Viết bài thu hoạch về tự nhiêncuar
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Công nghệ rất hữu ích. Chúng ta trở nên năng suất hơn, bởi vì chúng ta phát minh ra công nghệ. Do đó, con người càng hứng thú hơn với các công cụ và công nghệ. Chúng giúp cuộc sống được dễ dàng hơn theo một phương cách nào đó. Điện thoại là một công nghệ rất hữu ích. Và ngày nay, người ta dành nhiều thời gian hơn để xem tivi, hay xem một cái gì đó trên điện thoại. Bởi vì điều đó làm cho họ thích thú. Con người thực sự rất sợ sự buồn chán. Con người không thích sự buồn chán. Con người muốn được tiêu khiển. Họ muốn một thứ gì đó để có thể giúp họ giải trí, một thứ gì đó làm họ hứng thú. Công nghệ cũng giúp con người học hỏi được nhiều hơn. Sách cũng là công nghệ. Như vậy, con người học hỏi từ công nghệ, con người sử dụng công nghệ để học hỏi nhiều hơn. Tất cả mọi thiết bị, ngay cả cây thước, cũng là công nghệ. Con đo cái này cái kia dài bao nhiêu. Bất cứ thứ gì con người phát minh ra đều là một phần của công nghệ. Điều đó làm nên con người chúng ta. Con người muốn phát minh, muốn tạo ra mọi thứ. Nên người ta liên tục, liên tục phát minh ra các công nghệ mới. Không bao giờ dừng lại. Bản chất của con người là khám phá, phát minh, làm cho mọi thứ tốt hơn. Đó là điều tốt. Nhưng, khi con hỏi về vấn đề này, Ta hiểu rằng con đang suy nghĩ đến việc con người ta đang ngày càng bị phụ thuộc nhiều hơn vào công nghệ và dành quá nhiều thời gian vào đó. Câu hỏi của con là một câu hỏi rất hay.Ngày nay, rất nhiều nhà xã hội học, tâm lý học, và thậm chí cả bác sĩ nghĩ rằng công nghệ đã trở thành một vấn đề cho cuộc sống. Trẻ con dành quá nhiều thời gian để chơi trò chơi điện tử và xem video, không phải để học những điều có ý nghĩa hơn.Chúng ta không thể cưỡng lại công nghệ. Chúng ta phải học cách sử dụng công nghệ, đặc biệt là những người như con, sống trong cuộc đời này và làm công việc kinh doanh. Kể cả trong lĩnh vực giáo dục, trong các trường đại học, họ cũng cần phải sử dụng công nghệ để dạy, để gửi thông tin. Không ích lợi chút nào nếu chống cự lại công nghệ.
Một điểm khác con nói rất quan trọng. Quan hệ con người được dựa vào việc giao tiếp trực tiếp với nhau, mặt đối mặt, người với người, lắng nghe và trao đổi. Điều đó làm cho cuộc sống này phong phú. Công nghệ chủ yếu giúp trao đổi thông tin, nhưng không thể tạo nên sự gần gủi. Chúng ta cần phải hiểu rằng, nếu chúng ta càng trở nên bị lệ thuộc hơn vào công nghệ thì các mối quan hệ của chúng ta càng trở nên hời hợt hơn. Để có thể học hỏi được những điều sâu sắc và ý nghĩa về cuộc sống này, mọi người cần phải tiếp xúc trực tiếp với nhau, giữa người với người, với các vị thầy, với bạn bè, để thực sự trao đổi những gì muốn học hỏi. Chúng ta cũng có thể học hỏi nhiều từ sách vở, từ máy tính. Nhưng có những thứ chúng ta chỉ có thể học từ một người khác. Do đó, điều rất quan trọng là chúng ta cần phải gặp gỡ, nói chuyện, thảo luận. Cha mẹ và con cái. Họ cần phải gặp gỡ trực tiếp. Chỉ gửi tin nhắn không thì không đủ. Chỉ gửi câu hỏi thăm đại loại như: “Bố có khoẻ không?” – “Bố vẫn khoẻ” thì không đủ. Cần phải gặp gỡ nhau trực tiếp, rất quan trọng. Như vậy, chúng ta cần thảo luận làm cách nào để sử dụng, khai thác công nghệ, đồng thời với việc xây dựng các mối quan hệ một cách sâu sắc và có ý nghĩa.
