Nghe và kể lại câu chuyện Tôi có đọc đâu !
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 4|19: Đọc đoạn văn sau đây:
Chim sâu hỏi chiếc lá:
- Lá ơi! Hãy kể chuyện cuộc đời bạn cho tôi nghe đi !
- Bình thường lắm chẳng có gì đáng kể đâu.
(Trần Hoài Dương )
Em hãy cho biết có mấy câu rút gọn và mấy câu đặc biệt được dùng trong đoạn văn trên .
A. Hai câu đặc biệt và hai câu rút gọn.
B. Ba câu rút gọn và một câu đặc biệt.
C. Hai câu đặc biệt và một câu rút gọn.
D. Một câu đặc biệt và hai câu rút gọn.
Câu 5/20: Ở lớp em có khẩu hiệu: Thi đua học tốt, dạy tốt.
Khẩu hiệu đó thuộc kiểu câu gì ?
A. Câu rút gọn chủ ngữ.
B. Câu rút gọn vị ngữ.
C. Câu đơn bình thường.
D. Câu đặc biệt.
Câu 6/21: Đọc đoạn văn sau đây: “Lần đầu tiên tập bơi, bạn uống nước và suýt chết đuối phải không ? Lần đầu tiên chơi bóng bàn, bạn có đánh trúng không ?”
(Trích: Trái tim có điều kì diệu)
Hãy tìm trạng ngữ trong đoạn văn trên.
A. Lần đầu tiên tập bơi, bạn uống nước.
B. Lần đầu tiên chơi bóng bàn, bạn có đánh trúng không ?
C. Lần đầu tiên tập bơi, lần đầu tiên chơi bóng bàn.
D. Bạn uống nước và suýt chết đuối phải không ?
Câu 7/22: Nêu công dụng của những trạng ngữ được in đậm trong hai đoạn văn sau đây:
Ở loại bài thứ nhất, người ta thấy trong nhà thơ Hồ Chí Minh có nhà báo Nguyễn Aí Quốc hết sức sắc sảo trong bút pháp kí sự, phóng sự và nghệ thuật châm biếm.
Ở loại bài thứ hai, ta lại thấy ở nhà thơ cách mạng sự tiếp nối truyền thống thi ca lâu đới của phương đông, của dân tộc, từ Lí Bạch, Đỗ phủ…đến Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến…
(Theo Nguyễn Đăng Mạnh)
A. Xác định hoàn cảnh ,điều kiện diễn ra sự việc nêu trong câu.
B. Nối kết các câu,đoạn lại với nhau làm cho đoạn văn,bài văn mạch lạc.
C. Nhấn mạnh ý,chuyển ý,thể hiện những tình huống cảm xúc nhất định.
D. Xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích ,phương tiện ,cách thức diễn ra sự việc nêu trong câu.
- Trong đoạn chỉ có một lời dẫn trực tiếp là phần lời thoại (được thể hiện bằng những gạch đầu dòng)
- Lời dẫn gián tiếp đặt sau dấu hai chấm
- Các phần in đậm còn lại là lời kể, không phải lời dẫn
- Nhân vật “thằng lớn” phải dùng từ có lẽ để thông báo cho người đọc biết những ý nghĩ, suy đoán khi không chắc chắn
Trong những câu chuyện em đọc được về những nhân vật là các con vật gần gũi với trẻ em, em thích nhất là truyện “Cuộc chạy đua trong rừng”.
Ngày mai muôn thú trong rừng mở hội thi chọn con vật chạy nhanh nhất.
Ngựa Con thích thú lắm. Chú tin chắc sẽ giành vòng nguyệt quế. Chú mơ màng nghĩ đến lúc đứng trước mọi người, tay nâng chiếc cúp vô địch trong sự hân hoan, tán thưởng ...Chú sửa soạn bộ dáng không biết chán và mải mê soi bóng mình dưới dòng suối trong veo. Hình ảnh chú hiện lên với bộ đồ nâu tuyệt đẹp, với cái bờm dài mượt mà được chải chuốt ra dáng một nhà vô địch..
Ngựa Cha thấy thế, bảo:
- Con trai à, con phải đến bác thợ rèn để xem lại bộ móng. Nó cần thiết cho cuộc đua hơn là bộ đồ đẹp.
