Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp X gồm CH2=CHCOOCH3; CH≡CCOOCH3; CH3OOC-C≡C-COOCH3; CH2=C(COOCH3)2 cần dùng 0,49 mol O2, thu được CO2 và 5,4 gam H2O. Nếu lấy 0,1 mol X trên tác dụng tối đa với V ml dung dịch Br2 0,5M. Giá trị của V là
A. 160 ml.
B. 280 ml.
C. 80 ml.
D. 140 ml.
Đáp án B
Đốt cháy 0,1 mol hỗn hợp X cần 0,49 mol O2 thu được CO2 và 0,3 mol H2O.
Ta tách các chất trong X ra thu được 0,1 mol hỗn hợp gồm CH2=CH2 a mol; CH≡CH b mol và tách ra được thêm c mol CH2COO.
Ta có: a + b = 0,1.
Dựa vào O2 ta có: 3a + 2,5b + 1,5c = 0,49.
Dựa vào H2O: 4a + 2b + 2c = 0,3.2
Giải hệ: a=0,06; b=0,04; c=0,14.
Vậy cho 0,1 mol X tác dụng với Br2 thì số mol Br2 phản ứng sẽ là 0,06+0,04.2=0,14 tương đương với đã dùng 280ml dung dịch Br2.
5 sai vì khó phân biệt bằng vị giác, nên phân biệt bằng dung dịch brom.
7-sai do triolein không tác dụng với Cu(OH)2.
8-tripanmitin là (C15H31COO)3C3H5 nên %H là 21,97%.