viết 1 đoạn văn tự sự kể lại 1 sự việc trong một câu chuyện đã học trong đoạn văn có sử dụng yếu tố miêu tả ,biểu cảm( cô bé bán diêm)
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo!
Trời đã về khuya. Gió rít từng cơn lạnh lẽo. Không bán được diêm nên em không dám về nhà vì sợ bố đánh. Em tìm một góc tường ngồi tránh rét. Cô bé vẫn thấy lạnh “đôi bàn tay cứng đờ ra”, em quyết định quẹt diêm.Thật là dễ chịu! (yếu tố biểu cảm). Đôi bàn tay em hơ trên ngọn lửa; bên tay cầm diêm, ngón cái nóng bỏng lên (yếu tố tả). Chà! Khi tuyết phủ kín mặt đất, gió bấc thổi vun vút mà được ngồi hàng giờ như thế, trong đêm đông rét buốt, trước một lò sưởi, thì ấm áp bao! (yếu tố kể và biểu cảm).
Tôi tên là Nguyễn Văn A. Tôi là một người hàng xóm của ông giáo và lão Hạc. Một hôm đi qua nhà ông giáo, tôi vô tình nghe được cuộc trò chuyện giữa lão Hạc và ông giáo. Lão Hạc kể cho ông giáo nghe về chuyện bán chó của mình.
Trước kia, khi chưa được nghe câu chuyện lão Hạc kể, trong mắt tôi lão chỉ là một con người tầm thường, bê tha, có tiền mà lại không ăn, thật là ngu xuẩn. Nhưng sau khi nghe thấy việc lão kể cho ông giáo nghe, thái độ của tôi đã thay đổi hoàn toàn. Hôm đấy, từ ngoài cổng đã nghe thấy tiếng lão khóc lớn: “Cậu Vàng đi đời rồi ông giáo ạ!”.
Ông giáo ngạc nhiên hỏi:
-Cụ bán rồi?
Lão Hạc trả lời:
-Bán rồi! Họ vừa bắt xong.
Nhưng trong lời lẽ “khoe lớn” là một nỗi buồn sâu thẳm. Ông giáo mời lão Hạc vào trong nhà ngồi. Nhà lão Hạc đã nghèo, nhà ông giáo cũng chẳng thua kém gì, chỉ có vài đồ đạc đơn sơ, cũ kĩ trong nhà. Hai người ngồi trên chiếc ghế “cọt cà cọt kẹt” để nói chuyện. Dù buồn nhưng lão vẫn cố tỏ ra vui vẻ trước mặt ông giáo, tuy vậy, cảm xúc vẫn cứ trào lên mạnh mẽ. Lão cười trông như mếu, đôi mắt lão ầng ậc nước. Lúc này, tôi nghe thấy giọng nói an ủi của ông giáo. Cảm xúc của ông giáo bây giờ cũng rất xót thương cho lão Hạc. Ông không còn thấy tiếc cho 5 quyển sách của mình quá nữa, mà ông giáo thấy ái ngại cho lão. Nhìn gương mặt của ông giáo, chắc hẳn ông chỉ muốn ôm chầm lấy lão Hạc mà òa khóc lên vì thương thay cho số phận đau khổ này, vì nghèo đói mà phải đứt ruột bán đi những thứ mà mình thương yêu, trân trọng. Lão Hạc đã đứt ruột bán đi con chó Vàng – kỉ vật duy nhất mà người con trai để lại. Nỗi xót xa ngày càng lên cao, đột nhiên mặt lão co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc...Trông lão lúc này thật đáng thương. Lão như đang tự dằn vặt mình vì đã nỡ lòng nào lừa một con chó. Lão Hạc thuật lại cho ông giáo nghe về quá trình cậu Vàng bị bắt. Trong lúc nói chuyện, tôi còn nghe thấy lão Hạc tự chửi rủa mình rằng: “A! Lão già tệ lắm! Già bằng này tuổi đầu rồi còn đi đánh lừa một con chó”. Lão coi con chó như người bạn tri âm của mình, giúp lão giải sầu mỗi khi cô đơn không có người tâm sự. Ông giáo thấy lão Hạc đau khổ như thế cũng vỗ vai an ủi:
-Cụ cứ tưởng thế chứ nó chẳng hiểu gì đâu! Vả lại ai nuôi chó mà chẳng hay giết thịt. Ta giết nó chính là hóa kiếp cho nó đấy, hóa kiếp để cho nó làm kiếp khác.
