Giúp em dịch nghĩa câu và làm với
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
every day , my mother cook a many food . such as chicken , pork rice and fish. but today she cook very delicous first is meat shark . It is very tough . I meat sharp very much , so many people do not believe but its truth.!
dịch:
hàng ngày , mẹ tôi nấu nhiều món ăn như là thịt gà,lợn , cá và cơm. nhưng hôm nay mẹ tôi làm một món rất là ngon nó là thịt cá mập,nó rất dai. tôi thích nó rất nhiều , nhưng nhiều người ko tin tôi đã ăn nhưng nó là sự thật!.
Cảm xúc - với lời đề tặng Thế Lữ - là bài thơ của nhà thơ Xuân Diệu (1917 - 1985) in trong tập thơ thứ nhất của anh: Tập Thơ thơ (Nhà xuất bản Đời nay, Hà Nội - 1938). Cuối bài Cảm xúc, không thấy tác giả ghi thời gian sáng tác bài thơ này, nhưng vì đó là bài đầu tiên của tập thơ gồm những bài Xuân Diệu viết từ năm 1933 đến năm 1938, nên có thể đoán Cảm xúc được sáng tác vào năm 1933.
Đoạn đầu bài thơ có những câu:
Là thi sĩ, nghĩa là ru với gió,
Mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây,
Để linh hồn ràng buộc bởi muôn giây
Hay chia sẻ bởi trăm tình yêu mến.
Năm 1942, tức là khá lâu sau khi bài thơ Cảm xúc của Xuân Diệu ra đời, nhà thơ Sóng Hồng (Trường Chinh) trong bài Là thi sĩ có nhắc lại những ý thơ Xuân Diệu và "nhại" theo cách viết của Xuân Diệu ở đoạn đầu bàiCảm xúc (và ở những bài thơ khác nữa của Xuân Diệu), cũng trong đoạn đầu bài thơ:
Nếu "thi sĩ nghĩa là ru với gió
Mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây",
Để tâm hồn treo ngược ở cành cây
Hay lả lướt đìu hiu cùng ngọn liễu…
Mấy chục năm nay, nhiều người đọc và cả các nhà nghiên cứu thường cho rằng, nhà thơ Sóng Hồng viết bài này với mục đích phê phán bài thơ Cảm xúc của Xuân Diệu, tuyên chiến với các nhà thơ lãng mạn.
Gần đây nhất, trên Báo Sài Gòn giải phóng số 10.628 ra ngày 21/1/2007, trong bài Bút chiến thơ của Nhất Sinh, tác giả còn lấy hai bài thơ trên của Xuân Diệu và Sóng Hồng làm dẫn chứng tiêu biểu cho cuộc bút chiến của những nhà thơ theo khuynh hướng "Nghệ thuật vị nghệ thuật" và "Nghệ thuật vị nhân sinh".
Tác giả viết: "… Ở cuộc họa thơ giữa nhà thơ lãng mạn chủ nghĩa Xuân Diệu (Là thi sĩ) và nhà thơ Sóng Hồng, bút danh của đồng chí Trường Chinh khi làm thơ (Nếu thi sĩ)… ý thơ của Sóng Hồng là lời phân tích sâu sắc, động viên ân tình và kêu gọi thiết tha… Xin lưu ý: Là thi sĩ vàNếu thi sĩ mà tác giả dẫn ra chỉ là những chữ đầu ở những câu thơ đầu của hai bài thơ mang tên Cảm xúc (Xuân Diệu) và Là thi sĩ (Sóng Hồng).
Có điều, mục đích của tác giả bài thơ Là thi sĩ có phải là để bút chiến và đây có phải là việc họa thơ hay không?
Ta hãy nghe chính nhà thơ Sóng Hồng kể lại trong một bức thư gửi một bạn đọc:
"Năm 1942, tôi hoạt động bí mật ở ngoại thành Hà Nội. Các anh chị em vận động binh lính đang tìm cách tuyên truyền một anh thư ký của nhà binh Pháp. Anh này hay làm thơ lãng mạn, than mây khóc gió, tiếc ngọc thương hoa. Một hôm, đồng chí Hoàng Văn Thụ và tôi đến cơ quan binh vận Trung ương ở quận 6 ngoại thành.
Một chị binh vận đưa cho chúng tôi xem một bài thơ lãng mạn của anh thư ký nhà binh kia. Tôi bảo chị: "Anh này thích thơ, để tôi làm một bài thơ nói về nhiệm vụ của nhà thơ, rồi chị đưa cho anh ta xem, họa chăng có giúp các chị một phần nào để cảm hóa anh ta chăng".
Dĩ nhiên là chị binh vận kia hoan nghênh ý kiến của tôi và giục tôi làm mau bài thơ đó.
Vài hôm sau, tôi đưa cho chị bài Là thi sĩ. Chị nhảy lên vì sung sướng. Sau tôi được biết bài thơ đó đã có tác dụng nhất định trong công tác binh vận của Đảng và trước hết là trong việc giác ngộ anh thư ký nhà binh nói trên.
Bài thơ Là thi sĩ đã được đăng trên báo bí mật, ký là Sóng Hồng… sau Cách mạng Tháng Tám lại được đăng trên báo công khai ở Hà Nội". (Xem Trường Chinh - Tuyển tập văn học - tập II - Trang 295, 296, NXB Văn học - Hà Nội 1997).
Như vậy, đoạn văn này của đồng chí Trường Chinh cho ta thấy: Mục đích trước hết của tác giả khi viết bài thơ này là… làm binh vận và đối tượng trước hết của bài thơ là anh thư ký nhà binh Pháp "hay làm thơ lãng mạn, than mây khóc gió, tiếc ngọc thương hoa".
