Nêu những bổn phận của trẻ em được quy định trong luật.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
tham khảo
1. Quyền được bảo vệ
+ Được khai sinh và có quốc tịch.
+ Được Nhà nước tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể, danh dự, nhân phẩm.
2. Quyền được chăm sóc
+ Trẻ em được chăm sóc, nuôi dạy, được bảo vệ sức khoẻ.
+ Được sống chung với cha mẹ và hưởng sự chăm sóc của các thành viên trong gia đình.
+ Trẻ em tàn tật, khuyết tật được Nhà nước và xã hội giúp đỡ trong việc điều chỉnh phục hồi chức năng.
+ Trẻ em không nơi nương tựa được Nhà nước, xã hội tổ chức chăm sóc, nuôi dạy.
+tiêm chủng miễn phí
3. Quyền được giáo dục
+ Trẻ em có quyền được học tập, được dạy dỗ.
+ Được vui chơi giải trí, tham gia hoạt động văn hoá thể thao.
Trẻ em có bổn phận :
- Yêu tổ quốc, có ý thức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc VN Xã hội chủ nghĩa
- Tôn trọng pháp luật, tôn trọng tài sản của người khác
- Yêu quý , kính trọng và giúp đỡ ông bà cha mẹ, lễ phép với người lớn
- Chăm chỉ học tập, hoàn thành chương trình phổ cập giáo dục
- Không đánh bạc, uống rượu, hút thuốc và dùng các chất kích thích có hại cho sức khỏe
Phải quy định bổn phận của trẻ em vì :
- Trẻ em là mầm non tương lai của đất nước, phải uốn nắn làm sao để trẻ em trưởng thành một cách tốt nhất, trở thành một công dân có trách nhiệm với gia đình, xã hội; để không ỷ lại và dựa vào quyền của trẻ em lên mặt với người khác...
trẻ em có bổn phận :
- phải chắm chỉ học tập
-phải kễ phép với nguoiwf lớn cha mẹ ông bà và thầy cô giáo ko đc nói láo trước mặt mọi người
- ko buôn bán đò cấm như ma tuý , súng đạn ......
- ko trốn học đi chơi điện tử
- phải yêu tổ quốc đất nước
-..............
tại vì trẻ em là người sẽ giúp cho đất nước phát triển lên . trẻ em là mầm nôn là tương lai sau này của dâtd nước . Nên chúng ta phải dạy dỗ , phải để trẻ em trưởng thành 1 cách tốt nhất.
* Một số quyền cơ bản và Bổn phận của trẻ em được quy định trong Luật Bảo vệ, chăm sóc, giáo dục của trẻ em.
- Trẻ em có quyền được khai sinh và có quốc tịch.
- Trẻ em không rõ cha, mẹ, khi có yêu cầu, được cơ quan có thẩm quyền giúp đỡ xác định cha, mẹ cho mình.
- Trẻ em có quyền được chăm sóc, nuôi dạy để phát triển thể chất, trí tuệ và đạo đức.
* Trách nhiệm của gia đình, nhà nước và xã hội trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ em.
- Gia đình, Nhà nước và xã hội có trách nhiệm bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự của trẻ em; thực hiện các biện pháp phòng ngừa tai nạn cho trẻ em. - Mọi hành vi xâm phạm tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự của trẻ em đều bị xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật.
bạn tham khảo nha.
Tham khảo:
1- Trẻ em có quyền được khai sinh và có quốc tịch.
2- Trẻ em không rõ cha, mẹ, khi có yêu cầu, được cơ quan có thẩm quyền giúp đỡ xác định cha, mẹ cho mình.
3- Trẻ em có quyền được chăm sóc, nuôi dạy để phát triển thể chất, trí tuệ và đạo đức.
- Gia đình, Nhà nước và xã hội có trách nhiệm bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự của trẻ em; thực hiện các biện pháp phòng ngừa tai nạn cho trẻ em.
- Mọi hành vi xâm phạm tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự của trẻ em đều bị xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật.
Trẻ em có quyền được khai sinh và có quốc tịch; Trẻ em chưa xác định được cha, mẹ, nếu có yêu cầu thì được cơ quan có thẩm quyền giúp đỡ để xác định cha, mẹ theo quy định của pháp luật. Quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng để phát triển thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức. Quyền sống chung với cha mẹ và không ai có quyền buộc trẻ em phải cách ly cha mẹ, trừ trường hợp vì lợi ích của trẻ em. Trẻ em được gia đình, Nhà nước và xã hội tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm và danh dự. Trẻ em có quyền được chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ; Trẻ em dưới sáu tuổi được chăm sóc sức khoẻ ban đầu, được khám bệnh, chữa bệnh không phải trả tiền tại các cơ sở y tế công lập. Trẻ em học bậc tiểu học trong các cơ sở giáo dục công lập không phải trả học phí. Quyền vui chơi, giải trí lành mạnh, được hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch phù hợp với lứa tuổi. Trẻ em có quyền được phát triển năng khiếu. Mọi năng khiếu của trẻ em đều được khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để phát triển. Trẻ em có quyền có tài sản, quyền thừa kế theo quy định của pháp luật.