Khi kinh doanh, con cần phải cho mọi người biết mặt hàng con bán cho khách hàng là cái gì và mức giá mà người ta phải trả cho con. Và con phải thuyết phục được rằng, nếu họ mua những gì con bán, nó có thể cải thiện cuộc sống của họ. Họ trở nên đẹp đẽ hơn, khoẻ mạnh hơn, hạnh phúc hơn, một thứ gì đó tốt hơn. Điều này là tự nhiên. Xuyên suốt lịch sử của cuộc sống, con người phát triển vì họ trao đổi. Tiền tệ được phát minh để trao đổi. Con giới thiệu món hàng con bán, nếu người ta thích món hàng, người ta sẽ mua. Và đó là cách văn hoá được phát triển. Như vậy, việc mua và bán là cần thiết. Nếu không có sự mua, bán này, thế giới sẽ không được phát triển. Khi con bán một món hàng, con cần phải trình bày món hàng của con có. Và ngày nay, với công nghệ, con có thể bày hàng qua Internet, qua tivi. Đây là một phương thức nhanh hơn, dễ dàng hơn. Mọi người đều làm như thế. Và chúng ta không thể né tránh việc này. Ta nghĩ ý con hỏi là làm sao sử dụng công nghệ mà vẫn duy trì được mối quan hệ tốt với con người. Công nghệ có thể tiếp cận được hàng tỉ người, nhưng không thể giúp chúng ta gặp nhau tận mặt. Như vậy, chỉ có một số người mới có thể thực sự gặp mặt. Khi con nói chuyện trên tivi, người ta có thể nghe và xem con nói. Họ lấy được một số thông tin từ việc xem. Nhưng nếu con muốn hỏi ai một điều gì đó, muốn hiểu một điều gì đó một cách rõ ràng hơn, con cần phải gặp mặt con người đó. Chúng ta cần phải suy nghĩ một cách sâu sắc cách để có thể cân bằng hai thứ này.Ngày nay, Ta thấy giới trẻ dành quá nhiều thời gian vào màn hình, chứ không phải là việc học hỏi những điều ý nghĩa từ người này, người kia. Điều này rất nguy hiểm. Bởi vì, để có thể trở thành một người tốt, con cần phải tìm được một người tốt và học hỏi từ họ. Làm cách nào để cuộc sống con có ý nghĩa, bình an, và tự do? Con cần phải gặp một vị thầy tốt và học từ vị thầy đó. Việc học từ sách vở, công nghệ và học hỏi từ vị thầy cần phải đi cùng với nhau. Con không thể tách rời các sự học hỏi này. Trước khi có sách, người ta chỉ có thể học hỏi trực tiếp từ vị thầy: đi tìm và gặp vị thầy, đặt các câu hỏi, lắng nghe, và thực hành. Kể từ khi sách được phát minh, con người có thể đọc sách và học hỏi từ sách. Nhưng chỉ chừng đó thì chưa trọn vẹn. Vẫn cần phải gặp vị thầy của con, nếu con muốn phát triển lên tầng mức cao hơn, sâu sắc hơn trong học tập. Công nghệ cũng giống như sách, sách chính là một dạng công nghệ. Như vậy, chúng ta cần phải học hỏi từ sách vở, học hỏi từ công nghệ, từ Internet. Và chúng ta cũng cần phải học hỏi từ một vị thầy tốt. Hoặc chúng ta có thể học hỏi lẫn nhau. Mọi người ai cũng có thể học hỏi được một thứ gì đó từ những người xung quanh. Ta cũng có thể học hỏi được một điều gì đó từ các con. Khi Ta