Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi…toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương…Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu? Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa. Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất. Tôi biết vậy, nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận… (Nam Cao – Lão Hạc)
Câu 1: Khái quát nội dung của đoạn văn bằng một câu hoàn chỉnh.
Câu 2: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn.
Câu 3: Tìm 2 câu ghép có trong đoạn văn.
Câu 4: Em hiểu thế nào về ý nghĩ của nhân vật ‘“tôi”: “ Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta…”
Câu 5: Qua đoạn văn trên, em cảm nhận nhân vật “tôi” là người như thế nào? (Trình bày bằng một đoạn văn ngắn
Tham Khảo
Câu 1
Nội dung chính : thời đại đày đọa người dân khiến họ đau khổ, khó khăn không còn chỗ cho tình yêu thương, lòng nhân đạo
câu 2 :
PTBĐ chính : tự sự
câu 3 :
-Câu ghép :
+ Cái bản tính tốt //của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ //che lấp mất
CN VN CN VN
+ Tôi //biết vậy, nên tôi// chỉ buồn chứ không nỡ giận...
CN VN CN VN
câu 4 :
"Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi... toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương...".
⇒⇒ Câu nói này mang tính triết lí sâu sắc. Bởi, trong cuộc sống con người thường bị cái thời đại, cái hoàn cảnh đẩy vào đường cùng, ngõ cụt phải làm những việc tưởng như "gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi" nhưng thực chất những điều ấy là nhằm một mục đích khác và trong việc làm đó nếu ta không "cố tìm hiểu" thì sẽ chẳng thấy được những vẻ đẹp trong tâm hồn họ mà tỏ lòng cảm thông chia sẻ với họ. Qua đó, có thể nói ông giáo muốn nói rằng việc định kiến về một người nào đó không chỉ dựa theo ánh mắt phiến diện, chủ quan mà còn phải bao quát cả hoàn cảnh sống.
câu 5 :
Nhân vật tôi trong đoạn trích chính là ông giáo - một người có vốn kiến thức sâu rộng cùng lòng nhân đạo sâu sắc. Như đã thấy, ông giáo có suy nghĩ rằng : "Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi... toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương..." để có được suy nghĩ ấy không phải dễ dàng, phải là người hiểu biết, quan sát tinh tế thấu hiểu đồng cảm với người khác, quả đúng là như vậy, trong những lúc lão Hạc đau khổ ông giáo là người ở bên tâm sự, người chứng kiến những giọt nước mắt của lão Hạc cũng là ông giáo và người duy nhất nhận ra vẻ đẹp lương thiện, trong sáng của lão Hạc không ai khác chính là ông giáo. Không chỉ đồng cảm với người nông dân đau khổ ông giáo còn chia sẻ với nỗi khó khăn của vợ :"Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi", chính vì biết vợ khổ nên ông mới "buồn chứ không nỡ giận", ông biết vợ ông cũng đã phải chịu bao khó nhọc để kiếm được miếng ăn, chỗ ở cho gia đình, thật là ông chồng thương vợ. Người tri thức luôn có những cái nhìn sâu sắc và tinh tế điều ấy thể hiện rõ nét qua nhân vật ông giáo, biết quan sát, biết lắng nghe, biết cảm thông, nguồn gốc cốt yếu là từ lòng thương người - một phẩm chất đáng quý trong xã hội xưa. Nói tóm lại, điều ta có thể nhìn thấy ở nhân vật 'tôi' tức ông giáo là sự cái nhìn vượt thời đại, tình yêu thương tốt đẹp cao cả.
Ai giúp vs ạ 😢