Ở ruồi giấm, tính trạng màu thân và độ dài cánh được quy định bởi 2 cặp gen alen có quan hệ trội lặn hoàn toàn (A: thân xám, a: thân đen; B: cánh dài, b: cánh cụt) cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể (NST) thường. Alen D quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định mắt trắng nằm trên NST giới tính X, không có alen tương ứng trên NST Y. Phép lai giữa các cá thể thân xám, cánh dài, mắt đỏ với nhau thu được F1 có kiểu hình thân đen, cánh cụt, mắt trắng chiếm tỉ lệ 5%. Trong trường hợp không xảy ra đột biến, theo lý thuyết, có mấy kết luận sau đây là đúng?
(1). Tỉ lệ ruồi thân xám, cánh dài, mắt đỏ ở F1 chiếm tỉ lệ 32,5%.
(2). Ở đời F1 có 32 loại kiểu gen khác nhau.
(3). Tỉ lệ ruồi đực mang cả ba tính trạng trội ở F1 chiếm 13.5%.
(4). Tỉ lệ ruồi cái F1 có kiểu hình thân đen, cánh cụt, mắt đỏ chiếm tỉ lệ 5%.
A. 3
B. 4
C. 2
D. 1
Thân xám, cánh dài, mắt đỏ × Thân xám, cánh dài, mắt đỏ
=> Thân đen, cánh cụt, mắt trắng
=> P: (Aa , Bb)XD X d x (Aa , Bb )XD Y
aabb dd = 5%
=> aabb = 0.05 : 0.25 = 0. 2 = 0.4 ab x 0.5 ab
=> A-B = 0.5 + 0.2 = 0.7
=> A- bb = aaB- = 0.05
=> A-B-D = 0.7 x 0.75 = 0.525
=> Số kiểu gen đời con là 7 x 4= 28 ( do hoán vị gen ở một bên )
=> Tỉ lệ ruồi đực mang cả ba tính trạng trội ở F1 0.7 x 0.25 = 0.175
=> Ruồi cái thân đen thân đen, cánh cụt, mắt đỏ : 0.2 => 4 đúng
=> Đáp án D