K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 2 2020

3. Điệp ngữ “muốn làm” cùng các hình ảnh đứng sau đó tạo nhịp điệu dồn dập, diễn tả tình cảm tha thiết, khát vọng trào dâng mãnh liệt và ước nguyện chân thành của nhà thơ nói riêng, của mọi người nói chung.

3 tháng 5 2017

Câu 3:

Cảm xúc nhà thơ khi ra về là niềm lưu luyến, bịn rịn trào dâng khi nhà thơ nghĩ đến phút chia tay. " nước mắt" của nhà thơ là nỗi đau xót khôn nguôi, không muốn xa rời được nhấn mạnh qua động từ trào. Từ tình cảm chân thành tha thiết ấy, nhà thơ ao ước được hóa thân thành "con chim hót quanh lăng Bác", "đáo hoa tỏa hương", "cây tre trung hiếu"để luôn được ở bên Người, chăm lo cho "giấc ngủ" của Người. Điệp từ ''muốn làm'' được nhắc đi nhắc lại 3 lần trong câu cùng các hình ảnh ẩn dụ "con chim","đóa hoa","cây tre" đã thể hiện sâu sắc ước vọng chung của bất cứ một người con đất Việt nào…

8 tháng 5 2021

Đoạn 4:

Câu 1: Các biện pháp tu từ:

- Điệp ngữ “muốn làm” nhấn mạnh khát vọng chân thành

- Ẩn dụ: “con chim”, “đóa hoa” “cây tre” hóa thân vào những gì nhỏ bé thân thuộc và bình dị, những gì nho nhoi nhất để được bên người à Mong ước chân thành

“Cây tre” là hình ảnh ẩn dụ đặc biệt hơn cả cho tấm lòng thủy chung son sắt, cho ước nguyện được đi theo con đường của Bác.

Câu 2: Đặc sắc kết cấu

- Kết cấu đầu cuối tương ứng với sự xuất hiện của hình ảnh cây tre

- Tre biểu tượng cho sức mạnh phẩm chất của con người Việt Nam, phát triển từ tâm thức chung là vè đẹp bền bỉ ngoan cường, trung kiên anh dũng tới vẻ đẹp thủy chung tuyệt đối. Lặp lại thực chất chỉ là nhấn mạnh và khẳng định hơn tình cảm với lãnh tụ.

Câu 3:

- Vị trí và nội dung đoạn trích: Cảm xúc lưu luyến trong thời khắc chi li, tiễn biệt

- Phân tích các biện pháp nghệ thuật: để cho thấy ước nguyện không phải của một cá nhân mà của một dân tộc

- Chú ý sử dụng câu ghép đẳng lập

14 tháng 5 2021

Câu 1: Các biện pháp tu từ:

- Điệp ngữ “muốn làm” nhấn mạnh khát vọng chân thành

- Ẩn dụ: “con chim”, “đóa hoa” “cây tre” hóa thân vào những gì nhỏ bé thân thuộc và bình dị, những gì nho nhoi nhất để được bên người à Mong ước chân thành

“Cây tre” là hình ảnh ẩn dụ đặc biệt hơn cả cho tấm lòng thủy chung son sắt, cho ước nguyện được đi theo con đường của Bác.

Câu 2: Đặc sắc kết cấu

- Kết cấu đầu cuối tương ứng với sự xuất hiện của hình ảnh cây tre

- Tre biểu tượng cho sức mạnh phẩm chất của con người Việt Nam, phát triển từ tâm thức chung là vè đẹp bền bỉ ngoan cường, trung kiên anh dũng tới vẻ đẹp thủy chung tuyệt đối. Lặp lại thực chất chỉ là nhấn mạnh và khẳng định hơn tình cảm với lãnh tụ.

Câu 3: Đoạn thơ trên là đoạn cuối của tác phẩm "Viếng lăng Bác của nhà thơ Viễn Phương, nó thể hiện cảm xúc lưu luyến của tác giả khi tạm biệt lăng Bác để trở về miền Nam. 

