Read the following passage and mark the letter A, B, C or B on your answer sheet to indicate the correct answer to each of the questions from 30 to 37.
Accustomed though we are to speaking of the films made before 1927 as “silent”, the film has never been, in the full sense of the word, silent. From the very beginning, music was regarded as an indispensable accompaniment; when the Lumiere films were shown at the first public film exhibition in the United States in February 1896, they were accompanied by piano improvisations on popular tunes. At first, the music played bore no special relationship to the films; an accompaniment of any kind was sufficient. Within a very short time, however, the incongruity of playing lively music to a solemn film became apparent, and film pianists began to take some care in matching their pieces to the mood of the film.
As movie theaters grew in number and importance, a violinist, and perhaps a cellist, would be added to the pianist in certain cases, and in the larger movie theaters small orchestras were formed. For a number of years the selection of music for each film program rested entirely in the hands of the conductor or leader of the orchestra, and very often the principal qualification for holding such a position was not skill or taste so much as the ownership of a large personal library of musical pieces. Since the conductor seldom saw the films until the night before the y were to be shown (if, indeed, the conductor was lucky enough to see them then), the musical arrangement was normally improvised in the greatest hurry.
To help meet this difficulty, film distributing companies started the practice of publishing suggestions for musical accompaniments. In 1909, for example, the Edison Company began issuing with their films such indications of mood as “pleasant’, “sad”, “lively”. The suggestions became more explicit, and so emerged the musical cue sheet containing indications of mood, the titles of suitable pieces of music, and precise directions to show where one piece led into the next.
Certain films had music especially composed for them. The most famous of these early specialscores was that composed and arranged for D. w. Griffith’s film Birth of a Nation, which was released in 1915.
It may be inferred from the passage that the first musical cue sheets appeared around _________.
A. 1896
B. 1909
C. 1915
D. 1927
Đáp án B
Có thể suy luận từ đoạn văn rằng những bản sắp xếp trình tự xuất hiện của bản nhạc đầu tiên xuất hiện trong khoảng ________.
Dẫn chứng: “In 1909, for example, the Edison Company began issuing with their films such indications of mood as “pleasant’, “sad”, “lively”. The suggestions became more explicit, and so emerged the musical cue sheet containing indications of mood...”
(Ví dụ vào năm 1909, Công ty Edison đã bắt đầu phát hành những bộ phim của họ với những biểu thị tâm trạng ẩn trong đó như “vui”, “buồn”, “sống động”. Những gợi ý này dần trở nên rõ ràng hơn và vì thế đã xuất hiện những bản sắp xếp trình tự xuất hiện của bản nhạc bao gồm cả tâm trạng được biểu thị...)
Dịch bài
Mặc dù chúng ta đã quen nhắc tới những bộ phim được sản xuất trước năm 1927 là “phim câm”, phim chưa bao giờ thực sự im lặng. Ngay từ khi mới bắt đầu, âm nhạc đã được xem là thứ đồng hành không thể thiếu; khi những bộ phim của Lumiere được trưng bày tại triển lãm điện tử công khai đầu tiên ở Hoa Kỳ vào tháng 2 năm 1896, chúng đã được hòa âm cùng với những bản piano trên các giai điệu phổ biến. Ban đầu, âm nhạc không có mối quan hệ đặc biệt với phim; một bản nhạc đệm bất kì thể loại nào cũng đã đủ. Tuy nhiên, chỉ trong một thời gian ngắn, sự không phù hợp của việc chơi nhạc sống động cho một bộ phim trang trọng đã trở nên rõ ràng, và các nghệ sĩ piano điện ảnh bắt đầu quan tâm đến việc phối hợp các tác phẩm của họ với cảm xúc của bộ phim.
Khi các rạp chiếu phim tăng lên về số lượng và về tầm quan trọng, một nghệ sĩ violin và một nhà cello có thể làm việc như là nghệ sĩ dương cầm trong một số trường hợp và trong các rạp chiếu phim lớn hơn, các dàn nhạc nhỏ đã được hình thành. Trong một vài năm việc lựa chọn âm nhạc cho từng chương trình phim hoàn toàn nằm trong quyết định của người chỉ huy hoặc người chỉ đạo dàn nhạc, và rất thường xuyên thì tiêu chuẩn chính để được nắm giữ vị trí này không phải nằm ở kỹ năng hay thẩm âm mà là ở việc sở hữu một kho tàng các bản nhạc đồ sộ riêng. Bởi người chỉ huy dàn nhạc hiếm khi được xem những bộ phim và phải tới đêm trước khi những bộ phim được trình chiếu (đó là trong trường hợp người chỉ đạo dàn nhạc may mắn mới được xem bộ phim vào thời điểm đó) nên sự sắp xếp các bản nhạc thường được ứng biến một cách gấp gáp nhất.
Để giúp khắc phục những khó khăn này, các công ty phân phối phim đã bắt đầu việc xuất bản các đề xuất cho bản nhạc đi kèm. Ví dụ vào năm 1909, Công ty Edison đã bắt đầu phát hành những bộ phim của họ với những biểu thị tâm trạng ẩn trong đó như “vui”, “buồn”, “sống động”. Những đề xuất này dần trở nên rõ ràng hơn và vì thế đã xuất hiện những bản sắp xếp trình tự xuất hiện của bản nhạc bao gồm cả tâm trạng được biểu thị, các tiêu đề của bản nhạc phù hợp, và hướng chính xác để chỉ ra nơi tiếp theo mà một phần bản nhạc sẽ tiếp tục.
Những bộ phim nhất định có những bản nhạc được đặc biệt sáng tác cho chúng. Bản nhạc nổi tiếng nhất trong những bản dàn bè này là bản nhạc được soạn và sắp xếp cho bộ phim Birth of a Nation của D. W. Griffith's, bộ phim ra mắt năm 1915.