Câu 1. Muối nào sao đây là muối axit?
A. CaCO3. B. Ca(HCO3)2. C. CaCl2. D. CaSO4.
Câu 2. Công thức hóa học của muối natri hiđrophotphat là
A. NaH2PO4. B. Na2HPO4. C. NaHPO4. D. NaH3PO4.
Câu 3. Thành phần chính của đá vôi là
A. CaCO3. B. CaO. C. Ca(OH)2. D. CaSO4.
Câu 4. Trong số các chất sau đây, chất nào làm giấy quì tím hóa đỏ?
A. H2O. B. dung dịch HCl. C. dung dịch NaOH. D. dung dịch NaCl.
Câu 5. Axit là những chất làm cho quì tím chuyển sang màu gì?
A. Xanh. B. Đỏ. C. Tím. D. Vàng.
Câu 6. Trong số những chất dưới đây, chất nào làm quì tím hoá xanh?
A. Đường. B. Muối ăn. C. Nước vôi. D. Dấm ăn.
Câu 7. Trong số những chất có công thức hoá học dưới đây, chất nào không làm quỳ tím đổi màu?
A. HNO3. B. NaOH. C. Ca(OH)2. D. NaCl.
Câu 8. Dung dịch nào sau đây không làm mất màu tím của giấy quì tím?
A. HNO3. B. NaOH. C. Ca(OH)2. D. Na2SO4.
Câu 9. Bazơ nào sau đây không tan trong nước?
A. Cu(OH)2. B. Ca(OH)2. C. Ba(OH)2. D. NaOH.
Câu 10. Bazơ nào sau đây tan được trong nước?
A. Fe(OH)3. B. Cu(OH)2. C. NaOH. D. Al(OH)3.
Câu 11. Công thức hóa học của axit sunfurơ và muối natri sunfit lần lượt là
A. H2SO4, Na2SO4. B. H2S, Na2S. C. Na2SO3, H2SO3. D. H2SO3, Na2SO3.
Câu 12. Dãy hợp chất gồm các chất thuộc loại muối là
A. Na2O, CuSO4, KOH. B. CaCO3, MgO, Al2(SO4)3.
C. CaCO3, CaCl2, FeSO4. D. H2SO4, CuSO4, Ca(OH)2.
Câu 13. Dãy chất nào chỉ gồm các muối?
A. MgCl; Na2SO4; KNO3. B. Na2CO3; H2SO4; Ba(OH)2.
C. CaSO4; HCl; MgCO3. D. H2O; Na3PO4; KOH.
Câu 14. Trong các dãy chất sau đây, dãy chất nào làm quỳ tím ẩm chuyển màu xanh?
A. KClO3, NaCl, FeSO4, MgCO3. B. CaO, SO3, BaO, Na2O.
C. Ca(OH)2, KOH, NaOH, Ba(OH)2. D. HCl, HNO3, H2SO4, H3PO4.
Câu 15. Cho các bazơ sau: LiOH, NaOH, KOH, Ca(OH)2, Mg(OH)2, Al(OH)3, Fe(OH)3. Dãy bazơ tan trong nước tạo thành dung dịch kiềm là
A. KOH, LiOH, NaOH, Al(OH)3. B. Ca(OH)2, KOH, LiOH, NaOH.
C. Al(OH)3, NaOH, Mg(OH)2, KOH. D. Ca(OH)2, LiOH, Cu(OH)2, Mg(OH)2.
Câu 16. Cho các oxit sau: BaO, Na2O, SO3, P2O5, N2O5. Khi tác dụng với nước thu được các axit hoặc bazơ lần lượt là:
A. Ba(OH)2, NaOH, H2SO4, H3PO4, HNO2. B. Ba(OH)2, NaOH, H2SO3, H3PO4, HNO3.
C. Ba(OH)2, NaOH, H2SO4, H3PO4, HNO3. D. Ba(OH)2, NaOH, H2SO3, H3PO4, HNO2.
Câu 17. Cho các oxit sau:
(1) Na2O, CaO, CO2, Fe3O4, MgO;
(2) K2O, SO3, CaO, N2O5, P2O5;
(3) SiO2, SO2, CO2, CuO, NO;
(4) Na2O, CO2, N2O5, Cu2O, Fe2O3.