gặp các con và suy nghĩ về các con, Ta thấy rằng, à con người này không giống với những người khác, bởi vì chúng ta đều khác nhau. Nên khi Ta gặp gỡ, trao đổi và hiểu hơn về con, điều đó làm cho cuộc sống của Ta phong phú hơn, tốt hơn. Việc hiểu một người khác là rất quan trọng đối với chúng ta, trong bất cứ một nền văn hoá nào. Con đến nước Mỹ, con đến Canada, con gặp gỡ những người dân ở đó. Và con thấy họ sống khác với con. Con học được một điều gì đó từ họ. Gặp gỡ trực tiếp người khác là một việc quan trọng của chúng ta. Từ xa xưa, người ta thường tổ chức lễ hội, mời mọi người từ những địa phương khác nhau đến cùng tham dự, giải trí, nói chuyện, trao đổi thảo luận, và kể cả mua bán trao đổi các mặt hàng với nhau. Ở Việt Nam, điều đó cũng xảy ra. Trong thời gian diễn ra lễ hội, có rất nhiều người tới, trong đó có cả những vị thầy thông tuệ. Nên người ta có những chương trình khác nhau cho các đối tượng khác nhau.Như vậy, gặp gỡ và trao đổi kiến thức và thông tin là việc làm cần thiết. Không nên nghĩ rằng công nghệ là một điều gì đó tệ hại. Con không thể cưỡng lại công nghệ. Chúng ta cần phải học cách để sử dụng công nghệ. Nhưng chúng ta cũng cần phải hiểu rằng điều quan trọng là cần phải gặp gỡ và trao đổi với nhau. Và kể cả với công nghệ, chúng ta có thể sử dụng công nghệ để truyền tải những thông tin tốt, thông tin đúng cũng như ngược lại. Cũng giống như sách vở, có cuốn hay, có cuốn dở. Điều đó cũng không là ngoại lệ đối với công nghệ. Nếu con đọc cuốn sách tốt, con học được những điều hay. Nếu con đọc một cuốn sách không tốt, có thể con sẽ học được những điều xấu. Con cần phải giải thích điều này với mọi người. Một số người không có sự hiểu biết này. Như vậy, cần phải hiểu công nghệ và sử dụng công nghệ.
Trong bài tấu gửi vua Quang Trung vào tháng 8 năm 1791,ở phần “ Bàn luận về phép học”, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp có viết: “Học rộng rồi tóm lại cho gọn, theo điều học mà làm”. Như vậy, cách chúng ta mấy trăm năm, La Sơn Phu Tử đã nhận ra được tầm quan trọng của phương pháp học tập kết hợp giữa lí thuyết với thực hành. Điều đó cho chúng ta biết rằng giữa hai yếu tố “học” và “hành” có mối quan hệ mật thiết với nhau không thể tách rời.
Vậy, “học” là gì? Học là quá trình tiếp thu tri thức và biến những tri thức được tiếp thu ấy thành vốn hiểu biết của bản thân. Việc học không chỉ đơn thuần thông qua việc hướng dẫn giảng dạy của thầy cô, sự truyền thụ kinh nghiệm của những người lớn tuổi mà còn thông qua sự trao đổi với của bạn bè, qua việc đọc, nghiên cứu tài liệu, sách vở và quan sát từ thực tế cuộc sống. Tuy nhiên, “học” chỉ dừng lại ở khâu lí thuyết. Muốn biến những điều đã học thành thực tế, nhất thiết phải thông qua lao động thực hành.