Ngựa Con mắt không rời bóng mình dưới nước, ngúng nguẩy đáp:
- Cha yên tâm đi. Móng của con chắc chắn lắm. Con nhất định sẽ chiến thắng!
Cuộc thi đã đến. Sáng sớm, bãi cỏ đông nghẹt. Chị em nhà hươu sốt ruột gặm cỏ. Thỏ Trắng, Thỏ Xám thận trọng ngắm nghía các đối thủ. Bác Quạ bay đi bay lại giữ trật tự. Ngựa Con ung dung bước vào vạch xuất phát.
Tiếng hô “bắt đầu!” vang lên. Các vận động viên rùng rùng chuyển động. Vòng thứ nhất...Vòng thứ hai.. Ngựa Con dẫn đầu bằng những bước sải dài khỏe khoắn. Bỗng chú có cảm giác vướng vướng ở chân và giật mình thảng thốt: một cái móng lung lay rồi rời hẳn ra. Cai nhọn đâm vào chân làm Ngựa Con đau điếng. Chú tập tễnh và cuối cùng dừng lại hẳn. Nhìn bạn bè lần lượt qua mặt, Ngựa Con đỏ hoe mắt, ân hận vì không làm theo lời cha dặn.
Ngựa Con rút ra được bài học quý giá: đừng bao giờ chủ quan, cho dù đó là việc nhỏ nhất. Đồng thời qua câu chuyện trên em rút ra được được bài học: trong cuộc sống chúng ta không nên chủ quan, luôn cần có sự chuẩn bị kĩ càng.
Học tập là một việc cần thiết của mỗi con người. Không học thì không có kiến thức, thậm chí không biết chữ. Sẽ như thế nào khi ta không biết đọc, không biết viết hoặc không biết làm tính giải toán. Câu chuyện "Tôi cũng như bác" sẽ giúp chúng ta thấy được tầm quan trọng của việc học tập đối với con người. Chuyện kể rằng:
Một nhà văn già ra ga mua vé. Ông muốn đọc bản thông báo của nhà ga, nhưng không mang theo kính nên ông không đọc được.
Thấy có người đứng bên cạnh, nhà văn liền nói
:
– Phiền bác đọc giúp tôi tờ thông báo này.
Người kia lúng túng đáp :
– Xin lỗi. Tôi cũng như bác thôi. Tôi không đọc được. Lúc nhỏ tôi không học nên bây giờ đang chịu mù chữ.
Giá như người kia biết đọc thì đâu phải lúng túng trước một việc nhỏ như thế.
- Câu đặc biệt: Lá ơi => câu dùng để gọi đáp.
- Câu rút gọn:
+ Hãy kể chuyện cuộc đời bạn cho tôi nghe đi => rút gọn thành phần chủ ngữ, đưa ra yêu cầu đề nghị.
+ Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu => Rút gọn chủ ngữ, nhấn mạnh cuộc đời bình thường.
Chim sâu hỏi chiếc lá :
- Lá ơi! Hãy kể chuyện cuộc đời bạn cho tôi nghe đi !
- Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu . ( Trần Hoài Dương )
Hãy cho biết có mấy câu rút gọn và mấy câu đặc biệt được dùng trong đoạn văn trên?
A.
Một câu đặc biệt và hai câu rút gọn.
B.
Ba câu rút gọn và một câu đặc biệt .
C.
Hai câu đặc biệt và hai câu rút gọn.
D.
Hai câu đặc biệt và một câu rút gọn .
Đại từ trong câu này là:tôi
Cô giáo không phải là đại từ vì cô giáo là chủ ngữ nhé
Một người ngồi viết thư cho bạn ngay trong bưu điện. Bỗng anh ta thấy người ngồi bên cạnh đang ghé mắt đọc trộm thư của mình đang viết. Bực mình, anh ta bèn viết thêm vào bức thư: "Xin lỗi. Mình không thể viết tiếp được nữa, vì hiện giờ có người đang xem trộm thư ".
Người ngồi bên cạnh kêu lên :
– Không đúng ! Tôi có đọc trộm thư của anh đâu ?
Đọc trộm thư của người khác là không tốt. Tự ý xem thư của người khác là thiếu lịch sự. Chúng ta cần tôn trọng chủ nhân của những bức thư đấy các bạn ạ !