt nam mà không phải đất nước nào cũng có được. Nó là biểu tượng cho vẻ đẹp bình dị, mộc mạc, duyên dáng của người phụ nữ. Nón lá đi liền với tà áo dài, tạo nên một vẻ đẹp rất Việt Nam.

Nón lá là sản phẩm của Việt Nam, biểu tượng cho phụ nữ Việt và cho truyền thống Việt.

22 tháng 11 2016

Đ1

Bạn có còn nhớ trong thơ của Nguyễn Khoa Điềm, chiếc nón lá hiện lên rất tự nhiên, gần gũi:

Sao anh không về thăm quê em

Ngắm em chằm nón buổi đầu tiên

Bàn tay xây lá, tay xuyên nón

Mười sáu vành, mười sáu trăng lên

Như vậy mới thấy được rằng nón là là biểu tượng cho sự dịu dàng, bình dị, thân thiện của người phụ nữ Việt từ ngàn đời nay.

Chiếc nón lá ra đời từ rất lâu, khoảng 2500 - 3000 năm TCN. Lịch sử hình thành và lưu giữ cho đến ngày nay đã chứng tỏ được sự bền vững của sản phẩm này. Chiếc nón lá hiện diện trong cuộc sống hằng ngày của người dân việt, đặc biệt là người phụ nữ; hiện diện trong những lời kể của bà, của mẹ và hiện diện trong các cuộc thi gìn giữ nét đẹp văn hóa.

Nhắc đến nón lá thì chắc chắn mọi người sẽ nghĩ đến ngay đến Huế, mảnh đất nên thơ, trữ tình có tà áo dài và nụ cười duyên của cô gái Huế. Huế cũng được biết là nơi sản xuất nón lá với nhiều thương hiệu nổi tiếng. Những làng nghề làm nón lá ở Huế đã thu hút không ít khách du lịch ghé thăm và chọn sản phẩm này làm quà.

Để làm được chiếc nón lá đẹp thì người làm cần phải tinh tế, tỉ mỉ từ khâu lựa chọn nguyên liệu, cách phơi lá, cách khâu từng đường kim mũi chỉ. Người ta vẫn bảo làm ra một chiếc nón lá cần cả một tấm lòng là vì vậy.

Nón lá có thể được làm từ lá dừa hoặc lá cọ. Mỗi loại lá lại mang đến sự khác nhau cho sản phẩm. Thường thì những sản phẩm nón làm từ lá dừa có nguồn gốc từ Nam Bộ, vì đây là nơi trồng dừa nhiều. Tuy nhiên làm từ lá dừa sẽ không đẹp và tinh tế như lá cọ. Lá cọ có độ mềm mại, chắc chắn hơn. Khi lựa chọn lá cũng phải chọn những chiếc lá có màu xanh, bóng bẩy, có nổi gân để tạo nên điểm nhấn cho sản phẩm. Quá trình phơi cho lá mềm để dễ làm cũng cần từ 2 - 4 tiếng, lá vừa mềm vừa phẳng.

Khâu làm vành nón là khâu vô cùng quan trọng để tạo khung chắc chắn cho sản phẩm. Người dùng cần phải lựa chọn nan tre có độ mềm và dẻo dai. Khi chuốt tre thì cần phải chuốt tỉ mỉ để đến khi nào có thể uốn cong mà không sợ gãy. Sau đó người dùng sẽ uốn theo những đường kính từ nhỏ đến lớn tạo thành khung cho nón lá sao cho tạo thành một hình chóp vừa vặn.

Khi đã tạo khung và chuẩn bị lá xong đến giai đoạn chằm nón. Đây là giai đoạn giữ cho khung và lá bám chặt vào nhau. Thường thì người làm sẽ chằm bằng sợi nilong mỏng nhưng có độ dai, màu trắng trong suốt.