“Hành” là những thao tác nhằm vận dụng các kĩ năng, kiến thức đã tiếp thu vào việc giải quyết những tình huống, những vấn đề cụ thể. Không một môn học nào lại không có phần thực hành.Việc thực hành thể hiện qua các bài tập sau khi vừa học lí thuyết,qua các tiết thí nghiệm thực hành các bộ môn Lý ,Hóa ,Sinh; qua các thao tác vận động ở bộ môn Thể dục.Theo La Sơn Phu Tử trình bày trong phần “ bàn luận về phép học” thì “hành” là việc vận dụng đạo lý của thánh hiền vào cuộc sống, biến những triết lý trừu tượng thành việc làm cụ thể nhằm thể hiện nhân cách, phẩm giá của con người.
Chủ tịch Hồ Chí Minh có nói: ‘Học mà không hành thì học vô ích, hành mà không học thì hành không trôi chảy”. Lời dạy trên của Bác cũng góp phần khẳng định mối quan hệ mật thiết và tương hỗ giữa hai yếu tố “học” và “hành” trong cuộc sống. Việc thực hành có tác dụng củng cố kiến thức, khắc sâu những điều đã học. Người có học mà không biết ứng dụng những điều đã học vào thực tế thì việc học ấy trở thành vô ích. Sau mỗi bài học lí thuyết là bài bài tập để củng cố, sau mỗi tiết thí nghiệm thực hành là kiến thức đã học được khắc sâu hơn. Nếu không có những tiết bài tập và thí nghiệm thì những điều chúng ta đã học sẽ trở thành mớ lý thuyết suông không có tác dụng gì.
Đối với sĩ tử ngày xưa, đi học là để hiểu rõ Đạo. Đó là lẽ đối xử hằng ngày giữa con người với nhau. Người đi học mà không hiểu rõ đạo, không biết vận dụng đạo lý thánh hiền để cư xử với nhau mà chỉ “đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi,không còn biết đến tam cương, ngũ thường”. Chắc chắn điều đó sẽ dẫn đến kết quả “chúa tầm thường thần nịnh hót”. Và hậu quả tất yếu sẽ là “ nước mất nhà tan ”. Ngược lại, nếu mọi người biết vận dụng lẽ đạo vào trong cuộc sống thì xã hội sẽ tốt đẹp hơn nhiều. La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã nhấn mạnh “Đạo học thành thì người tốt nhiều,người tốt nhiều thì triều đình ngay ngắn mà thiên hạ thịnh trị”
Tuy nhiên việc thực hành muốn đạt đến thành công cần phải có vai trò khơi gợi dẫn dắt của lí thuyết. Những kiến thức đã học luôn có tác dụng định hướng, dẫn dắt để việc thực hành được tốt hơn. Người thực hành mà không có sự dẫn dắt của học vấn thì khó có hy vọng đạt được mục đích, chẳng khác gì một người đi trong bóng đêm mà không có ánh sáng của ngọn đuốc soi đường.Không một học sinh nào có thể làm được bài tập mà không căn cứ vào những công thức hay định lý đã học. Cũng không một ai thành công ngay ở thí nghiệm đầu tiên mà không có sự hướng dẫn thao tác của thầy cô. Qua bài tấu, để củng cố và phát huy vai trò của việc học, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã thiết tha đề nghị xin vua Quang Trung thay đổi phương pháp học tập sao cho thích hợp: “Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc.Tuần tự tiến lên học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử. Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm.”
Có một phương pháp học tập tốt và đúng đắn, kết hợp với những thao tác thực hành bài bản, chắc chắn kết quả học tập sẽ được nâng cao và “nhân tài mới lập được công. Triều đình nhờ thế cũng được vững yên”. Tóm lại, từ viếc tìm hiểu bài tấu “Bàn luận về phép học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, em nhận thấy hai yếu tố “học” và “hành” đều có tầm quan trọng như nhau và quan hệ mật thiết cùng nhau. “Học” có vai trò dẫn dắt việc “hành” và “hành” có tác dụng củng cố khắc sâu và hoàn chỉnh việc “học”. Từ đó, em phải thay đổi phương pháp học tập sao cho đúng đắn, biết kết hợp vận dụng tốt cả hai yếu tố “học” và “hành” để nâng cao trình độ học vấn của bản thân và áp dụng linh hoạt vào thực tế.