Nhà thơ lưu luyến muốn được ở mãi bên lăng Bác. Lòng nhớ thương, đau xót kìm nén đến giờ phút chia tay đã vỡ òa thành nước mắt: “Mai về miền Nam thương trào nước mắt". Tình cảm chắp cánh cho ước mơ, nhà thơ muốn được hóa thân, hòa nhập vào cảnh vật ở bên làng Bác. Hình ảnh cây tre lặp lại tạo ấn tượng đậm nét và làm cho dòng cảm xúc được trọn vẹn. Cậy tre khách thể đã hòa nhập cùng cây tre chủ thể. Hình ảnh ẩn dụ này thể hiện lòng kính yêu và trung thành vô hạn đối với Bác, mãi mãi đi theo con đường của Bác. Các điệp ngữ “muốn làm” cùng các hình ảnh thơ đứng sau nó tạo một nhạc thơ dồn dập, tha thiết diễn tả tình cảm, khát vọng dâng trào mãnh liệt. Bài thơ tưởng khép lại trong sự xa cách của không gian nhưng lại tạo được sự gần gũi trong tình cảm, ý chí. Đây cũng là những tình cảm chân thành của mỗi người khi vào viếng Bác, nhất là những người con miền Nam vốn xa cách về không gian, của cả những ai chưa được đến lăng Bác nhưng lòng vẫn thành tâm hướng về Người.

29 tháng 3 2018

Viễn phương là một trong những cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng miền Nam thời chống Mỹ cứu nước. Thơ Viễn Phương bình dị, đằm thắm mang đậm tính cahs Nam Bộ. Đến sau trong đề tài thơ về Bác do điều kiện, hoàn cảnh: là người con miền Nam, cầm súng ở ngoài tiền tuyến…nhà thơ Viễn Phương đã để lại bài thơ “Viếng lăng Bác” độc đáo, có sức cảm hóa sâu sắc bởi tình ý đẹp, bởi lời hay. Đặc biệt ở hai thơ cuối thể hiện sâu sắc và cảm động tinh thần kính yêu lãnh tụ và ý nguyện muốn được dâng hiến đời mình bồi đắp thêm cho vẻ đẹp của đất nước:

“Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim!

Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này”.

Đã từ rất lâu, cũng như các chiến sĩ và đồng bào miền Nam xa xôi, Viễn Phương luôn khao khát được viếng thăm lăng Bác, được trở về với người cha già vĩ đại. Nhưng cuộc chiến kéo dài, kẻ thù còn ngoan cố nên đến sau ngày đất nước giải phóng, ông mới có dịp thực hiện ước nguyện ấy.

Tác giả đến với lăng Bác trong tâm trạng bùi ngùi, vừa cảm thương, tiếc nuối vì người đã ra đi mãi mãi vừa cảm thấy tự hào, thỏa nguyện vì đã được trở về với tinh thần vĩ đại của dân tộc, trở về với nguồn sức mạnh thiêng liêng. Bước vào trong lăng, khung cảnh và không khí như ngưng kết cả thời gian, không gian. Hình ảnh thơ đã diễn tả thật chính xác, tinh tế sự yên tĩnh, trang nghiêm cùng ánh sáng dịu nhẹ, trong trẻo của không gian trong lăng Bác:

“Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim!”.

Khổ thơ được bắt đầu với việc tả thực hình ảnh của Bác. Đứng trước Bác, nhà thơ cảm nhận như Người đang ngủ giấc ngủ bình yên, thanh thản giữa vầng trăng sáng dịu hiền. Tất cả gợi nên một khung cảnh thiêng liêng, vô cùng thành kính. Sự tĩnh mịch đến phi thường, không âm thanh, chỉ có ánh sáng, đủ sức đưa con người đi vào tâm tưởng.