Đồng thời, trẻ em còn có quyền được tiếp cận thông tin, bày tỏ ý kiến và tham gia hoạt động xã hội; Trẻ em có quyền được tiếp cận thông tin phù hợp với sự phát triển của trẻ em, được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng về những vấn đề mình quan tâm; tham gia hoạt động xã hội phù hợp với nhu cầu và năng lực của mình.
Đối với bổn phận của trẻ em, Luật này nêu rõ: Yêu quý, kính trọng, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ; kính trọng thầy giáo, cô giáo; lễ phép với người lớn, thương yêu em nhỏ, đoàn kết với bạn bè; giúp đỡ người già yếu, người khuyết tật, tàn tật, người gặp hoàn cảnh khó khăn theo khả năng của mình; Chăm chỉ học tập, giữ gìn vệ sinh, rèn luyện thân thể, thực hiện trật tự công cộng và an toàn giao thông, giữ gìn của công, tôn trọng tài sản của người khác, bảo vệ môi trường; Yêu lao động, giúp đỡ gia đình làm những việc vừa sức mình; Sống khiêm tốn, trung thực và có đạo đức; tôn trọng pháp luật; tuân theo nội quy của nhà trường; thực hiện nếp sống văn minh, gia đình văn hoá; tôn trọng, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc; Yêu quê hương, đất nước, yêu đồng bào, có ý thức xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa và đoàn kết quốc tế.
Bức tranh 1: Quan tâm, hỏi han, chia sẻ với mẹ
Bức tranh 2: Kính trọng, lễ phép với thầy giáo
Bức tranh 3: Quan tâm, giúp đỡ người già
Bức tranh 4: Giới thiệu về Đất Nước cho du khách
- Một số bổn phận khác của trẻ em:
Yêu quê hương, đất nước, yêu đồng bào, có ý thức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Tuân thủ và chấp hành pháp luật
refer
1. Quyền sống
Trẻ em có quyền được bảo vệ tính mạng, được bảo đảm tốt nhất các Điều kiện sống và phát triển.
2. Quyền được khai sinh và có quốc tịch
Trẻ em có quyền được khai sinh, khai tử, có họ, tên, có quốc tịch; được xác định cha, mẹ, dân tộc, giới tính theo quy định của pháp luật.
3. Quyền được chăm sóc sức khỏe
Trẻ em có quyền được chăm sóc tốt nhất về sức khỏe, được ưu tiên tiếp cận, sử dụng dịch vụ phòng bệnh và khám bệnh, chữa bệnh.
4. Quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng
Trẻ em có quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng để phát triển toàn diện.
5. Quyền được giáo dục, học tập và phát triển năng khiếu
- Trẻ em có quyền được giáo dục, học tập để phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng của bản thân.
- Trẻ em được bình đẳng về cơ hội học tập và giáo dục; được phát triển tài năng, năng khiếu, sáng tạo, phát minh.
6. Quyền vui chơi, giải trí
Trẻ em có quyền vui chơi, giải trí; được bình đẳng về cơ hội tham gia các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch phù hợp với độ tuổi.
7. Quyền giữ gìn, phát huy bản sắc
- Trẻ em có quyền được tôn trọng đặc Điểm và giá trị riêng của bản thân phù hợp với độ tuổi và văn hóa dân tộc; được thừa nhận các quan hệ gia đình.
- Trẻ em có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc, phát huy truyền thống văn hóa, phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc mình.
8. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo
Trẻ em có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào và phải được bảo đảm an toàn, vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.
9. Quyền về tài sản
Trẻ em có quyền sở hữu, thừa kế và các quyền khác đối với tài sản theo quy định của pháp luật.
10. Quyền bí mật đời sống riêng tư
- Trẻ em có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.
- Trẻ em được pháp luật bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín, bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác; được bảo vệ và chống lại sự can thiệp trái pháp luật đối với thông tin riêng tư.
11. Quyền được sống chung với cha, mẹ
Trẻ em có quyền được sống chung với cha, mẹ; được cả cha và mẹ bảo vệ, chăm sóc và giáo dục, trừ trường hợp cách ly cha, mẹ theo quy định của pháp luật hoặc vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.
Khi phải cách ly cha, mẹ, trẻ em được trợ giúp để duy trì mối liên hệ và tiếp xúc với cha, mẹ, gia đình, trừ trường hợp không vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.