Lúc chiếc nón đã được khâu xong thì người dùng bắt đầu quết dầu làm bóng và phơi khô để dầu bám chặt vào nón, tạo độ bền khi đi nắng mưa.

Đi dọc miền đất nước, không nơi nào chúng ta thấy sự hiện diện của chiếc nón lá. Nó là người bạn của những người phụ nữ khi trời nắng hoặc trời mưa. Không chỉ có công dụng che nắng, che mưa mà nón lá còn xuất hiện trong các tiết mục nghệ thuật, đi đến các nước bạn trên thế giới. Nét đẹp văn hóa của nón lá chính là nét đẹp cần được bảo tồn và gìn giữ. Nhắc đến nón lá, chắc chắn chúng ta sẽ nghĩ ngay đến tà áo dài Việt Nam, bởi rằng đây là hai thứ luôn đi liền với nhau, tạo nên nét đặc trung riêng của người phụ nữ Việt Nam từ ngàn đời nay.

Để giữ chiếc nón lá bền với thời gian thì người dùng cần phải khéo léo, bôi dầu thường xuyên để tránh làm hỏng hóc, sờn nón.

Chiếc nón lá Việt Nam là sản phẩm của người Việt, làm tôn thêm vẻ đẹp của người phụ nữ, và khẳng định sự tồn tại lâu đời của sản phẩm này.

27 tháng 6 2017

 Mở bài:

   + Giới thiệu chiếc áo dài, trang phục độc đáo đặc biệt dành cho phụ nữ Việt Nam.

   + Áo dài không chỉ là trang phục truyền thống mà còn trở thành biểu tượng văn hóa đẹp của người Việt Nam

  Thân bài:

  - Nêu xuất xứ

   Từ thời chúa Nguyễn Phúc Kháng, do không muốn chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc nên vua ban lệnh người Việt đều mặc quần không đáy

  - Hình dáng, cấu tạo chiếc áo dài

   + Cổ áo: kiểu cổ dựng cao khoảng 4- 5 cm, thường khoét chữ V ở phía trước cổ. Ngày nay được cải biến thành nhiều kiểu như cổ tròn, chữ U, cổ thuyền…

  - Thân áo: may vừa vặn, ôm sát thân hình của người mặc, ở phần eo được chít ở hai bên

   + Cúc áo dài thường là cúc bấm kéo dài từ cổ chéo sang vai sau đó chạy thẳng theo sườn áo tới ngang hông

   + Áo dài có ai tà trước và sau, thường dài quá gối

   + Tay áo được cắt may khéo léo ôm trọn cánh tay, không có cầu vai

   + Quần dài, thụng, rộng được mặc kèm với áo

  - Công dụng:

   + Là trang phục của người phụ nữ Việt

   + Thường xuất hiện ở các ngành như tiếp viên, giáo viên, nhân viên ngân hàng, học sinh

   + Hình ảnh áo dài phổ biến nhất trong mùa lễ hội, Tết…

  - Cách bảo quản áo:

   + Do áo được làm bằng các chất liệu như lụa, đũi nên khi phơi cần chú ý phơi nơi khô thoáng, có gió, tránh phơi ngoài nắng (tránh gây bạc màu áo)

   + Sau đó dùng bàn là ủi với nhiệt độ vừa phải, treo vào mắc áo và cất vào tủ

   + Bảo quản tốt sẽ sử dụng được lâu bền

  - Ý nghĩa của chiếc áo dài

   + Trong đời sống: áo dài trở thành quốc phục, nét đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam

   + Áo dài đi vào thơ ca như những biểu tượng đẹp bất hủ

   + Áo dài xuất hiện trang trọng, quý phái trong những dịp lễ hội, show thời trang chuyên nghiệp

  Kết bài:

   Dù thời hiện đại có nhiều trang phục mang hơi thở Tây âu nhưng áo dài vẫn luôn là nét độc đáo riêng biệt để người Việt Nam tự hào và trân trọng.