Nếu tác giả có nhắc lại những ý thơ và "nhại" cách viết của bài Cảm xúccủa Xuân Diệu (sau đó có đề dưới tên bài thơ là Tặng các nhà thơ Việt Nam) thì đó chỉ là cái cớ để tác giả thực hiện mục đích ấy, chứ không phải tác giả viết Là thi sĩ để bút chiến với Xuân Diệu, hay để họa thơ của Xuân Diệu - dù họa thơ với mục đích gì.
Thế là, từ một trường hợp rất cụ thể, rất riêng, vì nói được ý tưởng lớn của thời đại, nhiệm vụ lớn của mỗi người làm thơ cũng như mỗi người dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc ta, bài thơ Là thi sĩ của Sóng Hồng trở nên có một ý nghĩa rộng lớn hơn nhiều, rất có thể vượt ra ngoài ý định ban đầu của người viết
- Khỉ con đã chủ động mời dê con đến nhà mình, xin phép mẹ tặng dê con một số sách vở, quần áo, đồ chơi và đồ dùng sinh hoạt. Khi được giúp đỡ như vậy, dê con cảm thấy cảm động, rất vui và ấm áp
- Khi mọi người xung quanh em gặp khó khăn em sẽ an ủi, khích lệ và giúp đỡ
- Sự cảm thông, giúp đỡ những người gặp khó khăn tạo sức mạnh to lớn, nghị lực, niềm tin vào một ngày mai tươi sáng hơn, cảm thông và chia sẻ giúp mọi người gần gũi và gắn bó gần nhau hơn.
1D: để qua 1 bên
2C: nổ tung
3B: tiến bộ
4C: bỏ đi
5D: lăn xuống
6C
7B
8A
9D
10C
Câu1:
– Niêu cơm
Thể hiện được sự tài giỏi của Thạch Sanh. Đồng thời qua chi tiết niêu cơm thể hiện sự thân thiện, nhân đạo và mong muốn hòa bình của nhân dân ta. Chi tiết niêu cơm cũng thể hiện tiềm năng sức mạnh to lớn của nhân dân.
Câu 2:
Biểu tượng Thánh Gióng được nhân dân tôn thờ là một lẽ sống, một đạo lý của con người. Tương truyền từ thời Hùng Vương, để ghi nhớ công lao của chàng trai làng Gióng, nhà vua đã lập đền thờ ở làng và tôn là Phù Đổng Thiên Vương. Đến thời nhà Lý, Lý Công Uốn sau lần được chứng kiến Thánh Gióng linh ứng nên đã tu bổ đền thờ, tạc tượng, truy phong là Xung Thiên Thần Vương.
Từ thời Nhà Trần trở về sau đều phong tặng sắc thần cho Thánh Gióng như: Thượng đẳng phúc thần, Nhất Bị Phổ Tế Cương Nhị, Hiểu Hựu Anh Linh….
Ngoài đền thờ chính ở làng Phù Đổng huyện Gia Lâm Hà Nội còn có đền thờ ở Sóc Sơn, ở núi Vệ Linh nơi mà Thánh Gióng đánh giặc, cởi áo giáp sắt treo lên cây, bay về trời. ở làng Xuân Tảo, làng Phú Viên ngoại thành Hà Nội đều lưu giữ những vết chân ngựa, hoặc chỗ ngồi ăn cơm của Thánh Gióng… Nhiều địa phương cũng thờ Thánh Gióng cùng với các vị anh hùng cứu nước khác: Hai Bà Trưng, Trần Hưng Đạo….
Để tưởng nhớ công lao của Thánh Gióng, hàng năm nhân dân mở hội vào ngày mồng 9 tháng 4 âm lịch. Trong những ngày hội có các nghi lễ như: rước nước, tập trận, săn hổ, cờ tướng, múa hát, chèo tuồng….
Với Thánh Gióng trong tâm thức của người dân đất Việt đó là hào khí của bản hùng ca hoành tráng từ ngàn xưa vọng lại. Niềm tự hào, kính trọng về sức mạnh đoàn kết của dân tộc trong việc chống giặc ngoại xâm, bảo vệ đất nước. Bên cạnh đó, còn là bản tình ca tuyệt đẹp về tình mẫu tử, về trách nhiệm của con người đối với tổ quốc.
tham khảo
"Công lao của cha mẹ to lớn như biển cả và nó rất quan trọng đối với chúng ta". Một công đôi việc mà cha mẹ đã hy sinh cho chúng ta. Họ là người đã chăm sóc và dạy dỗ chúng ta nên người. không có người trồng cây, không có quả. Không có người sinh thành thì không có bản thân mỗi chúng ta. Công đức sinh thành của cha mẹ không gì sánh bằng: cha thức khuya dậy sớm làm lụng vất vả lo cho con có cơm ăn áo mặc, việc học hành. Dòng sữa ngọt ngào, lời ru của mẹ, người con nào có thể quên. Lúc con ốm đau, bệnh tật, cha mẹ lo lắng thuốc thang. Lòng thành kính của chúng ta tới cha mẹ được biểu hiện trong thực tế đời sống như phải biết kính trọng biết ơn cha mẹ, phụng dưỡng chăm sóc cha mẹ lúc ốm đau bệnh tật, khi về già phải biết chia sẻ gánh nặng cuộc sống với cha mẹ. Người con có hiếu là người con luôn biết yêu thương và kính trọng cha mẹ, phải làm cho cha mẹ vui lòng và tự hào về những cử chỉ hành động của chúng ta!
Bạn ko đưa ngữ liệu, đưa ngang như v ai hiểu gì đâu
Bạn học sách mới mà.