12. Quyền được đoàn tụ, liên hệ và tiếp xúc với cha, mẹ
Trẻ em có quyền được biết cha đẻ, mẹ đẻ, trừ trường hợp ảnh hưởng đến lợi ích tốt nhất của trẻ em; được duy trì mối liên hệ hoặc tiếp xúc với cả cha và mẹ khi trẻ em, cha, mẹ cư trú ở các quốc gia khác nhau hoặc khi bị giam giữ, trục xuất; được tạo Điều kiện thuận lợi cho việc xuất cảnh, nhập cảnh để đoàn tụ với cha, mẹ; được bảo vệ không bị đưa ra nước ngoài trái quy định của pháp luật; được cung cấp thông tin khi cha, mẹ bị mất tích.
13. Quyền được chăm sóc thay thế và nhận làm con nuôi
- Trẻ em được chăm sóc thay thế khi không còn cha mẹ; không được hoặc không thể sống cùng cha đẻ, mẹ đẻ; bị ảnh hưởng bởi thiên tai, thảm họa, xung đột vũ trang vì sự an toàn và lợi ích tốt nhất của trẻ em.
- Trẻ em được nhận làm con nuôi theo quy định của pháp luật về nuôi con nuôi.
14. Quyền được bảo vệ để không bị xâm hại tình dục
Trẻ em có quyền được bảo vệ dưới mọi hình thức để không bị xâm hại tình dục.
15. Quyền được bảo vệ để không bị bóc lột sức lao động
Trẻ em có quyền được bảo vệ dưới mọi hình thức để không bị bóc lột sức lao động; không phải lao động trước tuổi, quá thời gian hoặc làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định của pháp luật; không bị bố trí công việc hoặc nơi làm việc có ảnh hưởng xấu đến nhân cách và sự phát triển toàn diện của trẻ em.
16. Quyền được bảo vệ để không bị bạo lực, bỏ rơi, bỏ mặc
Trẻ em có quyền được bảo vệ dưới mọi hình thức để không bị bạo lực, bỏ rơi, bỏ mặc làm tổn hại đến sự phát triển toàn diện của trẻ em.
17. Quyền được bảo vệ để không bị mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt
Trẻ em có quyền được bảo vệ dưới mọi hình thức để không bị mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt.
18. Quyền được bảo vệ khỏi chất ma túy
Trẻ em có quyền được bảo vệ khỏi mọi hình thức sử dụng, sản xuất, vận chuyển, mua, bán, tàng trữ trái phép chất ma túy.
19. Quyền được bảo vệ trong tố tụng và xử lý vi phạm hành chính
Trẻ em có quyền được bảo vệ trong quá trình tố tụng và xử lý vi phạm hành chính; bảo đảm quyền được bào chữa và tự bào chữa, được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp; được trợ giúp pháp lý, được trình bày ý kiến, không bị tước quyền tự do trái pháp luật; không bị tra tấn, truy bức, nhục hình, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể, gây áp lực về tâm lý và các hình thức xâm hại khác.
20. Quyền được bảo vệ khi gặp thiên tai, thảm họa, ô nhiễm môi trường, xung đột vũ trang
Trẻ em có quyền được ưu tiên bảo vệ, trợ giúp dưới mọi hình thức để thoát khỏi tác động của thiên tai, thảm họa, ô nhiễm môi trường, xung đột vũ trang.
21. Quyền được bảo đảm an sinh xã hội
Trẻ em là công dân Việt Nam được bảo đảm an sinh xã hội theo quy định của pháp luật phù hợp với Điều kiện kinh tế - xã hội nơi trẻ em sinh sống và Điều kiện của cha, mẹ hoặc người chăm sóc trẻ em.
22. Quyền được tiếp cận thông tin và tham gia hoạt động xã hội
Trẻ em có quyền được tiếp cận thông tin đầy đủ, kịp thời, phù hợp; có quyền tìm kiếm, thu nhận các thông tin dưới mọi hình thức theo quy định của pháp luật và được tham gia hoạt động xã hội phù hợp với độ tuổi, mức độ trưởng thành, nhu cầu, năng lực của trẻ em.
23. Quyền được bày tỏ ý kiến và hội họp
Trẻ em có quyền được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng về các vấn đề liên quan đến trẻ em; được tự do hội họp theo quy định của pháp luật phù hợp với độ tuổi, mức độ trưởng thành và sự phát triển của trẻ em; được cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân lắng nghe, tiếp thu, phản hồi ý kiến, nguyện vọng chính đáng.
**Quyền của trẻ em khuyết tật
Trẻ em khuyết tật được hưởng đầy đủ các quyền của trẻ em và quyền của người khuyết tật theo quy định của pháp luật; được hỗ trợ, chăm sóc, giáo dục đặc biệt để phục hồi chức năng, phát triển khả năng tự lực và hòa nhập xã hội.
**Quyền của trẻ em không quốc tịch, trẻ em lánh nạn, tị nạn
Trẻ em không quốc tịch cư trú tại Việt Nam, trẻ em lánh nạn, tị nạn được bảo vệ và hỗ trợ nhân đạo, được tìm kiếm cha, mẹ, gia đình theo quy định của pháp luật Việt Nam và Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Học sinh nêu 5 bổn phận của trẻ em được quy định trong điều 21.