Cho hỗn hợp A gồm tetrapeptit X và peptapeptit Y (đều hở và đều tạo bởi Gly và Ala). Đun nóng m gam hỗn hợp A với dung dịch NaOH vừa đủ rồi cô cạn cẩn thận dung dịch thu được (m+7,9) gam muối khan. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp muối, được Na2CO3 và hỗn hợp B (khí và hơi). Cho B vào bình đựng dung dịch Ba(OH)2 dư thấy khối lượng bình tăng 28,02 gam và có 2,464 lít khí bay ra (đktc). Phần trăm khối lượng của Y trong A là
A. 46,94%
B. 64,63%
C. 69,05%
D. 44,08%
Đáp án A
► Quy A về C2H3NO, CH2 và H2O ⇒ nC2H3NO = 2nN2 = 0,22 mol.
Muối gồm C2H4NO2Na và CH2 ⇒ mbình tăng = mCO2 + mH2O = 28,02(g).
⇒ nH2O = 0,52 mol ⇒ nCH2 = 0,52 – 0,22 × 2 = 0,09 mol.
nNaOH = nC2H3NO = 0,22 mol. Bảo toàn khối lượng: mH2O = 0,9(g) ⇒ nH2O = 0,05 mol.
► Đặt nX = x; nY = y ⇒ nH2O = nA = x + y = 0,05 mol; nC2H3NO = 4x + 5y = 0,22 mol.
⇒ giải hệ cho: x = 0,03 mol; y = 0,02 mol. Do X và Y chỉ tạo bởi Gly và Ala.
⇒ nAla = 0,09 mol. Gọi số gốc Ala trong X và Y là m và n (m, n Î N*).
⇒ nAla = 0,03m + 0,02n = 0,09 mol. Giải phương trình nghiệm nguyên cho: m = 1 và n = 3.
► Y là Gly2Ala3 ⇒ %mY = 0,02 × 345 ÷ 14,7 × 100% = 46,94%