Trong các dãy oxit trên, dãy oxit tan trong nước là:
A. (1), (2). B. (2), (3). C. (2), (4). D. (2).
Câu 18. Khi thổi hơi thở vào dung dịch canxi hiđroxit (nước vôi trong). Em quan sát thấy hiện tượng gì trong ống nghiệm chứa dung dịch canxi hiđroxit?
A. Dung dịch chuyển màu xanh. B. Dung dịch bị vẫn đục.
C. Dung dịch chuyển màu đỏ. D. Dung dịch không có hiện tượng.
Câu 19. Trong chế biến bánh bao người ta thường trộn vào trong nguyên liệu một loại muối có tên là amoni hiđrocacbonat, chất này khi hấp sẽ sinh ra hỗn hợp chất khí làm cho bánh bao nở to hơn nên còn gọi là bột nở. Công thức của muối amoni hiđrocacbonat là
A. (NH4)2CO3. B. (NH4)2SO4. C. NH4HCO3. D. NH4HSO4.
Câu 20. Để phân biệt các lọ hóa chất mất nhãn: nước cất, axit clohiđric, natri hiđroxit, natri clorua thì phải dùng những thuốc thử và biện pháp kỹ thuật nào?
A. Chỉ dùng quỳ tím.
B. Dùng quỳ tím và cô cạn dung dịch.
C. Chỉ dùng phenol phtalein.
D. Chỉ cô cạn dung dịch.
Câu 21. Có những chất rắn sau: FeO, P2O5, Ba(OH)2, NaNO3. Thuốc thử được chọn để phân biệt các chất trên là:
A. dung dịch NaOH, giấy quỳ tím. B. H2O, giấy quỳ tím.
C. H2SO4, giấy quỳ tím. D. dung dịch HCl, giấy quỳ.
Câu 22. Có những chất rắn sau: CaO, P2O5, MgO, Na2SO4. Dùng thuốc thử nào sau đây để nhận biết các chất rắn trên?
A. Axit và giấy quì tím. B. Axit H2SO4 và phenolphtalein.
C. Nước và giấy quì tím. D. Dung dịch NaOH.
Câu 23. Có 4 lọ mất nhãn đựng 4 chất bột màu trắng riêng biệt: CaO, Na2O, MgO và P2O5. Dùng thuốc thử nào để nhận biết các lọ trên?
A. Dùng nước và dung dịch axit sunfuric.
B. Dùng dung dịch axit sunfuric và phenolphtalein.
C. Dùng trong nước và giấy quì tím.
Câu 24. Nước giếng ở một số địa phương có chứa chất X. Khi sử dụng ấm đun để đun sôi nước, sau nhiều lần đun thấy đáy ấm có bám một lớp chất rắn màu trắng. Nguyên nhân của hiện tượng này là do khi đun nóng nước có xảy ra phản ứng phân hủy hợp chất X theo phương trình hóa học tổng quát như sau (phản ứng đã được cân bằng):
X CaCO3 ¯ (bám đáy ấm) + H2O + CO2 (thoát ra)
Công thức hóa học của X là
A. CaO. B. Ca(OH)2. C. CaCO3. D. Ca(HCO3)2.
Câu 25. Xét các chất: Na2O, KOH, MgSO4, Ba(OH)2, HNO3, HCl, Ca(HCO3)2. Số oxit; axit; bazơ, muối lần lượt là:
A. 1; 2; 2; 3. B. 1; 2; 2; 2. C. 2; 2; 1; 2. D. 2; 2; 2; 1.
Đáp án A
A. Vôi tôi
B. Canxi hidrocacbonat
C. đá vôi
D. vôi sống
Khi phản ứng (1) kết thúc , bắt đầu xảy ra (2) thì xuất hiện kết tủa
=> đồ thị bắt đầu đi lên
Khi đồ thị đi lên từ từ đến điểm cực đại
=> xảy ra phản ứng (1) và (2)
Ta có công thức nhanh: nOH- = 3n↓ + nH+
Khi đồ thị bắt đầu đi xuống
=> phản ứng (3) xảy ra, kết tủa bắt đầu bị hòa tan dần dần đến hết
=> Ta có công thức tính nhanh: nOH- = 4nAl3+ - n↓ + nH+
Từ đây ta có các phương trình sau