Các cụ ta có câu “ Đi một ngày đàng học một sàng khôn”. Quả đúng như vậy! Trường THPT Tuệ Tĩnh đã tổ chức cho học sinh tham quan học tập tại chùa Ba Vàng và công viên Rồng Hạ Long vào ngày 16/12/2018 vừa qua là những trải nghiệm tuyệt vời.
Ngay khi có kế hoạch của nhà trường, phụ huynh ủng hộ, học sinh háo hức đăng kí tham gia. Mọi công tác chuẩn bị được thực hiện nhanh chóng, khoa học.
Chuyến tham quan học tập đã thu hút gần 600 học sinh, phụ huynh, GVCN tham gia. Với học sinh toàn trường là 740 thì đây quả là con số ấn tượng.
5h30 phút ngày 16/12/2018 hòa trong không khí người dân cả nước mừng chiến thắng của đội tuyển bóng đá Việt Nam, học sinh THPT Tuệ Tĩnh tập trung trong niềm vui nhân đôi ấy. 6h5 phút đoàn 13 xe của trường lên đường trong dư âm của những hoạt động khởi động cùng các anh chị hướng dẫn viên ( HDV) công ty du lịch quốc tế Tre Việt. Có lẽ vì thế mà những âm vang“ Tay đâu tay đâu ? Tay đây, tay đây. Tim ở đâu là tim ở đâu ? Tim ở đây là tim ở đây” là những ấn tượng đầu tiên trong bài thu hoạch của các bạn Đinh Hương, Nguyễn Công lớp 10A.
Có nhiều điều ấn tượng với học sinh trong suốt hành trình nhưng có lẽ phải kể đến sự chuyên nghiệp của công ty du lịch Tre Việt: đoàn xe chất lượng cao, tổ chức khoa học, HDV chu đáo, nhiệt tình… Có bạn ấn tượng với anh HDV đẹp trai, anh tên lạ, anh “thánh nổ”, chị hát hay, vui tính… anh dẫn chương trình quá chuyên nghiệp. Có lẽ vì thế mà hành trình đến chùa Ba Vàng dường như nhanh hơn.
Điểm dừng chân đầu tiên là chùa Ba Vàng. Học sinh được tham quan cảnh chùa, cầu cho Quốc thái dân an, nghe sư thầy nói chuyện …Nhiều bạn chiêm nghiệm, thấm nhuần: “ Bước chân đến chốn thanh tịnh, không khí trong lành, cảnh sắc thiên nhiên xung quanh khiến em thấy lòng thanh thản. Từ trên cao nhìn xuống những cảnh tượng núi sông, nhà cửa như khơi thêm tình yêu quê hương đất nước trong mỗi chúng em. Sư thầy không nói về những điều cao siêu mà chỉ là những gì giản đơn, gần gũi trong cuộc sống. Lời thầy trầm ấm giống người thân trong nhà… Tất cả khiến chúng em ngộ ra được nhiều điều” (Thùy Dương 11C). Bạn Lí Linh 12A cảm nhận mình đang có “ những giây phút thanh tịnh nhất trong tâm hồn khi niệm Phật, cầu may”. Phương Nga 11D còn luyến tiếc vì chưa gặp được thầy trụ trì nhưng cũng vui mừng đã trả lời được những câu hỏi và được tặng sách Phật rất ý nghĩa.