Cái ranh giới mỏng manh giữa sự hiện hữu và hư vô càng khiến cho không gian trở nên huyền ảo. Vầng trăng tỏa sáng lung linh quanh linh cữu của Người, cùng đồng hành với người trong thế giới siêu nhiên. Hình ảnh“vầng trăng sáng dịu hiền” gợi cho chúng ta nghĩ đến tâm hồn, cách sống cao đẹp, thanh cao, sáng trong của Bác

Trăng đối với Bác thân thiết như người bạn, người đồng chí trên mọi nẻo đường. Trong thơ Bác, ngoài tình yêu nước sâu nặng, tình thương người tha thiết, người chiến sĩ yêu nước Hồ Chí Minh đã hướng tâm hồn mình vào thiên nhiên tạo hóa với bao tình yêu thương nồng hậu. Hình ảnh vầng trăng, biểu tượng của thiên nhiên rộng lớn và tươi đẹp luôn ăm ắp trong thơ Người lúc nhàn hạ, thảnh thơi:

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”.

Đoạn thơ trên tổ chức trong bài viếng lăng bác của nhà thơ viễn Phương đoạn thơ trên đã được sử dụng đoạn thơ trên tổ chức trong bài viếng lăng bác của nhà thơ viễn Phương đoạn thơ trên đã được sử dụng biện pháp nghệ thuật điệp từ muốn làm điều này làm cho câu thơ trở nên sinh động hấp dẫn và có hồn như con người câu thơ Mai về miền Nam thường trào nước mắt tác giả đã thể hiện sự cảm động thương mến ngay sau khi viếng lăng bác tác giả thương người có công gây dựng Hòa Bình điều đó làm cho tác giả khóc thương ngay sau khi viếng lăng bác hình ảnh cây tre Trung hiếu chốn này liền tưởng gợi ra những người con cháu hiếu Nghĩa một lòng vì nước vì dân cuối cùng tác giả muốn bộc lộ sự yêu mến sự thương cảm và sự cảm động với người đã gây lên đất nước tạo ra sự hòa bình

13 tháng 5 2018

a. Đoạn thơ trên được trích từ bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương.

b. Trong chương trình ngữ văn 9 cũng có một bài thơ thể hiện ước muốn cống hiến của tác giả với quê hương, đất nước. Đó là bài thơ mùa xuân nho nhỏ.

c. Cảm nhận về đoạn thơ trên.

   - Tình cảm của tác giả khi đứng giữa lăng Bác mà nghĩ đến cảnh ngày mai phải xa lìa mà bịn rịn, trào dâng niềm xúc động khôn nguôi “thương trào nước mắt”.

   - Lời nói tha thiết, chân thành, nỗi đau thương không nói thành lời.

   - Ước nguyện thành kính, tự nguyện của tác giả qua điệp từ “muốn làm”. Tác giả mong muốn hóa thân thành những vật xung quanh để quây quần bên Người, giữ cho Người giấc ngủ yên bình giữa dòng đời biến động: “con chim”, “đóa hoa” , “cây tre”. Hình ảnh cây tre xuất hiện cuối bài là phẩm chất bao đời của con dân nước Việt.

   - Lời thơ mang cảm xúc chân thành, ước muốn giản dị.

2 tháng 7 2020

+ Điệp ngữ “muốn làm” cùng các hình ảnh đứng sau đó tạo nhịp điệu dồn dập, diễn tả tình cảm tha thiết, khát vọng trào dâng mãnh liệt và ước nguyện chân thành của nhà thơ nói riêng, của mọi người nói chung.

+Hình ảnh cây tre lặp lại nhưng mang thêm ý nghĩa mới, tạo ấn tượng. Hình ảnh ẩn dụ này thể hiện lòng kính yêu và ước nguyện thủy chung tiếp tục đi theo con đường, lí tưởng mà Bác đã chọn cho dân tộc.