Trộn 58,75 gam hỗn hợp X gồm Fe(NO3)2 và kim loại M với 46,4 gam FeCO3 được hỗn hợp Y. Cho toàn bộ Y vào lượng vừa đủ dung dịch KHSO4 thu được dung dịch Z chỉ chứa 4 ion( không kể H+ và OH- của H2O) và 16,8 lít hỗn hợp T gồm 3 khí trong đó có 2 khí có cùng phân tử khối và 1 khí hóa nâu trong không khí. Tỉ khối của T so với H2 là 19,2. Cô cạn 1/10 dung dịch Z thu được m gam rắn khan. Giá trị của m là
A. 39,385
B. 37,950
C. 39,835
D. 39,705
T gồm 3 khí trong đó chắc chắn có CO2, 1 khí hóa nâu trong không khí đó là NO,
2 khí cùng khối lượng => khí còn lại là N2O
=> Trong T có a mol NO, y mol N2O và 0,4 mol CO2 (= n FeCO3)
Có n T =0,75 mol ; MT= 38,4g
=> m T = 30a + 44b + 0,4.44 =0,75.38,4
n T =a + b + 0,4 = 0,75 mol => a=0,3 mol ; b = 0,05 mol
Do Z chỉ chứa 4 loại ion nên Z chứa K+ ; Fe3+ ; SO42- ; Mn+
=> Nito chuyển hết về dạng khí
=> ½n NO3 =½( nNO + 2nN2O)= n Fe(NO3)2
=> n Fe(NO3)2 =0,2mol => m M =22,75g.
Gọi n M = x mol =>Mx=22,75g
Có n e trao đổi = nx + 0,2 + 0,4 = 0,3.3 + 0,05.8
=>nx=0,7 mol => M=32,5n => n=2 , M =65(Zn) thỏa mãn
=> n Zn=0,35 mol
Theo DLBT điện tích trong Z ta có:
2nSO42- =3nFe3+ + 2nZn2+ +nK+
Mà n K+ = n SO42- => n K+ = n SO42-= 2,5 mol
=>1/10 Z cô cạn được lượng muối:
m = 1/10.(39.2,5 + 96.2,5 + 56.0,6 + 65.0,35)=39,385g =>A