Đến trưa, đoàn xe di chuyển đến nhà hàng sang trọng, món ăn ngon được bày hấp dẫn. Nhưng có lẽ sự hài lòng của các bạn không chỉ có thế. Bạn Nguyễn Ngân 10A cảm nhận: Em vô cùng vui và hạnh phúc khi được ăn trưa cùng đại gia đình này. Một bữa ăn mà gắn bó, đưa mọi người đến gần nhau hơn”
Và sự chờ đợi nhất, hơn 20 trò chơi cảm giác mạnh tại công viên Rồng thực sự lôi cuốn các em. Từ những bạn nhát nhất cũng nhận thấy:“ Đây là nơi mà sự dũng cảm của em được thể hiện. Vì em vốn nhát, ngại giao tiếp, va chạm, sợ độ cao… Dám bước lên những trò chơi này đã phần nào thay đổi điều đó, thách thức được bản thân”(Minh Tú 11G). Ngay cả những bạn nữ vốn không thích những trò chơi mạo hiểm… Nhưng chuyến đi đã giúp em phá vỡ những giới hạn của bản thân và trải nghiệm những điều mới mẻ”( Thùy Dương 11C). Với các bạn khác thì “ Trò chơi nào cũng để lại những ấn tượng mạnh mẽ, đặc biệt là những trò cảm giác mạnh… khiến chúng tôi vừa sợ, vừa vui vừa thích thú” ( Minh Trí 12C). Tiếng hét ở các trò chơi Theo dấu chân Rồng, Phi long thần tốc, Tàu hải tặc, Tê giáo cuồng nộ… như mang đi tất cả những mệt mỏi của các em. Nhiều bạn chỉ dám chọn những trò chơi nhẹ nhàng: đi thuyền quanh công viên, đu quay hai tầng....Bạn khoe chơi được 13 trò, bạn tiếc nuối em mới chơi có 2 trò thôi… vì xếp hàng lâu quá. Lần đầu tiên trong đời Phương Nga 11D phát hiện “Chờ đợi cũng là hạnh phúc”. Và quan trọng là chúng ta được chơi cùng nhau
Khoảng thời gian tập trung tham gia Team Buildinh thật sự thích thú, vui vẻ. Mỗi bạn một cảm nhận khác nhau:“Những trò chơi thú vị ấy đã cho em thấy sức mạnh cuả tình đồng đội, sự đoàn kết giúp chúng em vượt qua thử thách của chương trình”( Phương Tú 10C),“ giúp lớp em chiến thắng”( Nguyễn Lanh 11 B).“ Chúng em hiểu nhau hơn, trân trọng những phút giây chơi đùa bên nhau”( Phương Thảo 11A)...
Phải ra về ai cũng có cảm giác tiếc nuối. Thế nhưng cuộc vui nào cũng phải chia tay. Các bạn ai ai cũng gửi lời cảm ơn Nhà trường, Đoàn thanh niên, PHHS, công ty du lịch Tre Việt đã tổ chức chuyến đi thật thú vị, bổ ích. Ai cũng mong muốn sẽ có nhiều hoạt động trải nghiệm hơn nữa trong những năm học tiếp theo.
Mình chỉ tham khảo thôi ...
em ấn tượng về môi trường hoang mạc
môi trường hoang mạc pân bố chủ yếu ở 2 đường chí tuyến vá nằm sâu trong nội địa hoặc ở ven biển có dòng biển lạnh chảy qua. ở đây, biên độ nhiệt/năm và ngày đều rất cao nhưng mưa lại rất ít. Đới lạnh chủ yếu là cồn cát và sổi đá. Thựa vật ở đây cằn cỗi và thưa thớt. Động vật chủ yếu là loài bò sát và côn trùng. Sinh vật k đa dạng vì khí hậu nóng và khắc nhiệt. dân cư thường sống trong các ốc đảo có nguồn nước ngầm. HẾT
Có thể nói mình lại có sự ấn tượng sâu sắc với môi trường nhiệt đới gió mùa. Bởi lẽ, đơn giản thôi, thứ nhất nơi đây là nơi mình đang sinh sống. Thứ hai, môi trường này ồn ào tấp nập đúng sở thích của mình. Thứ ba, môi trường nhiệt đới gió mùa có điều kiện thời tiết thuận lợi cho việc trồng lúa nước, trồng cây lương thực,... góp phần tạo nên sự phát triển nơi đây.