Lão Hạc đáp lại bằng một chất giọng đầy chua chát:
-Ông giáo nói phải. Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hóa kiếp cho nó để làm kiếp người, may ra có sung sướng hơn một chút…kiếp người như kiếp tôi chẳng hạn.
Lời nói của lão Hạc ẩn bên trong đầy sự cay đắng, oán trách số phận khổ cực, nghèo nàn. Tôi nghe thấy mà lòng không khỏi bùi ngùi, xót xa. Ông giáo cũng không biết nói gì hơn, chỉ biết nhìn lão Hạc với ánh mắt cảm thông. Vì hoàn cảnh của ông giáo cũng không hơn lão Hạc là bao: “Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng?”. Một lời nói chứa đầy bế tắc: “Kiếp người cũng khổ nốt thì ta nên làm kiếp gì cho thật sướng?”. Cuối cùng, ông giáo và lão Hạc nghĩ rằng chẳng có kiếp nào sung sướng cả, chỉ có ngồi lại bên nhau – những con người hàng xóm láng giềng, chung số phận, cùng ăn khoai, uống nước chè là vui, là sung sướng nhất. Ông giáo nắm lấy cái vai gầy của lão Hạc, an ủi lão quên đi nỗi đau.
Nghe xong câu chuyện về sự việc bán chó của lão Hạc, tôi thấy lão là một người nặng tình, nặng nghĩa, sống rất thủy chung, có một tấm lòng giàu yêu thương sâu sắc. Tôi đã dần dần có những suy nghĩ khác về lão.
Ngôi thứ nhất(vai ông giáo)
Hôm ấy, lão Hạc qua nhà tôi,thấy tôi lão báo:"Cậu Vàng đi đời rồi".Cụ bán rồi ư?"-Tôi ngạc nhiên hỏi.Lão đáp:"Họ vừa bắt rồi".Lúc ấy,lão cố làm ra vẻ vui nhưng tooi biết lão rất buồn,vì trông thấy nụ cười như mếu và ánh mắt rưng rưng của lão đã nói lên tất cả.Tôi cảm thấy xót xa, lòng tôi như thắt lại,chỉ muốn ôm lão và òa lên khóc thật lơn. Bấy giờ tôi mới cảm thấy nắm quyển sách của tôi là j cơ chứ? Cuộc chia ly của tôi vs những quyển sách ấy chả là j so với cuộc chia ly của "ng con trai" với "người cha" già neo đơn đợi con về.Đó là cuộc chia ly đẫm nc mắt, là nỗi đau ko j sánh đc.
*văn hơi sến thông cảm
Nếu không có các yếu tố miêu tả và biểu cảm, đoạn văn toàn yếu tố kể chuyện thì sẽ rất khô khan, chỉ toàn chuỗi sự việc.
+ Người đọc không cảm nhận được tình cảm, không thấy được biểu hiện cảm xúc của nhân vật.
tham khảo:
Em hơ đôi tay trên que diên sáng rực như than hồng (yếu tố tả) Chà! Áng sáng kì dị làm sao ! (yếu tố biểu cảm). Em tưởng chừng như đang ngồi trước một lò sưởi bằng sắt có những hình nổi bằng đồng bóng loáng. Trong lò, lửa cháy nom đến vui mắt và tỏa ra hơi nóng dịu dàng (yếu tố kể và tả). Thật là dễ chịu! (yếu tố biểu cảm). Đôi bàn tay em hơ trên ngọn lửa; bên tay cầm diêm, ngón cái nóng bỏng lên (yếu tố tả). Khi tuyết phủ kín mặt đất, gió bấc thổi vun vút mà được ngồi hàng giờ như thế, trong đêm đông rét buốt, trước một lò sưởi, thì khoái biết bao! (yếu tố kể và biểu cảm)”.
bạn có thể giúp mình viết đầy đủ đoạn được không có kết thúc với mở đầu với mấy lần vẹt diêm được không
cảm ơn bạn